31/08/2024
203
Điểm lại những sự kiện xảy ra trong tháng 08.2024
























ĐIỂM TIN THÁNG 08.2024

Thực hiện: Vp. Truyền thông

 

TIN GIÁO PHẬN MỸ THO

1. Hội Các Bà Mẹ Công Giáo hành hương kính các thánh Tử Đạo Việt Nam và kính Lòng Thương Xót Chúa

Bài viết và hình: Hoài Bão

BTT Gp. Mỹ Tho

(WGPMT) Chiều ngày 02.08.2024, có khoảng 850 hội viên Các Bà Mẹ Công Giáo (CBMCG) hành hương kính các thánh Tử Đạo tại Trung tâm Hành hương (TTHH) Ba Giồng, và kính Lòng Thương Xót Chúa (LTXC) tại Trung tâm Mục vụ (TTMV) - Giáo phận Mỹ Tho.

Cứ mỗi thứ Sáu đầu tháng, giáo dân ở các giáo xứ đến TTHH Ba Giồng kính Cha thánh Phêrô Nguyễn Văn Lựu và các thánh Tử Đạo Việt Nam. Vào ngày 01.05.2018, Hội đồng Giám mục Việt Nam đã chọn TTHH Ba Giồng, tọa lạc tại ấp Tân Quới, xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang làm TTHH kính các thánh Tử Đạo Việt Nam của các Giáo phận Miền Nam.

Vào 14g00, hội viên CBMCG và giáo dân từ các giáo xứ đã đến TTHH Ba Giồng để kính viếng Cha thánh Phêrô Nguyễn Văn Lựu và các thánh Tử Đạo Việt Nam. Trước nghi thức diễn nguyện, các hội trưởng đem cờ đoàn đặt trên lễ đài. Mọi người tham dự cung nghinh Cha thánh Phêrô, các thánh Tử Đạo, thắp hương và hôn xương thánh.

Sau khi kính viếng các thánh Tử Đạo xong, mọi người di chuyển đến Trung tâm Mục vụ kính LTXC.

Tại lễ đài TTMV, lúc 16g15 theo sự hướng dẫn của cha Giacôbê Hà Văn Xung –Tổng linh hướng, các hội viên lần chuỗi Mân Côi và kiệu Đức Mẹ đi dọc theo khuôn viên TTMV. Tiếp đến, thánh lễ được diễn ra lúc 17g00 do Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm – Giám mục Giáo phận Mỹ Tho chủ sự. Đồng tế với ngài có cha Tổng Đại diện Phaolô Trần Kỳ Minh, cha Giacôbê Hà Văn Xung –Tổng linh hướng và 20 cha trong giáo phận. Tham dự trong thánh lễ còn có quý tu sĩ nam nữ, quý hội viên CBMCG và giáo dân trong giáo phận.

Trước khi kết thúc thánh lễ, vị đại diện hội viên CBMCG có lời tri ân đến Đức Cha, cha Tổng Đại diện, cha Tổng linh hướng và quý cha đã hi sinh cùng tạo mọi điều kiện để các hội viên CBMCG có một ngày hành hương thật ý nghĩa. Trong phần đáp từ, Đức Cha cũng bày tỏ niềm vui khi thấy sự hiện diện đông đảo của CBMCG. Ngài cũng cám ơn CBMCG đã âm thầm và hi sinh đóng góp rất nhiều trong công việc mục vụ, cách riêng trong thánh lễ hành hương này được diễn ra trong trang nghiêm và sốt sắng.

Thánh lễ kết thúc vào lúc 18g10.

Link nội dung đầy đủ: https://giaophanmytho.net/giao-phan-my-tho/hoi-cac-ba-me-cong-giao-hanh-huong-kinh-cac-thanh-tu-dao-viet-nam-va-kinh-long-thuong-xot-chua-41514.html

 

 

2. Hội Dòng MTG Mỹ Tho: Ngày tìm hiểu ơn gọi 2024

Hình ảnh và Bài viết: Hoài Bão

(WGPMT) Sáng ngày 03.08.2024, Quý Dì dòng Mến Thánh Giá Mỹ Tho (MTGMT) đã tổ chức ngày tìm hiểu ơn gọi năm 2024 với chủ đề “Cùng theo Chúa”.

Lúc 7g00 ngày 03.08.2024, Quý Dì Dòng MTG Mỹ Tho chào đón khoảng 170 bạn trẻ nữ từ 14 đến 20 tuổi đến Hội Dòng tham dự ngày tìm hiểu ơn gọi. Khi đến với Hội Dòng, các bạn được đón tiếp, nhận bảng tên, chia theo từng nhóm và sinh hoạt khởi động làm quen.

Đến 08g30 Dì Maria Trần Thanh Thị Hoàng Oanh - Tổng phụ trách phát biểu khai mạc và giới thiệu đôi nét về Hội dòng MTG Mỹ Tho.

Lúc 9g45 nhóm múa bài “Chọn Chúa giữa muôn ngàn lựa chọn” do quý Dì thực hiện.

Dì Tổng Phụ Trách đã giải đáp thắc mắc về ơn gọi và đời tu

Lúc 10g30, Thánh lễ cầu nguyện cho ngày tìm hiểu ơn gọi của hội dòng do Cha Phêrô Nguyễn Hoàng Anh – cha Phó Giáo xứ Nữ Vương Hoà Bình chủ tế.

Sau thánh lễ, ngày tìm hiểu ơn gọi còn tiếp diễn với những sinh hoạt, văn nghệ của các em từ giáo xứ, chương trình game show – đời tu theo Chúa, trò chơi lớn “Cùng theo Chúa” do Cha Phaolô Toàn Khoa, SDB hướng dẫn và kết thúc 16g00.

Link nội dung đầy đủ: https://giaophanmytho.net/dong-mtg-my-tho/hoi-dong-mtg-my-tho-ngay-tim-hieu-on-goi-2024-41515.html

 

 

3. Thánh lễ Cung hiến Nhà thờ Long Kim

Bài viết: Phêrô Thanh Dũng

Hình: Tôma Thái Sơn, Gioan Quân

BTT hạt Đức Hoà – Gp. Mỹ Tho

(WGPMT) Sáng ngày 05.08.2024 Đức Cha Phêrô dâng thánh lễ Cung hiến Nhà thờ Giáo xứ Long Kim, tọa lạc ấp 4, xã Long Định, huyện Cần Đước, tỉnh Long An.

Lúc 09g30 ngày 05.08.2024, Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm - Giám Mục Giáo Phận Mỹ Tho dâng lễ Cung hiến Nhà thờ Long Kim. Đồng tế với ngài có cha Phaolô Trần Kỳ Minh - Tổng Đại Diện, Cha Gabriel Nguyễn Tấn Di - Quản hạt Đức Hòa, cha Phêrô Võ Minh Thiện - cha sở Giáo xứ Long Kim, cùng quý cha trong và ngoài giáo phận. Tham dự thánh lễ có quý tu sĩ nam nữ, quý ân nhân, thân nhân và giáo dân Giáo xứ Long Kim.

Giáo xứ Long Kim được thành lập năm 1924 do cha Phêrô Đoàn Công Triệu, khi đó chỉ là một nhà nguyện tại vàm Rạch Chanh. Qua nhiều năm do chiến tranh tàn phá, nhà thờ phải sửa lại nhiều lần, giáo dân lưu lạc khắp nơi, nên giáo xứ có nhiều năm liền không có nhà thờ và không có sinh hoạt tôn giáo. Đến năm 1975 giáo dân trở về quê sinh sống và nhà thờ được xây dựng lại sau 4 năm hoàn thành (1996 - 2000). Do có nhiều anh chị em di dân làm việc tại các xí nghiệp trên địa bàn giáo xứ, giáo dân Giáo xứ Long Kim bắt đầu tăng, nhu cầu mục vụ ngày càng nhiều nên cha Antôn Nguyễn Võ Triều Duy – cha sở Giáo xứ Gò Đen, khi đó coi sóc Long Kim đã cho sửa chữa nới rộng nhà nguyện nhưng vẫn không đáp ứng nhu cầu mục vụ, thêm vào đó nhà thờ xuống cấp, hư hỏng và thường bị ngập nước. Vì thế, việc xây dựng ngôi nhà thờ mới hết sức cần thiết và cấp bách.

Ngày 02.09.2022, Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm – Giám mục Giáo phận Mỹ Tho đến dâng lễ đặt viên đá xây dựng nhà thờ và đến ngày 05.08.2024 Đức Cha Phêrô về dâng lễ Cung hiến Nhà thờ Long Kim.

Sau nghi thức Làm Phép Nước, Đức Cha rảy nước thánh lên bàn thờ, các vách tường nhà thờ và trên cộng đoàn.

Sau bài giảng là Nghi thức Cung hiến Nhà thờ và Thánh hiến Bàn thờ được mở đầu với kinh cầu các thánh. Kế đến, Đức cha đã niêm ấn xương các Thánh Tử Đạo Việt Nam tại bàn thờ.

Sau lời nguyện cung hiến, Đức Cha xức dầu rồi xông hương bàn thờ. Hai cha được chỉ định cũng xức dầu các cột và tường nhà thờ.

Nghi thức tiếp nối với việc Thắp Sáng Bàn Thờ, Nhà Thờ.

Cha Gabriel Nguyễn Tấn Di - Quản hạt Đức Hoà công bố Văn thư Cung hiến và Đức Cha trao chứng thư cho cha sở Phêrô Võ Minh Thiện.

Sau phụng vụ thánh thể, cha Hạt Trưởng Hạt Đức Hòa, công bố Văn thư bổ nhiệm Cha Phêrô Võ Minh Thiện làm cha sở Giáo xứ Long Kim đã được Đức Cha Phêrô ấn ký ngày 29.06.2024.

Cha Phêrô Võ Minh Thiện cám ơn Đức Cha, quý cha, quý tu sĩ nam nữ, ân nhân, thân nhân cùng tất cả đã đến hiệp dâng thánh lễ cung hiến Nhà thờ Long Kim và dâng lên Đức Cha giỏ hoa tươi bày tỏ lòng biết ơn của giáo xứ Long Kim. Sau đó, thánh lễ kết thúc lúc 11g30.

Link nội dung đầy đủ: https://giaophanmytho.net/giao-phan-my-tho/thanh-le-cung-hien-nha-tho-long-kim-41529.html

 

 

4. Tự do đáp trả

Bài Viết Sr. Cécile Bích Liên

Hình ảnh: Sr. Agnès Thu Hà

Dòng Thánh Phaolo Mỹ Tho

(WGPMT) “Biến cố hiển dung muốn nói với các môn đệ Chúa Giêsu rằng con đường Chúa Giêsu dẫn các môn đệ đến thập giá thật; nhưng không phải là cái chết mà là sự sống lại.” Đó là lời chia sẻ của Đức Cha Phêrô trong thánh lễ Hiển Dung, mừng hồng ân Vĩnh Khấn, Ngân Khánh và Kim Khánh của quý Soeurs Dòng Thánh Phaolô Mỹ Tho, tọa lạc 14 Hùng Vương, phường 7, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang.

Lúc 09g00 ngày 06.08.2024 Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm - Giám mục Giáo phận Mỹ Tho đã chủ sự Thánh lễ Tuyên Khấn Vĩnh Viễn cho 6 Soeurs, 3 Soeurs mừng Ngân Khánh và 1 Soeur mừng Kim Khánh. Đồng tế với ngài có cha Phaolô Trần Kỳ Minh – Tổng đại diện Giáo phận Mỹ Tho cùng 40 cha trong và ngoài giáo phận. Tham dự thánh lễ có quý tu sĩ, quý thân nhân, ân nhân, quý Soeurs Tỉnh dòng thánh Phaolô Sài Gòn và Mỹ Tho.

Đáp lại lời mời gọi của Thiên Chúa và qua nhiều năm tập sống linh đạo Phaolô, 6 khấn sinh sẽ tuyên khấn trọn đời trong Hội dòng Chị Em Thánh Phaolô thành Chartres. Nghi thức tuyên khấn trọn đời gồm 5 phần: Xướng danh, thẩm vấn, kinh cầu cách thánh, tuyên khấn và lời nguyện thánh hiến khấn sinh.

Trong bài giảng, Đức Cha Phêrô đã cho mọi người hiểu tại sao các Soeurs lại khấn khiết tịnh, khó nghèo và vâng phục, trong khi người đời đang tuyệt đối khoái lạc xác thịt, tiền bạc, tự do cá nhân? Đức Cha giải thích ngày lễ hiển dung thực sự soi sáng ý nghĩa đời sống thánh hiến của các tu sĩ cũng như các lời khấn. Đức Cha nhấn mạnh: “đối với tu sĩ tuyên khấn khiết tịnh, các chị không trở thành những con người cằn cỗi và ích kỷ nhưng để các chị mở rộng trái tim cho mọi người chứ không chỉ một người. Giá trị tinh thần luôn lớn hơn tiền bạc của cải nên khi các chị khấn khó nghèo, các chị không tôn vinh cái nghèo vật chất nhưng để sống những giá trị tinh thần phong phú hơn. Và cuối cùng khi khấn vâng phục, các chị không sống nô lệ, dựa vào ý muốn người khác, nhưng để trở nên tự do hơn. Vì thế, biến cố hiển dung muốn nói với các môn đệ của Chúa Giêsu rằng con đường Chúa Giêsu dẫn chị em đến thập giá thật; nhưng không phải là cái chết mà là sự sống lại”.

Sau bài giảng, Đức Cha thẩm vấn các khấn sinh. Và sau kinh cầu các thánh, trước sự chứng giám của Đức Cha, các khấn sinh công khai cam kết tuyên khấn vĩnh viễn sống khiết tịnh, khó nghèo và vâng phục trong tay Soeur Bề trên Giám tỉnh.

Kết thúc nghi thức khấn vĩnh viễn, quý Soeurs mừng kỷ niệm 25 năm và 50 năm tu dòng tuyên lại lời khấn để xác tín tình yêu dâng hiến của các chị.

Sau lời nguyện hiệp lễ, Soeur Giám tỉnh đại diện cộng đoàn phụng vụ dâng lời tri ân Đức Cha Phêrô, cha Tổng đại diện, quý cha đồng tế, quý Soeurs, quý ân thân nhân và cộng đoàn. Đồng thời, Soeur cũng cám ơn quý phụ huynh và thân nhân đã hi sinh những tình cảm gia đình thiêng liêng cao quý, dâng con em cho Chúa để phục vụ Nước Chúa trong Dòng thánh Phaolô, cùng xin mọi người thêm hi sinh, đồng hành và cầu nguyện cho các em vì vẫn còn nhiều thách đố phía trước.

Thánh lễ kết thúc lúc 10g40, sau đó Đức Cha Phêrô, cha Tổng đại diện cùng quý cha cùng chụp hình lưu niệm với quý Soeurs tại cung thánh.

Link nội dung đầy đủ: https://giaophanmytho.net/dong-thanh-phaolo/tu-do-dap-tra-41530.html

 

 

5. Gx. Mỹ Quý: Thánh Lễ Nhận Xứ

Bài viết: Cecilia Kim Ngân

Hình: Maria Thảo Vi

BTT hạt Cao Lãnh - Gp. Mỹ Tho

(WGPMT) Thánh lễ nhận xứ của cha Antôn Nguyễn Hoàng Sang vào sáng ngày 17.08.2024 tại Nhà thờ Mỹ Quý toạ lạc ấp Mỹ Phước 1, xã Mỹ Quý, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp.

Lúc 09g30 sáng ngày 17.08.2024, thánh lễ nhận xứ của cha Antôn Nguyễn Hoàng Sang đã được cử hành tại Nhà thờ Mỹ Quý do cha Tổng đại diện (TĐD) Phaolo Trần Kỳ Minh chủ tế. Đồng tế với ngài có 24 cha đến từ các giáo xứ trong Giáo Phận Mỹ Tho. Tham dự thánh lễ còn có quý sơ, quý thầy, thân nhân của cha tân Chánh xứ và bà con giáo dân, thiếu nhi trong giáo xứ.

Đầu thánh lễ, cha Nicola Nguyễn Tấn Hoàng - Hạt trưởng Cao Lãnh đã công bố Văn thư của Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm - Giám Mục Giáo Phận Mỹ Tho bổ nhiệm cha Antôn Nguyễn Hoàng Sang làm cha sở Giáo xứ Mỹ Quý. Với tinh thần vâng phục, cha sở mới tuyên xưng Đức tin và lời hứa trung thành. Tiếp đến cha TĐD đưa cha sở mới đi đến những nơi liên hệ tới tác vụ của người mục tử: Giật chuông, toà giải tội, ghế chủ sự, mở cửa Nhà Tạm và xông hương Mình Thánh Chúa.

Sau lời nguyện Hiệp lễ, một vị đại diện giáo xứ có đôi lời cám ơn gửi đến cha TĐD, quý cha hạt trưởng, quý cha đồng tế, quý tu sĩ và quý khách đã đến hiệp dâng thánh lễ cầu nguyện cho giáo xứ. Đồng thời, ông đại diện giáo xứ hứa sẽ vâng phục, yêu mến và cộng tác với cha sở mới trong công tác mục vụ của giáo xứ.

Cha sở mới cũng có đôi lời tạ ơn Chúa, tri ân Đức Cha luôn yêu thương, đồng hành và đã tin tưởng trao cho cha sứ vụ mới. Cha cám ơn cha TĐD, quý cha, quý tu sĩ và quý khách đã đến hiệp dâng thánh lễ. Với tình yêu mến, cha sở mới ngỏ lời với giáo xứ cùng nhau sống yêu thương, hiệp nhất để xây dựng giáo xứ ngày càng phát triển.

Thánh lễ kết thúc vào lúc 11g00, mọi người đến chúc mừng cha sở mới với ước nguyện ơn Chúa luôn gìn giữ, đồng hành cùng cha trong sứ vụ mới.

Link nội dung đầy đủ: https://giaophanmytho.net/giao-phan-my-tho/gx-my-quy-thanh-le-nhan-xu-41573.html

 

 

6. Gx. Tân Thuận Đông: Đón chào cha sở đầu tiên

Bài viết: Maria Thảo Vi

Hình: Cecilia Kim Ngân

BTT hạt Cao Lãnh - Gp. Mỹ Tho

(WGPMT) Thánh lễ nhận xứ của cha Maximilanô Kolbe Bùi Quang Đức Ái ngày 17.8.2024 tại Nhà thờ Tân Thuận Đông – Giáo hạt Cao Lãnh – Giáo phận Mỹ Tho.

Lúc 16g00 ngày 17.8.2024, cha Tổng đại diện (TĐD) Phaolô Trần Kỳ Minh đã chủ tế thánh lễ nhận xứ của cha M. Kolbe Bùi Quang Đức Ái tại Giáo xứ Tân Thuận Đông, tọa lạc tại xã Hòa An, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Đồng tế với ngài có 13 cha từ các giáo xứ trong giáo phận. Tham dự thánh lễ có thân nhân của cha chánh xứ và bà con giáo dân Giáo xứ Tân Thuận Đông và Cao Lãnh.

Mở đầu thánh lễ, cha Nicôla Nguyễn Tấn Hoàng - Hạt trưởng hạt Cao Lãnh công bố Văn thư của Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm - Giám mục Giáo phận Mỹ Tho bổ nhiệm cha M. Kolbe Bùi Quang Đức Ái làm cha sở đầu tiên của Giáo xứ Tân Thuận Đông.

Trong bài giảng, cha TĐD đã dùng hình ảnh của cha thánh Gioan Maria Vianney - một vị linh mục với cuộc đời có nhiều khó khăn, hy sinh và đánh đổi. Nhờ siêng năng cầu nguyện và ơn Chúa nâng đỡ, ngài đã hoán cải được đoàn chiên lạc xứ Ars sống trụy lạc, buông thả, xa rời tình yêu của Thiên Chúa. Cha TĐD dùng câu nói của cha thánh “Hạnh phúc của đời linh mục là kiệt sức cho đoàn chiên” và “linh mục phải là người biết mùi chiên của mình” để nhắc nhở với cộng đoàn về thiên chức, sứ mạng và trách nhiệm của người linh mục. Sau cùng, cha TĐD mong muốn Hội đồng mục vụ giáo xứ cùng toàn thể giáo dân Giáo xứ Tân Thuận Đông cộng tác và hiệp lời cầu nguyện cho cha M. Kolbe Bùi Quang Đức Ái để giáo xứ ngày một phát triển cách đặc biệt về mặt đức tin làm đẹp lòng Thiên Chúa.

Sau bài giảng là nghi thức nhậm xứ, cha TĐD đưa cha M. Kolbe Bùi Quang Đức Ái đến những nơi liên quan tới tác vụ linh mục của ngài như: Giật chuông, ngồi Ghế tòa giải tội, Ghế chủ sự, mở cửa Nhà Tạm và xông hương Mình Thánh Chúa.

Sau lời nguyện hiệp lễ, Vị đại diện giáo xứ có đôi lời cảm ơn đến cha TĐD, cha hạt trưởng, quý cha đồng tế, quý tu sĩ và giáo dân đã đến hiệp dâng thánh lễ và cầu nguyện cho giáo xứ. Ông cũng đại diện Hội đồng mục vụ Giáo xứ Tân Thuận Đông hứa sẽ vâng phục, cộng tác và yêu mến cha sở mới.

Link nội dung đầy đủ: https://giaophanmytho.net/giao-phan-my-tho/gx-tan-thuan-dong-don-chao-cha-so-dau-tien-41574.html

 

 

7. Giáo xứ An Đức: Thánh lễ ban bí tích Thánh Thể và tuyên hứa Bao Đồng cho 54 em thiếu nhi

Bài viết: Maria Kim Anh

BTT hạt Cái Bè

(WGPMT) Lúc 17g30 Chúa nhật, ngày 18.08.2024 thật là một ngày đặc biệt và tràn đầy hồng ân đối với 54 em thiếu nhi thuộc Giáo xứ An Đức – Hạt Mỹ Tho – Giáo phận Mỹ Tho, trong đó có 13 em tuyên hứa Bao Đồng và 41 em được Xưng Tội – Rước lễ lần đầu.

Vẫn chưa đến giờ lễ nhưng cộng đoàn Giáo xứ An Đức đã có mặt đông đủ để chuẩn bị chào đón cha Tổng đại diện (TĐD) Phaolô Trần Kỳ Minh - Giáo phận Mỹ Tho. Các em tuyên hứa Bao Đồng và các em được Rước lễ lần đầu đã tập hợp để chuẩn bị cho Thánh lễ. Đúng 17g00, cha TĐD Phaolô đã tới Giáo xứ An Đức trong sự hát mừng chào đón nồng nhiệt của toàn thể cộng đoàn: “chào mừng, chào mừng hoan hô hoan hô cha TĐD Phaolô …”. Niềm vui ngày hồng phúc thể hiện rõ trên từng gương mặt rạng rỡ, tươi vui của người dân nơi đây.

Đúng 17g30, đoàn đồng tế tiến vào ngôi thánh đường hiệp dâng Thánh lễ ban bí tích Thánh Thể và tuyên hứa Bao Đồng cho các em thiếu nhi. Thánh lễ do cha TĐD Phaolô chủ sự. Đồng tế với ngài có sự hiện diện của cha Stêphanô Ngô Văn Tú – Cha sở Giáo xứ An Đức và cha phó Giuse Nguyễn Văn Thành. Tham dự Thánh lễ có quý nam nữ tu sĩ và đông đảo cộng đoàn dân Chúa trong giáo xứ.

Trước Thánh lễ, cha TĐD mời gọi cộng đoàn hiệp ý với ngài cùng cảm tạ Chúa và sốt sắng dâng lời cầu nguyện cho con em chúng ta. Sau đó, cha sở Stêphanô giới thiệu cha TĐD với 54 em thiếu nhi, trong đó 13 em tuyên hứa Bao Đồng và 41 em Rước Thánh Thể. Các em tuyên hứa Bao Đồng tiến lên cung thánh nói lên quyết tâm của mình, từng em đặt tay lên sách Tin Mừng và dõng dạc tuyên xưng Đức Tin của mình.

Trong bài giảng lễ, cha TĐD kể câu chuyện bà mẹ đã dùng máu của chính mình để cứu lấy đứa con nhỏ trong trận động đất, để nói lên tình yêu Chúa còn lớn hơn khi lấy Máu chính Mình để cứu cả nhân loại. Người mẹ yêu thương con cái mình, ôm lấy con cái mình nhưng rồi cũng phải buông tay ra vì không thể liền mạch với chúng con được, nhưng Mình Máu Thánh Chúa sẽ liền mạch vào trong cung lòng chúng con không tách rời. Qua đó, cha TĐD mời gọi các em hãy yêu Chúa, nhớ Chúa, đến nhà Chúa hằng ngày, rước Mình Máu Thánh Chúa, ít nhất thì cũng phải giữ ngày lễ Chúa nhật để Chúa ở lại trong chúng con và chúng con được ở mãi mãi trong Chúa.

Thánh lễ tiếp tục với lời nguyện tín hữu và phần phụng vụ Thánh Thể.

Với 41 em lần đầu tiên được quỳ gối rước Chúa cách trang trọng nhất, hòa trong lời ca hiệp lễ: “Lần đầu tiên Chúa đến viếng thăm hồn con. Ôi biết bao êm đềm được rước Chúa trong cuộc đời. Ôi phút giây huyền linh tháng ngày con vẫn hằng xin như nai khát tìm đến suối hiền. Tâm hồn con mong Chúa bao ngày đêm.” Kể từ nay, mỗi ngày khi tham dự Thánh lễ, các em đã được chính Mình và Máu Thánh Chúa dưỡng nuôi tâm hồn các em.

Sau phần Hiệp lễ, vị đại diện giáo xứ nói lời cảm ơn cha TĐD đã dành thời gian đến dâng Thánh lễ ban bí tích Thánh Thể và tuyên hứa Bao Đồng cho các con em trong Giáo xứ An Đức. Đồng thời, cảm ơn sự quan tâm chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục về nhân bản và đức tin của cha sở, cha phó, thầy giúp xứ và các anh chị Giáo lý viên.

Trong phần đáp từ, cha TĐD nói: đây là ngày vui không những dành cho giáo xứ mà còn là ngày vui, ngày hồng ân đặc biệt cho con em trong Giáo xứ An Đức. Và để giữ niềm vui này, cha mẹ, những người có trách nhiệm cần phải cố gắng hết sức dạy dỗ con em mình tránh xa những cám dỗ. Đặc biệt, cha TĐD dặn các em luôn yêu Chúa, gần Chúa, giữ mãi giữ mãi Chúa trong lòng chúng con, đừng phạm tội trọng là đuổi Chúa mà hãy ngoan ngoãn vâng lời để luôn đẹp lòng Chúa.

Thánh lễ Tuyên hứa Bao Đồng và Rước lễ lần đầu được khép lại lúc 19g00. Nguyện xin Chúa luôn đồng hành và hướng dẫn các em, giúp các em luôn sống xứng danh một Kitô hữu trưởng thành, biết kết hiệp với Chúa và trở nên chứng nhân Nước Trời.

Link nội dung đầy đủ: https://giaophanmytho.net/giao-phan-my-tho/giao-xu-an-duc-thanh-le-ban-bi-tich-thanh-the-va-tuyen-hua-bao-dong-cho-54-em-thieu-nhi-41575.html

 

 

8. Gx. An Thái Trung: Trại hè 2024

Bài viết Anna Linh Phương

BTT hạt Cái Bè

(WGPMT) Ngày 18.08.2024 Giáo xứ An Thái Trung - Giáo hạt Cái bè - Giáo phận Mỹ Tho đã tổ chức trại hè cho thiếu nhi trong giáo xứ và các xứ bạn.

Nhằm giáo dục các em thiếu nhi về đời sống đạo đức và tình yêu Thánh Thể, thúc đẩy tinh thần tham gia năng động, sáng tạo qua các sinh hoạt tập thể hướng tới phát triển nhân cách, củng cố đức tin khuyến khích tinh thần đoàn kết yêu thương, mở rộng giao lưu đoàn kết trong đại gia đình giáo hạt. Cha Phêrô Nguyễn Thành Danh – Cha sở Giáo xứ An Thái Trung cùng quý thầy và các huynh trưởng Tổng Giáo phận Sài Gòn, quý soeur, Hội Đồng Mục Vụ, Hội Legio Mariae An Thái Trung đã tổ chức Trại hè 2024 cho các em vào lúc 07g30 ngày 18.08.2024, tại khuôn viên Nhà thờ Giáo xứ An Thái Trung. Đến tham dự trại có 150 trại sinh và 30 xứ đoàn trưởng, huynh trưởng thuộc các xứ: Tân Hiệp, Cai Lậy, Tín Đức, Ngũ Hiệp, Hòa Hưng, An Thái Trung.

Trại hè được khai mạc lúc 07g30, cha sở Phêrô cùng quý thầy, quý soeurs, các trưởng và trại sinh cùng tập trung trước nhà thờ để cầu nguyện xin Chúa ban ơn an lành cho ngày hội trại. Sau đó, cha sở tuyên bố khai mạc ngày trại hè với chủ đề: “Đến với Thầy Giêsu”, với các phần:

1. Thi dựng trại: Bảy trại nhanh chóng được dựng nên rất chuyên nghiệp, đó là các trại: Matthêu, Matta, Goretti, Phêrô, Phaolô, Têrêsa, Maria.

2. Các trò chơi vận động:

- Bánh xe thời gian: tượng trưng cho hành trình theo Chúa của dân Do Thái xưa, thời gian thanh luyện trong sa mạc cần có sự đoàn kết và tinh thần vượt khó để về Đất Hứa.

- Chúa ban Manna: nhắc nhở rằng năm xưa dân Do Thái trong sa mạc được Chúa nuôi sống bằng manna, và ngày nay Chúa vẫn ban lương thực hàng ngày cho chúng ta, chúng ta phải biết ơn và không phung phí lương thực.

- Dọn đường Chúa đi: Cần dọn con đường là tâm hồn chúng ta cho phẳng sạch để Chúa có thể đến với chúng ta và chúng ta có thể đến với Chúa.

- Chung tay gánh vác: để giúp nhau vượt qua khó khăn, đó cũng là việc đòi buộc người đi theo Chúa biết nâng đỡ chia sẻ và yêu thương người lân cận.

3. Đố vui: Lúc 14g00 các trại sinh vào nhà thờ viếng Chúa cầu nguyện cho hành trình đến với Chúa được giữ vững, đoàn kết, yêu thương.

4. Trò chơi lớn với hành trình “Đến với Thầy Giêsu” phải qua các trạm:

- Trạm khởi hành: Ơn gọi của chúng ta là đến và sống với Chúa.

- Trạm 1: Không để tiền của làm chủ và cách sử dụng tiền của.

- Trạm 2: Giữ vững đức tin, nhiệt thành và trung thành với Chúa.

- Trạm 3: Thiếu nhi tập sống tinh thần nghèo khó giữa cuộc đời.

- Trạm 4: Thiếu nhi chăm ngoan, học biết yêu mến Chúa.

- Trạm về đích: Nhờ Mẹ Maria đến với Chúa.

Kết thúc trò chơi lớn các trại sinh bước vào phần lửa thiêng và cuối cùng là phần phần công bố phát thưởng. Cha sở đã khen thưởng các đội dành chiến thắng nơi các trò chơi thi đua và phát thưởng cho các đội.

Trại hè kết thúc lúc 20g00 các trại sinh cám ơn cha sở, quý soeur, quý cô chú đã tạo điều kiện để thiếu nhi các xứ được gặp gỡ, vui chơi, trải nghiệm với nhau trong tình hiệp thông, yêu thương.

Link nội dung đầy đủ: https://giaophanmytho.net/giao-phan-my-tho/gx-an-thai-trung-trai-he-2024-41578.html

 

 

9. Chủng viện Dự bị Gioan 23: Khai giảng năm tu học 2024-2025

Bài viết và hình: Hoài Bão

BTT Gp. Mỹ Tho

(WGPMT) Sáng ngày 19.08.2024 Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm – Giám mục Giáo phận Mỹ Tho đã chủ sự thánh lễ khai giảng năm tu học 2024–2025, trao tu phục cho 3 thầy Đại chủng sinh và trao Thánh Giá cho 6 chủng sinh dự bị tại Nhà nguyện Chủng viện Dự bị (CVDB) Gioan 23.

Lúc 10g00, tại Nhà nguyện CVDB Gioan 23, Đức Cha Phêrô đã chủ sự thánh lễ khai giảng năm tu học 2024-2025. Đồng tế với ngài có cha Phaolô Trần Kỳ Minh - Tổng Đại Diện Giáo phận Mỹ Tho, cha Phêrô Phạm Bá Đương - Giám đốc CVDB Gioan 23 và 17 cha trong giáo phận. Tham dự thánh lễ còn có quý phụ huynh và quý khách mời.

Trong phần giảng lễ, Đức Cha nói: việc nhận tu phục mới chính là việc đánh dấu bước chuyển quan trọng trong hành trình ơn gọi của các tân chủng sinh. Thời gian 6 năm huấn luyện về Thần học, Triết học và công tác mục vụ của các chủng sinh sẽ là hành trang quý giá trong hành trình ơn gọi sau này. Đức Cha mong muốn các thầy sẽ nghiêm túc trong việc học và tuân giữ các giới luật của Đại chủng viện.

Về các tân chủng sinh dự bị, Đức Cha nói đến vai trò của Chúa Thánh Thần trong việc đào tạo: việc nhận Thánh Giá là tiếp nhận Chúa Thánh Thần. Chỉ có Chúa Thánh Thần mới có thể biến đổi tâm hồn con người. Và các cha giáo, các thầy cô trong Ban Đào tạo chính là các cộng tác viên đắc lực của Chúa Thánh Thần. Ngoài ra, Đức Cha còn nhắc nhở các tân chủng sinh dự bị về việc tuân giữ kỷ luật - những việc tưởng chừng như nhỏ nhặt trong đời sống tu nhưng lại tập cho các thầy làm chủ bản thân, không sống buông thả theo ý thích cá nhân, nên cần phải vâng nghe, cộng tác với Chúa Thánh Thần, thì việc tu học mới có kết quả tốt đẹp.

Sau bài giảng, Đức Cha cử hành nghi thức trao áo dòng cho 3 thầy tân chủng sinh, để các thầy tiếp tục quá trình tu học tại Đại chủng Viện Thánh Giuse Sài Gòn và trao Thánh Giá cho 6 tân chủng sinh dự bị.

Thánh lễ tiếp tục với phần Phụng vụ Thánh Thể. Trước khi kết thúc thánh lễ, cha Giám đốc CVDB có lời tri ân Đức Cha, quý cha, quý phụ huynh và cộng đoàn đã đến hiệp dâng thánh lễ, cầu nguyện cho các chủng sinh. Thánh lễ kết thúc lúc 11g00, Đức Cha, quý cha chụp hình lưu niệm với các thầy tân chủng sinh và chủng sinh dự bị tại cung thánh.

Link nội dung đầy đủ: https://giaophanmytho.net/du-bi-thanh-gioan-23/chung-vien-du-bi-gioan-23-khai-giang-nam-tu-hoc-2024-2025-41579.html

 

 

10. Gx. An Thái Trung: Lễ ra mắt Hội Legio Mariae

Bài viết và hình: Anna Linh Phương

(WGPMT) Lúc 10g00 ngày 22.08.2024 tại Nhà thờ An Thái Trung, cha sở Phêrô Nguyễn Thành Danh đã chủ tế thánh lễ ra mắt hội Legio Mariae - Đạo Binh Đức Mẹ.

Sau chín tháng tìm hiểu, học hỏi, dấn thân, thực tập với vai trò người lính của Đức Mẹ, hai mươi hội viên Legio Mariae An Thái Trung đã có Thánh lễ ra mắt vào lúc 10g00 ngày 22.08.2024 tại nhà thờ An Thái Trung do cha Phêrô Nguyễn Thành Danh – cha sở Giáo xứ An Thái Trung chủ tế, Cha Linh giám Curia hạt Cái Bè - Gabriel Nguyễn Thiện Thuật cùng đồng tế. Hiệp dâng thánh lễ còn có quý soeurs, quý anh chị em trong Hội đồng mục vụ, Ca đoàn, Lễ sinh. Đặc biệt là sự có mặt của Ban quản trị Comitium 3 và 41 anh chị em Legio các xứ bạn: Chánh Tòa, Ba Giồng, Tân Hiệp, Kinh Gãy, Cai Lậy, Kim Sơn, Long Định 2 và Đông Hòa.

Trong bài giảng, Cha Gabriel chào đón đơn vị mới và cha nhắc nhở mọi người đã và đang theo chân Mẹ luôn nhớ: theo Chúa, với Chúa, Mẹ đã nhận được nhiều đặc ân Nữ Vương trên trời dưới đất; noi gương Mẹ và để được nhiều ân sủng, chúng ta cũng phải dấn thân và xin vâng như Mẹ. Cha nói thêm, khi tham gia hội Legio, chúng ta có dịp đến với người anh em, mang tâm tình của Chúa đến với họ, hiện diện cùng họ, rồi cùng lắng nghe chia sẻ những niềm vui nỗi buồn trong cuộc sống… Mẹ đã quên mình sẳn sàng đáp tiếng Xin Vâng, xin cho các tân binh và Praessidium các giáo xứ không ngại gian khó, từng bước tiến theo Mẹ mang Chúa đến cho mọi người nơi mình đang sống, nơi giáo xứ mình đang phục vụ.

Sau bài giảng, cha Linh giám công bố bổ nhiệm Ban Ủy Viên Praesidium Đức Mẹ Đầy Lòng Thương Xót - Giáo xứ An Thái Trung, trao uỷ nhiệm thư và huy hiệu cho 20 hội viên.

Ban ủy viên gồm:

Trưởng: Anna Nguyễn Thị Linh Phương.

Phó: Maria Phan Thị Thu Nga.

Thư ký: Anna Lý Kim Loan.

Thủ Quỹ: Anê Mai Phương Hiền.

Được trở nên hội viên Legio Mariae, anh Hưng đã chia sẻ: Cuộc sống của anh trước đây chỉ chú tâm đến vấn đề kinh tế gia đình, nhưng nay sau khi tham gia hội Legio anh đã biết đến với anh chị em mình khi cùng theo chân cha sở đọc kinh cầu nguyện nơi các gia đình, nhận ra các hoàn cảnh và cùng với những anh chị em khác giúp đỡ những mảnh đời cơ cực, chia sẻ gánh nặng với những gia đình tang chế, hỗ trợ các em học sinh gặp khó khăn đến trường… Trở thành hội viên của Legio Marie các hội viên đã học được cách cho đi mà không cần nhận lãnh, sống yêu thương và ngày càng gắn bó mật thiết với Chúa hơn.

Sau lời nguyện hiệp lễ, chị trưởng đã có đôi lời cám ơn cha Linh giám, cha sở, quý hội Legio Mariae các giáo xứ đã đến tham dự thánh lễ cầu nguyện cho Giáo xứ An Thái Trung, chị em cũng dâng lên quý cha những bó hoa tươi thắm tượng trưng tấm lòng con thảo của Legio.

Trước thánh lễ, lúc 9g, hội đồng Curia Cái Bè có buổi họp số 92 với kinh khai mạc mùa Mừng. Nội dung đọc sách thiêng liêng chương 9, số lề: 500-501 Các điều cốt yếu trong thủ bản Khiêm nhường và Lễ độ; các công tác thăm viếng, hành hương, tập huấn trong thời gian tới và nhiều nội dung khác.

Thánh lễ kết thúc lúc 11g00, quý cha, quý hội Legio các xứ bạn cùng chụp hình lưu niệm và chung vui với Legio An Thái Trung trong bữa tiệc hiệp thông tại nhà xứ.

Link nội dung đầy đủ: https://giaophanmytho.net/giao-phan-my-tho/gx-an-thai-trung-le-ra-mat-hoi-legio-mariae-41598.html

 

 

11. Có 36 em thiếu nhi được lãnh nhận Bí tích Thêm Sức, 19 em Rước lễ lần đầu và 12 em Rước lễ trọng thể

Bài viết: Anna Linh Phương

Hình: Anna Linh Phương, Phêrô Hùng

MVTT hạt Cái Bè

(WGPMT) Thánh lễ ban Bí tích Thêm Sức, Rước lễ lần đầu (RLLĐ), Rước lễ trọng thể (RLTT) được Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm cử hành lúc 09g30 ngày 25.08.2024, tại Nhà thờ An Thái Trung tọa lạc ấp 2, xã An Thái Trung, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang.

“Thêm Sức là để nhờ ơn Chúa Thánh Thần giúp con sống đời sống Công giáo tốt đẹp hơn, nhờ đó giúp mọi người nhận ra vẻ đẹp của đạo Chúa và cũng là cách giới thiệu Chúa cho mọi người xung quanh”. Đó là tâm tình của Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm – Giám mục Giáo phận Mỹ Tho khi về cử hành thánh lễ ban Bí tích Thêm Sức cho các em thiếu nhi, vào lúc 9g30, Chúa nhật 25.08.2024. Đồng tế với ngài có cha Phêrô Nguyễn Thành Danh - Cha sở Giáo xứ An Thái Trung, quý cha các xứ lân cận, quý tu sĩ, các bậc phụ huynh, những người đỡ đầu các em và cộng đoàn giáo xứ.

Bài hát nhập lễ vang lên, các em thiếu nhi rước đoàn đồng tế từ nhà xứ tiến vào nhà thờ. Đầu lễ, Đức cha chào cộng đoàn, ngài mời gọi cộng đoàn hiệp ý cảm tạ ơn Chúa vì những hồng ân Ngài đã ban cho giáo xứ và cầu nguyện cách riêng cho các em sắp nhận lãnh Bí tích Thêm Sức, RLLĐ và RLTT.

Sau bài Tin Mừng, Cha sở Phêrô giới thiệu với Đức Cha có 36 em đủ điều kiện lãnh nhận Bí tích Thêm Sức, 19 em RLLĐ và 12 em RLTT.

Trong bài giảng, Đức cha đã có những câu hỏi cho các em về bí tích các em sắp lãnh nhận: Rước lễ là rước ai? Ai đã làm cho tấm bánh trở thành Mình Máu Chúa? Chịu phép Thêm sức là các con đón nhận ai? Đón nhận Chúa Thánh Thần để làm gì?... Đức Cha căn dặn lứa tuổi chúng con rất dễ bị cám dỗ, nên chịu phép Thêm sức để các con vững vàng trong đời sống đức tin, sống đời Công giáo tốt đẹp nhờ đó mọi người sẽ khám phá ra vẻ đẹp của đạo và đó cũng là cách giới thiệu Chúa cho mọi người. Đức cha cũng nhắc nhở các bậc làm cha mẹ, người đỡ đầu luôn là tấm gương sáng, quan tâm dạy bảo giúp các em sống đẹp lòng Chúa luôn.

Sau đó, các nghi thức Thêm Sức: Lập lại lời tuyên xưng khi nhận phép rửa tội; Đặt tay cầu nguyện và Xức dầu thánh. Nghi thức Xức dầu thánh được thực hiện trong bầu khí trang nghiêm, thánh thiêng. Từng em đã lắng nghe lời kêu gọi của Chúa qua Đức Cha và cung kính đáp trả.

Kế đến, phần tuyên hứa của 12 em được RLTT: không ngừng sửa đổi bản thân để ngày càng thánh thiện hơn; chuyên cần cầu nguyện, lắng nghe, suy niệm và sống lời Chúa; can đảm tuyên xưng đức tin trong đời sống và loan báo tin mừng cho thế giới hôm nay; trung thành phụng sự Chúa và phục vụ mọi người. Nghi thức RLTT kết thúc với lời nguyện của chủ tế: xin sức mạnh của Chúa Thánh Thần giúp các em trung thành với lời hứa và can đảm làm chứng cho Tin Mừng.

Trong phần hiệp lễ, 19 em được RLLĐ với vẻ mặt vui mừng hân hoan tiến lên đón nhận Thánh Thể cùng với các em đã lãnh nhận Bí tích Thêm Sức và RLTT.

Sau lời nguyện hiệp lễ, ông Phêrô Phan Văn Vũ đại diện Ban mục vụ đã bày tỏ tâm tình tri ân Đức Cha đã đến thăm mục vụ và ban bí tích cho các em trong giáo xứ. Cám ơn quý cha đồng tế, quý tu sĩ, các bậc phụ huynh, những người đỡ đầu các em và cộng đoàn. Thể hiện tâm tình tri ân, hai em đại diện thiếu nhi dâng lên Đức cha lẵng hoa thắm tươi.

Trong phần đáp từ, Đức cha mong rằng các em sẽ tiếp tục học song song các lớp giáo lý và văn hóa, nếu không có văn hóa sẽ không cập nhật kiến thức, kỹ năng sống sẽ dễ bị tụt hậu. Đức Cha nhắc các phụ huynh quan tâm chăm sóc việc học cho con em. Ngài cũng ước mong mọi người trong giáo xứ cùng cha sở xây dựng một An Thái Trung ngày càng phát triển và tốt đẹp hơn nữa.

Thánh lễ kết thúc lúc 11g00, Đức cha, quý cha cùng chụp hình lưu niệm với các em và gia đình.

Link nội dung đầy đủ: https://giaophanmytho.net/giao-phan-my-tho/co-36-em-thieu-nhi-duoc-lanh-nhan-bi-tich-them-suc-19-em-ruoc-le-lan-dau-va-12-em-ruoc-le-trong-the-41608.html

 

 

12. Thánh lễ an táng Cha Phêrô Đặng Ngọc Hiền

Bài viết: Macel Phương

Hình: Phaolô Vũ

MVTT hạt Tân An

(WGPMT) Ngày 29.08.2024 Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm chủ tế Thánh lễ an táng cha cố Phêrô Đặng Ngọc Hiền.

“Trong tâm tình tin yêu và phó thác, cộng đoàn dân Chúa quy tụ nơi đây để hiệp lời cầu nguyện cho Cha cố Phêrô, một mục tử đã hết lòng tận tụy và cống hiến hết mình cho đoàn chiên trong suốt 50 phục vụ trong thiên chức linh mục. Tôi xin chân thành cám ơn cha”. Đó là tâm tình mở đầu Thánh lễ an táng cho cha cố Phêrô Đặng Ngọc Hiền của Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm – Giám mục Giáo phận Mỹ Tho chủ tế, sáng ngày 29.08.2024, tại Nhà thờ Tân An (Tp. Tân An, tỉnh Long An). Cùng đồng tế với Đức Cha có hơn 60 linh mục trong và ngoài giáo phận, các tu sĩ nam nữ và cộng đoàn dân Chúa nơi các xứ đạo Cha cố Phêrô đã từng phục vụ.

Trong phần giảng lễ, Cha Tổng đại diện Phaolô Trần Kỳ Minh đã quảng diễn từ bài Tin Mừng theo thánh Mátthêu và mời gọi cộng đoàn suy nghĩ về “đau khổ và sự chết, có thể nói hai cụm từ này nó đan xen lẫn nhau và nhiều lần chúng ta cũng không thể lý giải được. Khi đứng trước cái chết, ai cũng cảm thấy đau buồn, thương tiếc khi tiễn biệt người thân yêu của mình”. Tiếp theo, Cha Tổng đại diện đã trình bày cho cộng đoàn biết đôi chút về sứ mạng phục vụ của Cha cố Phêrô, Ngài nói: “Cha cố Phêrô dấn thân theo Chúa từ nhỏ, ngài được thụ phong Linh mục năm 1974 – lúc 33 tuổi, sau khu chịu chức Ngài được sai đi làm cha phó xứ Giáo xứ Chánh tòa, Giáo xứ Cái Mây và phó xứ Tân An. Đến năm 1982, Ngài được đặt làm Cha sở tiên khởi Giáo xứ Bình Quân, kiêm nhiệm thêm các Giáo xứ Tân Đông, Thủ Thừa. Năm 2011 Ngài xin Đức Cha nghỉ hưu tại tự gia cho đến khi qua đời. Nhìn lại chặng đường 83 năm làm con cái Chúa, 50 năm hồng ân sống trong thánh chức Linh mục, từ những chặng đường gian khó trên hành trình dấn thân phục vụ, đến các xứ đạo xa xôi, hẻo lánh và gian khổ, đôi khi mệt mỏi rã rời. Thế nhưng, ngài vẫn vui vẻ và nhiệt tâm, đúng như lời Thánh Gioan Maria Vieney đã từng nói: “hạnh phúc của đời linh mục là kiệt sức cho đoàn chiên”. Cha Tổng đại diện đã chia sẻ thêm hình ảnh đáng nhớ về Cha cố Phêrô, mỗi khi Đức Cha, các cha đến thăm ngài, ngài luôn vui vẻ và không quên gửi lời thăm hỏi đến Đức Cha và quý anh em Linh mục. Tâm tình ấy, luôn lắng đọng lại và chất chứa bao cảm xúc về ngài, dù tuổi cao sức yếu nhưng tình cảm và tấm lòng vẫn luôn nhớ đến Giáo hội.

Tiếp đến là phần phụng vụ Thánh thể và nghi thức tiễn biệt, linh cửu cha cố Phêrô được đưa về chôn cất tại đất thánh dành cho các Linh mục Giáo phận tại Giáo xứ Ba Giồng – tỉnh Tiền Giang. Trong niềm tin vào Đức Kitô Phục Sinh, xin cho linh hồn Cha cố Phêrô được an nghỉ trong tình thương của Thiên Chúa muôn đời.

Link nội dung đầy đủ: https://giaophanmytho.net/giao-phan-my-tho/thanh-le-an-tang-cha-co-phero-dang-ngoc-hien-41627.html

 

 

13. Thánh lễ truyền chức linh mục cho 6 thầy phó tế và mừng Đức Cha Phêrô kỷ niệm 44 năm linh mục, 10 năm về nhận Giáo phận

Bài viết và hình ảnh: Hoài Bão, Gioan Linh

MVTT Giáo phận Mỹ Tho

(WGPMT) Sáng thứ Sáu 30.08.2024, tại Nhà thờ Chánh toà Mỹ Tho, thánh lễ truyền chức linh mục cho 6 thầy phó tế và mừng Đức Cha Phêrô nhân kỷ niệm 44 năm hồng ân linh mục, 10 năm nhận sứ vụ Giám mục Giáo phận Mỹ Tho.

Thánh lễ truyền chức linh mục được cử hành lúc lúc 09g30 do Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm – Giám mục Giáo phận Mỹ Tho chủ sự. Đồng tế với ngài có cha Phaolô Trần Kỳ Minh – Tổng đại diện, cha Giuse Đỗ Xuân Vinh – Giám đốc Đại Chủng viện thánh Giuse Sài Gòn, quý cha giáo cùng quý cha trong và ngoài giáo phận. Tham dự thánh lễ còn có quý tu sĩ, quý thân nhân các tiến chức, cùng cộng đoàn giáo dân trong giáo phận.

Sau công bố Tin Mừng, Cha Phêrô Phạm Bá Đương - Giám đốc Chủng viện Dự bị giới thiệu các tiến chức và xin Đức Cha truyền chức linh mục cho 6 thầy phó tế: 1. Thầy Antôn Lê Tuấn Cường, 2. Thầy Gioan Bt. Lê Duy Phương, 3. Thầy Giuse Trần Quốc Thái, 4. Thầy Phêrô Bùi Bình Thạnh, 5. Thầy Emmanuel Nguyễn Văn Thành, 6. Thầy Giuse Nguyễn Quang Vinh

Sau bài giảng lễ là phần nghi thức truyền chức linh mục gồm: đọc lời tuyên hứa, kinh cầu các thánh, nghi thức đặt tay, lời nguyện truyền chức, xức dầu thánh, mặc áo lễ, trao chén thánh và hôn bình an.

Sau lời nguyện hiệp lễ, cha Phaolô Trần Kỳ Minh - Tổng đại diện Giáo phận Mỹ Tho chúc mừng Đức Cha Phêrô dịp kỷ niệm 44 năm ngày thụ phong linh mục (1980) và 10 năm về nhận Giáo phận Mỹ Tho (2014).

Đức Cha Phêrô và cộng đoàn nhận phép lành đầu tay của các tân linh mục

Link nội dung đầy đủ: https://giaophanmytho.net/giao-phan-my-tho/thanh-le-truyen-chuc-linh-muc-cho-6-thay-pho-te-va-mung-duc-cha-phero-ky-niem-44-nam-linh-muc-10-nam-ve-nhan-giao-phan-41630.html



TIN GIÁO HỘI VIỆT NAM

1. Tuyên bố của Tòa thánh về việc xúc phạm tôn giáo ở Olympic 2024

Chuyển ngữ: Lm. Phaolô Nguyễn Quốc Hưng

WHĐ (04.08.2024) - Hôm thứ Bảy ngày 03.08.2024, Phòng Báo chí Vatican công khai tuyên bố của Tòa thánh về việc xúc phạm tôn giáo ở Olympic 2024. Sau đây là toàn văn Việt ngữ của tuyên bố này.

Tòa Thánh rất lấy làm tiếc về một số cảnh tượng trong lễ khai mạc Thế vận hội Olympic Paris và chỉ có thể lên tiếng cùng với những người đã phàn nàn trong những ngày gần đây về sự xúc phạm đối với nhiều Kitô hữu và tín đồ của các tôn giáo khác.

Tại một sự kiện uy tín, nơi cả thế giới cùng nhau chia sẻ những giá trị chung, không nên có những ám chỉ chế nhạo niềm tin tôn giáo của nhiều người.

Hiển nhiên, quyền tự do ngôn luận ở đây không bị đặt thành vấn đề, song giới hạn của nó là sự tôn trọng người khác.

Link nội dung đầy đủ: https://giaophanmytho.net/giao-hoi-viet-nam/tuyen-bo-cua-toa-thanh-ve-viec-xuc-pham-ton-giao-o-olympic-2024-41520.html

 

 

2. Hội nghị các Đại Chủng Viện tại Việt Nam năm 2024 - Đồng tính dưới góc nhìn khoa học và đức tin trong việc Đào tạo linh mục tại Việt Nam

(WHĐ, 11.08.2024) – Hội nghị năm nay quy tụ gần 60 nhà đào tạo bao gồm đức cha chủ tịch Ủy ban Giáo sĩ Chủng sinh Giuse Đỗ Quang Khang, cha thư ký Ủy ban Giáo sĩ Chủng sinh Giuse Phạm Văn Trọng, quý cha giám đốc, phó giám đốc và quý cha giáo thuộc 11 đại chủng viện của các giáo phận tại Việt Nam.

HỘI NGHỊ CÁC ĐẠI CHỦNG VIỆN TẠI VIỆT NAM

Tại TÒA TỔNG GIÁM MỤC NHA TRANG

05/08/2024- 08/08/2024

Linh mục Giuse Phạm Văn Trọng

Thư ký Ủy ban Giáo sĩ Chủng sinh

“Liên quan đến những người có khuynh hướng đồng tính muốn vào chủng viện hay khám phá ra tình trạng như thế trong thời gian đào tạo…” (số 199).

Link nội dung đầy đủ: https://giaophanmytho.net/giao-hoi-viet-nam/hoi-nghi-cac-dai-chung-vien-tai-viet-nam-nam-2024---dong-tinh-duoi-goc-nhin-khoa-hoc-va-duc-tin-trong-viec-dao-tao-linh-muc-tai-viet-nam-41545.html

 

 

3. Làm thế nào đánh thức ơn gọi tu trì trong các gia đình?

Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II thường nói: “Gia đình là chủng viện đầu tiên”. Đây là nơi cha mẹ có thể dạy con cái cầu nguyện, yêu thương, tha thứ. Nơi mà ơn gọi linh mục và tu sĩ trong tương lai có thể được hình thành. Trong cuốn sách mới của mình, Đánh thức ơn gọi trong các gia đình, Ingrid d’Ussel – mẹ của sáu người con và là tác giả của nhiều tác phẩm – đề nghị những ý tưởng cụ thể nhằm tạo ra mảnh đất màu mỡ cho các ơn gọi tu trì và để con cái có thể nói “xin vâng” với tiếng gọi khả dĩ từ Chúa...

Ingrid d’Ussel, tác giả cuốn sách “Đánh thức ơn gọi trong các gia đình” (*), đề nghị những ý tưởng cụ thể để gia đình trở thành nơi ươm mầm thuận lợi và chào đón các ơn gọi linh mục và tu sĩ.

Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II thường nói: “Gia đình là chủng viện đầu tiên”. Đây là nơi cha mẹ có thể dạy con cái cầu nguyện, yêu thương, tha thứ. Nơi mà ơn gọi linh mục và tu sĩ trong tương lai có thể được hình thành. Trong cuốn sách mới của mình, Đánh thức ơn gọi trong các gia đình, Ingrid d’Ussel – mẹ của sáu người con và là tác giả của nhiều tác phẩm – đề nghị những ý tưởng cụ thể nhằm tạo ra mảnh đất màu mỡ cho các ơn gọi tu trì và để con cái có thể nói “xin vâng” với tiếng gọi khả dĩ từ Chúa.

Ingrid d’Ussel giải thích với Aleteia: “Gia đình đang ở một ranh giới tế nhị trong đó nó không được tạo áp lực cũng như không thể bóp nghẹt ơn gọi”. Vì điều này, điều quan trọng là phải dạy đức tin và cho phép con cái có mối quan hệ cá nhân với Chúa, để chúng có thể tự do đáp lại nếu Chúa kêu gọi chúng. Dưới đây là một số ý tưởng, cả thực tế lẫn thiêng liêng, nhằm tạo ra mảnh đất màu mỡ cho các ơn gọi tu trì tương lai.

Link nội dung đầy đủ: https://giaophanmytho.net/giao-hoi-viet-nam/lam-the-nao-danh-thuc-on-goi-tu-tri-trong-cac-gia-dinh-41564.html

 

 

4. Phong thánh “tương đương”, một đặc trưng của Đức Giáo hoàng Phanxicô?

ALETEIA – Đức Phanxicô là vị giáo hoàng đã phong thánh cho nhiều người nhất: 912 người. Một số người trong số họ đã được công nhận là thánh thông qua quy trình đặc biệt: phong thánh “tương đương”, hay còn gọi là phong thánh theo lòng sùng kính cộng đồng.

Vài tháng sau khi được bầu chọn làm giáo hoàng, vào ngày 9/10/2013, Đức Phanxicô đã tuyên bố nhà huyền bí người Ý, Angela xứ Foligno (1248–1309) là thánh, mà không cần chần chừ thêm nữa. Không có ngày lễ phong thánh, không có công thức bằng tiếng Latin; nữ tu dòng Phanxicô chính thức gia nhập hàng ngũ các thánh chỉ bằng sắc lệnh đơn giản.

Công nhận lòng sùng kính cộng đồng

Trong Giáo hội Công giáo, phải mất một thời gian dài để được đưa vào sổ bộ các thánh. Vô số trường hợp đã bị sa lầy trong quá trình này. Tuy nhiên, hình thức phong thánh ngoại thường áp dụng cho trường hợp của Thánh Angela thực sự tồn tại. Các vị giáo hoàng sử dụng hình thức đặc biệt này để xác nhận sự thánh thiện của những người đã có tiếng tăm về sự thánh thiện và là đối tượng của lòng sùng kính có từ thời xa xưa – qua nhiều thế kỷ.

Nói cách khác, họ từ lâu đã được vox populi (tiếng nói giáo dân) coi là “thánh”, nhưng hồ sơ phong thánh của họ đã bị thất lạc trong những bước ngoặt của lịch sử. Đây là quá trình đặc biệt của hình thức gọi là phong thánh “tương đương” (equipollent canonization).

Phương cách nhanh chóng này bỏ qua việc công nhận phép lạ được cho là do sự chuyển cầu của vị đó. Vì họ đã có được lòng sùng kính không ngừng và danh tiếng về những phép lạ, nên giáo hoàng ngay lập tức công nhận lòng sùng kính có từ trước đối với vị thánh và bỏ qua nghi lễ trang trọng.

Đức Biển Đức XVI đã sử dụng sự công nhận tương tự này cho Thánh Hildegard xứ Bingen, người cũng được công nhận là tiến sĩ Giáo hội.

Một số ví dụ

Trong những năm qua, vị giáo hoàng người Argentina đã thực hiện các cuộc phong thánh tương đương khác. Vào ngày 17/ 12/2013, ngài đã đưa vào sổ bộ các thánh vị linh mục Dòng Tên người Pháp Pierre Favre (1506-1546). Thánh nhân là bạn đồng hành của Thánh Inhaxiô Loyola, và cũng là đồng sáng lập Dòng Tên. Quyết định này, được công bố vào ngày sinh nhật của Đức Giáo hoàng Phanxicô, được hiểu là dấu chỉ cho thấy lòng sùng kính cách riêng của giáo hoàng đối với vị thánh – mà bản thân giáo hoàng cũng là một tu sĩ Dòng Tên.

Tháng 4/2014, Đức Phanxicô đã tuyên bố ba trường hợp phong thánh tương đương cùng lúc, đó là Joseph de Anchieta (1534-1597), linh mục Dòng Tên người Tây Ban Nha truyền giáo tại Brazil; François de Laval (1623-1708), nhà truyền giáo người Pháp là giám mục đầu tiên của Quebec ở Canada, và Marie Chúa Nhập thể (1599-1672), nữ tu dòng Ursuline người Pháp, cũng là nhà truyền giáo ở Bắc Mỹ.

Vào ngày 5/ 7/ 2019, đến lượt vị giám mục Bồ Đào Nha thế kỷ 16, Bartôlômêô Các Vị Tử đạo (1514-1590), Tổng Giám mục của Braga, được đưa vào hàng ngũ các thánh qua một sắc lệnh.

Vào ngày 24/4/2021, Đức Giáo hoàng Phanxicô đã công nhận sự thánh thiện của một nữ tu người Ý dòng Đaminh từ thời Trung cổ, Margaret xứ Castello (1287-1320), theo cách tương đương.

Tiếp theo: một nhóm nữ tu?

Theo thông lệ, những cuộc phong thánh cụ thể này được yêu cầu trực tiếp bởi một đại diện tối cao của Giáo hội - một cộng đồng, một giáo phận, v.v.

Một nhóm nữ tu người Pháp cũng là một phần của tiến trình phong thánh tương đương sắp tới: 16 nữ tu dòng Cát Minh Compiègne, bị chém đầu vào ngày 17/ 7/1794, trong cuộc Cách mạng Pháp. Họ được biết đến trên toàn thế giới nhờ những cuộc đối thoại nổi tiếng mà Bernanos đã viết về họ. Trên thực tế, Đức Giáo hoàng Phanxicô đã ủy quyền trao hồ sơ này lên Bộ Phong thánh vào ngày 20/1/2022.

Việc phong thánh tương đương là hình thức vinh danh các vị thánh được thực hiện bằng một sắc lệnh đơn giản của giáo hoàng mà không cần theo tiến trình thông thường, bao gồm việc xác minh phép lạ. Những vị thánh này “phải có lòng sùng kính lâu dài và không bị gián đoạn, cũng như danh tiếng về những dấu chỉ và ân sủng”. Việc phong thánh của họ được yêu cầu bởi một đại diện của Giáo hội, trực tiếp đến giáo hoàng.

Đức Biển Đức XIV đã chính thức hóa quá trình này vào những năm 1700. Thông qua đó, một giáo hoàng mời gọi Giáo hội hoàn vũ công nhận ngày lễ của vị thánh, với Thánh lễ và Kinh Phụng vụ.

Điều này công nhận rằng phán quyết của Giáo hội đã được đưa ra về sự thánh thiện của một người, mặc dù không tuân theo cách thức phong thánh thông thường. Việc phong thánh tương đương vẫn rất hiếm và chỉ xảy ra với một tỷ lệ rất nhỏ các vị thánh.

Link nội dung đầy đủ: https://giaophanmytho.net/giao-hoi-viet-nam/phong-thanh-tuong-duong-mot-dac-trung-cua-duc-giao-hoang-phanxico-41591.html

 

 

5. Thánh Lễ Truyền Chức Giám Mục cho Đức Cha Tân Cử Gioan Baotixita Nguyễn Huy Bắc ngày 22/8/2024

WHĐ (22/8/2024) – Để “có Chúa cùng hoạt động” và có tầm nhìn của Thiên Chúa thì cần cầu nguyện và lắng nghe Lời Chúa.

Đức Giám mục Phêrô Nguyễn Văn Khảm đã nhấn mạnh như thế trong Thánh lễ Truyền chức Giám mục cho Đức cha tân cử Gioan Baotixita Nguyễn Huy Bắc, được cử hành vào lúc 08g30 thứ Năm 22/8/2023 tại Trung tâm Mục vụ Giáo phận Ban Mê Thuột.

Vị Chủ phong là Đức cha Vinh Sơn Nguyễn Văn Bản - Giám mục Giáo phận Hải Phòng. Hai vị Phụ phong là Đức cha Giuse Nguyễn Đức Cường - Giám mục Giáo phận Thanh Hóa, Đức cha Giuse Huỳnh Văn Sỹ - Giám mục Giáo phận Nha Trang.

Cùng đồng tế Thánh lễ này có Đức Tổng Giám mục Marek Zalewski - Đại diện Tòa Thánh tại Việt Nam, Đức Tổng Giám mục Giuse Nguyễn Năng - Chủ tịch Hội Đồng Giám mục Việt Nam, cùng 25 giám mục và khoảng 250 linh mục.

Tham dự Thánh lễ có rất đông tu sĩ, chủng sinh và giáo dân của các giáo phận khác nhau ngồi chật kín khuôn viên.

Trước Thánh lễ, vị đại diện giáo phận đã điểm qua đôi nét về tiểu sử của Đức cha tân cử Gioan Baotixita Nguyễn Huy Bắc.

Khởi sự Thánh lễ Truyền chức Giám mục

Lúc 08g25, đoàn đồng tế tiến lên lễ đài. Sau khi mọi người an tọa, linh mục Tổng Đại diện Stêphanô Nguyễn Văn Đậu đã chào mừng các vị giám mục đang hiện diện và trình bày đôi nét về Giáo phận Ban Mê Thuột.

Khởi sự Thánh lễ, Đức Giám mục chủ tế đã nói lên vai trò và nhiệm vụ quan trọng của giám mục để xin mọi người cầu nguyện cho vị tân giám mục hôm nay và cầu nguyện cho giáo phận của ngài.

Nghi thức Truyền chức Giám mục

Sau bài Tin Mừng, Nghi thức Truyền chức bắt đầu với bài hát xin Ơn Chúa Thánh Thần (Veni Creator Spiritus), lời giới thiệu tiến chức và công bố Tông sắc bổ nhiệm.

Tiếp theo là bài giảng của Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm - Giám mục Giáo phận Mỹ Tho. Triển khai khẩu hiệu của vị Giám mục tân cử, Đức Giám mục Phêrô chia sẻ: Để “có Chúa cùng hoạt động” và có tầm nhìn của Thiên Chúa thì cần cầu nguyện và lắng nghe Lời Chúa. Hình ảnh sách Tin Mừng được mở ra và đặt úp trên đầu vị tiến chức trong nghi thức phong chức giám mục diễn tả lời cầu tha thiết: xin cho Lời Chúa thấm vào trí khôn, tâm hồn và hoạt động của vị tân giám mục, để ngài suy nghĩ, cảm nghĩ, hành động, quyết định, chọn lựa theo ý Chúa, theo sự hướng dẫn và soi sáng của Lời Chúa.”

Đức cha Phêrô kết luận: Niềm tin “có Chúa cùng hoạt động” sẽ làm cho vị tiến chức thoát khỏi nỗi âu lo, và sự hiệp hành của giám mục đoàn cùng toàn thể dân Chúa sẽ giúp vị tân giám mục đón nhận sứ vụ mới trong niềm vui và bình an.

Nghi thức Truyền chức tiếp tục với việc đặt tay, lời nguyện truyền chức, xức dầu thánh, trao sách Tin Mừng, trao nhẫn giám mục, đội mũ mitra, trao gậy mục tử, mời vị tân chức ngồi vào ghế giám mục, và cái hôn bình an của các giám mục dành cho vị tân chức.

Thánh lễ được nối tiếp với vai trò chủ tế thánh lễ là Đức tân Giám mục Gioan Baotixita Nguyễn Huy Bắc.

Cuối Thánh lễ Truyền chức Giám mục

Sau lời nguyện hiệp lễ, Đức tân Giám mục - được 2 Giám mục Phụ phong dẫn lối - đi ban phép lành cho toàn thể cộng đoàn phụng vụ.

Sáu đó, Đức Tổng Giám mục Giuse Nguyễn Năng - Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam đã có lời cảm ơn Đức cha Vinh Sơn Nguyễn Văn Bản - nguyên Giám mục và nguyên Giám quản Tông tòa Giáo phận Ban Mê Thuột - và chúc mừng Đức tân Giám mục Gioan Baotixita Nguyễn Huy Bắc nhân ngày trọng đại này.

Tiếp đến, Đức Tổng Giám mục Marek Zalewski - Đại diện Toà Thánh - cảm ơn Đức Giám mục Vinh Sơn và chúc mừng Đức Tân Giám mục Gioan Baotixita. Ngài tin tưởng rằng, nhờ ơn Chúa giúp, Đức cha Gioan Baotixita sẽ chu toàn nghĩa vụ làm đá tảng vững chắc cho dân Chúa ở nơi này. Ngài mời gọi cộng đoàn dân Chúa Ban Mê Thuột luôn cộng tác với Đức tân Giám mục Gioan Baotixita.

Tiếp theo, Đại diện Giáo phận Ban Mê Thuột đã chúc mừng và bày tỏ lòng vâng phục với vị cha chung mới của mình.

Sau cùng, Đức tân Giám mục ngỏ lời cảm ơn mọi người và chia sẻ những cảm nhận của ngài trước sứ vụ giám mục được trao phó cho mình.

Thánh lễ kết thúc lúc 11g30 trong niềm vui lớn lao của Giáo hội Việt Nam khi có một vị giám mục mới cho giáo phận Ban Mê Thuột. Niềm vui này được diễn tả cách cụ thể qua các tấm hình kỷ niệm chụp chung trước cung thánh và bữa cơm thân mật tại khuôn viên Trung tâm Mục vụ Giáo phận.

Link nội dung đầy đủ: https://giaophanmytho.net/giao-hoi-viet-nam/truc-tiep-thanh-le-truyen-chuc-giam-muc-cho-duc-cha-tan-cu-gioan-baotixita-nguyen-huy-bac-41600.html

 

 

6. Bổ nhiệm Giám mục Phụ tá Giáo phận Xuân Lộc

Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã bổ nhiệm Linh mục Đaminh Nguyễn Tuấn Anh, thuộc linh mục đoàn giáo phận Xuân Lộc, làm Giám mục Phụ tá giáo phận Xuân Lộc.

WHĐ (24/8/2024) - Hôm nay, ngày 24 tháng 8 năm 2024, Đức Tổng Giám mục Marek Zalewski, Đại diện Toà Thánh thường trú tại Việt Nam thông báo:

Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã bổ nhiệm Linh mục Đaminh Nguyễn Tuấn Anh, thuộc linh mục đoàn giáo phận Xuân Lộc, làm Giám mục Phụ tá giáo phận Xuân Lộc.

Link nội dung đầy đủ: https://giaophanmytho.net/giao-hoi-viet-nam/bo-nhiem-giam-muc-phu-ta-giao-phan-xuan-loc-41606.html



TIN GIÁO HỘI HOÀN VŨ

1. ĐTC Phanxicô chào đón hơn 50.000 lễ sinh tham dự cuộc hành hương quốc tế các lễ sinh lần thứ 13

Chiều ngày 30/7/2024, chào đón hơn 50.000 lễ sinh đến từ 88 giáo phận của 20 nước Âu Châu tham dự cuộc hành hương quốc tế các lễ sinh lần thứ 13, Đức Thánh Cha mời gọi họ, sau khi cảm nhận được Chúa Giêsu ở với mình, đến lượt họ, họ cũng được mời gọi ở bên tha nhân, không chỉ bằng lời nói nhưng bằng việc làm, bằng cử chỉ, bằng trái tim, bằng sự gần gũi cụ thể.

Hồng Thủy - Vatican News

"Với con": mầu nhiệm tình yêu

Khẩu hiệu của cuộc hành hương lần thứ 13 này là “với con”, một cụm từ được trích từ sách Ngôn sứ Isaia 41,10: “Đừng sợ hãi: Ta ở với con”. Đức Thánh Cha nói rằng chủ đề của cuộc hành hương – “với con” - đánh động ngài. Ngài nói rằng đây là một cụm từ gói gọn mầu nhiệm của sự sống của chúng ta, mầu nhiệm của tình yêu, như khi người cha, người mẹ nói với thai nhi “ta ở với con”, và cả khi họ cảm nhận được thai nhi nói với họ “con ở với mẹ/ với cha”.

Thiên Chúa ở "với chúng ta" qua Mình và Máu Đức Kitô

Hướng đến các lễ sinh, Đức Thánh Cha giải thích về ý nghĩa mới của cụm từ “với con”. Ngài nói rằng, đối với họ, những người phục vụ trong phụng vụ, Thiên Chúa là nhân vật chính của cụm từ “với con” thông qua Mình và Máu của Đức Kitô Con Thiên Chúa trong Thánh lễ.

Đức Thánh Cha nói: “Khi chúng ta Rước Lễ, chúng ta có thể cảm nghiệm rằng Chúa Giêsu ở ‘với chúng ta’ cách thiêng liêng và cách thể lý. Người nói với các con: ‘Ta ở với con’, không chỉ bằng lời nói, Người nói qua hành động đó, trong hành động của tình yêu là Thánh lễ. Và các con cũng thế, khi Rước Lễ, các con có thể nói với Chúa Giêsu: ‘Con ở với Ngài’, không chỉ bằng lời nói, nhưng bằng trái tim và thân xác, bằng tình yêu của các con. Nhờ điều này, Người ở với chúng ta và cả chúng ta cũng thật sự ở với Người”.

Chúng ta "ở bên" tha nhân

Và Đức Thánh Cha nói tiếp rằng nếu các lễ sinh, giống như Đức Maria, giữ trong trái tim và trong xác thịt mình mầu nhiệm Thiên Chúa ở cùng bạn, thì họ sẽ có khả năng ở bên người khác theo một cách thức mới. “Nhờ Chúa Giêsu, luôn luôn và chỉ nhờ Người, các con cũng có thể nói với người lân cận của mình rằng ‘tôi ở bên bạn’, không phải bằng lời nói, nhưng bằng việc làm, bằng cử chỉ, bằng trái tim, bằng sự gần gũi cụ thể: hãy khóc với người khóc, hãy vui với người vui, không phán xét và thành kiến, không khép kín, không loại trừ”.

Đức Thánh Cha mời gọi các lễ sinh hãy “ở cùng bạn” cả với người không thích chúng ta; “ở cùng bạn” với người khác với chúng ta; “ở cùng bạn” với người khách lạ; “ở cùng bạn” với người mà chúng ta cảm thấy không được thấu hiểu; “ở cùng bạn” với người không bao giờ đến nhà thờ; “ở cùng bạn” với người chúng ta cho rằng họ không tin vào Chúa. (CSR_3237_2024)

Link nội dung đầy đủ: https://giaophanmytho.net/giao-hoi-hoan-vu/dtc-phanxico-chao-don-hon-50000-le-sinh-tham-du-cuoc-hanh-huong-quoc-te-cac-le-sinh-lan-thu-13-41505.html

 

 

2. Giáo phận Hong Kong cử phái đoàn đến Singapore tham dự cuộc gặp gỡ với ĐTC Phanxicô

Giáo phận Hong Kong sẽ cử một phái đoàn gồm 40 người đến Singapore, để giúp họ trải nghiệm sự hiệp nhất của Giáo hội, vào dịp Đức Thánh Cha Phanxicô đến thăm quốc đảo vào tháng 9 tới đây.

Vatican News

Đức cha Giuse Hạ Chí Thành, Giám mục phụ tá của Hong Kong, người sẽ dẫn đầu phái đoàn, cho biết, trong chương trình của Đức Thánh Cha những người được cử đi sẽ có thể cảm nhận được sự hiệp nhất và hiệp thông của Giáo hội hoàn vũ. Mọi người sẽ có cơ hội gặp gỡ các phái đoàn khác của các giáo phận trên khắp thế giới, đặc biệt là ở châu Á. Điều này thể hiện bản chất phổ quát và sự hiệp nhất của Giáo hội.

Phái đoàn, cũng có sự hiện diện của Đức Hồng Y Chu Thủ Nhân, dự kiến sẽ khởi hành đến Singapore vào ngày 11/9, để tham dự cuộc viếng thăm với chủ đề “Hiệp nhất - Hi vọng” của Đức Thánh Cha tại Singapore.

“Khi Đức Thánh Cha đến Singapore, chúng ta phải nhận ra rằng ngài là biểu tượng của sự hiệp thông của Giáo hội”, Giám mục phụ tá của Hong Kong nói, đồng thời nhấn mạnh rằng chuyến đi đến Singapore là cơ hội để làm chứng cho sự hiệp nhất của Giáo hội.

Đức cha cho biết thêm, việc cử phái đoàn tham dự cuộc gặp gỡ với Đức Thánh Cha là theo lời mời của Tổng Giáo Phận Singapore. Giáo hội địa phương này đã gửi lời mời đến tất cả các thành viên của Liên Hội đồng Giám mục Á châu (FABC) cử phái đoàn đến tham dự Thánh lễ với Đức Thánh Cha tại Singapore. Mặc dù Hong Kong không có Hội đồng Giám mục để trở thành thành viên của Liên Hội đồng Giám mục Á châu, Tổng Giáo Phận Hong Kong được coi là thành viên liên kết.

Các đại biểu sẽ cùng khoảng 40.000 người khác hiện diện tại Sân vận động Quốc gia Singapore, tham dự Thánh lễ do Đức Thánh Cha chủ sự tại Singapore vào ngày 12/9/2024.

Đức Thánh Cha sẽ đến Singapore trong chặng cuối cùng của chuyến tông du bốn quốc gia châu Á -Thái Bình Dương từ ngày 02 đến 13/9. Trước đó, ngài sẽ đến thăm Indonesia, Papua New Guinea và Đông Timor.

Chuyến thăm gần đây nhất của một Giáo Hoàng tại Singapore cách đây 38 năm. Vào 1986, Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II đến thăm quốc gia này với cuộc dừng chân kéo dài năm giờ trong khuôn khổ chuyến tông du Bangladesh, New Zealand và Úc.

Link nội dung đầy đủ: https://giaophanmytho.net/giao-hoi-hoan-vu/giao-phan-hong-kong-cu-phai-doan-den-singapore-tham-du-cuoc-gap-go-voi-dtc-phanxico-41506.html

 

 

3. Ý cầu nguyện của ĐTC Phanxicô trong tháng 8: Cầu cho các nhà lãnh đạo chính trị

Trong video ý cầu nguyện trong tháng 8/2024, được công bố vào ngày 30/7/2024, Đức Thánh Cha mời gọi các tín hữu cầu nguyện cho các nhà lãnh đạo chính trị, để họ biết phục vụ người dân của mình, đặc biệt dành ưu tiên cho những người nghèo nhất.

Vatican News

Đức Thánh Cha mở đầu video ý cầu nguyện với nhận định: “Ngày nay, chính trị thường mang tiếng là không tốt như tham nhũng, bê bối, xa rời đời sống hàng ngày của người dân”. Cách chung, những người làm chính trị thường bị đánh giá với những nghi ngờ, bị cho rằng việc phục vụ của họ ẩn chứa những lợi ích cá nhân.

Một nền chính trị tốt

Nhưng theo Đức Thánh Cha, chính trị “cao quý hơn nhiều so với vẻ ngoài của nó”. Và ngài giải thích rằng ngài đang nói về “CHÍNH TRỊ với tất cả chữ viết hoa”, “một nền chính trị lắng nghe thực tế, nền chính trị phục vụ người nghèo”.

Đức Thánh Cha khẳng định rằng chúng ta không thể hướng tới tình huynh đệ phổ quát mà không có nền chính trị tốt. Ngài nhắc lại lời của Đức Phaolô VI, “chính trị là một trong những hình thức bác ái cao nhất vì nó mưu cầu công ích”.

Ngài giải thích thêm rằng nền chính trị tốt quan tâm đến người thất nghiệp, chứ không phải thứ chính trị được bao bọc nơi những tòa nhà khổng lồ với hành lang lớn.

Khi một chính trị gia không dành chỗ cho đối thoại, hợp tác và dấn thân vì phẩm giá con người - những khía cạnh then chốt mà Đức Thánh Cha nhấn mạnh trong Thông điệp Fratelli tutti - thì sự phát triển toàn diện của xã hội sẽ không đạt được. Các vấn đề như đói nghèo, chiến tranh hay khủng hoảng môi trường, vv., tiếp tục trở nên trầm trọng hơn do giới lãnh đạo chính trị tự cao tự đại và khát vọng quyền lực.

Biết ơn các chính trị gia đang phục vụ công ích và cầu nguyện cho họ

Do đó, Đức Thánh Cha nhắc các tín hữu “hãy biết ơn các chính trị gia đang thực hiện nhiệm vụ của mình với ý muốn phục vụ chứ không phải vì quyền lực, những người nỗ lực hết mình vì ích chung”.

Cuối video, Đức Thánh Cha mời gọi “cầu nguyện để các nhà lãnh đạo chính trị biết phục vụ người dân của mình, dấn thân vì sự phát triển con người toàn diện và ích chung, quan tâm đến những người bị mất việc làm và ưu tiên cho những người nghèo nhất”. (CSR_3213_2024)

Link nội dung đầy đủ: https://giaophanmytho.net/giao-hoi-hoan-vu/y-cau-nguyen-cua-dtc-phanxico-trong-thang-8-cau-cho-cac-nha-lanh-dao-chinh-tri-41507.html

 

 

4. Bộ Loan báo Tin Mừng lưu ý về Cửa Thánh của Năm Thánh 2025

Với việc Năm Thánh 2025 sắp bắt đầu và nhiều câu hỏi được gởi về liên quan đến việc thiết lập và mở Cửa Thánh tại các Nhà thờ Chính tòa, các Đền thánh Quốc tế và Quốc gia, cũng như tại các nơi thờ phượng đặc biệt quan trọng khác, Phân bộ thứ nhất của Bộ Truyền Loan báo Tin Mừng, cơ quan chịu trách nhiệm tổ chức Năm Thánh, đã đưa ra lưu ý bằng cách nhắc lại Sắc chỉ công bố Năm Thánh 2025, trong đó nêu rõ Cửa Thánh tại những Đền thờ được chỉ định.

Vatican News

Lưu ý của Bộ Loan báo Tin Mừng nhấn mạnh rằng dù có những động lực mục vụ và sùng kính với lòng khát vọng đáng khen ngợi, tuy nhiên cần lưu ý tuân theo những chỉ dẫn cụ thể được Đức Thánh Cha thiết định trong Sắc chỉ Spes non confundit công bố Năm Thánh 2025 về việc thiết lập và mở Cửa Thánh.

Trong Sắc chỉ, Cửa Thánh là Cửa được Đức Thánh Cha thiết lập cụ thể thuộc những đền thờ được chỉ định, trước hết là Vương cung thánh đường Thánh Phêrô và ba Vương cung thánh đường khác của Giáo hoàng là Gioan Laterano, Đức Bà Cả, và Phaolô Ngoại Thành (x. số 6). Ngoài ra, Đức Thánh Cha cũng muốn đích thân mở Cửa Thánh trong một nhà tù “để trao cho các tù nhân một dấu hiệu gần gũi cụ thể” (x. số 10).

Bên cạnh đó, một dấu hiệu đặc trưng và nhận biết của Năm Thánh, được truyền lại từ Năm Thánh đầu tiên năm 1300, là ơn toàn xá với “mục đích diễn tả ơn tha thứ trọn vẹn của Thiên Chúa” (x. 23), qua Bí tích Sám Hối và các cử chỉ bác ái và hi vọng (xem các số 7-15).

Vì vậy, để sống trọn vẹn thời gian ân sủng này với ơn toàn xá, Bộ Loan báo Tin Mừng khuyến khích các tín hữu thực hành đạo đức tại những địa điểm cụ thể và những phương thức khác nhau được nêu ra trong Sắc lệnh của Tòa Ân Giải ngày 13 tháng 5 năm 2024.

Link nội dung đầy đủ: https://giaophanmytho.net/giao-hoi-hoan-vu/bo-loan-bao-tin-mung-luu-y-ve-cua-thanh-cua-nam-thanh-2025-41518.html

 

 

5. Đại Hội Thánh Thể Hoa Kỳ, lời của Thánh Gioan Kim Khẩu, bảo vệ mọi sự sống

Ngày 26/7, với dư âm của Đại hội Thánh Thể toàn quốc Hoa Kỳ tại Indianapolis, ông Andrea Tornielli, tổng biên tập của Vatican News, có bài xã luận về đề tài bảo vệ mọi sự sống theo lời của thánh Gioan Kim Khẩu.

Andrea Tornielli - Vatican News

Trong bài phát biểu khai mạc Đại hội Thánh Thể toàn quốc Hoa Kỳ tại Indianapolis vào tối ngày 17 tháng 7, Sứ thần Tòa Thánh Christophe Pierre đã tự hỏi “Sự phục hưng Thánh Thể” bao gồm những gì. Đây cũng là phép thử để biết liệu “một sự tỉnh thức Thánh Thể có đang được sống không”. Đức Hồng Y giải thích rằng sự tỉnh thức Thánh Thể thực sự, mặc dù “luôn thể hiện bằng việc tôn thờ bí tích” và do đó bằng việc chầu, rước kiệu, dạy giáo lý, nó còn “phải vượt xa hơn các thực hành đạo đức”. Sự tỉnh thức Thánh Thể thực sự, Đức Hồng Y Pierre giải thích, có nghĩa là nhìn thấy Chúa Kitô nơi người khác, không chỉ trong gia đình, bạn bè và cộng đoàn của mình, mà còn nơi những người cảm thấy xa cách, vì thuộc về một dân tộc hoặc điều kiện xã hội khác, hoặc nơi những người thách thức cách suy nghĩ của chúng ta hoặc những người có quan điểm khác với chúng ta. Đây là những từ ngữ đặc biệt có ý nghĩa liên quan đến sự phân cực đặc trưng của xã hội Mỹ và không miễn trừ ảnh hưởng đến Giáo hội của đất nước rộng lớn này.

Những suy tư của Sứ thần Pierre gợi nhớ đến bài giảng của vị đại giáo phụ, Thánh Gioan Kim Khẩu, người đã nói: “Bạn có muốn tôn vinh thân mình Chúa Kitô không? Đừng để Người trở thành đối tượng bị khinh miệt giữa các thành viên của mình, nghĩa là nơi những người nghèo, không có quần áo để che thân. Ở đây, trong nhà thờ, đừng tôn vinh Người bằng vải lụa, còn ở bên ngoài lại bỏ mặc Người khi Người chịu lạnh và mình trần... Đức Kitô có ích lợi gì nếu bàn tế lễ đầy bình vàng, trong khi người nghèo chết đói?”. Thánh Gioan Kim Khẩu nói thêm: “Hãy nghĩ đến điều tương tự về Chúa Kitô, khi Người lang thang và hành khất, cần một mái nhà. Bạn từ chối chào đón Người trong cuộc hành hương và ngược lại trang trí cho sàn, vách, cột và tường của nhà thờ... Trong khi bạn trang trí không gian thờ phượng, đừng khép kín trái tim mình với người anh em đang đau khổ. Đây là ngôi đền thờ sống động quý giá hơn nữa”.

Một vị giám mục vĩ đại khác, Don Tonino Bello, đã nhận xét: “Thật không may, sự sang trọng hào nhoáng của các thành phố khiến chúng ta dễ dàng nhìn thấy thân mình Chúa Kitô trong Bí tích Thánh Thể trên bàn thờ của chúng ta. Nhưng nó ngăn cản chúng ta nhìn thấy thân thể Chúa Kitô trong những nhà tạm khó chịu của nghèo đói, thiếu thốn, đau khổ và cô đơn. Đây là lý do tại sao Bí tích Thánh Thể của chúng ta bị lệch tâm…”.

Nghĩ đến tình trạng ở Hoa Kỳ, ước mong rằng cuộc phục hưng Thánh Thể sẽ dẫn đến sự chú ý lớn hơn bao giờ hết đến thân mình của Chúa Kitô trong “những nhà tạm khó chịu” của nghèo đói và bị gạt ra ngoài lề xã hội. Và cũng hi vọng rằng sự phục hưng này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự chú ý mới đến sự sống và phẩm giá con người, sự sống yếu đuối và không có khả năng tự vệ, chẳng hạn như sự sống của thai nhi, người vô gia cư, người di cư. Một sự chú ý mới dành cho mạng sống của những người đang bị đe dọa hàng ngày bởi bạo lực và việc buôn bán vũ khí một cách dễ dàng không kiểm soát: một dịch bệnh đặc biệt gây đau khổ cho đất nước rộng lớn, và các Kitô hữu sẽ không bao giờ làm đủ để chống lại điều đó với tư cách của những người bước theo Đấng ở Vườn Ghếtsêmanê đã ngăn chặn xung lực tự vệ của Phêrô bằng cách ra lệnh cho ông tra gươm vào vỏ và sau đó gắn lại tai cho đầy tớ thầy Thượng Tế bị thương bởi vị tông đồ.

Link nội dung đầy đủ: https://giaophanmytho.net/giao-hoi-hoan-vu/dai-hoi-thanh-the-hoa-ky-loi-cua-thanh-gioan-kim-khau-bao-ve-moi-su-song-41519.html

 

 

6. Thế vận hội: Toà Thánh lấy làm tiếc về một số cảnh xúc phạm tôn giáo

Trong một tuyên bố, Toà Thánh lấy làm tiếc về một số cảnh trong lễ khai mạc Thế vận hội, “một sự kiện uy tín trong đó cả thế giới đoàn kết xung quanh những giá trị chung” và nơi đó “không nên có những ám chỉ chế giễu niềm tin tôn giáo của nhiều người”.

Vatican News

Toà Thánh bày tỏ nỗi buồn liên quan đến lễ khai mạc Thế vận hội Paris vào ngày 26 tháng 7. Toà Thánh nói rằng “không thể không lên tiếng cùng với những người đã bày tỏ sự đáng tiếc trong những ngày qua về sự xúc phạm đến nhiều Kitô hữu và các tín đồ của các tôn giáo khác”.

Tuyên bố viết: “Tại một sự kiện uy tín mà cả thế giới đoàn kết xung quanh những giá trị chung, ​​không nên có bất kỳ ám chỉ nào chế giễu niềm tin tôn giáo của nhiều người”. Để kết luận, Tòa Thánh nhấn mạnh rằng “quyền tự do ngôn luận, rõ ràng là không bàn cãi, phải có giới hạn ở sự tôn trọng người khác”.

Link nội dung đầy đủ: https://giaophanmytho.net/giao-hoi-viet-nam/tuyen-bo-cua-toa-thanh-ve-viec-xuc-pham-ton-giao-o-olympic-2024-41520.html

 

 

7. Giáo hội Mỹ Latinh thành lập mạng lưới những nhà truyền thông

Trong cuộc họp từ ngày 29-31/7 vừa qua tại trụ sở ở Bogotá, Liên Hội đồng Giám mục Châu Mỹ Latinh và Caribe (CELAM) đã thành lập mạng lưới những nhà truyền thông của Giáo hội châu Mỹ Latinh và vùng Caribe để phối hợp hoạt động về truyền thông giữa các Hội đồng giám mục và các cơ quan khác của Giáo hội ở lục địa này.

Vatican News

Cuộc họp diễn ra với sự tham dự của 45 người đại diện cho các Hội đồng Giám mục và 10 tổ chức Giáo hội của 16 quốc gia trực thuộc. Chương trình họp trong 3 ngày tập trung vào việc suy tư, phân định, trao đổi kinh nghiệm và tranh luận trong việc phối hợp truyền thông và những khả thể đóng góp để xây dựng xã hội và Giáo hội trong khu vực.

Về việc thành lập Mạng lưới, ông Oscar Elizalde, giám đốc Trung tâm Truyền thông của Hội đồng Giám mục Châu Mỹ Latinh và vùng Caribe, đã khuyến khích các thành viên “đầu tư cách mạnh mẽ vào dự án non trẻ này để tạo nên những tác động truyền thông, từ sự hiệp lực theo cách thức hiệp hành, từ thái độ phục vụ và dấn thân cho Giáo hội, đáp lại lời kêu gọi của Đức Thánh Cha Phanxicô trở thành một Giáo hội hiệp thông, tham gia và sứ vụ”.

Theo giám đốc truyền thông, hoạt động mục vụ truyền thông phải mang tính kết nối để làm phong phú lẫn nhau nhờ những sáng kiến từ những thực tế của mỗi quốc gia. Hơn nữa, việc phối hợp sẽ mang lại những giá trị mang tính đồng bộ chứ không phải đơn lẻ như những hòn đảo.

Cha Daniel Francisco Blanco, giám mục phụ tá của San José, Costa Rica và là Điều phối viên Trung tâm Truyền thông của Liên Hội đồng Giám mục châu Mỹ Latinh và vùng Caribe, nhấn mạnh đến vai trò quan trọng của dự án này trong sứ mạng của Giáo hội. Ngài cho biết: “Đây sẽ là tiếng nói hi vọng cho thực tế khắc nghiệt mà nhiều quốc gia ở Mỹ Latinh và Caribe đang trải qua”.

Link nội dung đầy đủ: https://giaophanmytho.net/giao-hoi-hoan-vu/giao-hoi-my-latinh-thanh-lap-mang-luoi-nhung-nha-truyen-thong-41527.html

 

 

8. Các cuộc tấn công chống các Kitô hữu gia tăng ở Thánh Địa

Theo phúc trình năm 2023 của Trung tâm Rossing ở Giêrusalem, các Kitô hữu ở Thánh địa đang phải chịu các cuộc tấn công với “sự gia tăng đáng lo ngại”, bao gồm khạc nhổ, quấy rối, gây thiệt hại tài sản, phá hoại nghĩa trang cũng như gián đoạn các dịch vụ.

Vatican News

Trong cuộc trò chuyện với Tổ chức Trợ giúp các Giáo hội Đau khổ (ACN) về phúc trình “Các cuộc tấn công nhằm vào các Kitô hữu ở Israel và Đông Giêrusalem”, bà Hana Bendcowsky nhân viên của Trung tâm Rossing cho biết các Kitô hữu chịu các cuộc tấn công dưới hai hình thức.

Trước hết là phá hoại các nơi thờ phượng, đập vỡ ảnh tượng, như trường hợp ở Nhà thờ Flagellation. Những cuộc tấn công bạo lực này được thực hiện chủ yếu bởi những người Do Thái cực đoan chính thống trẻ, bị gạt ra ngoài lề xã hội với quan điểm dân tộc không khoan nhượng. Bên cạnh đó là các hành động phá hoại tài sản của các Kitô hữu, phá hoại nghĩa trang và làm gián đoạn các dịch vụ.

Hình thức thứ hai của bạo lực chống các Kitô hữu là trường hợp các linh mục bị khạc nhổ, hoặc các nữ tu bị yêu cầu tháo Thánh giá khi đến bệnh viện. Những người thực hiện hành vi này là cộng đồng Do Thái cực đoan, gồm mọi thành phần cả trẻ lẫn lớn tuổi.

Viện phụ Nikodemus Schnabel của đan viện Biển Đức Dormition, ở Đông Giêrusalem, cho biết hành vi khạc nhổ diễn ra hàng ngày. Ngài nói: “Tất nhiên có nhiều người Do Thái tốt, nhưng sự thật đáng buồn là hiện tượng này không phải là hiếm. Đan viện chúng tôi cũng đã phải chịu các cuộc tấn công đốt phá, vẽ bậy với những thông điệp hận thù. Hiện tượng này ngày càng gia tăng”.

Bà Bendcowsky cho rằng 30 vụ việc được ghi nhận vào năm ngoái có lẽ chỉ là phần nổi của tảng băng. Phúc trình chỉ ra rằng nếu cảnh sát can thiệp thì tình hình đỡ hơn. Chẳng hạn, sự hiện diện của cảnh sát tỏ ra có hiệu quả trong việc chấm dứt tình trạng biểu tình tại tu viện Sao Biển ở Haifa, bởi những người theo rabbi Eliezer Berland gây tranh cãi.

Theo Trung tâm Rossing, sau các cuộc tấn công nhổ nước bọt vào những người hành hương vào tháng 10/2023, rabbi trưởng Sephardic Yitzhak Yosef nhấn mạnh rằng những hành động như vậy không phải là một phần của Do Thái giáo. Còn rabbi trưởng Ashkenazi David Lau tuyên bố hành vi nhổ nước bọt vào các Kitô hữu là vi phạm luật Do Thái.

Đức Hồng Y Pierbattista Pizzaballa, Thượng phụ Công giáo Latinh ở Giêrusalem, ca ngợi Trung tâm Rossing vì đã ghi lại những trường hợp này. Ngài nói: “Chúng tôi cần biết chuyện gì đang xảy ra, số các cuộc tấn công và ai thực hiện chúng để thông báo cho chính quyền. Ngay cả khi họ không làm gì, họ cũng không thể nói rằng điều đó không xảy ra”.

Trong hơn một thập kỷ, Tổ chức Trợ giúp các Giáo hội Đau khổ đã hỗ trợ Trung tâm Rossing với một số dự án, bao gồm chương trình “Phát triển sự tha thứ, vượt qua sự thù hận” nhằm quy tụ những người trẻ Do Thái, Kitô hữu và Hồi giáo và giúp họ chung sống hòa bình với nhau.

Link nội dung đầy đủ: https://giaophanmytho.net/giao-hoi-hoan-vu/cac-cuoc-tan-cong-chong-cac-kito-huu-gia-tang-o-thanh-dia-41528.html

 

 

9. Vatican khẳng định Elenita de Jesus là nhân vật quan trọng nhưng không phải là Đức Mẹ

Dựa trên các quy định mới để nghiên cứu các sự việc được cho là các cuộc hiện ra trong Giáo hội Công giáo, trong thư gửi cho Giám mục Caguas (Puerto Rico) vào ngày 1/8/2024, Bộ Giáo lý Đức tin đã khẳng định rằng Elenita de Jesús “không phải là Đức Trinh Nữ Maria” và bác bỏ tính siêu nhiên của các sự kiện liên quan đến nữ giáo lý viên này và Đền thánh Núi Thánh ở Puerto Rico.

Vatican News

Elenita de Jesús là một giáo lý viên truyền giáo vào thế kỷ 19, “sống dưới tác động của Chúa Thánh Thần, sống bác ái và loan báo Tin Mừng, được cảm hứng bởi tình yêu sâu sắc dành cho Đức Trinh nữ Maria”.

Tránh việc đồng nhất Elenita de Jesús với Chúa Giêsu Kitô hoặc với Đức Trinh Nữ Maria

Đức Hồng y Fernández lưu ý rằng Elenita de Jesús đã phục vụ Giáo hội vào một thời điểm quan trọng trong lịch sử, khi đức tin bị đe dọa nghiêm trọng, và người dân gọi bà là “mẹ” vì họ nhìn thấy nơi bà những cách hành xử tốt đẹp. Ngài nói: “Đúng thật là chúng ta tìm thấy trong cuộc sống của bà những dấu hiệu của sự kết hiệp mật thiết với sự đau khổ của Chúa Giêsu Kitô, và trong nhiều cử chỉ, bà mở rộng tình cảm của Đức Maria. Nhiều chứng tá nói rằng bà giống Đức Trinh nữ và một số người, với sự ngưỡng mộ quá mức, đã sai lầm khi khẳng định bà là Đức Trinh nữ Maria”.

Vì lý do này, ngài khẳng định rằng “phải hoàn toàn tránh việc đồng nhất Elenita de Jesús với Chúa Giêsu Kitô, Đấng Cứu Chuộc duy nhất, hoặc với Đức Trinh Nữ Maria, người cộng tác đầu tiên trong công việc của Con Mẹ”.

Động lực thúc đẩy sự hiến thân hoàn toàn cho Vương quốc của Thiên Chúa

Tuy nhiên, Đức Hồng y chỉ ra rằng “không thể phủ nhận rằng hình ảnh Elenita de Jesús có giá trị to lớn đối với Giáo hội ở Puerto Rico và cần được coi như một động lực thúc đẩy sự cống hiến hoàn toàn cho Vương quốc của Thiên Chúa”.

“Sẽ là một niềm vui cho bà nếu những người yêu mến bà sử dụng hình ảnh của bà như động lực để hiến thân cho Thiên Chúa và tránh hướng về bà những cử chỉ sùng kính tương ứng với Mẹ của Chúa Giêsu Kitô. Tốt hơn hết là đừng làm hỏng kho báu này bằng cách bóp méo ý nghĩa ban đầu của nó”.

Để kết luận, Đức Hồng Y Fernández bày tỏ mong muốn rằng Đền thánh Núi Thánh “luôn là nơi mà Chúa Giêsu Kitô, Chúa và Đấng Cứu Chuộc duy nhất, được tôn thờ, như Elenita de Jesús, người khiêm nhường và nghèo khó giữa những người nghèo, chắc chắn đã mong ước”.

Link nội dung đầy đủ: https://giaophanmytho.net/giao-hoi-hoan-vu/vatican-khang-dinh-elenita-de-jesus-la-nhan-vat-quan-trong-nhung-khong-phai-la-duc-me-41532.html

 

 

10. Các Giám mục Anh quốc cầu nguyện cho hòa bình sau vụ đâm dao khiến 3 trẻ em thiệt mạng

Các Giám mục Công giáo ở Anh quốc cầu nguyện cho hòa bình giữa bạo loạn bùng nổ sau khi một số trẻ em học sinh bị con của một người di dân Rwanda đâm dao. Các ngài nói rằng “bạo lực như thế đe dọa những giá trị của xã hội chúng ta”.

Hồng Thủy - Vatican News

Bạo lực bùng nổ sau khi nghi phạm 17 tuổi, một người sinh tại Anh quốc nhưng có cha mẹ là người Rwanda di dân vào Anh, đâm dao tại một lớp học múa của trẻ em ở Southport, Anh quốc, khiến cho 3 trẻ nữ thiệt mạng, 8 trẻ em khác tại lớp học múa và hai người lớn bị thương.

Những người biểu tình phản đối đã tấn công và làm hư hại các khách sạn đang là nơi cư trú của những người di dân tìm cách tị nạn ở Anh.

Cầu nguyện cho các nạn nhân

Đức Tổng Giám mục Malcolm McMahon của tổng giáo phận Liverpool đã kêu gọi các tín hữu hợp với ngài cầu nguyện cho các nạn nhân. Ngài nói trong tuyên bố hôm 29/7: “Chúng tôi cầu xin phúc lành, bình an và sự hiện diện của Thiên Chúa cho những người bị thương, cho những người là cha mẹ, gia đình và bạn bè của những người bị thương, những người tham gia cứu trợ khẩn cấp”.

Lên án bạo lực

Đức Cha Paul McAleenan, Giám mục phụ tá của Westminster, phụ trách về di dân và tị nạn của Hội đồng Giám mục Anh quốc, trong tuyên bố vào ngày 5/8/2024, lên án bạo lực trong tuần qua, đặc biệt là bạo lực nhắm vào người di dân và nơi ở của họ.

Ngài nói: “Hôm nay, và luôn luôn, chúng ta cần tiếp tục cầu nguyện, làm việc và ủng hộ hòa bình tại đất nước chúng ta. Những hành động của một số ít người tham gia vào bạo lực ngược lại với các hoạt động bác ái, các nhóm giáo hội, các tình nguyện viên, những người không mệt mỏi giơ tay ra chào đón người di dân trong sự liên đới. Chúng tôi hi vọng và cầu nguyện rằng họ có thể gia tăng nỗ lực để chúng ta có thể xây dựng các cộng đồng sau những biến cố kinh hoàng trong những ngày qua”.

Đức cha cũng cầu nguyện cho những người đang cư trú trong các khách sạn hay đang cảm thấy bị đe dọa. Ngài nói: “Các bạn được yêu mến và chào đón ở đây. Tất cả chúng tôi nên làm điều chúng tôi có thể để bảo đảm cho các bạn cảm thấy được an toàn. Tôi cũng cầu nguyện cho tổ chức cứu trợ khẩn cấp, những người hi sinh tiếp tục công việc mặc dù những nguy hiểm. Cám ơn về tất cả những điều các bạn làm để phục vụ thiện ích”.

Link nội dung đầy đủ: https://giaophanmytho.net/giao-hoi-hoan-vu/cac-giam-muc-anh-quoc-cau-nguyen-cho-hoa-binh-sau-vu-dam-dao-khien-3-tre-em-thiet-mang-41533.html

 

 

11. ĐTC Phanxicô cầu nguyện để hòa bình dập tắt các cuộc chiến ở Trung Đông

Vào cuối buổi tiếp kiến chung hôm thứ Tư ngày 7/8/2024, Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi ngừng bắn ở Trung Đông, cầu nguyện cho hòa bình ở Ucraina, Myanmar và Sudan, đồng thời kêu gọi những nỗ lực và cầu nguyện nhiều hơn để chấm dứt sự phân biệt chủng tộc ở Pakistan và Afghanistan.

Vatican News

Đức Thánh Cha cho biết ngài theo dõi với rất nhiều lo ngại về tình hình ở Trung Đông. Ngài lặp lại lời kêu gọi các bên liên quan để xung đột không lan rộng và chiến tranh tại các mặt trận sẽ chấm dứt ngay lập tức, bắt đầu từ Gaza, nơi tình cảnh nhân đạo rất trầm trọng, không thể chịu đựng được.

Đức Thánh Cha cầu nguyện để sự chân thành tìm kiếm hòa bình dập tắt những tranh chấp, tình yêu chiến thắng hận thù và sự tha thứ làm tan biến việc trả thù.

Cầu nguyện cho Ucraina, Myanmar, Sudan

Đức Thánh Cha không quên kêu gọi các tín hữu hiệp ý với ngài cầu nguyện cho Ucraina đang bị giày xéo, cho Myanmar, cho Sudan, để những dân tộc đã bị thử thách vì chiến tranh có thể sớm tìm lại hòa bình mà họ rất mong ước.

Kêu gọi chấm dứt sự phân biệt chủng tộc ở Pakistan và Afghanistan

Cuối cùng, Đức Thánh Cha kêu gọi hợp nhất các nỗ lực và lời cầu nguyện để những phân biệt đối xử về sắc tộc ở Pakistan và Afghanistan bị loại bỏ, đặc biệt là sự phân biệt đối xử chống lại phụ nữ.

Link nội dung đầy đủ: https://giaophanmytho.net/giao-hoi-hoan-vu/dtc-phanxico-cau-nguyen-de-hoa-binh-dap-tat-cac-cuoc-chien-o-trung-dong-41536.html

 

 

12. Logo chính thức của Hội đồng Giám mục Việt Nam

Văn phòng HĐGM đã giới thiệu biểu tượng (logo) chính thức của Hội đồng Giám mục Việt Nam

Vatican News

Theo thông báo ngày 6/8 trên kênh thông tin của Hội đồng Giám mục, logo chính thức của HĐGM Việt Nam, do nhóm JOS Creative thiết kế, đã được duyệt trong Hội nghị thường niên kỳ I/2024 từ ngày 17 đến 21 tháng 04 tại Vĩnh Long.

Ý nghĩa của logo:

- Biểu tượng mang màu xanh lá, diễn tả cánh đồng loan báo Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô trên quê hương Việt Nam;

- Tâm điểm của biểu tượng hình ảnh gậy mục tử nối kết với thập giá gợi nhớ sứ mạng mục tử khởi nguồn từ và dẫn Dân Chúa đến với tình yêu cứu độ;

- Vòng tròn kết nối tên tiếng Việt và Latinh của Hội đồng Giám mục diễn tả sự đồng tâm và hợp nhất của mọi thành phần Dân Chúa cũng như của Hội Thánh địa phương và Giáo Hội hoàn vũ;

- Hoạ tiết tre nhắc nhớ lòng kiên trì và bền bỉ trong đời sống đức tin của Dân Chúa tại Việt Nam qua dòng lịch sử.

Link nội dung đầy đủ: https://giaophanmytho.net/giao-hoi-hoan-vu/logo-chinh-thuc-cua-hoi-dong-giam-muc-viet-nam-41537.html

 

 

13. Scholas ra mắt chương trình giáo dục đầu tiên tại Đông Nam Á

Scholas Occurrentes, phối hợp với Bộ Giáo dục, Văn hóa, Nghiên cứu và Công nghệ của Indonesia và với sự hỗ trợ của Phong trào Toàn cầu 5P, đã công bố triển khai chương trình Scholas Công dân ở Indonesia, quy tụ 200 đại biểu sinh viên từ nhiều tổ chức giáo dục khác nhau và từ các hòn đảo khác nhau của đất nước.

Vatican News

Scholas Occurrentes là một dự án dành cho giới trẻ từ khắp nơi trên thế giới, bắt nguồn từ Buenos Aires vào năm 2001, khi Đức Thánh Cha Phanxicô còn làm tổng giám mục, kết hợp các sinh viên từ các trường công và tư, tất cả các tôn giáo, nhằm giáo dục giới trẻ biết dấn thân vì lợi ích chung.

Kể từ ngày 13/8/2013, Scholas Occurrentes, tổ chức hợp nhất một mạng lưới gồm gần 450 ngàn trường học và cơ quan giáo dục trên thế giới, trở thành một Tổ chức thuộc quyền giáo hoàng do Đức Thánh Cha Phanxicô thành lập. Vào ngày 9/6/2017, tổ chức này đã khánh thành trụ sở chính tại Roma.

Trong 10 ngày tới, 200 đại biểu sinh viên từ các cơ sở giáo dục khác nhau, từ các sắc tộc và tôn giáo khác nhau sẽ sống trải nghiệm Scholas để lắng nghe những lo lắng, nỗi đau và ước mơ của họ, chia sẻ chúng với những người khác và cùng nhau tìm kiếm giải pháp.

Mang lại ý nghĩa cho giới trẻ

Mục tiêu của chương trình là đào tạo trước một nhóm sinh viên đại học và giáo viên trẻ để họ có thể áp dụng phương pháp Scholas được canh tân trong cộng đồng của họ. Cách tiếp cận này nhằm mục đích mang lại ý nghĩa cho giới trẻ và đáp ứng nhu cầu hiện tại của xã hội Indonesia. Chính Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ gặp gỡ các sinh viên đã sống trải nghiệm Scholas ở Indonesia để lắng nghe họ và cùng họ cử hành khối đa diện giáo dục, đại diện cho sự hiệp nhất trong đa dạng và Văn hóa Gặp gỡ.

Phong trào 5P Toàn cầu

Phong trào 5P Toàn cầu hướng tới việc thúc đẩy các giá trị dân chủ, hợp tác quốc tế và tiềm năng con người, tập trung vào năm nguyên tắc cơ bản: Hòa bình, Thịnh vượng, Con người, Hành tinh và Quan hệ đối tác. Sứ mạng của nó là tạo ra một thế giới nơi nhân quyền, công bằng xã hội và sức khỏe môi trường có thể phát triển mạnh mẽ khi hiểu rằng hòa bình thực sự dựa trên sự thịnh vượng và hợp tác chung. Phong trào 5P Toàn cầu giải quyết các thách thức toàn cầu thông qua sự liên đới, nỗ lực biến hòa bình, thịnh vượng và bền vững thành hiện thực chung cho tương lai.

Scholas đã cử một nhóm chuyên trách đến Indonesia để hiểu rõ hơn về môi trường địa phương và thiết kế một chiến lược hành động hiệu quả. Hợp tác chặt chẽ với chính quyền địa phương, các trường học và đại học, họ đã phát triển một kế hoạch làm việc toàn diện nhằm thúc đẩy quyền công dân toàn cầu trong giới trẻ Indonesia.

Scholas Tây Ban Nha giúp đào tạo giới trẻ Indonesia

Scholas đã chọn những thanh niên Indonesia để được đào tạo chuyên sâu về phương pháp Scholas tại trụ sở chính ở Granada, Tây Ban Nha. Bằng cách này, họ sẵn sàng mang phương pháp này đến với cộng đồng của họ. Vì vậy, sau khi thực hiện các đánh giá phù hợp, hai bên đã quyết định mở chi nhánh Scholas đầu tiên trong khu vực, với đội ngũ thường trực để phát triển các chương trình thể thao, nghệ thuật và công nghệ. Trụ sở sẽ được Đức Thánh Cha Phanxicô khánh thành vào ngày 4/9, trong chuyến tông du tới đất nước này.

Link nội dung đầy đủ: https://giaophanmytho.net/giao-hoi-hoan-vu/scholas-ra-mat-chuong-trinh-giao-duc-dau-tien-tai-dong-nam-a-41541.html

 

 

14. Đức Thánh Cha mời gọi Hội Hiệp sĩ Columbus cầu nguyện cho hoà bình Chúa Kitô chiến thắng

Đức Thánh Cha gửi sứ điệp, được ký bởi Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Toà Thánh, đến Đại hội lần thứ 142 của Hội Hiệp sĩ Columbus, diễn ra từ ngày 06 đến đến 08/8/2024, tại Quebec, Canada. Ngài mời gọi mọi người cầu nguyện cho hoà bình và cùng nhau xây dựng một “nền văn minh tình thương”.

Vatican News

Suy tư về chủ đề “Truyền giáo” của Đại hội, Đức Thánh Cha nhấn mạnh mỗi Kitô hữu đều là nhà truyền giáo theo mức độ chúng ta gặp được tình yêu Thiên Chúa nơi Chúa Giêsu Kitô. Đức Thánh Cha nói: “Việc thành lập Hội Hiệp sĩ Columbus được hướng dẫn bởi cái nhìn ngôn sứ của Chân phước Michael McGivney, được truyền cảm hứng từ nhu cầu cấp thiết phải làm chứng cho tình yêu này, đặc biệt phục vụ người nghèo và nhiệt thành tông đồ nhằm xây dựng Giáo hội trong sự hiệp nhất, tình huynh đệ và trung thành với chân lý cứu độ của Tin Mừng”.

Đức Thánh Cha khen ngợi những nỗ lực của các Hiệp sĩ trong việc đào tạo các thành viên như những người có đức tin và gia đình. Qua nhiều thế hệ, các Hiệp sĩ đã nỗ lực củng cố đời sống gia đình qua các chương trình phát triển giáo lý và tâm linh, đã công khai làm chứng về vai trò trung tâm của gia đình như tế bào nền tảng của xã hội và đã hỗ trợ một loạt sáng kiến dành cho các gia đình trong sứ vụ giáo dục và xã hội.

Dấn thân lịch sử này bao gồm “mối quan tâm đặc biệt đến việc truyền tải đức tin cho các thế hệ mới, thấm nhuần các giá trị lành mạnh và đồng hành với giới trẻ trong sự trưởng thành như những người chính trực, khôn ngoan và phục vụ cộng đồng nơi họ sinh sống”.

Hội Hiệp sĩ Columbus đã cổ võ cuộc hành hương Thánh Thể ở Hoa Kỳ quy tụ tại thành phố Indianapolis vào tháng 7 vừa qua, Đức Thánh Cha cho rằng sáng kiến này không chỉ là một chứng từ ấn tượng cho đức tin của Giáo hội vào sự hi sinh cứu chuộc của Chúa Kitô trên thập giá, nhưng còn cho sự đồng hành liên tục của Người với Giáo hội trong cuộc hành hương xuyên suốt lịch sử. Đức Thánh Cha mời gọi các Hiệp sĩ và gia đình họ tiếp tục dâng lời cầu nguyện và dâng Thánh lễ để hòa bình của Chúa Kitô chiến thắng trong tâm hồn mọi người và để xây dựng nền văn minh tình thương.

Đức Thánh Cha cũng nhắc lại các hoạt động bác ái và nỗ lực của các Hiệp sĩ trong các hoạt động ủng hộ hôn nhân, phẩm giá của mỗi người và sứ vụ của Giáo hội tại các quốc gia đang phát triển. Ngài đề cập đến hoạt động bác ái của Hội ở Ucraina và các cộng đoàn Kitô ở Trung Đông và của tất cả những người phải chịu bách hại vì đức tin vào Chúa Kitô.

Sau cùng, hướng về Năm Thánh 2025 sắp tới, Đức Thánh Cha cám ơn các Hiệp sĩ đã tài trợ cho dự án trùng tu tán che phía trên bàn thờ trong Đền thờ Thánh Phêrô.

Link nội dung đầy đủ:https://giaophanmytho.net/giao-hoi-hoan-vu/duc-thanh-cha-moi-goi-hoi-hiep-si-columbus-cau-nguyen-cho-hoa-binh-chua-kito-chien-thang-41542.html

 

 

15. Đức Thánh Cha mong muốn đến Trung Quốc thăm các Giám mục và dân Chúa

Trong cuộc phỏng vấn của cha Pedro Chia, Giám đốc Phòng Báo chí của Tỉnh dòng Tên ở Trung Quốc, vào tháng Năm và được công bố vào ngày 09/8/2024, Đức Thánh Cha khen ngợi các tín hữu Trung Quốc có “đức tin tuyệt vời”, và là “một người thầy của niềm hi vọng”. Ngài cũng bày tỏ mong muốn thực hiện chuyến tông du đến quốc gia châu Á này.

Vatican News

Cuộc phỏng vấn được thực hiện tại thư viện của Dinh Tông toà, vào ngày 24/5, lễ Đức Mẹ Xà Sơn (Sheshan). Đức Thánh Cha tiết lộ rằng trước văn phòng của ngài có hình Đức Mẹ của Trung Quốc và bày tỏ mong muốn đến kính viếng Đền thánh này. Và không chỉ thăm Đền thánh Đức Mẹ, với tước hiệu Đức Mẹ Phù hộ các giáo hữu, Đức Thánh Cha còn muốn đến đất nước châu Á này để “gặp gỡ các giám mục địa phương và dân Chúa rất trung thành, những người đã trải qua nhiều biến cố và vẫn trung thành”.

Khi được hỏi sứ điệp ngài mong muốn gửi đến giới trẻ Trung Quốc ngày nay là gì, Đức Thánh Cha nói “hi vọng”. Ngài nhấn mạnh dân tộc này là người thầy dạy hi vọng và sự kiên nhẫn. Và điều này là một điều rất đẹp.

Đức Thánh Cha kết luận: “Trung Quốc là một dân tộc vĩ đại, không được lãng phí di sản của mình. Trái lại, Trung Quốc phải kiên nhẫn tiếp nối di sản của mình”.

Trong cuộc phỏng vấn, khi được hỏi về đời sống cá nhân, Đức Thánh Cha nhớ lại đã trải qua một số “khủng hoảng” trong đời tu, nhưng theo ngài, những điều này rất là bình thường, vì nếu không, không phải là con người. Ngài giải thích, khủng hoảng được vượt qua theo hai cách: chúng được giải quyết và đi qua “như một mê cung”, từ đó người ta thoát ra “từ trên cao”; và “người ta không bao giờ thoát ra một mình, mà đúng hơn là với sự giúp đỡ, đồng hành”, bởi vì “để cho mình được giúp đỡ là rất quan trọng”. Đức Thánh Cha nói thêm ngài cầu xin Chúa “ơn được tha thứ, để Người kiên nhẫn với tôi”.

Nhìn về tương lai của Giáo hội, Đức Thánh Cha nhắc lại rằng, theo một số người, Giáo hội sẽ “ngày càng nhỏ bé” và cần phải “cẩn thận để không rơi vào thái độ giáo sĩ trị và tinh thần tục”. Ngài trích dẫn lời cố Hồng y Henri de Lubac, đây sẽ là “cái ác tồi tệ nhất có thể tấn công Giáo hội, thậm chí còn tồi tệ hơn thời kỳ của các Giáo hoàng có gia đình”. Cuối cùng, đối với bất kỳ ai là người kế vị ngai toà Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cầu nguyện vì “Chúa nói trong cầu nguyện”.

Link nội dung đầy đủ: https://giaophanmytho.net/giao-hoi-hoan-vu/duc-thanh-cha-mong-muon-den-trung-quoc-tham-cac-giam-muc-va-dan-chua-41543.html

 

 

16. Kitô hữu Indonesia ca ngợi kế hoạch của chính phủ giúp xây dựng nhà thờ mới dễ hơn

Kitô hữu Indonesia ủng hộ kế hoạch của chính phủ trong việc không đòi các tôn giáo khi xây dựng cơ sở thờ tự, bao gồm cả nhà thờ, phải có sự đồng ý của các diễn đàn địa phương mà đa số là người Hồi giáo. Tuy nhiên, phó tổng thống Ma'ruf Amin của Indonesia, quốc gia có đa số dân theo Hồi giáo, đã chống lại động thái này của chính phủ.

Hồng Thủy - Vatican News

Tuần trước, Bộ trưởng Tôn giáo vụ của Indonesia Yaqut Cholil Qoumas cho biết chính phủ sẽ sớm ngừng tham gia Diễn đàn hòa hợp tôn giáo, trọng tài chính về các vấn đề liên quan đến quan hệ liên tôn. Diễn đàn này bao gồm các lãnh đạo tôn giáo từ các huyện, tỉnh, ngoài ra còn có đại diện nhân dân. Tuy nhiên, phần lớn thành viên là người Hồi giáo, và điều này ảnh hưởng đến quyết định thành lập các cơ sở thờ tự, bao gồm cả việc xây dựng nhà thờ.

Vào năm 2006, một nghị định chung cấp bộ quy định rằng giấy phép của chính phủ để xây dựng nơi thờ phượng chỉ có thể được cấp sau khi nhận được một loạt đề xuất, trong đó có đề xuất từ Diễn đàn Hòa hợp Tôn giáo.

Phát biểu tại một sự kiện của Phong trào Kitô giáo ở thủ đô Jakarta vào ngày 3/8/2024, Bộ trưởng Tôn giáo vụ của Indonesia hi vọng việc thành lập các cơ sở thờ phượng sẽ sớm không còn khó khăn nữa.

Tuy nhiên, vào ngày 7/8/2024, phó tổng thống Amin, một người Hồi giáo bảo thủ, đã cảnh báo Bộ trưởng Qoumas rằng ông sẽ không đồng ý với kế hoạch này. Ông cho biết sự tham gia của diễn đàn này dựa trên "thỏa thuận với các hội đồng tôn giáo".

Các nhóm tôn giáo thiểu số, bao gồm các Kitô hữu, đang ủng hộ quyết định của bộ trưởng Qoumas. Họ đã nhiều lần kêu gọi chính phủ dỡ bỏ quy định được áp dụng từ 18 năm qua.

Gomar Gultom, chủ tịch Hiệp hội các Giáo hội ở Indonesia, cho biết tổ chức của ông luôn phản đối việc Diễn đàn Hòa hợp Tôn giáo tham gia vào quá trình nộp đơn xin thành lập một nhà thờ mới. Theo ông, diễn đàn là một tổ chức xã hội dân sự, không phải là cơ quan nhà nước. Ông nhận xét rằng quyền "cấp hay không cấp" sự chấp thuận cho một nhà thờ mới “nên thuộc về nhà nước”.

Cha Agustinus Heri Wibowo, thư ký điều hành ủy ban đại kết và liên tôn của Hội đồng Giám mục, đã ủng hộ việc loại bỏ diễn đàn khỏi quy trình đăng ký. Cha lưu ý, chính phủ nên cung cấp các dịch vụ “không phân biệt đối xử”. (UCA News 08/08/2024)

Link nội dung đầy đủ: https://giaophanmytho.net/giao-hoi-hoan-vu/kito-huu-indonesia-ca-ngoi-ke-hoach-cua-chinh-phu-giup-xay-dung-nha-tho-moi-de-hon-41544.html

 

 

17. ĐTC Phanxicô khuyến khích các tu sĩ quan tâm đến người nghèo và yêu thương vô vị lợi

Sáng thứ Hai ngày 12/8/2024, Đức Thánh Cha đã tiếp các tham dự viên tổng thu nghị của các dòng Nữ tu Đaminh San Sisto, Nữ tu Hiệp hội Thánh Tâm Chúa Giêsu, Nữ tu Đức Maria Dâng mình trong Đền thờ và các cha Dòng Ơn gọi. Chia sẻ với họ về lòng bác ái, ngài mời gọi họ hãy thường xuyên chú ý đến người nghèo và luôn sống động lực yêu thương cách vô vị lợi.

Hồng Thủy - Vatican News

Mở đầu bài nói chuyện với các tham dự viên, Đức Thánh Cha nhắc rằng tổng tu nghị là “một thời điểm để lắng nghe Chúa Thánh Thần, để tiếp tục làm cho những cảm hứng theo đặc sủng đã được ban cho các Đấng sáng lập của anh chị em được phát triển mạnh mẽ ngày hôm nay”.

Và Đức Thánh Cha đã mời họ cùng suy tư về ba chiều kích hiện sinh và tông đồ: sự phân định, đào tạo và bác ái.

Phân định: lắng nghe, cầu nguyện, suy niệm, chờ đợi, thực hiện điều Chúa gợi ý

Trước hết, về phân định, Đức Thánh Cha nhận xét đây là “vấn đề đặc biệt” trong đặc sủng của các linh mục dòng Ơn gọi, nhưng cũng liên quan đến mọi dòng tu và mọi người theo nghĩa rộng hơn. Phân định là một phần của cuộc sống, trong những quyết định quan trọng cũng như những lựa chọn hàng ngày.

Đức Thánh Cha giải thích thêm: “Đó là công việc vất vả trong việc lắng nghe Chúa, nghe chính mình và người khác, cầu nguyện, suy niệm, kiên nhẫn chờ đợi, rồi can đảm và hi sinh, để biến thành cụ thể và thực thi những gì Thiên Chúa gợi ý cho trái tim của chúng ta, nhưng Người không bao giờ áp đặt ý muốn của Người”.

Theo Đức Thánh Cha, “thế giới cần khám phá lại hương vị và vẻ đẹp của việc quyết định, đặc biệt liên quan đến những lựa chọn dứt khoát, những lựa chọn một bước ngoặt quyết định trong cuộc sống, chẳng hạn như những lựa chọn ơn gọi”. Do đó, cần những người cha, người mẹ giúp đỡ, đặc biệt là cho những người trẻ, để hiểu rằng tự do không có nghĩa là mãi mãi ở ngã ba đường, nhưng là dấn thân trên hành trình với sự khôn ngoan và thận trọng, can đảm và tinh thần từ bỏ, để phát triển trong việc sử dụng các khả năng và hạnh phúc khi yêu mến theo kế hoạch của Thiên Chúa.

Đào tạo: đời tu là con đường phát triển trong sự thánh thiện

Nói đến việc đào tạo, Đức Thánh Cha nhận định: “đời sống tu trì tự nó là một con đường phát triển trong sự thánh thiện bao trùm mọi cuộc sống, và trong đó Chúa không ngừng uốn nắn tâm hồn của những người Chúa đã chọn”. Ngài khuyên các tu sĩ chuyên tâm cầu nguyện, tham dự các bí tích, chầu Thánh Thể và quan tâm đến tất cả những khoảnh khắc làm cho mối quan hệ thường ngày giữa người thánh hiến với Chúa Kitô trở nên sống động.

Đức Thánh Cha cũng nhắc rằng “Thời đại chúng ta đang rất cần những nhà giáo dục biết cách trở thành những người bạn đồng hành một cách yêu thương đối với những người được ủy thác cho họ”.

Bác ái: Chúa nói với chúng ta qua người nghèo

Cuối cùng, về lòng bác ái, Đức Thánh Cha nhận xét rằng 4 dòng nói trên đều được thành lập để hỗ trợ và giáo dục những người trẻ nghèo, những người nếu không có sự giúp đỡ cần thiết sẽ không thể tiếp cận được một nền giáo dục đầy đủ cho tương lai của họ, hoặc thậm chí không thể đáp ứng được ơn gọi của họ. Ngài nhắc họ hãy thường xuyên chú ý đến người nghèo và luôn sống động lực yêu thương một cách vô vị lợi. Qua người nghèo Chúa nói với chúng ta, và trong mỗi món quà trao tặng, họ đều phản chiếu tình yêu của Thiên Chúa. (CSR_3375_2024)

Link nội dung đầy đủ:https://giaophanmytho.net/giao-hoi-hoan-vu/dtc-phanxico-khuyen-khich-cac-tu-si-quan-tam-den-nguoi-ngheo-va-yeu-thuong-vo-vi-loi-41550.html

 

 

18. Lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời các tín hữu được mời gọi cầu nguyện đặc biệt cho hoà bình ở Trung Đông

Đức Hồng Y Pierbattista Pizzaballa, Thượng phụ Công giáo Latinh ở Giêrusalem; và cha Francesco Patton, bề trên Dòng Phanxicô ở Thánh Địa gửi thư, mời gọi các tín hữu cầu nguyện đặc biệt cho hoà bình ở Trung Đông, trong ngày Lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời.

Vatican News

Mở đầu thư, Đức Hồng Y Pizzaballa nói từ khi cuộc chiến tranh khủng khiếp bắt đầu, từ nhiều tháng qua, đau khổ do xung đột gây ra không những không suy giảm, nhưng dường như ngày càng tăng, do sự kích động thù hận. Hậu quả là việc tìm giải pháp cho cuộc chiến trở nên xa vời, khó tìm được người và tổ chức có thể đối thoại về tương lai và các mối quan hệ hoà bình.

Tuy nhiên, theo Thượng phụ Công giáo Latinh ở Giêrusalem, với cầu nguyện chúng ta có thể làm đảo ngược tình thế xung đột. Trong tinh thần chuẩn bị lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời, 15/8, ngài mời gọi: “Vào ngày này, trước hoặc sau Thánh lễ hoặc vào một thời điểm thích hợp khác, tôi mời gọi mọi người dành thời gian cầu nguyện cho hòa bình của Đức Trinh Nữ Maria Diễm Phúc. Tôi hi vọng các giáo xứ, các cộng đoàn tu sĩ và cả một số ít người hành hương ở giữa chúng ta sẽ hiệp nhất trong mong muốn hòa bình chung mà chúng ta phó thác nơi Đức Trinh Nữ Maria”.

Theo Đức Hồng Y, sau khi đã dành rất nhiều lời và làm những gì có thể để giúp đỡ và gần gũi mọi người, đặc biệt là những người bị ảnh hưởng nặng nề nhất, tất cả những gì còn lại là chúng ta phải cầu nguyện. Trước nhiều lời lẽ hận thù thường được nói ra, chúng ta muốn dâng lời cầu nguyện, bao gồm những lời hòa giải và hòa bình.

Ngài kết thúc thư: “Chúng ta cùng cầu nguyện để trong đêm dài mà chúng ta đang trải qua này, lời chuyển cầu của Đức Maria thánh thiện sẽ mở ra tia sáng cho tất cả chúng ta và cho toàn thế giới”.

Kèm theo thư ngỏ là lời cầu nguyện được Đức Hồng Y gửi đến dân Chúa.

Cũng chung ý hướng hoà bình dịp Lễ Đức Mẹ, cha Francesco Patton, bề trên Dòng Phanxicô ở Thánh Địa viết thư cho các tín hữu, nhấn mạnh rằng trong thời kỳ rất khó khăn, cầu nguyện cho hoà bình là điều rất quan trọng. Ngài cũng chỉ ra dấu hiệu hi vọng khi các bên đã đồng ý nối lại các cuộc đàm phán về lệnh ngừng bắn ở Gaza, trả tự do cho các con tin và tù nhân chính trị. Cha nói: “Điều này xảy ra trong chính ngày chúng ta cử hành Lễ Đức Mẹ Lên Trời, một dấu hiệu hi vọng và niềm an ủi lớn cho chúng ta, những người lữ hành trên mặt đất”.

Vì lý do này, cha Patton mời gọi dành riêng ngày Lễ Đức Mẹ Lên Trời cầu nguyện cho hòa bình. Trích Sách Khải Huyền, cha viết: “Chúng ta biết khi dấu hiệu người Phụ Nữ sắp sinh con, thì Con Mãng Xà hoả ngục cũng xuất hiện tấn công các con của người Phụ Nữ, nhưng đã bị thiên thần Micae và các thiên thần của người giao chiến và chiến thắng. Vì thế ngày Lễ này cần phải cầu nguyện nhiều hơn”.

Link nội dung đầy đủ: https://giaophanmytho.net/giao-hoi-hoan-vu/le-duc-me-hon-xac-len-troi-cac-tin-huu-duoc-moi-goi-cau-nguyen-dac-biet-cho-hoa-binh-o-trung-dong-41551.html

 

 

19. Vatican kêu gọi Iran tránh leo thang chiến tranh ở Trung Đông

Theo ông Matteo Bruni, giám đốc Phòng Báo chí Tòa Thánh, trong cuộc điện đàm với tân tổng thống Iran vào sáng ngày 12/8/2024, Đức Hồng y Pietro Parolin đã bày tỏ lo ngại của Tòa Thánh về hiểm họa của sự leo thang chiến tranh và khẳng định việc cần đối thoại, thương thuyết và hòa bình.

Vatican News

Trong khi theo các nguồn tin của Mỹ, Iran có thể tấn công Israel trong những giờ tới, Đức Hồng y Quốc vụ khanh Tòa Thánh đã có cuộc điện đàm với tân tổng thống Masoud Pezeshkian của Iran.

Thông cáo của Phòng Báo chí Tòa Thánh cho biết, Đức Hồng y chúc mừng tổng thống, người được bầu làm lãnh đạo Cộng hòa Hồi giáo vào đầu tháng 7/2024, vào đầu nhiệm kỳ của ông bắt đầu vào ngày 28/7/2024. Trong cuộc điện đàm, “các chủ đề cùng quan tâm” đã được thảo luận, nhưng trên hết Đức Hồng y Parolin “bày tỏ mối quan ngại sâu sắc của Tòa Thánh đối với những gì đang xảy ra ở Trung Đông, đồng thời nhắc lại sự cần thiết, bằng mọi cách, tránh cho cuộc xung đột rất nghiêm trọng đang diễn ra lan rộng thêm và thay vào đó ưu tiên đối thoại, đàm phán và hòa bình”.

Các cuộc tấn công

Việc Iran có thể sắp tấn công vào Israel được cho là phản ứng trước cái chết của thủ lĩnh chính trị Hamas, Ismail Haniyeh, bị sát hại vào ngày 31/7 tại Tehran. Ngay trong tháng 4, Iran đã tiến hành một cuộc tấn công chống lại Israel bằng hàng chục máy bay không người lái và tên lửa, một số trong số đó đã bị chặn trên bầu trời Jordan và Syria nhưng không gây thiệt hại hay thương vong đáng kể. Hành động quân sự này cũng là phản ứng trước cuộc tấn công của Israel vào Damascus vào ngày 1/4, trong đó Chuẩn tướng Mohammad Reza Zahedi, chỉ huy cấp cao của Lực lượng Quds thuộc Quân đoàn Vệ binh Cách mạng Hồi giáo (IRGC), đã thiệt mạng.

Lần này nguy cơ nghiêm trọng hơn và toàn bộ cộng đồng quốc tế đã kêu gọi tránh một cuộc tấn công có thể gây nguy hiểm cho sự ổn định của toàn bộ khu vực Trung Đông.

Lời kêu gọi của Đức Thánh Cha

Ngay cả Đức Thánh Cha, vào cuối buổi tiếp kiến chung hôm thứ Tư tuần trước, cũng đã nhắc lại “lời kêu gọi đến tất cả các bên liên quan để xung đột không lan rộng và bom đạn ngay lập tức chấm dứt trên mọi mặt trận, bắt đầu từ Gaza, nơi tình hình nhân đạo rất nghiêm trọng, không thể chịu đựng nổi”. Ngài nói: “Tôi cầu nguyện rằng việc chân thành tìm kiếm hòa bình sẽ dập tắt những tranh chấp, tình yêu vượt qua hận thù và sự trả thù được giải trừ bằng sự tha thứ”.

Link nội dung đầy đủ: https://giaophanmytho.net/giao-hoi-hoan-vu/vatican-keu-goi-iran-tranh-leo-thang-chien-tranh-o-trung-dong-41560.html

 

 

20. Cuộc khảo sát toàn giáo xứ ở Uganda giúp hiểu điểm mạnh và thách đố của giáo xứ

Giáo xứ Thánh Gia Katulikire ở Giáo phận Hoima, Uganda, cung cấp nơi trú ẩn cho những người tị nạn từ Congo, Kenya và Nam Sudan, cùng với những người Uganda di tản trong nước. Để hiểu rõ hơn về cách điều hành đời sống giáo xứ, Sơ Lucy Akello đã thực hiện một cuộc khảo sát về cộng đồng, đưa ra một bức tranh rõ ràng về những điểm mạnh và thách thức của giáo xứ, đồng thời là một mô hình có giá trị để các giáo xứ khác noi theo.

Những người di tản từ những nơi khác ở Uganda, cũng như các quốc gia lân cận, đã tìm được nơi ẩn náu tại Giáo phận Hoima của Uganda. Giáo xứ Thánh Gia Katulikire đã mở cửa và thiết lập các chương trình để lôi kéo họ vào đời sống của cộng đồng Công giáo địa phương.

Trong một cuộc phỏng vấn của Vatican News, Sơ Lucy Akello, thành viên của Dòng Tiểu Muội Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội ở Gulu và là người nhận trợ giúp của chương trình ASEC của Quỹ Hilton, đã chia sẻ những hiểu biết sâu sắc của sơ từ một cuộc khảo sát toàn diện được thực hiện tại Giáo xứ Thánh Gia Katulikire.

Sơ Lucy, đã đậu tiến sĩ chuyên ngành về Khoa học xã hội /Sư phạm về cách hành xử, cho biết: “Mục tiêu của cuộc khảo sát là để đạt được sự hiểu biết toàn diện về điểm mạnh và điểm yếu của giáo xứ”. Nhận thấy các thành phần đa dạng của giáo xứ, Sơ Lucy đã làm việc với cha xứ và các giáo lý viên để bắt tay vào sứ mạng tìm hiểu điểm mạnh và điểm yếu của giáo xứ.

Hợp tác và hòa nhập

Sơ Lucy giải thích: “Cuộc khảo sát bao gồm nhiều đối tượng tham gia khác nhau, trẻ em đang đi học, thanh niên, người lớn độc thân, các cặp vợ chồng và những người hiếm khi tham dự các buổi lễ tại nhà thờ”.

Sơ chia sẻ thêm: “Tính toàn diện này đảm bảo một quan điểm toàn diện được xây dựng trên sự tin tưởng lẫn nhau trong việc xem xét thực tế của giáo xứ”.

Sơ Lucy nhận xét rằng cuộc khảo sát đã đưa ra con số đáng chú ý là 1.800 câu trả lời, phản ánh mức độ tham gia cao của giáo dân.

Những thách thức chính

Cuộc khảo sát đã cho thấy một số thách thức chính mà giáo xứ phải đối mặt. Nhiều người trẻ, thường là các bậc cha mẹ trẻ đã phải sống cảnh chiến tranh và di dời, khao khát các hoạt động tạo thu nhập như cắt may hoặc làm tóc.

Vì nhiều người trong số họ không được giáo dục chính quy nên những người trẻ này hi vọng được đào tạo thực tế để có thể tự lập. Những ảnh hưởng kéo dài của chiến tranh và chấn thương cũng đòi hỏi sự hỗ trợ về mặt tâm lý xã hội để giúp họ chữa lành và hòa nhập trở lại xã hội.

Trong khi mong muốn tự lực cánh sinh rất mạnh mẽ thì việc thiếu vốn đã cản trở những gia đình trẻ này thành lập các doanh nghiệp bền vững.

Cuộc khảo sát cũng xác định được rào cản ngôn ngữ đáng kể, trong đó một số giáo dân gặp khó khăn trong việc hiểu ba ngôn ngữ phổ biến được sử dụng trong các cử hành phụng vụ Nhiều người thấy mình chỉ là khán giả trong Thánh lễ vì rào cản ngôn ngữ. Người ta gợi ý rằng các lớp học ngôn ngữ có thể được cung cấp để giúp mọi người cảm thấy mình là một phần của phụng vụ đồng thời thúc đẩy một môi trường hòa nhập và thân thiện hơn.

Đồng thời, các cặp vợ chồng thường cảm thấy chán nản vì những điều kiện để trở thành tín hữu tích cực của Giáo Hội, đặc biệt là về các khoản đóng góp tài chính và các vấn đề hôn nhân. Để giải quyết vấn đề này, Sơ Lucy đã đề xuất một cách tiếp cận đa hướng, bao gồm các lớp học ngôn ngữ và giáo lý được thiết kế đặc biệt cho các mối quan tâm của hôn nhân, để thúc đẩy một môi trường hiểu biết và chào đón hơn.

Cuộc khảo sát đã xác định những điểm yếu trong khả năng lãnh đạo ở nhiều nhà nguyện truyền giáo khác nhau, một phần là do nạn mù chữ. Sơ nói: “Nhiều người lãnh đạo nhà nguyện, thiếu trình độ học vấn chính quy, đã phải vật lộn để hoàn thành vai trò của mình một cách hiệu quả”. Sơ Lucy thừa nhận sự cần thiết của các chương trình tiếp xúc và đào tạo để trang bị cho những nhà lãnh đạo này những kỹ năng và kiến thức cần thiết. Để giải quyết vấn đề này, cuộc khảo sát đề nghị tăng cường việc dạy giáo lý liên tục để giáo dân có thể nắm lấy trách nhiệm Kitô giáo của mình trong Giáo hội.

Cuối cùng, cuộc khảo sát nhấn mạnh hoàn cảnh của người cao tuổi. Một số giáo dân lớn tuổi cảm thấy bị bỏ rơi và bỏ rơi. Sơ Lucy nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tạo ra các hệ thống hỗ trợ để đảm bảo phúc lợi cho nhóm người dễ bị tổn thương này, để họ có thể cảm thấy được hòa nhập vào cộng đồng giáo xứ.

Nuôi dưỡng văn hóa cho đi

Cuộc khảo sát đã tiết lộ điều mà Sơ Lucy coi là một nhận thức đáng ngạc nhiên. Nhiều giáo dân coi những đóng góp cho Giáo hội là một gánh nặng hơn là một trách nhiệm chung.

Sơ Lucy nhấn mạnh tầm quan trọng của việc dạy giáo lý để thấm nhuần ý thức quản lý và khuyến khích sự tham gia tích cực vào sự phát triển và đời sống của Giáo hội. Sơ khẳng định: “Cần có các chiến dịch nâng cao nhận thức nhằm thúc đẩy tính hiệp hành và khái niệm về mục đích và sự tham gia chung”. Đối với Sơ Lucy, ý thức quản lý này có thể nuôi dưỡng cảm giác thuộc về và khuyến khích mọi người đóng góp tích cực vào sự phát triển của Giáo hội.

Mô hình cải tiến liên tục

Tóm lại, Sơ Lucy nói rằng bằng cách giải quyết những thách thức đã được xác định với các lớp học ngôn ngữ, đào tạo kỹ năng sinh kế và tập trung đổi mới vào việc dạy giáo lý, giáo xứ có thể tạo ra một cộng đồng đức tin toàn diện, sôi động và tự lập hơn.

Suy tư về cuộc khảo sát, Sơ Lucy cho biết nó có thể phục vụ như một mô hình có giá trị để nhân rộng ở các giáo xứ khác. Sơ lưu ý rằng hiểu được những thực tế độc đáo của mỗi giáo xứ là điều cần thiết để chăm sóc mục vụ hiệu quả và các nỗ lực phát triển có mục tiêu. Hơn nữa, dữ liệu thu thập được có thể là công cụ giúp soạn thảo các đề xuất tài trợ nhằm đảm bảo nguồn tài trợ cho các sáng kiến quan trọng.

Link nội dung đầy đủ: https://giaophanmytho.net/giao-hoi-hoan-vu/cuoc-khao-sat-toan-giao-xu-o-uganda-giup-hieu-diem-manh-va-thach-do-cua-giao-xu-41565.html

 

 

21. Khi đức tin là sự lan toả nhen lại tâm hồn chán nản

Các thành viên hiệp hội Opera di Nazareth dấn thân làm chứng cho Chúa Kitô trong cuộc sống hằng ngày, một lối sống đã làm thay đổi sâu sắc một thiếu nữ Nhật Bản, không phải là Kitô hữu.

Vatican News

Ở Emilian Apennines, bắc Ý, từ ngày 07 đến 09/8 vừa qua, tại sự kiện “Đại học mùa hè quốc tế Tonalestate”, các sinh viên và giáo sư đã thảo luận về một số chủ đề liên quan đến sứ vụ loan báo Tin Mừng. Sự kiện được tổ chức bởi Opera di Nazareth gọi tắt là ODN, một hiệp hội quốc tế được thành lập tại Ý vào những năm 1960 bởi một giáo viên trung học Giovanni Riva. Các thành viên hiệp hội dấn thân làm chứng cho Chúa Kitô trong cuộc sống hằng ngày, một lối sống đã làm thay đổi sâu sắc một thiếu nữ Nhật Bản, không phải là Kitô hữu. Sau đây là câu chuyện của Keiko Muneyuki do chính cô kể lại.

Cuộc gặp gỡ của tôi với Opera di Nazareth đã dẫn tôi đến cuộc gặp gỡ với Chúa Kitô, xảy ra ở tuổi 23, khi tôi bắt đầu đi làm. Dù không còn là một trẻ thơ nhưng thực tế tôi chỉ là một người trưởng thành hời hợt, không tìm thấy ý nghĩa cuộc sống, nghĩ rằng cuộc đời này qua đi chỉ để giết thời gian và rồi kết thúc bằng một cái chết cô đơn.

Năm tôi bắt đầu đi làm, một thiếu nữ bằng tuổi tôi cũng đến làm việc tại bệnh viện với tôi. Khi còn là sinh viên đại học, cô đã hoạt động tích cực trong The Other, tổ chức sinh viên của ODN. Sau khi tốt nghiệp cô tiếp tục tích cực tham gia các phiên chợ từ thiện và các nhóm học tập. Cô rất nhiệt tình, mời đồng nghiệp đến các sự kiện của ODN.

Một lần, trong lúc ăn trưa với nhau, cô đề nghị mọi người đi xem một bộ phim hay miễn phí, nghĩ sẽ rất hữu ích để xây dựng mối quan hệ với đồng nghiệp và để giết thời gian, nên tôi quyết định tham gia. Đó là một bộ phim trắng đen cũ, tựa đề “Ikiru-Sống” của Akira Kurosawa. Tôi rất ấn tượng với cảnh nhân vật chính, khi chỉ còn sống được vài ngày, lần đầu tiên quyết định đối diện với cuộc sống và làm điều gì đó cho người khác: vào lúc đó, một bài hát chúc mừng sinh nhật vang lên.

Một điều khác làm tôi ấn tượng là lòng tốt của mọi người trong nhóm và cách họ quan tâm đến người khác. Họ nhìn vào mắt tôi, lắng nghe, mỉm cười và quan tâm với những điều nhàm chán mà tôi nói với họ. Tôi là người nhút nhát và không có khả năng chủ động, trò chuyện vui vẻ với những người mới quen; nhưng ở cạnh những người này khiến tôi có cảm giác, tôi không biết tại sao, như thể tôi được trở lại giữa những người bạn mà tôi cảm thấy luyến tiếc.

Từ lúc đó, tôi bắt đầu thường xuyên đến một số chợ từ thiện và các nhóm học tập mà cô bạn đồng nghiệp giới thiệu với tôi, để cũng trở thành một phần của nhóm bạn “xưa” này. Tiếp đến là tham dự các cuộc họp của ODN và tôi cảm thấy thoải mái khi ở với họ. Tôi thấy rõ “Chúa Giêsu Kitô” là trung tâm hành động và suy nghĩ của những người này. Lúc đó tôi không phải là Kitô hữu và không nhiệt thành tin vào bất cứ điều gì. Gia đình tôi theo Thiền tông, nhưng tôi chỉ theo ở mức đọc vài câu kinh trong tang lễ, chỉ vì phép lịch sự. Hồi đó tôi ít quan tâm đến người khác và thực lòng không quan tâm họ theo tôn giáo nào. Tôi không quan tâm mọi người là Kitô hữu, Phật tử hay theo Hồi giáo, ngược lại, tôi nghĩ mình sẽ không bao giờ là một phần của thế giới đó.

Tuy nhiên, càng tìm hiểu về cách sống của họ, tôi càng ghen tị với cách sống đó: đối với tôi, dường như những người này có điều gì đó vững chắc và đáng tin cậy trong cuộc sống. Đặc biệt, cuốn “Nhân chủng học Kitô giáo” của Giovanni Riva, mà chúng tôi đọc trong nhóm nghiên cứu, đã nói với tôi rằng có một số câu trả lời nhất định cho những câu hỏi về cuộc sống, và chúng có thể lấp đầy khoảng trống trong tâm hồn mà tôi cảm thấy trong cuộc sống. Vì thế tôi bắt đầu muốn biết những câu trả lời đó.

Hai năm sau cuộc gặp gỡ này, lần đầu tiên tôi quyết định đến thăm Ý. Mặc dù lần đầu tiên đến châu Âu và khả năng ngôn ngữ của tôi còn kém, nhưng tôi đã có thể hoà nhập ngay nhờ sự cởi mở và nhiệt tình của các thành viên ODN đến từ Ý và Trung Mỹ. Tôi cảm thấy quen thuộc với họ như đã cảm thấy đối với các thành viên tôi đã biết ở Nhật Bản. Chỉ ở lại Ý khoảng ba ngày, nhưng tôi đã có khoảng thời gian tuyệt vời mà tôi chưa từng có trong đời.

Từ lúc đó, sau khi trở về Nhật, tôi bắt đầu đi nhà thờ cùng bạn bè và thường tham gia học nhóm. Sau một vài năm, tôi quyết định lãnh nhận bí tích Thánh tẩy. Trong thời gian này, tôi nhận được nhiều lời đề nghị khác từ bạn bè, những đề nghị đã thay đổi cuộc đời tôi và dần dần làm tăng niềm tin của tôi vào Chúa Giêsu Kitô. Làm như vậy, tôi cảm thấy chắc chắn rằng sự cam chịu và lo lắng về cuộc sống đang dần biến mất. Vì vậy, rửa tội chưa bao giờ là điều ai đó buộc tôi phải làm, nhưng là điều tôi muốn làm một cách tự nhiên.

Không phải do đã đọc hết Kinh Thánh, cũng không phải đã quen thuộc với những điều cốt yếu của đạo Công giáo, nhưng bạn bè tôi đã dạy tôi một điều quan trọng hơn: sống như một người bạn đồng hành. Nhờ cuộc gặp gỡ này, tôi cảm thấy như được đón sinh nhật lần thứ hai, giống như nhân vật chính trong cuốn “Sống”.

Và tôi không phải là người duy nhất thay đổi cuộc đời. Cha mẹ tôi, vốn là một người theo Phật, đã chuyển sang đạo Công giáo. Tuy nhiên, tôi chưa bao giờ thuyết phục hay chiêu mộ họ; thực ra, tôi chưa bao giờ nói với gia đình rằng tôi đã đi nhà thờ hay tôi muốn được rửa tội. Tôi xấu hổ khi nói rằng tôi không có mối quan hệ tốt với cha mẹ, đặc biệt là với bố tôi; chúng tôi hầu như không bao giờ nói chuyện khi tôi ở nhà.

Sau chuyến đến Ý lần đầu tiên vào mùa hè, đến cuối năm, tôi quyết định rời nhà bố mẹ và sống một mình. Cha mẹ tôi thực sự muốn tôi kết hôn càng sớm càng tốt, nhưng khi rời nhà, tôi nói với mẹ rằng gần đây tôi đã có một số người bạn Công giáo quan trọng và rằng cuối cùng tôi đã có thể nhìn lại cuộc sống và rằng tôi muốn đảm nhận trách nhiệm, những quyết định cho cuộc đời tôi.

Một ngày nọ, sau một thời gian, khi trở về nhà, tôi ngạc nhiên thấy một tờ báo Công giáo, trên chiếc ghế bành nơi tôi thường ngồi, đưa tin về việc bầu chọn Đức Thánh Cha Phanxicô. Trong nhà chúng tôi không có báo Công giáo. Tuy nhiên, cha tôi, người quan tâm đến nhiều loại tin tức, đã đọc và nghiền ngẫm các loại tạp chí và báo. Tối hôm đó, tại bàn ăn, cha tôi nói rất tự nhiên về việc ông nghĩ Đức Thánh Cha Phanxicô khác với các Giáo hoàng trước đây như thế nào và vị trí Giáo hoàng của ngài sẽ ảnh hưởng đến thế giới như thế nào. Tôi rất ngạc nhiên khi thấy cha tôi quan tâm đến tin tức Công giáo, nhưng cũng hơi nhẹ nhõm vì cách tiếp cận của ông không hề tiêu cực. Mỗi lần chúng tôi gặp nhau, kiến ​​thức về Kitô giáo của cha tôi và sự tôn trọng dành cho Đức Thánh Cha Phanxicô dường như ngày càng tăng lên.

Tôi không có ý định báo cho cha mẹ biết khi nào tôi được rửa tội, nhưng theo gợi ý của bạn bè, tôi quyết định mời họ đến dự lễ rửa tội. Tôi cảm thấy rất khó chịu trước sự có mặt của cha mẹ tại buổi lễ quan trọng này, nhưng cuối cùng cha tôi nói: “Gần đây cha mới phát hiện ra rằng Kitô giáo rất sâu sắc. Cha mẹ không có ý định rửa tội, nhưng cha biết con đã chọn một điều tốt. Xin chúc mừng con”. Cha tôi chịu phép rửa hai năm sau đó.

Tôi không biết, nhưng cha tôi đã từng dính líu đến vấn đề tài sản của ông bà tôi vài năm trước đó, và đã kiệt sức vì phải giải quyết vấn đề cũng như một mối quan hệ lâu dài và gay gắt. Khi đó, tình cờ đi ngang qua trước một nhà thờ Công giáo, ông nghe thấy tiếng hát Thánh lễ nên vào nhà thờ, lén ngồi ở một hàng ghế trong góc để xem Thánh lễ. Sau đó, vị linh mục của nhà thờ đó đã nói chuyện với ông, điều này khiến ông thường xuyên đến thăm nhà thờ và dường như đây đã trở thành khoảng thời gian bình yên đối với ông.

Kỳ lạ thay, cha tôi và tôi đã gặp Chúa Giêsu cùng một lúc và theo những cách rất khác nhau, nhưng nếu tôi không chịu phép rửa và giới thiệu Người với bạn bè thì Chúa Giêsu Kitô có thể chỉ là một người qua đường đối với cha tôi. Tuy nhiên, giờ đây cha tôi tận hưởng cuộc sống năng động và sống động hơn nhiều so với những gì tôi có thể tưởng tượng về ông trước đây, thậm chí còn đưa mẹ tôi tham gia các chuyến hành hương và các hoạt động khác.

Giờ đây cả hai chúng tôi đều có điều gì đó chắc chắn và đáng tin cậy trong cuộc sống của mình, cả hai chúng tôi đều được tái sinh vào một cuộc sống yên bình và không bị hóa thạch mà trước đây chúng tôi chưa bao giờ có thể tưởng tượng được.

Link nội dung đầy đủ: https://giaophanmytho.net/giao-hoi-hoan-vu/khi-duc-tin-la-su-lan-toa-nhen-lai-tam-hon-chan-nan-41570.html

 

 

22. ĐTC Phanxicô: Các Kitô hữu được kêu gọi chia sẻ Tin Mừng hòa bình, ngay cả giữa cuộc bách hại

Đức Thánh Cha cám ơn người Công giáo ở thành phố Rimini của Ý đã lần chuỗi Mân Côi tại quảng trường thành phố mỗi tháng, và mời gọi các Kitô hữu loan truyền Tin Mừng hòa bình, ngay cả khi họ phải đối diện với cuộc bách hại.

Vatican News

Trong 10 năm qua, vào ngày 20 hàng tháng, các tín hữu tập trung tại quảng trường chính của thành phố Rimini ở bắc Ý, để đọc kinh Mân Côi với ý chỉ cầu nguyện cho hoà bình.

Để đánh dấu kỷ niệm này, Đức Thánh Cha đã gửi sứ điệp được công bố vào thứ Sáu ngày 16/8/2024, tới Uỷ ban Nazaret về các Kitô hữu bị Bách hại, tổ chức các buổi cầu nguyện hàng tháng, một thực hành thiêng liêng đã lan rộng đến nhiều thành phố trên toàn cầu.

Trong sứ điệp, Đức Thánh Cha cám ơn Uỷ ban Nazaret vì sự quan tâm đến “các anh chị em đang sống trong các vùng đất bị ảnh hưởng bởi những cuộc xung đột khủng khiếp”. Ngài viết: “Cám ơn anh chị em vì chứng tá về lòng bác ái, tình liên đới, và đặc biệt vì sự hiệp nhất của anh chị em với đau khổ của những người dân bị tổn thương bởi sự bất công, áp bức, hận thù và tham lam".

Nhân dịp này, nhằm khuyến khích các Kitô hữu ở khắp nơi làm chứng cho sứ điệp Tin Mừng hoà bình, Đức Thánh Cha nói: “Hơn bao giờ hết, ngày nay nhân loại cần Tin Mừng hoà bình, và tất cả Kitô hữu được mời gọi loan báo và chia sẻ điều này”.

Đức Thánh Cha cũng bày tỏ hi vọng những người tham dự buổi lần chuỗi Mân Côi hàng tháng có thể tiếp tục là những người cổ võ một nền văn hoá tôn trọng và chào đón tất cả mọi người, và một tình huynh đệ bao gồm nơi mọi người có thể thưởng thức bánh hiệp thông và niềm vui của tình liên đới

Đức Thánh Cha kết thúc sứ điệp bằng lời khích lệ nhân kỷ niệm 10 năm Kinh Mân Côi của thành phố Rimini: "Tôi thúc giục anh chị em khẩn cầu sự trợ giúp của Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ Hằng Cứu Giúp, xin Mẹ đón chúng ta dưới áo choàng của Mẹ và hỗ trợ chúng ta trong lúc thử thách. Xin Mẹ thắp lên trong tâm hồn chúng ta ánh sáng hi vọng để trao cho tương lai một sự thanh thản và hòa hợp".

Sáng kiến Kinh Mân Côi Rimini bắt đầu vào tháng 8/2014 sau khi các Kitô hữu bị trục xuất khỏi Đồng bằng Ninive ở Iraq bởi nhóm được gọi là Nhà nước Hồi giáo.

Với tựa đề "Lời kêu gọi nhân loại", lời cầu nguyện được dâng lên khẩn cầu cho tất cả những người bị bách hại, cả Kitô hữu và không Kitô hữu.

Trong 10 năm qua, sáng kiến Nazaret đã quyên góp được hàng chục ngàn euro để hỗ trợ hàng trăm gia đình dễ bị tổn thương, đặc biệt là ở Syria và Iraq.

Vào ngày 20/8, Đức cha Nicolò Anselmi của Giáo phận Rimini sẽ chủ sự buổi cầu nguyện Mân Côi kỷ niệm 10 năm tại quảng trường chính của thành phố.

Link nội dung đầy đủ: https://giaophanmytho.net/giao-hoi-hoan-vu/dtc-phanxico-cac-kito-huu-duoc-keu-goi-chia-se-tin-mung-hoa-binh-ngay-ca-giua-cuoc-bach-hai-41576.html

 

 

23. Giám mục Ucraina cám ơn Đức Thánh Cha và Vatican gửi hàng viện trợ

Đức Cha Vasyl Tuchapets của giáo phận Kharkiv ở Ucraina đã bày tỏ lòng biết ơn đối với Đức Thánh Cha Phanxicô và Vatican vì một lần nữa đã gửi những xe tải chở hàng viện trợ rất cần thiết cho những người tị nạn trong giáo phận.

Vatican News

Trong đoạn video quay trước Nhà thờ Thánh Nicholas của Kharkiv, Đức Cha Tuchapets nói thêm: “Chúng tôi đã nhận được những món đồ mà mọi người luôn xin cũng như những thứ khác mà họ cần”.

Vào ngày 8/8/2024, Bộ Bác ái của Vatican đã gửi các xe tải chở thực phẩm, thức ăn cho trẻ em, dụng cụ vệ sinh cá nhân, quần áo, thuốc men và các vật dụng thiết yếu khác để giúp đỡ người dân Ucraina.

Để chuẩn bị cho chuyến đi, tại đền thờ Thánh Sophia ở Roma của Giáo hội Công giáo Đông phương Ucraina, một số lính Thụy Sĩ thuộc Đội vệ binh của Đức Giáo hoàng đã giúp chất các hàng hóa lên các xe tải.

Khởi hành từ Roma vào ngày 8/8/2024, đoàn xe đã đến Kharkiv, thành phố của Ucraina bị chiến tranh tàn phá, vào ngày 12/8/2024.

Lời cảm ơn của Giám mục giáo phận Kharkiv

Đức Cha Tuchapets cảm ơn Hiệp hội Santa Sofia, các tình nguyện viên và các thành viên của cộng đoàn ở Roma đã quyên góp, chuẩn bị và gửi hàng cứu trợ đến Kharkiv. Ngài đặc biệt cảm ơn Đức Hồng y Krajewski về sự trợ giúp này và cảm ơn sự nâng đỡ thường xuyên của Đức Thánh Cha đối với tín hữu Ucraina.

Đức Cha nói: “Mới đây, nhiều người đã được sơ tán khỏi các khu vực gần biên giới Nga, đặc biệt là từ Vovchansk và Lyptsi, nơi giao tranh đang diễn ra”. Ngài giải thích rằng nhiều người trong số này “đã đến Kharkiv và đến gặp chúng tôi hàng ngày để xin thực phẩm và các vật dụng thiết yếu khác, chẳng hạn như khăn trải giường và bát đĩa, bởi vì họ thường phải chạy trốn chỉ với giấy tờ trong tay để cứu mạng mình”.

Đức Cha nói tiếp: “Vì vậy, khoản viện trợ nhân đạo này thực sự quan trọng và tôi cảm ơn tất cả các nhà hảo tâm đã đáp lại lời kêu gọi của chúng tôi và quyết định giúp đỡ người dân Kharkiv đang phải chịu đựng chiến tranh. Chúng tôi cầu nguyện cho tất cả các nhà hảo tâm. Xin Chúa chúc lành cho anh chị em”.

Đức Hồng y Krajewski cảm ơn sự quảng đại của nhiều người

Chia sẻ với Vatican News, Đức Hồng Y Krajewski bày tỏ sự hài lòng về chuyến cứu trợ. Ngài nói: “Thật là một niềm vui khi nhận được tin rằng những chiếc xe tải chở quà tặng của Đức Thánh Cha và của nhiều người dân Roma đã đến Ucraina an toàn. Trước đó, chúng tôi không thể tiết lộ địa điểm vì lý do an ninh. Đây là những khu vực bị ném bom nặng nề nhất, nơi người dân đang phải chịu đựng rất nhiều đau khổ”.

Đức Hồng Y cũng cảm ơn các Vệ binh Thụy Sĩ, cũng như “rất nhiều, rất nhiều người Roma, những người rất quảng đại”. Đương nhiên, ngài nói: “cũng xin cảm ơn Đức Thánh Cha, người một lần nữa thể hiện sự gần gũi cụ thể với Ucraina tử đạo, điều mà ngài đề cập đến trong mọi lời kêu gọi công khai, kêu gọi các tín hữu đừng quên điều đó”.

Link nội dung đầy đủ: https://giaophanmytho.net/giao-hoi-hoan-vu/giam-muc-ucraina-cam-on-duc-thanh-cha-va-vatican-gui-hang-vien-tro-41577.html

 

 

24. ĐTC Phanxicô: Án tử hình không thực thi công lý nhưng là chất độc cho xã hội

Viết tựa đề cho sách của luật sư Dale Racinella - từ năm 1998 cùng với vợ là bà Susan đồng hành thiêng liêng với các tử tù ở Florida ở Hoa Kỳ-, Đức Thánh Cha nhấn mạnh “Án tử hình không thực thi công lý, nhưng là chất độc cho xã hội”. Nội dung cuốn sách nói về trải nghiệm của ông Dale từ cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu.

Vatican News

Đức Thánh Cha viết: “Tin Mừng là cuộc gặp gỡ với một Ngôi Vị sống động làm thay đổi cuộc sống: Chúa Giêsu có khả năng cách mạng hóa các dự tính, khát vọng và quan điểm của chúng ta. Biết Người có nghĩa là làm cho cuộc đời chúng ta đầy ý nghĩa vì Chúa ban cho chúng ta niềm vui không qua đi. Bởi vì đó chính là niềm vui của Thiên Chúa”.

Đức Thánh Cha cho biết với tác phẩm này, ngài hiểu ông Dale Recinella hơn, người mà ngài đã gặp trong buổi tiếp kiến và qua các bài viết cho Báo Quan sát viên Roma. Đức Thánh Cha hiểu tại sao ông lại có thể trở thành một tuyên uý giáo dân cho các tù nhân. Đây là một nhiệm vụ rất khó và mạo hiểm vì chạm đến cái ác trong tất cả các chiều kích của nó: cái ác đã gây ra cho các nạn nhân, và không thể sửa chữa được; cái ác mà người bị kết án đang trải qua, biết chắc rằng sẽ phải chết; cái ác khi thi hành án tử. Tử hình không phải là giải pháp cho bạo lực và có thể ảnh hưởng đến những người vô tội. Tử hình, thay vì thực thi công lý, lại nuôi dưỡng cảm giác trả thù biến thành chất độc nguy hiểm cho thực thể các xã hội văn minh. Các quốc gia nên tập trung vào việc cho phép các tù nhân có cơ hội thực sự thay đổi cuộc sống của họ, thay vì đầu tư tiền bạc và nguồn lực vào việc hành quyết họ như thể họ là những con người không còn xứng đáng để sống và bị loại bỏ. Năm Thánh phải là dịp để tất cả các tín hữu cùng lên tiếng kêu gọi bỏ án tử hình, một thực hành mà, như Giáo lý Giáo hội Công giáo nói, “là không thể chấp nhận được vì nó tấn công vào tính bất khả xâm phạm và phẩm giá của con người!” (số 2267).

Đức Thánh Cha khen ngợi luật sư Dale Recinella vì trong tác phẩm ông không quên bày tỏ sự đóng góp của người bạn đời là bà Susan. Theo ngài, đó là một món quà tuyệt vời cho Giáo hội và xã hội Hoa Kỳ. Hơn nữa, dấn thân trong sứ vụ tuyên uý giáo dân ở một nơi vô nhân đạo như thi hành án tử là một chứng tá sống động cho trường học về lòng thương xót vô biên của Chúa. Như Năm Thánh Lòng Thương Xót đã dạy rằng chúng ta không bao giờ được nghĩ rằng có những tội, hành vi, sai lầm làm cho chúng ta xa cách Chúa hoàn toàn. Chúa đã chịu đóng đinh vì chúng ta. Và Chúa chỉ có thể tha thứ cho chúng ta.

Đức Thánh Cha nói ngài hiểu có những lúc lòng thương xót vô biên của Chúa có thể gây chống đối. Chúa Giêsu đã gặp phải điều này khi dùng bữa với tội nhân. Chính ông Dale cũng đã phải đối diện với những chỉ trích, khiển trách và từ chối vì dấn thân đồng hành tinh thần với người bị kết án tử.

Ở điểm này Đức Thánh Cha đặt câu hỏi: “Nhưng chẳng phải Chúa Giêsu đã đón nhận vào vòng tay của Người một người trộm bị kết án tử hình sao? Ông Dale Recinella đã thực sự hiểu và làm chứng bằng cuộc sống, mỗi khi ông bước qua cánh cửa nhà tù, đặc biệt là cái mà ông gọi là ‘nhà chết’, tình yêu Thiên Chúa là vô biên và không có thước đo. Ngay cả những tội lỗi xấu xa nhất của chúng ta cũng không làm biến dạng căn tính của chúng ta trong mắt Thiên Chúa: chúng ta vẫn là con Chúa, được Người yêu thương, bảo vệ và được coi là quý giá”.

Cuối cùng, Đức Thánh Cha cám ơn ông Dale Recinella vì sứ vụ tuyên uý của ông trong nhà tù là một sự gắn bó bền bỉ với thực tại Tin Mừng Chúa Giêsu, đó là lòng thương xót Chúa dành cho mọi người, kể cả người tội lỗi.

Link nội dung đầy đủ: https://giaophanmytho.net/giao-hoi-hoan-vu/dtc-phanxico-an-tu-hinh-khong-thuc-thi-cong-ly-nhung-la-chat-doc-cho-xa-hoi-41587.html

 

 

25. Quyết tâm được rước Mình Chúa của Paul Ganucci

Ngày 03/6/2024, Paul Ganucci, 21 tuổi, được Rước Lễ Lần Đầu. Paul Ganucci chỉ có thể dùng thức ăn qua đường ống, nhưng với lòng khao khát mãnh liệt được rước Chúa, suốt một năm anh đã luyện tập để có thể được lãnh nhận Thánh Thể.

Vatican News

Do bị hội chứng Noonan làm cho cơ thể quá yếu, nên khi được ba tháng tuổi Paul Ganucci đã phải dùng thức ăn qua đường ống. Từ đó đến nay, đã 21 năm, Paul sống được là nhờ thức ăn lỏng được đưa trực tiếp vào dạ dày qua đường ống này.

Cũng do hội chứng Noonan, lúc 6 tháng tuổi Paul đã phải trải qua cuộc phẫu thuật tim, và khi chỉ mới được một tuổi, đã được ghép tim mới.

Khi trưởng thành Paul vẫn tiếp tục tiếp nhận thức ăn qua đường ống này, và chưa bao giờ dùng thức ăn bình thường như mọi người, cho đến gần đây.

Paul là một trong bốn người con lớn lên trong một gia đình có đức tin Công giáo. Mặc dù khuyết tật nhưng Paul đã bày tỏ cho cha Richard Kunst, đang coi sóc giáo xứ Thánh Giacôbê ở Duluth, bang Minnesota, Hoa Kỳ, khao khát được rước Mình Thánh Chúa. Cha xứ đã thấy rõ quyết tâm được lãnh nhận Chúa Giêsu Thánh Thể của Paul, đặc biệt trong dịp cháu của anh được Rước Lễ Lần Đầu.

Xúc động trước sự hiểu biết giá trị của Thánh Thể trong đời sống Kitô hữu và khao khát mãnh liệt của Paul, cha Kunst, người đã đồng hành với người trẻ này trước đó 2 năm để lãnh nhận Bí tích Hoà giải, đã quyết định giúp người trẻ Công giáo trên hành trình khó khăn lãnh nhận Bí tích Thánh Thể.

Những người sống gần gũi với Paul đều xác nhận được tin mạnh mẽ của người trẻ này. Cha Kunst làm chứng: “Tôi biết đức tin của Paul rất mạnh mẽ và ước muốn cũng mạnh mẽ không kém”. Cha mẹ của Paul cũng xác nhận điều này khi nói: “Paul của chúng tôi có một đức tin rất đơn sơ. Paul rất tin tưởng phó thác nơi Chúa. Trong nhiều năm, chúng tôi muốn Paul được lãnh nhận tất cả các Bí tích. Chúng tôi phó thác tất cả nơi Chúa và tin sẽ đến lúc điều này được thực hiện. Cả gia đình chúng tôi đều tin rằng Chúa Giêsu sẽ làm điều này”.

Để có thể tiến tới ngày trọng đại này, cha Kunst đã cùng với bác sĩ và gia đình giúp Paul tiếp nhận những mẫu bánh nhỏ chưa truyền phép. Quá trình trải qua rất lâu, và rất khó khăn, với việc mỗi ngày Paul được cho ăn một chút bánh cùng với nước. Cuối cùng sự kiên trì của Paul đã được đền đáp.

Với sức mạnh ý chí đáng kinh ngạc, sau vài tháng người trẻ đã có thể dùng được một mẩu bánh nhỏ. Mặc dù là một thành công tuyệt vời, nhưng cha Kunst vẫn yêu cầu Paul tiếp tục thực hành thêm ba tháng nữa để đến khi lãnh nhận Mình Thánh Chúa thì mọi chuyện sẽ ổn.

Trong lúc sẵn sàng cho ngày trọng đại Rước Lễ Lần Đầu, Paul thực sự đang làm chứng cho đức tin mạnh mẽ của mình. Anh cũng ước ao được lãnh nhận Bí tích Thêm sức. Với sự hỗ trợ của Đức cha Daniel Felton, Giám mục Duluth, cha Kunst đã có thể sắp xếp cho Paul được lãnh nhận cả hai Bí tích trong ngày 03/6 vừa qua.

Paul đã chọn Cha thánh Pio làm bổn mạng cho mình, vị thánh mà gia đình anh đã thường xuyên xin ơn chuyển cầu mỗi tối qua lời kinh Mân Côi. Cha thánh Pio đã trở nên gần gũi với gia đình Paul.

Vào ngày trọng đại, cha Kunst đã giải thích với cộng đoàn hiện diện điều sẽ xảy ra trong Thánh lễ. Không có gì đáng ngạc nhiên khi thấy những giọt nước mắt của một số giáo dân tham dự Thánh lễ khi thấy lần đầu tiên Paul được rước Mình Thánh Chúa.

Sau Thánh lễ, một số người đến chúc mừng mẹ của Paul và nói rằng họ đã được truyền cảm hứng từ đức tin mạnh mẽ của người trẻ 21 tuổi. Những người này nói sẽ chia sẻ chứng từ đức tin này cho những người khác, đặc biệt những người từ lâu không tham dự Thánh lễ và lãnh nhận Thánh Thể.

Kể từ ngày đặc biệt đó, Paul tiếp tục rước lễ mỗi khi tham dự Thánh lễ. Cha của Paul hi vọng câu chuyện và quyết tâm đáng ngạc nhiên của con trai ông có thể truyền cảm hứng cho người Công giáo. Ông nói: “Điều vĩ đại và xác thực là chúng ta được lãnh nhận Chúa Giêsu. Ngày nay nhiều người Công giáo không tin vào kho báu tuyệt vời này. Chúng ta biết lãnh nhận Chúa Giêsu là quan trọng như thế nào. Những ai còn hồ nghi cần phải suy nghĩ lại về sự Hiện diện Thực sự của Chúa Giêsu trong Thánh Thể”.

Theo cha Kunst, câu chuyện của Paul thực sự đem lại nguồn cảm hứng trong giai đoạn Giáo hội vừa thực hiện cuộc phục hưng Thánh Thể. Cha nói: “Ở đây có một người trẻ đã nỗ lực cả năm để lãnh nhận Thánh Thể. Câu chuyện và ước muốn mãnh liệt của Paul về điều này truyền cảm hứng cho mọi người, cả chúng ta là những người đã xác tín vào sự hiện diện của Chúa trong Thánh Thể”.

Link nội dung đầy đủ: https://giaophanmytho.net/giao-hoi-hoan-vu/quyet-tam-duoc-ruoc-minh-chua-cua-paul-ganucci-41588.html

 

 

26. Đức Thánh Cha mời gọi giới trẻ dấn thân xây dựng một thế giới công bằng, huynh đệ hơn

Gửi thư đến trại hè do Hạt Đại diện Tông tòa Anatolia ở Thổ Nhĩ Kỳ tổ chức, Đức Thánh Cha mời gọi các bạn trẻ, luôn tiến bước với niềm vui và hy vọng, dấn thân xây dựng một thế giới công bằng, huynh đệ hơn, và không nản lòng trước nghịch cảnh.

Vatican News

Trại hè do Đức cha Antuan Ilgit, Giám mục phụ tá Hạt Đại diện Tông tòa Anatolia hướng dẫn, quy tụ khoảng 60 bạn trẻ thuộc các cộng đoàn của Hạt Đại diện Tông tòa Anatolia, diễn ra từ ngày 10 đến 15/8 tại Giáo xứ Thánh Maria di Trebisonda, nơi cha Andrea Santoro bị giết vào ngày 05/02/2006.

Vào ngày lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời, các bạn trẻ còn được chia sẻ tình huynh đệ với các tín hữu đến từ các giáo xứ Mersin và Antioch, cách đó khoảng 1.000 km. Đức cha Antuan cho biết các cộng đoàn bị phân tán và ngăn cách bởi những khoảng cách lớn, vì thế các vị mục tử cố gắng làm mọi sự có thể để liên kết mọi người lại với nhau.

Trong thư, Đức Thánh Cha nói, qua Đức cha Antuan Ilgit, ngài biết cuộc gặp gỡ của các bạn trẻ, vì thế ngài muốn gửi lời chào thân ái đến tất cả, bảo đảm sự gần gũi thiêng liêng của ngài. Đức Thánh Cha viết: “Thật tốt đẹp khi được ở bên nhau để cầu nguyện, hiểu biết nhau và chia sẻ. Xin Chúa chúc lành cho anh chị em và xin Đức Trinh Nữ chăm sóc anh chị em”.

Nhận được thư của Đức Thánh Cha, các bạn trẻ đã cùng nhau đọc, suy tư và gửi thư cảm ơn: “Thưa Đức Thánh Cha, chúng con đã nhận được thư của Đức Thánh Cha với niềm vui lớn lao và đọc thư với lòng biết ơn sâu sắc. Đây là một vinh dự lớn và là nguồn sức mạnh để chúng con cảm nghiệm được sự gần gũi thiêng liêng của Đức Thánh Cha trong cuộc gặp gỡ của chúng con ở đây tại Trabzon, một vùng đất phong phú Kitô giáo. Vùng đất cổ xưa này cung cấp cho chúng con một cơ hội duy nhất để quy tụ lại cầu nguyện và củng cố tình huynh đệ của chúng con. Giáo hội ở Thổ Nhĩ Kỳ vẫn sống động và tiếp tục sống với sự hỗ trợ của Đức Thánh Cha. Sự hiện diện của Đức Thánh Cha bên cạnh làm tăng lòng can đảm của chúng con và truyền cảm hứng cho chúng con đạt được mục tiêu chung. Xin tiếp tục nhớ đến chúng con trong lời cầu nguyện của Đức Thánh Cha”.

Link nội dung đầy đủ: https://giaophanmytho.net/giao-hoi-hoan-vu/duc-thanh-cha-moi-goi-gioi-tre-dan-than-xay-dung-mot-the-gioi-cong-bang-huynh-de-hon-41589.html

 

 

27. ĐTC Phanxicô: Niềm tin vào Chúa Giêsu là điều cốt yếu trong cuộc sống

Trong sứ điệp gửi tới những người tham dự Cuộc gặp gỡ về tình hữu nghị giữa các dân tộc năm 2024, thường được gọi là Cuộc gặp gỡ Rimini, Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi họ làm cho trái đất trở thành “đền thờ của tình huynh đệ” và tìm kiếm điều cốt yếu là đức tin vào Chúa Giêsu Kitô.

Vatican News

Mỗi năm, các chính trị gia nổi tiếng, doanh nhân, đại diện tôn giáo và văn hóa, trí thức, nghệ sĩ, vận động viên và nhiều người quy tụ tại thành phố Rimini của Ý để trải nghiệm văn hóa “được thúc đẩy bởi mong muốn khám phá vẻ đẹp của thực tế”.

Chủ đề của Cuộc Gặp gỡ năm nay là “Nếu chúng ta không theo đuổi điều cốt yếu, thì chúng ta theo đuổi điều gì?”

Mở rộng trái tim để gặp gỡ Thiên Chúa và tha nhân

Sứ điệp được chữ ký bởi Đức Hồng y Quốc vụ khanh Tòa Thánh Pietro Parolin lưu ý rằng “việc tìm kiếm những điều tạo nên cốt lõi của mầu nhiệm sự sống và thực tại có tầm quan trọng cốt yếu” giữa những thách thức của thời đại, và đưa ra lời khích lệ “nỗ lực tìm kiếm… điều mang lại vẻ đẹp của cuộc sống”.

Đức Thánh Cha kêu gọi các tham dự viên, trong những nỗ lực của cuộc sống hiện đại, hãy mở rộng trái tim để gặp gỡ Thiên Chúa và nuôi dưỡng nơi mỗi người một nhận thức về bản thân, về người lân cận và về thực tại.

Đức tin vào Chúa Giêsu Kitô là điều cốt yếu của cuộc sống

Điều này cho thấy rằng điều quan trọng nhất trong cuộc sống không phải là của cải vật chất hay thành công, mà là “mối quan hệ nâng đỡ chúng ta, đặt căn bản cho cuộc hành trình của chúng ta trong niềm tin tưởng và hy vọng” - tức là tình bạn với Thiên Chúa, điều được phản ánh trong tương quan của chúng ta với người khác.

Sứ điệp nhắc lại bài phát biểu của Đức Thánh Cha trước Bộ Giáo lý Đức tin hồi đầu năm nay: “Điều cốt yếu, đẹp nhất, hấp dẫn nhất và đồng thời cần thiết nhất đối với chúng ta là đức tin vào Chúa Giêsu Kitô”.

Cộng tác vào sứ mạng của Giáo hội

Đức Thánh Cha bày tỏ sự đánh giá cao và ủng hộ đối với Cuộc Gặp gỡ Rimini, đồng thời khuyến khích mọi người trở thành “những nhân vật chủ chốt có trách nhiệm cho sự thay đổi, tích cực cộng tác vào sứ mạng của Giáo hội nhằm mang lại sức sống cho những nơi mà sự hiện diện của Chúa Kitô có thể nhìn thấy và chạm đến”.

Cuối cùng, Đức Thánh Cha bày tỏ hy vọng rằng cuộc gặp gỡ ở Rimini năm 2024 “có thể truyền cảm hứng cho nhiều người trở thành những người tìm kiếm điều cốt yếu, và biến niềm đam mê loan báo Tin Mừng - một nguồn giải phóng khỏi mọi nô lệ và một sức mạnh chữa lành và biến đổi nhân loại - nở hoa trong lòng họ”.

Link nội dung đầy đủ: https://giaophanmytho.net/giao-hoi-hoan-vu/dtc-phanxico-niem-tin-vao-chua-giesu-la-dieu-cot-yeu-trong-cuoc-song-41590.html

 

 

28. Tiếp kiến chung 21/8/2024 - ĐTC Phanxicô: Sống nhân hậu và hiền hòa, Kitô hữu có thể lan tỏa hương thơm của Chúa Kitô

Trong bài giáo lý tại buổi tiếp kiến chung sáng thứ Tư ngày 21/8/2024, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói rằng hương thơm của Chúa Kitô tỏa ra từ “hoa trái của Thần Khí”, đó là “bác ái, hoan lạc, bình an, nhẫn nhục, nhân hậu, từ tâm, trung tín, hiền hòa, tiết độ” (Gl 5,22). Ngài thúc giục các Kitô hữu hãy lan truyền hết sức có thể hương thơm của Chúa Kitô trong môi trường sống của mình bằng chứng tá của những việc tốt lành.

Vatican News

Trong buổi tiếp kiến chung sáng thứ Tư ngày 21/8/2024, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói về sự hiện diện của Chúa Thánh Thần khi Chúa Giêsu chịu phép rửa tại sông Giođan. Chúa Cha đã thánh hiến Chúa Giêsu bằng dầu Chúa Thánh Thần để Người thi hành sứ mạng. Khi lãnh nhận Bí tích Rửa tội và Thêm sức, Kitô hữu được thông truyền Chúa Thánh Thần từ Chúa Kitô để noi gương Người. Các Kitô hữu có sứ mạng mang hương thơm Chúa Kitô vào thế giới.

Hương thơm của Chúa Kitô tỏa ra từ “hoa trái của Thần Khí”, đó là “bác ái, hoan lạc, bình an, nhẫn nhục, nhân hậu, từ tâm, trung tín, hiền hòa, tiết độ” (Gl 5,22). Đức Thánh Cha thúc giục các Kitô hữu hãy lan truyền hết sức có thể hương thơm của Chúa Kitô trong môi trường sống của chúng ta bằng chứng tá của những việc tốt lành.

Sau khi Đức Thánh Cha làm dấu Thánh Giá và chào phụng vụ, cộng đoàn nghe đoạn Kinh Thánh

Công vụ Tông đồ (10,34.37-38):

Bấy giờ ông Phêrô lên tiếng nói: “[...] Quý vị biết rõ biến cố đã xảy ra trong toàn cõi Giuđê, bắt đầu từ miền Galilê, sau phép rửa mà ông Gioan rao giảng; Thiên Chúa đã dùng Thánh Thần và quyền năng mà xức dầu tấn phong Đức Giêsu xuất thân từ Nadarét. Đi tới đâu là Người thi ân giáng phúc tới đó, và chữa lành mọi kẻ bị ma quỷ kiềm chế, bởi vì Thiên Chúa ở với Người".

Và Đức Thánh Cha bắt đầu bài giáo lý như sau:

Bài giáo lý của Đức Thánh Cha

Anh chị em thân mến, chào anh chị em!

Hôm nay chúng ta suy tư về Chúa Thánh Thần, Đấng đến với Chúa Giêsu trong phép rửa ở sông Giođan và từ Người lan tỏa vào thân thể của Người là Giáo hội. Trong Tin Mừng Thánh Marco, sự kiện Chúa Giêsu chịu phép rửa được mô tả như sau: “Hồi ấy, Đức Giêsu từ Nadarét miền Galilê đến, và được ông Gioan làm phép rửa dưới sông Giođan. Vừa lên khỏi nước, Người liền thấy các tầng trời xé ra, và thấy Thần Khí như chim bồ câu ngự xuống trên mình. Lại có tiếng từ trời phán rằng: ‘Con là Con yêu dấu của Cha, Cha hài lòng về Con’”. (Mc 1,9-11).

Tất cả Ba Ngôi đã gặp nhau vào lúc đó trên bờ sông Giođan! Có Chúa Cha hiện diện qua tiếng nói của Người; có Chúa Thánh Thần ngự xuống trên Chúa Giêsu dưới hình chim bồ câu và có Đấng được Chúa Cha công bố là Con Yêu dấu của Người. Đó là thời điểm vô cùng quan trọng của Mặc khải, một thời điểm quan trọng của lịch sử cứu độ. Thật tốt khi chúng ta đọc lại đoạn Tin Mừng này.

Chúa Cha “đã xức dầu Thánh Thần” thánh hiến Chúa Giêsu

Điều gì đã xảy ra trong phép rửa của Chúa Giêsu và quan trọng đến mức mà tất cả các Thánh sử đều tường thuật lại? Chúng ta tìm thấy câu trả lời trong những lời Chúa Giêsu tuyên bố, một thời gian ngắn sau đó, tại hội đường ở Nadarét, đề cập rõ ràng đến biến cố sông Giođan: “Thần Khí Chúa ngự trên tôi; vì Chúa đã xức dầu tấn phong tôi” (Luca 4,18).

Tại sông Giođan, Chúa Cha “đã xức dầu bằng Thánh Thần”, nghĩa là Người đã thánh hiến Chúa Giêsu làm Vua, Ngôn Sứ và Tư Tế. Thực ra, trong Cựu Ước, các vị vua, các ngôn sứ và các tư tế đều được xức dầu thơm. Trong trường hợp của Chúa Kitô, thay vì dầu vật lý, Người được xức dầu thiêng liêng là Chúa Thánh Thần; thay vì biểu tượng, ở đây có thực tại: Chúa Thánh Thần ngự xuống trên Chúa Giêsu.

Kitô hữu là “những người được xức dầu để noi gương Chúa Kitô”

Chúa Giêsu được tràn đầy Chúa Thánh Thần ngay từ giây phút đầu tiên khi Người nhập thể. Tuy nhiên, đó là “ân sủng cá nhân”, không thể thông truyền; nhưng giờ đây, với việc xức dầu này, Người nhận được trọn vẹn hồng ân của Chúa Thánh Thần để thực hiện sứ mạng, sứ vụ mà với tư cách là đầu, Người sẽ thông truyền cho thân thể của Người là Giáo hội và cho mỗi người chúng ta. Vì lý do này, Giáo hội là “dân tộc vương đế, dân tộc ngôn sứ và dân tộc tư tế” mới. Thuật ngữ tiếng Do Thái “Mêsia” và thuật ngữ “Kitô” tương ứng trong tiếng Hy Lạp đều đề cập đến Chúa Giêsu, có nghĩa là “người được xức dầu”: được xức dầu của niềm vui, được xức dầu bằng Chúa Thánh Thần. Chính danh xưng “Kitô hữu” của chúng ta sẽ được các Giáo Phụ giải thích theo nghĩa đen: Kitô hữu có nghĩa là “những người được xức dầu để noi gương Chúa Kitô”[1].

Trong Kinh Thánh có một Thánh Vịnh nói về một loại dầu thơm, được xức trên đầu thầy thượng tế Aaron và chảy xuống gấu áo của ông (xem Tv 133,2). Hình ảnh dầu chảy xuống đầy chất thơ này, được dùng để diễn tả niềm hạnh phúc được sống chung với nhau như anh chị em, đã trở thành một thực tại thiêng liêng và huyền nhiệm nơi Chúa Kitô và Giáo hội. Chúa Kitô là đầu, Thượng Tế của chúng ta, Chúa Thánh Thần là dầu thơm và Giáo Hội là thân thể Chúa Kitô mà trong đó dầu thơm lan tỏa.

Được xức dầu thánh, Kitô hữu trở nên hương thơm của Chúa Kitô

Chúng ta đã hiểu tại sao Chúa Thánh Thần, trong Kinh Thánh, được biểu tượng bằng gió và thực sự, Người nhận tên từ nó, “Ruah” - gió. Cũng đáng để chúng ta tự hỏi tại sao Người lại được tượng trưng bằng dầu, và chúng ta có thể rút ra những bài học thực tế nào từ biểu tượng này. Trong Thánh lễ Thứ Năm Tuần Thánh, thánh hiến dầu được gọi là “Dầu thánh”, khi đề cập đến những người sẽ được xức dầu trong Bí tích Rửa tội và Thêm sức, Đức Giám mục nói: “Xin cho việc xức dầu này thấm nhập vào họ và thánh hóa họ, để khi được tẩy sạch vết nhơ của sự sinh hạ tự nhiên và được thánh hiến thành đền thờ vinh quang của Người, họ lan tỏa hương thơm của một cuộc sống thánh thiện”. Những lời này bắt nguồn từ Thánh Phaolô, người đã viết cho giáo đoàn Côrintô: “Vì chúng ta là hương thơm của Chúa Kitô trước mặt Thiên Chúa” (2 Cr 2,15). Việc xức dầu làm chúng ta trở nên hương thơm và ngay cả một người sống cách vui mừng việc xức dầu của mình cũng tỏa hương thơm cho Giáo hội, cho cộng đoàn và gia đình bằng hương thơm thiêng liêng.

Sứ mạng của Kitô hữu: lan truyền hương thơm của Chúa Kitô vào thế giới

Chúng ta biết rằng, thật không may, đôi khi các Kitô hữu không lan tỏa hương thơm của Chúa Kitô, mà lan truyền mùi hôi của tội lỗi của chính họ. Và chúng ta đừng bao giờ quên: tội lỗi làm chúng ta xa cách Chúa Giêsu, tội lỗi khiến chúng ta trở thành thứ dầu hôi. Tuy nhiên, điều này không được làm chúng ta xao lãng cam kết thực hiện, hết sức có thể và mỗi người trong môi trường của chúng ta, ơn gọi cao cả là trở thành hương thơm của Chúa Kitô trong thế giới. Hương thơm của Chúa Kitô tỏa ra từ “hoa trái của Thần Khí”, đó là “bác ái, hoan lạc, bình an, nhẫn nhục, nhân hậu, từ tâm, trung tín, hiền hòa, tiết độ” (Gl 5,22). Thánh Phaolô đã nói điều này, và thật đẹp biết bao khi tìm thấy một người có những đức tính này: yêu thương, một người có tình yêu thương, một người vui vẻ, một người kiến tạo hòa bình, một người rộng lượng, không keo kiệt, một người nhân hậu chào đón tất cả mọi người, một người tốt. Thật tốt khi tìm được một người tốt, một người trung thành, một người nhu mì, không kiêu ngạo, hiền lành. Và người khác sẽ ngửi thấy mùi thơm của Thánh Thần của Chúa Kitô xung quanh chúng ta. Chúng ta hãy cầu xin Chúa Thánh Thần giúp chúng ta ý thức rằng chúng ta là những người đã được Người xức dầu.

[1] X. San Cirillo di Gerusalemme, Catechesi mistagogica, III, 1.

Link nội dung đầy đủ: https://giaophanmytho.net/giao-hoi-hoan-vu/tiep-kien-chung-2182024---dtc-phanxico-song-nhan-hau-va-hien-hoa-kito-huu-co-the-lan-toa-huong-thom-cua-chua-kito-41595.html

 

 

29. ĐHY Pizzaballa: Công lý mà không tha thứ có thể trở thành sự trả thù

Phát biểu tại Cuộc gặp gỡ Rimini lần thứ 45, ngày 20/8, Đức Hồng Y Pierbattista Pizzaballa, Thượng phụ Công giáo Latinh của Giêrusalem đề cập đến cuộc xung đột đang diễn ra, mời gọi thực thi công lý trong sự tha thứ, đồng thời kêu gọi không loại trừ ai.

Vatican News

Đức Hồng Y nói: “Cộng đoàn Kitô giáo ở Thánh Địa phải đưa tha thứ vào cuộc tranh luận công khai. Có lẽ bây giờ điều đó không thể thực hiện được. Chúng ta cần chờ đợi và làm việc ở cấp độ cá nhân, cộng đoàn và công cộng”.

Theo ngài, nói về sự tha thứ không phải là một điều trừu tượng. Công lý, tha thứ là những từ ngữ quan trọng, khó khăn, chạm đến thực tế cuộc sống. Tuy nhiên, đức tin Kitô không thể tách rời ý tưởng về sự tha thứ. Đức tin là cuộc gặp gỡ với Chúa Kitô, Đấng cứu độ và tha thứ cho chúng ta. Ý thức mình là tội nhân không phải là một sự lên án mà là một lời loan báo ơn cứu độ. Tha thứ và công lý, ở bình diện cá nhân, gần như đồng nghĩa nếu được đức tin soi sáng: Trên thập giá, Chúa Giêsu đã không chờ đợi công lý được thực thi để tha thứ. Tha thứ không tuỳ thuộc vào phẩm giá và bình đẳng. Sự tha thứ cũng cần một lời nói thật. Vì nếu không nói rõ ràng thì tha thứ điều gì?

Ngài khẳng định thêm: “Công lý mà không tha thứ sẽ trở thành một sự phản kháng, sự trả thù. Mục đích không phải là đẩy người khác vào chân tường, nhưng là để vượt qua tình trạng này và chỉ có sự tha thứ mới có thể làm được điều này”.

Trong bài tham luận, Đức Hồng Y còn đề cập đến chủ nghĩa bài Do Thái. Ngài nói: “Chủ nghĩa bài Do Thái là một thảm kịch. Phê bình chính sách của một chính phủ là một chuyện, điều này có thể hợp pháp. Vấn đề ở chỗ nói rằng bạn không thể là người Do Thái. Đây là điều không thể chấp nhận được và cần phải lên án. Đó là những câu chuyện loại trừ, ủng hộ Palestine, ủng hộ Israel, bên này loại trừ bên kia”.

Theo ngài, chủ nghĩa bài Do Thái cũng là một phép thử để hiểu các mô hình mà xã hội được duy trì và xây dựng trên đó. Khi nói: “Vì bạn là người Do Thái, Hồi giáo hay Kitô giáo, nên bạn không có quyền gì, bạn bị loại trừ”, đó là thời điểm suy đồi nghiêm trọng của nền văn minh. Một nền văn minh được xây dựng “với” chứ không phải “chống lại”.

Đức Thượng Phụ nói thêm: “Ở đây trách nhiệm của các tu sĩ là quan trọng. Cần phải tránh - ngay cả khi chủ nghĩa bài Do Thái hiện nay mang dấu ấn chính trị hơn là tôn giáo - trở thành công cụ cho điều này, nhưng tạo ra một nền văn hóa của các mối quan hệ, chào đón lẫn nhau, nơi không ai bị loại trừ”.

Về sự dấn thân của các Kitô hữu đối với việc hòa giải ở Thánh Địa, Đức Hồng Y Pizzaballa khẳng định: “Không ai chờ đợi cộng đoàn Kitô hữu làm điều gì đó và giải quyết các vấn đề. Về mặt chính trị, chúng tôi ít nhiều không liên quan, nếu tôi có thể nói như vậy: điều này có thể khiến một số người tức giận, nhưng nó là như vậy. Điều đầu tiên là ở lại đó, hiện diện ở đó. Không rơi vào cám dỗ muốn có một vai trò trong tình huống này. Chúng ta không thể giải quyết mọi vấn đề nhưng chúng ta phải hiện diện”.

Link nội dung đầy đủ: https://giaophanmytho.net/giao-hoi-hoan-vu/dhy-pizzaballa-cong-ly-ma-khong-tha-thu-co-the-tro-thanh-su-tra-thu-41596.html

 

 

30. Hội nghị mục vụ di dân lần thứ 10 của Trung Mỹ, Bắc Mỹ và Caribe

Hội nghị mục vụ di dân lần thứ 10 của Trung Mỹ, Bắc Mỹ và Caribe của các giám mục và các vị đặc trách mục vụ di dân của khu vực, diễn ra từ ngày 19 đến 22/8, với khẩu hiệu “Đồng hành với những người di dân và tị nạn”.

Vatican News

Lúc 17 giờ 30, ngày 20/8, tại nhà thờ chính tòa Santa Maria la Antigua, Đức Hồng Y Michael Czerny, Tổng trưởng Bộ Phục vụ Phát triển Con người toàn diện đã chủ sự Thánh lễ cùng với các tham dự viên cuộc gặp gỡ.

Được Bộ Phục vụ Phát triển Con người Toàn diện hỗ trợ, sự kiện được hướng dẫn bởi sứ điệp của Đức Thánh Cha Phanxicô cho Ngày Thế giới Di dân và Tị nạn lần thứ 110 - “Thiên Chúa đồng hành với dân Người”, được cử hành vào ngày 29/9 tới đây. Trong sứ điệp này, Đức Thánh Cha yêu cầu mọi người không quay lưng lại với những người tị nạn “đã phải rời bỏ quê hương của mình để tìm kiếm những điều kiện sống xứng nhân phẩm”, nhưng “đồng hành cùng họ”. Thực tế, “cuộc gặp gỡ với người di cư, cũng như với bất kỳ anh chị em nào đang gặp khó khăn, cũng là cuộc gặp gỡ với Chúa Kitô”.

Mục đích cuộc gặp gỡ là “phát triển một không gian cho sự tham gia rộng rãi hơn nhằm đưa ra phản ứng rộng rãi hơn cho thách đố các vấn đề mục vụ do hiện tượng di cư đặt ra” trong khu vực.

Đức Tổng Giám Mục José Domingo Ulloa Mendieta, của Tổng Giáo phận Panama, chủ trì Hội nghị nhấn mạnh rằng trước sự phức tạp của cuộc khủng hoảng di dân, điều cấp thiết đối với Giáo hội Công giáo là hỗ trợ rõ ràng hơn trong các hoạt động mục vụ, tôn trọng các quy luật của những nước tiếp nhận, nhưng trên hết là đảm bảo các quyền con người và quyền của người di dân và tị nạn.

Tính trong năm 2023, hơn nửa triệu người di cư đã vượt qua rừng nhiệt đới Darien, tại ngã ba Nam và Trung Mỹ. Kể từ đầu năm 2024, hơn 220.000 người đã vượt qua nó, chủ yếu đến từ Venezuela, Ecuador, Colombia hoặc quần đảo Haiti. Con đường gây chết người dài hơn 265 km này nối Panama với Colombia và chỉ còn lại rất ít người sống sót trước Lajas Blancas, nơi có nhiều vấn đề về dân số quá đông, an ninh, thiếu nước và chỗ ngủ.

Link nội dung đầy đủ: https://giaophanmytho.net/giao-hoi-hoan-vu/hoi-nghi-muc-vu-di-dan-lan-thu-10-cua-trung-my-bac-my-va-caribe-41601.html

 

 

31. Đức Thánh Cha mời gọi các tín hữu đừng để mình bị rơi vào cám dỗ ganh tị

Đức Thánh Cha mời gọi dân cư ở khu vực Canada Real và San Fermin của thủ đô Madrid, Tây Ban Nha đừng để mình bị rơi vào cám dỗ của sự ghen tị và làm việc với ý thức rằng “chúng ta ở cùng một đội”.

Vatican News

Lời mời gọi của Đức Thánh Cha được đưa ra trong một sứ điệp video do cha Agustin Rodriguez Teso thực hiện trong một cuộc gặp gỡ với Đức Thánh Cha.

Trong video được thực hiện bất ngờ này, Đức Thánh Cha chào thăm mọi người và đề cập đến “nhóm thực hiện hòa giải” trong khu dân cư và cho rằng điều này “rất quan trọng”. Đức Thánh Cha xin mọi người cầu nguyện cho sứ vụ của ngài và khuyến khích họ “tiếp tục làm việc và hỗ trợ các linh mục, giám mục, và những ai đang làm việc vì người khác”.

Ngài đặc biệt mời gọi mọi người, đặc biệt những ai đang làm công tác xã hội trong khu vực lân cận của Canada Real và San Fermin ở thủ đô Madrid loại bỏ tính ghen tị. Ngài nói: “Anh chị em hãy cẩn thận với tính ganh tị. Ganh tị là một điều phát sinh từ việc ngồi lê đôi mách”.

Cuối cùng trước khi ban phép lành cho các tín hữu, Đức Thánh Cha nói thêm: “Tại sao tôi lại ganh tị với người này, nếu họ làm được giống tôi? Có lẽ tốt hơn tôi, nhưng họ làm tốt. Chúng ta cùng một đội, đừng đấu đá nhau”.

Cha Augustin đang chăm sóc mục vụ tại khu vực Canada Real và San Fermin của thủ đô Madrid.  Đây là nơi trung chuyển gia súc Bán đảo Iberia, từ thế kỷ 13. Con đường được gọi là Canada Real Galiana đi qua lãnh thổ Madrid và khu vực lân cận có nhiều ngôi nhà bấp bênh, lán trại và các công trình khác đã được xây dựng từ giữa thế kỷ 20. Hiện có hơn 8.000 người sống trong khu vực, trong đó khoảng một phần ba là trẻ vị thành niên, hầu hết thuộc di dân.

Nơi này được chia thành sáu khu vực, một trong số đó đã được biết đến trong nhiều thập kỷ là nơi buôn bán ma túy, làm ảnh hưởng đến các vùng lân cận. Khu vực 6, nơi có giáo xứ và trung tâm Caritas, là khu vực nghèo nhất và hiện vẫn chưa có điện và tệ nạn ma tuý lan tràn. Tại đây, Caritas của Tổng Giáo phận Madrid phát triển nhiều dự án với trẻ vị thành niên, thanh thiếu niên và người lớn, bao gồm trường học gia đình, các hoạt động can thiệp gia đình.

Link nội dung đầy đủ: https://giaophanmytho.net/giao-hoi-hoan-vu/duc-thanh-cha-moi-goi-cac-tin-huu-dung-de-minh-bi-roi-vao-cam-do-ganh-ti-41605.html

 

 

32. Đức Thánh Cha gửi sứ điệp đến Đại hội Thánh Thể ở Madagascar

Ngày 23/8, Đức Thánh Cha đã gửi sứ điệp đến Đại hội Thánh Thể Quốc gia của Madagascar, tổ chức ở Antsiranana, từ ngày 23 đến 25/8, và nhấn mạnh rằng “khi gặp gỡ Chúa Kitô trong thờ lạy, khi chạm đến và lãnh nhận Người trong khi cử hành Thánh Thể, chúng ta không thể giữ Chúa riêng cho mình, nhưng trở thành người loan báo tình yêu cho người khác”.

Vatican News

Trong thư gửi đến Đức cha Marie Fabien Raharilamboniaina, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Madagascar, trước hết Đức Thánh Cha nói ngài hiệp ý cầu nguyện và gửi lời chào huynh đệ đến tất cả các giám mục, linh mục và tín hữu tham dự Đại hội Thánh Thể Quốc gia, một sự kiện trùng với 100 năm “Phong trào Thiếu Nhi Thánh Thể”.

Đức Thánh Cha khuyến khích sáng kiến này, nhằm đưa những người con của các cộng đoàn Kitô trở lại những điều cơ bản, giúp họ tái khám phá ý nghĩa việc tôn thờ Thánh Thể và nếm cảm việc dành thời gian ở với Chúa Kitô. Đây là cách để mỗi Kitô hữu được được lớn lên mỗi ngày.

Đức Thánh Cha mong muốn rằng khi hướng đến Đại hội thứ hai của Thượng hội đồng Giám mục về tính hiệp hành, đến với Chúa Giêsu Thánh Thể là dịp để các tín hữu tái khám phá tầm quan trọng của việc gặp gỡ, cầu nguyện và dấn thân với và cho người khác. Ngài viết: “Khi gặp gỡ Chúa Kitô trong thờ lạy, khi chạm đến và lãnh nhận Người trong khi cử hành Thánh Thể, chúng ta không thể giữ Chúa riêng cho mình, nhưng trở thành người loan báo tình yêu cho người khác”.

Hướng đến các thành viên của “Phong trào Thiếu Nhi Thánh Thể”, Đức Thánh Cha mời gọi: “Vào thời điểm đức tin vào sự hiện diện thực sự của Chúa là một thách đố lớn, tôi mời gọi anh chị em, những người cử hành 100 năm thành lập Phong trào, giúp anh chị em mình cảm nghiệm được Chúa Giêsu trong Thánh Thể. Anh chị em hãy giúp mọi người, biến cuộc sống thành của lễ dâng lên Thiên Chúa, cùng với lễ dâng của Chúa Giêsu trên bàn thờ, để làm cho nhiều người biết, yêu mến và phụng sự Chúa nhiều hơn”.

Cuối cùng, Đức Thánh Cha cầu chúc Đại hội Thánh Thể này giúp mỗi người vun trồng tình bác ái và liên đới đối với tất cả mọi người, đặc biệt những người đang bị thử thách. Ngài còn cầu chúc các tín hữu mang lại niềm hi vọng, trở thành chứng tá lòng trắc ẩn và tình yêu thương xót của Chúa.

Link nội dung đầy đủ: https://giaophanmytho.net/giao-hoi-hoan-vu/duc-thanh-cha-gui-su-diep-den-dai-hoi-thanh-the-o-madagascar-41609.html

 

 

33. Đức Thánh Cha: Chiến tranh không phải là phương thế giải quyết xung đột và thiết lập công lý

Ngày 24/8, tiếp các thành viên của Liên mạng quốc tế các nhà lập pháp Công giáo, Đức Thánh Cha nhấn mạnh phải từ bỏ tư tưởng cho rằng chiến tranh là một phương tiện giải quyết xung đột và thiết lập công lý.

Vatican News

Liên mạng quốc tế các nhà lập pháp Công giáo là một tổ chức phi lợi nhuận được thành lập vào năm 2010 nhằm giáo dục, trao quyền và kết nối một thế hệ lãnh đạo Kitô mới đang phục vụ tại các cơ quan công quyền, bất kể đảng phái chính trị, bằng việc cung cấp cho họ sự đào tạo về phương diện tâm linh và giáo lý cũng như những cơ hội kết nối toàn cầu. Mạng lưới này cũng tham gia vào việc giúp xây dựng cầu nối giữa các nhà lãnh đạo chính trị, các quốc gia, các tổ chức phi lợi nhuận, và các Giáo hội trong một thế giới đang chìm trong khủng hoảng.

Trong buổi tiếp kiến, đi từ chủ đề “Thế giới đang ở trong chiến tranh: Khủng hoảng và xung đột kéo dài - Điều này có ý nghĩa gì đối với chúng ta?” của cuộc gặp gỡ lần thứ 15 của tổ chức, Đức Thánh Cha nói rằng trước thực trạng thế giới như vậy trách nhiệm không chỉ của các nhà lập pháp nhưng còn của tất cả mọi người nam nữ thiện chí, đặc biệt những người được truyền cảm hứng từ tầm nhìn Tin Mừng về sự hiệp nhất của gia đình nhân loại và ơn gọi xây dựng một thế giới huynh đệ, công lý và hòa bình.

Đức Thánh Cha đưa ra ba điểm mời mọi người suy nghĩ. Thứ nhất, phải từ bỏ tư tưởng cho rằng chiến tranh là một phương tiện giải quyết xung đột và thiết lập công lý. Ngài nói: “Lương tâm chúng ta phải bị lay động bởi những cảnh chết chóc và hủy diệt hàng ngày trước mắt.  Chúng ta cần lắng nghe tiếng kêu của người nghèo, những góa phụ và trẻ mồ côi mà Kinh Thánh nói đến, để nhìn thấy vực thẳm của sự dữ ở trung tâm chiến tranh và quyết tâm bằng mọi cách có thể để chọn hòa bình”.

Điểm thứ hai được Đức Thánh Cha nói đến là sự kiên trì và bền chí trong việc theo đuổi con đường hòa bình, qua đàm phán, hòa giải và trọng tài.  Hơn nữa, cần phải đặc biệt chú ý đến việc duy trì luật nhân đạo quốc tế và hơn bao giờ hết phải cung cấp cho nó những nền tảng pháp lý vững chắc.

Cuối cùng, theo kinh nghiệm hàng ngày của các nhà lập pháp Công giáo và các nhà lãnh đạo chính trị, Đức Thánh Cha nói các thành viên của Liên mạng quốc tế các nhà lập pháp Công giáo biết thế nào là đối phó với xung đột ở quy mô nhỏ, nhưng không kém căng thẳng, trong các cộng đồng mà họ đang phục vụ. Ngài nhấn mạnh: là Kitô hữu, chúng ta nhận ra rằng gốc rễ của xung đột. Trong một cuộc xung đột, sự phân mảnh và đổ vỡ sâu xa hơn trong xã hội hiện diện trong trái tim con người phải được tìm thấy. Xung đột đôi khi không thể tránh khỏi, nhưng chúng chỉ có thể được giải quyết một cách hiệu quả trong tinh thần đối thoại và hiểu người khác và lý do của họ, và trong sự dấn thân chung đối với công lý trong việc theo đuổi công ích.

Đức Thánh Cha kết luận: “Thế giới chúng ta đang mệt mỏi vì chiến tranh, cần phải làm sống lại tinh thần hi vọng đã dẫn đến việc thiết lập các cơ cấu hợp tác để phục vụ hòa bình sau Thế chiến thứ hai”. Ngài mời gọi các chính trị gia Kitô giáo trở thành những chứng nhân niềm hi vọng, đặc biệt đối với thế hệ trẻ, bởi vì đối người trẻ điều quan trọng là nhìn thấy những mẫu gương niềm hi vọng và những ý tưởng tương phản với những thông điệp bi quan và hoài nghi mà họ hay gặp phải.

Link nội dung đầy đủ: https://giaophanmytho.net/giao-hoi-hoan-vu/duc-thanh-cha-chien-tranh-khong-phai-la-phuong-the-giai-quyet-xung-dot-va-thiet-lap-cong-ly-41616.html

 

 

34. Đức Thánh Cha: Chú ý chiều kích cộng đoàn trong phụng vụ

Đức Thánh Cha mời gọi các tham dự viên của Tuần lễ Quốc gia về Phụng vụ của Giáo hội Ý tái suy tư về bốn chiều kích của phụng vụ: cộng đoàn cầu nguyện, thánh ca, thinh lặng thánh và thừa tác vụ phụng vụ.

Vatican News

Tuần lễ Phụng vụ Quốc gia lần thứ 74 diễn ra tại thành phố Modena, bắc Ý từ 26 đến 29/8. Năm nay hội thảo suy tư về chủ đề: “Trong phụng vụ lời cầu nguyện đích thực của Giáo hội. Dân Chúa và nghệ thuật cử hành. ‘Hoa trái của miệng lưỡi ca tụng Danh Thánh” (Dt 13, 15).

Trong sứ điệp được ký bởi Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Tòa Thánh, gửi đến Đức Tổng Giám mục Claudio Maniago của Catanzaro-Squillace, Chủ tịch Trung tâm Phụng vụ, Đức Thánh Cha nói chủ đề được chọn năm nay đưa trở lại với tính đặc thù của cầu nguyện phụng vụ, vốn tránh xa mọi hình thức cá nhân và chia rẽ. Theo đó, phụng vụ là sự “tham dự vào lời cầu nguyện của Chúa Kitô, hướng về Chúa Cha trong Chúa Thánh Thần”; chia sẻ hơi thở yêu thương của Giáo hội-Hiền thê, làm cho chúng ta cảm thấy là một phần của cộng đoàn các môn đệ ở mọi nơi và mọi thời đại; trường hiệp thông giải thoát tâm hồn khỏi sự thờ ơ, thu hẹp khoảng cách giữa anh chị em và phù hợp với tâm tình của Chúa Giêsu; con đường cao cả biến đổi, giáo dục chúng ta trong Giáo hội về đời sống tốt đẹp của Tin Mừng.

Đức Thánh Cha nhắc lại bốn chiều kích của phụng vụ:

Đầu tiên là tái khám phá việc cộng đoàn cầu nguyện, qua đó, khi hiệp nhất với ngôn ngữ mẹ Giáo hội, chúng ta trở nên một thân thể và một tiếng nói. Trong khía cạnh này cần quan tâm đặc biệt đến Phụng Vụ Các Giờ Kinh, phải làm sao để hình thức cầu nguyện này nó trở thành lời cầu nguyện của Dân Chúa một cách hiệu quả.

Khía cạnh thứ hai là thánh ca. Đức Thánh Cha tái khẳng định giáo huấn của Công đồng Vatican II về điều này, theo đó âm nhạc trong phụng vụ không phải là một “yếu tố trang trí, nhưng là một phần không thể thiếu và cần thiết” (Sacrosanctum Concilium, 112). Trong thánh ca, các tín hữu sống và bày tỏ đức tin của mình.

Khía cạnh thứ ba liên quan đến thinh lặng. Đức Thánh Cha lưu ý trong phụng vụ không cuồng nhiệt, ồn ào. Cần một thinh lặng thánh, không gian sinh hoa trái để ở lại trong tình yêu Chúa, vun trồng một cái nhìn chiêm niệm, đem lại chiều sâu cho lời cầu nguyện của tâm hồn và để cho chúng ta được biến đổi bởi Thần Khí.

Chiều kích thứ tư và cuối cùng mà Đức Thánh Cha mong muốn cuộc gặp gỡ quốc gia thúc đẩy là thừa tác vụ phụng vụ, như hoa trái của việc trở thành Giáo hội Hiện Xuống. Sự hiện diện của một thừa tác vụ đa dạng, được nuôi dưỡng bởi sự hiệp thông trong Chúa Kitô, nuôi dưỡng sự tham gia tích cực của cộng đoàn và thúc đẩy đồng trách nhiệm trong sứ mạng, trong thực tế, thể hiện bản chất hiệp hành của Giáo hội.

Link nội dung đầy đủ: https://giaophanmytho.net/giao-hoi-hoan-vu/duc-thanh-cha-chu-y-chieu-kich-cong-doan-trong-phung-vu-41625.html