31/07/2024
227
Điểm lại những sự kiện xảy ra trong tháng 07.2024























ĐIỂM TIN THÁNG 07.2024

Thực hiện: Vp. Truyền thông

 

TIN GIÁO PHẬN MỸ THO

1. Giới trẻ - Thiếu Nhi Thánh Thể: Hành hương Các Thánh Tử Đạo Việt Nam và Lòng Thương xót Chúa.

Bài viết: Mary FX. Thúy Nga

Hình: Gioan Baotixita Hưng

BTT Gp. Mỹ Tho

(WGPMT) Ngày 05.07.2024, hơn 1000 các bạn Giới trẻ - Thiếu Nhi Thánh Thể (TNTT) trong Giáo phận Mỹ Tho tham dự Hành hương Các Thánh Tử đạo Việt Nam tại Trung tâm Hành hương Ba Giồng và Lòng Chúa Thương xót – Trung tâm Mục vụ Giáo phận Mỹ Tho.

Lúc 13g30, hơn 1000 các bạn Giới trẻ - TNTT trong Giáo phận Mỹ Tho đã quy tụ tại Trung tâm Hành hương Ba Giồng kính viếng Cha thánh Phêrô Nguyễn Văn Lựu và các Thánh Tử Đạo. Mọi người cùng cung nghinh Cha thánh Phêrô và các Thánh Tử Đạo, lần chuỗi và hôn xương Thánh.

Sau khi kính viếng các Thánh Tử Đạo xong, mọi người di chuyển đến Trung tâm Mục vụ (TTMV) Giáo phận vào lúc 15g00.

Tại TTMV các bạn Giới trẻ - TNTT được lắng nghe cha Phaolô Trần Kỳ Minh - Tổng Đại diện Giáo phận Mỹ Tho chia sẻ chủ đề “TNTT tham gia vào sứ vụ của Hội Thánh”.

Đỉnh cao của ngày Hành hương là thánh lễ được diễn ra lúc 17g00, do Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm – Giám mục Giáo phận Mỹ Tho chủ tế. Đồng tế với ngài có cha Tổng Đại diện Phaolô Trần Kỳ Minh và quý cha trong giáo phận.

Trong bài giảng, Đức cha đã chia sẻ cho cộng đoàn về sự mời gọi của Chúa đối với thánh Matthêu. Qua đó, ngài liên kết về sự mời gọi của Chúa nơi các bạn Giới trẻ - TNTT. Các bạn đã đáp lại tiếng Chúa mời gọi qua các cha sở, cha phó nơi giáo xứ. Các bạn đã hy sinh nhiều thời gian, sức khỏe và nhiều thú vui khác. Nhưng tất cả đều là những điều tốt đẹp. Bởi vì, những điều đó làm cho mỗi người lớn lên, trưởng thành và khả năng được phát huy. Đức cha mong muốn các bạn TNTT tiếp tục tham gia các sinh hoạt giáo xứ của mình để mỗi ngày càng phát triển hơn.

Thánh lễ tiếp tục với lời nguyện tín hữu và phần Phụng vụ Thánh Thể.

Sau lời nguyện Hiệp lễ, một Huynh trưởng đại diện cho các bạn Giới trẻ - TNTT có lời tri ân đến Đức cha, cha Tổng Đại diện, quý cha đã tạo mọi điều kiện để Giới trẻ - TNTT có một ngày Hành hương thật ý nghĩa.

Đáp từ, Đức cha cũng bày tỏ niềm vui khi thấy sự hiện diện của TNTT, ngài có đôi lời tâm tình đến với các Sa mạc sinh của 2 sa mạc Tabor III và Horeb 7. Ngài gửi lời cám ơn đến phụ huynh đã tạo điều kiện cho các sa mạc sinh được tham dự các khóa Huấn luyện Huynh trưởng.

Thánh lễ kết thúc vào lúc 18g15. Các bạn Giới trẻ - TNTT chào nhau ra về và hẹn gặp lại nhau vào năm sau.

Link nội dung đầy đủ: https://giaophanmytho.net/giao-phan-my-tho/gioi-tre---thieu-nhi-thanh-the-hanh-huong-cac-thanh-tu-dao-viet-nam-va-long-thuong-xot-chua-41391.html

 

 

2. Gx Bình Trưng: Thánh lễ ban Bí tích Thêm Sức, mừng 95 thành lập, 12 năm cung hiến - trùng tu nhà thờ và 25 năm linh mục của cha Chánh xứ.

Gioan Linh

BTT Gp. Mỹ Tho

(WGPMT) Ngày 10.07.2024, Đức Cha Phêrô dâng thánh lễ ban Bí tích Thêm Sức cho 10 em thiếu nhi nhân dịp Giáo xứ Bình Trưng mừng 95 năm thành lập, 12 năm cung hiến - trùng tu nhà thờ, 25 năm linh mục của cha Đaminh Phạm Minh Tiến.

Giáo xứ Bình Trưng được các Thầy Giảng của Dòng Kitô Vua Cái Nhum thành lập khoảng năm 1930. Đặc biệt đây là Họ đạo cố Đức Cha Anrê Nguyễn Văn Nam từng là Cha Sở trong thời gian dài 17 năm (1955-1972); thời gian này có nhiều khó khăn và chiến tranh ác liệt, giáo dân phải tản cư, nhà thờ bị bom dội sập và cháy rụi.

Năm 1975, thầy Grêgôriô Phan Văn Đồ - Dòng Kitô Vua, đến giúp xứ và dựng lại nhà thờ tạm bợ bằng tre lá. Năm 1984 cha Giuse Bùi Văn Hoàng kiến thiết lại nhà thờ bằng cột sắt, vách tường, mái lợp tôn. Năm 2006 cha Antôn Nguyễn Ánh Quang được bổ nhiệm làm cha sở, đến ngày 30.11.2007 Đức Cha Phaolô Bùi Văn Đọc làm lễ khởi công xây dựng lại Nhà thờ Bình Trưng và cung hiến ngày 09 tháng 05 năm 2012 do Đức Cha Phaolô Bùi Văn Đọc. Hiện nay, Nhà thờ Bình Trưng toạ lạc tại Ấp Bình Thới A, xã Bình Trưng, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang, số giáo dân trong giáo xứ khoảng 675 người, linh mục Chánh xứ cha Đaminh Phạm Minh Tiến.

Lúc 09g30 ngày 10.07.2024 Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm – Giám mục Giáo phận Mỹ Tho đã chủ sự thánh lễ ban Bí tích Thêm Sức cho 10 em thiếu nhi, mừng 95 năm thành lập, 12 năm cung hiến - trùng tu nhà thờ và 25 năm linh mục cha Đaminh Phạm Minh Tiến – Chánh xứ Giáo xứ Bình Trưng. Đồng tế với ngài có 35 cha trong và ngoài giáo phận. Tham dự thánh lễ có quý tu sĩ nam nữ, quý thân nhân của cha Chánh xứ, quý khách mời và đông đảo giáo dân trong giáo xứ.

Trước khi bắt đầu thánh lễ, cha Giacôbê Hà Văn Xung – Quản hạt Mỹ Tho công bố ban Phép Lành Toà Thánh của Đức Thánh Cha: “Đức Thánh Cha Phanxicô ưu ái ban Phép Lành Toà Thánh và khẩn cầu Thiên Chúa ban dồi dào Thiên Ân cho cha Quản xứ Đaminh Phạm Minh Tiến, quý ân nhân và toàn thể Giáo dân Giáo xứ Bình Trưng, Giáo phận Mỹ Tho nhân dịp kỷ niệm 95 năm thành lập giáo xứ: 1929-2024, 12 năm cung hiến- trùng tu nhà thờ và 25 năm linh mục”.

Trong bài giảng lễ, Đức Cha Phêrô khởi đi từ ý nghĩa của dầu thánh: Dầu thánh không chỉ được xức trên người lãnh nhận Bí tích Rửa tội và Bí tích Thêm Sức, mà còn được xức cho những người được lãnh nhận Bí tích Truyền Chức Thánh. Đức Cha nhấn mạnh: Dầu thánh chính là mối dây liên kết ý nghĩa của ngày lễ hôm nay: khi cung hiến thánh đường, dầu thánh được xức trên bàn thờ và các cột của nhà thờ; khi cha Đaminh Tiến chịu chức linh mục cách đây 25 năm cũng được xức dầu thánh và hôm nay khi Đức Cha ban Bí tích Thêm Sức cho các con thiếu nhi, Đức Cha cũng xức dầu thánh. Vậy khi chúng ta được xức dầu thánh là để trở nên giống Chúa Kitô - Đấng được xức dầu. Cho nên, khi người linh mục được xức dầu thánh trong ngày chịu chức là để trở thành người xức dầu cho người khác, để Kitô hoá những người mà Chúa đã sai mình đến phục vụ, thi hành chức năng tư tế, ngôn sứ và vương đế của Chúa Kitô. Trước khi kết thúc bài giảng, Đức Cha mời gọi cộng đoàn cùng với cha Đaminh Tiến và các cha cùng lớp nhân dịp 25 năm linh mục dâng lời tạ ơn Chúa vì những ơn lành Chúa đã ban. Đồng thời, khi ban Bí tích Thêm Sức cho các em thiếu nhi cũng là dịp cho các cha khơi dậy ân sủng mà Thiên Chúa đã ban qua việc đặt tay của Giám mục và được thánh hiến bằng dầu thánh để mỗi ngày trở nên tốt đẹp hơn như lòng Chúa mong ước.

Sau bài giảng, cha Đaminh Tiến giới thiệu với Đức Cha 10 em thiếu nhi sau nhiều năm tháng học hỏi giáo lý, tập sống các nhân đức. Sau đó, với niềm tin cậy mến các em cùng với cộng đoàn phụng vụ lặp lại lời tuyên xưng đức tin khi chịu Bí tích Rửa Tội. Kế đến, Đức Cha Phêrô đặt tay xin ơn Chúa Thánh Thần ngự xuống trên các em. Các em cùng với cha mẹ đỡ đầu lần lượt tiến lên để được Đức Cha xức dầu thánh với lời mời gọi: “Hãy nhận lấy ấn tín ơn Chúa Thánh Thần”.

Sau đó, thánh lễ diễn ra như thường lệ với phần Phụng vụ Thánh Thể và kết thúc lúc 11g00.

Link nội dung đầy đủ: https://giaophanmytho.net/giao-phan-my-tho/gx-binh-trung-thanh-le-ban-bi-tich-them-suc-mung-95-thanh-lap-12-nam-cung-hien---trung-tu-nha-tho-va-25-nam-linh-muc-cua-cha-chanh-xu-41416.html

 

 

3. Gx. Long Định 1: Cung hiến Nhà thờ và kỷ niệm 70 năm thành lập giáo xứ

Bài viết: Anna Linh Phương

Hình: Gioan Linh

(WGPMT) Lúc 9g30 ngày 26.7.2024, Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm – Giám mục Giáo phận Mỹ Tho - đã chủ sự thánh lễ cung hiến nhà thờ Long Định 1- Giáo hạt Cái Bè, tọa lạc tại số 144, khu phố Lương Minh Chánh, xã Long Định huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang.

Sau 6 năm vất vả xây dựng và chờ đợi (27.07.2018 – 26.07.2024) ngày 26.07.2024 thánh lễ Cung hiến nhà thờ, bàn thờ và kỷ niệm 70 năm thành lập giáo xứ Long Định 1 - Giáo hạt Cái Bè được Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm chủ sự đã trở thành cột mốc trọng đại được khắc ghi vào lịch sử phát triển của giáo xứ. Đồng tế với Đức Cha có Cha Tổng Đại Diện Phaolô Trần Kỳ Minh, Cha sở Tôma Nguyễn Văn Phong, quý cha hạt trưởng Mỹ Tho, Cái Bè, Đức Hòa cùng 82 cha trong và ngoài giáo phận. Hiệp dâng thánh lễ có quý tu sĩ nam nữ, chủng sinh, quý ân nhân, thân nhân cùng cộng đoàn trong và ngoài giáo xứ.

Bài hát nhập lễ vang lên và đoàn đồng tế tiến về nhà thờ, khi đến cửa nhà thờ, Đức Cha, Cha Tổng Đại diện và Cha Chánh xứ cắt băng khánh thành. Tiếp theo, đoàn đồng tế - đi đầu là kiệu xương thánh tiến vào nhà thờ để cử hành thánh lễ tạ ơn.

Sau lời chào của Đức Cha, vị Đại diện Giáo xứ đã giới thiệu ngôi thánh đường mới: Giáo xứ Long Định được thành lập từ năm 1954 do cuộc di dân của bà con miền Bắc từ hai giáo phận Bùi Chu và Phát Diệm, được cha Phêrô Đỗ Hàn Tùng coi sóc với khoảng 6000 giáo dân. Ngôi nhà thờ nhỏ đầu tiên xây dựng bên bờ sông được hoàn tất ngày 08.12.1955 và chọn Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội làm bổn mạng.

Năm 1971 cha Phêrô Tạ Đức Tiến được bề trên sai về chăm sóc giáo xứ Long Định 1. Nhiều năm trôi qua, do nhà thờ cạnh bờ sông bị sạt lở, cột trụ bị mối mọt ăn, nên năm 1991 cha Phêrô Tạ Đức Tiến cho xây dựng lại nhà thờ mới, nằm đối diện nhà thờ cũ về phía Tây, được hoàn thành năm 1992.

Ngày 26.7.2017 cha Tôma Nguyễn Văn Phong chính thức nhận sứ vụ chánh xứ Long Định 1. Khi về đây, nhận thấy ngôi nhà thờ thứ hai bị xuống cấp trầm trọng và được sự quan tâm của Đức Cha Phêrô nên cha sở Tôma cùng bà con giáo dân đã lên kế hoạch xây dựng ngôi nhà thờ mới, cũng như nhà mục vụ và khuôn viên nhà thờ.

Ngày 27.01.2018 cha sở Tôma và bà con giáo dân trong giáo xứ đã cùng nhau cải táng phần mộ cha cố Phêrô Tạ Đức Tiến sang phần đất mới. Ngày 20.8.2017 cha kêu gọi cộng đoàn dân Chúa khởi công công trình làm tường rào và hệ thống cống rãnh. Ngày 19.3.2018 cha đã chủ sự nghi thức làm phép phần đất và khởi công ép cừ để xây dựng nhà thờ mới. Ngày 27.7.2018 thánh lễ đặt viên đá đầu tiên được Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm chủ sự đã diễn ra trên chính nền ngôi nhà thờ mới.

Cùng với việc xây dựng nhà thờ, ngày 07.03.2019 cha sở Tôma cũng đã khởi công xây nhà mục vụ cho giáo xứ và đến ngày 11.04.2023 cha Phaolô Trần Kỳ Minh - Tổng Đại Diện giáo phận Mỹ Tho, đã chủ sự nghi thức làm phép nhà mục vụ và dâng thánh lễ tạ ơn cầu nguyện cho giáo xứ. Ngày xưa, cha cố Phêrô Trần Đức Dậu đã xây dựng trường học thánh Tôma cạnh nhà thờ, nay không còn nữa, do đó, nhà mục vụ mới đã lấy tước hiệu thánh Tôma và có tượng thánh Tôma đặt phía trước. Bên cạnh đó, trong khuôn viên nhà thờ cha còn cho xây dựng núi Đức Mẹ LaVang, tượng Lòng Chúa Thương Xót, tượng 12 vị thánh Tông Đồ, tượng thánh Têrêsa, tượng thánh Đa Minh Saviô-bổn mạng lễ sinh.

Tiếp theo là Nghi thức Làm Phép Nước, Nước có hiệu lực thanh tẩy và thánh hóa. Đức cha làm phép nước thánh và rảy lên bàn thờ, các vách tường nhà thờ và trên cộng đoàn.

Trong Phụng vụ Lời Chúa, theo các bài đọc và Tin Mừng, Đức Cha chia sẻ: “Trời cao thăm thẳm không chứa nổi Chúa” mà sao Chúa phải đến ngự trong ngôi nhà thờ như thế này, đó là vì tình yêu, vì yêu thương Chúa đã đến ngự đây để ta đến gặp gỡ, lắng nghe và đón nhận ân sủng. Vì thế, bổn phận chúng ta là phải giữ gìn sự thánh thiêng của đền thờ, “không được biến nhà thờ thành nơi buôn bán”. Nhà thờ là nơi cộng đoàn đến không chỉ để gặp Chúa mà còn gặp gỡ anh em, và làm nên một cộng đoàn liên kết trong tình yêu thương hiệp nhất với nhau. Đức Cha nhắc giáo xứ đã xây dựng nhà thờ tốt đẹp thì cũng phải xây dựng cộng đoàn thành Cộng đoàn hiệp nhất yêu thương như lòng Chúa mong muốn. Ngoài ra, nhà thờ không chỉ dành riêng cho giáo xứ mà còn là nhà mở ra cho mọi người, mở ra đón tiếp mọi người, để mọi người biết Chúa, chạy đến cầu nguyện với Chúa, mở ra để loan báo tin mừng Chúa cho mọi người.

Sau bài giảng là Nghi thức Cung hiến Nhà thờ và Thánh hiến Bàn thờ được mở đầu với kinh cầu các thánh. Kế đến, Đức cha đã niêm ấn xương các Thánh Tử Đạo Việt Nam tại bàn thờ. Đó là Thánh Phêrô Đoàn Công Quý, Thánh Matthêu Lê Văn Gẫm, Thánh Anê Lê Thị Thành. Việc làm này biểu hiện sự hiệp nhất giữa hy lễ của Chúa Giêsu là Đầu và hy lễ của các chi thể trong Thân Mình mầu nhiệm của Người.

Sau đó, Đức cha long trọng đọc lời nguyện cung hiến, xin Chúa Thánh Thần thánh hóa nhà thờ và bàn thờ, xin Ngài ban muôn ân phúc dư tràn xuống trên tất cả những ai đến nơi đây tham dự nghi thức phụng vụ, tôn thờ Chúa. Sau lời nguyện cung hiến, Đức cha xức dầu rồi xông hương bàn thờ. Hai cha Quản hạt Mỹ Tho và Đức Hòa cũng xức dầu các cột và tường nhà thờ, để ghi dấu và cầu xin Thiên Chúa ban muôn ân phúc trên tất cả những ai đến tham dự các cử hành đạo đức và phụng vụ nơi đây. Nghi thức tiếp nối với việc Thắp Sáng Bàn Thờ, Nhà Thờ và kết thúc bằng việc Cha Anphongsô Khuất Đăng Tôn - Hạt trưởng Hạt Cái Bè công bố Văn thư Cung hiến. Đức Giám mục Giáo phận đã trao chứng thư cho Cha sở Tôma. Thánh lễ được tiếp tục với phần Phụng vụ Thánh Thể.

Trước khi Đức cha ban phép lành trọng thể, Cha sở Tôma dâng lời tri ân Đức cha, quý cha, quý tu sĩ, quý thân nhân, ân nhân và quý khách đã quảng đại chung tay góp sức để Giáo xứ Long Định 1 hoàn thành ngôi thánh đường và các công trình mục vụ trong khuôn viên nhà thờ.

Trong phần đáp từ, Đức cha chúc mừng giáo xứ, cảm ơn sự giúp đỡ của mọi người gần xa giúp hoàn thành ngôi nhà thờ. Sau đó, Đức cha mời mọi người cùng ngài cầu nguyện với Chúa qua kinh Lạy Cha và ngài ban phép lành toàn xá đặc biệt kỷ niệm 70 năm thành lập giáo xứ của Tòa thánh cho cộng đoàn.

Thánh lễ kết thúc lúc 11g30. Thánh lễ hôm nay đã để lại một dấu ấn quan trọng trong tâm hồn mỗi người giáo dân Long Định 1, khắc ghi một cột mốc đáng nhớ trong dòng lịch sử của Giáo xứ này. Trước đó, Giáo xứ cũng đã cùng quý Cha Dòng Chúa Cứu Thế cử hành tuần Đại phúc đón mừng Năm thánh của giáo xứ.

Link nội dung đầy đủ: https://giaophanmytho.net/giao-phan-my-tho/gx-long-dinh-1-cung-hien-nha-tho-va-ky-niem-70-nam-thanh-lap-giao-xu-41483.html

 

 

4. Gx. Lương Hoà Hạ có 88 em thiếu nhi được lãnh nhận Bí tích Thêm Sức

Bài viết: Phêrô Thanh Dũng

Hình: Tôma Thái Sơn

BTT hạt Đức Hoà – Gp. Mỹ Tho

(WGPMT) Chiều ngày 27.07.2024 Đức Cha Phêrô chủ sự thánh lễ ban Bí tích Thêm Sức cho 88 em thiếu nhi tại Giáo xứ Lương Hoà Hạ, toạ lạc Ấp 7, xã Lương Hòa, huyện Bến Lức, tỉnh Long An.

Lúc 17g30 ngày 27.07.2024, Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm – Giám mục Giáo phận Mỹ Tho chủ sự thánh lễ ban Bí tích Thêm Sức cho 88 em thiếu nhi thuộc Giáo xứ Lương Hoà Hạ. Đồng tế trong Thánh lễ có cha Gabriel Nguyễn Tấn Di - Hạt trưởng Hạt Đức Hòa, cha Phêrô Nguyễn Ngọc Long – Cha sở Giáo xứ Lương Hoà Hạ, cha phó Phaolô Hà Văn Thuận, cha Phaolô Nguyễn Văn Xuyên. Tham dự Thánh lễ với sự hiện diện của quý tu sĩ nam nữ, cha mẹ người đỡ đầu và giáo dân trong giáo xứ.

Khởi đầu thánh lễ, Đức Cha chúc mừng đến cộng đoàn giáo xứ vì hôm nay có 88 em thiếu nhi trong giáo xứ lãnh nhận Bí tích Thêm Sức. Đồng thời, ngài cũng mời gọi mọi người cùng cầu nguyện cách riêng cho các em lãnh nhận Bí tích Thêm Sức để các em biết cộng tác với ơn Chúa Thánh Thần, sống đời sống Kitô hữu mỗi ngày tốt đẹp hơn.

Sau bài Tin Mừng, Cha sở Phêrô Nguyễn Ngọc Long giới thiệu với Đức Cha 88 em sau hai năm học giáo lý và dự tuần tĩnh tâm, dọn mình sốt sắng, hôm nay xin Đức Cha ban Bí tích Thêm Sức cho các em.

Nghi thức ban bí tích Thêm Sức được cử hành ngay sau bài giảng, 88 em thiếu nhi với lòng tin yêu, sốt sắng đã cùng với cộng đoàn phụng vụ lặp lại lời tuyên xưng đức tin khi chịu phép Rửa Tội. Kế đó, Đức Cha Phêrô đặt tay xin ơn Chúa Thánh Thần ngự xuống trên các em. Các em cùng với cha mẹ đỡ đầu lần lượt tiến lên để được xức dầu ghi ấn tín Bí tích Thêm Sức với lời mời gọi “Hãy nhận lấy ấn tín ơn Chúa Thánh Thần”.

Trước khi kết thúc thánh lễ, một vị đại diện giáo xứ cảm ơn Đức Cha đã đến dâng thánh lễ ban Bí tích Thêm Sức cho 88 em thiếu nhi và món quà tinh thần gửi đến từng gia đình qua quyển sách gia đình cầu nguyện với lời Chúa hằng ngày. Cùng với tâm tình cám ơn, giáo xứ xin chúc mừng Đức Cha Phêrô nhân dịp 10 năm về Giáo Phận Mỹ Tho (2014-2024). Ông cũng gửi lời cám ơn quý cha đồng tế và cộng đoàn đã đến hiệp dâng thánh lễ cầu nguyện cho giáo xứ, cách riêng cho các em được lãnh nhận Bí tích Thêm sức hôm nay.

Thánh lễ kết thúc lúc 19g00, Đức Cha chụp hình lưu niệm với quý cha và các em thiếu nhi tại cung thánh.

Link nội dung đầy đủ: https://giaophanmytho.net/giao-phan-my-tho/gx-luong-hoa-ha-co-88-em-thieu-nhi-duoc-lanh-nhan-bi-tich-them-suc-41487.html

 

 

5. Gx. Cồn Bà: Thánh lễ Thêm Sức và làm phép lễ đài đất thánh, tượng Chúa Chiên Lành.

Bài viết: Maria Hải Yến

Hình: Stêphanô Quốc Dũng

BTT hạt Mỹ Tho

(WGPMT) Sáng ngày 28.07.2024 Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm Giám Mục Giáo phận Mỹ Tho làm phép lễ đài đất thánh – tượng Chúa Chiên Lành và ban bí tích thêm sức cho 50 em thiếu nhi tại Giáo xứ Cồn Bà, tọa lạc ấp Tân Thành 2, xã Tân Thạnh, Huyện Tân Phú Đông, Tỉnh Tiền Giang.

Lúc 09g30 ngày 28.07.2024 Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm làm phép lễ đài đất thánh, tượng Chúa Chiên Lành và chủ sự thánh lễ ban Bí tích Thêm Sức cho 26 em thiếu nhi của Gx. Cồn Bà và 24 em Gx. Hòa Bình. Đồng tế với ngài có cha Phêrô Trương Hòa Nghĩa – cha sở Gx. Cồn Bà, cha Phêrô Nguyễn Văn Trí – cha sở Gx. Hoà Bình và quý cha ở các giáo xứ lân cận. Hiệp dâng thánh lễ còn có quý tu sĩ, quý khách mời và đông đảo giáo dân giáo xứ Cồn Bà và Hòa Bình.

Sau bài Tin Mừng, cha Phêrô Trương Hòa Nghĩa giới thiệu với Đức Cha “sau 4 năm học giáo lý và tĩnh tâm dọn tâm hồn sốt sắng, hôm nay Gx. Cồn Bà có 52 em thiếu nhi đủ điều kiện rước lễ lần đầu và 50 em thiếu nhi ở hai Giáo xứ Cồn Bà và Hòa Bình đủ điều kiện lãnh nhận Bí tích Thêm Sức.

Trong bài giảng, Đức Cha hỏi các em một số câu liên quan tới bí tích sắp lãnh nhận và nhấn mạnh về sự khác biệt của rước lễ lần đầu với các lần rước lễ sau; Đức Cha nhấn mạnh: “Được lãnh nhận Bí tích Thêm Sức là đón nhận Chúa Thánh Thần – Chúa Thánh Thần ghi dấu ấn vào trong  linh hồn các em 1 lần duy nhất trong đời nhưng còn mãi; Đón nhận ơn Chúa Thánh Thần để luôn kiên vững đức tin vượt lên cám dỗ thường ngày mà sống theo lời Chúa để luôn được bình an, vui tươi và hạnh phúc”. Đức cha cũng mong các bậc cha mẹ đỡ đầu và gia đình của các em luôn cầu nguyện thêm cho các em cũng như hun đúc đức tin cho các em.

Đức cha mời gọi những em chịu phép Thêm Sức từ bỏ ma quỷ, tuyên xưng đức tin và xin Chúa Thánh Thần làm cho các em nên vững mạnh, khôn ngoan, thông hiểu, đạo đức và được ơn kính sợ Chúa. Sau đó, ngài cử hành nghi thức ban Bí tích Thêm Sức cho 50 em thiếu nhi.

Sau lời nguyện hiệp lễ, Vị đại diện giáo xứ bày tỏ lời tri ân Đức Cha, quý cha, quý khách và cộng đoàn. Trong phần đáp từ, Đức Cha chúc mừng Gx. Cồn Bà hôm nay có nhiều sự thay đổi tốt đẹp từ cơ sở vật chất giao thông đi lại thuận tiện, sự cộng tác với các linh mục trong sự hiệp thông, sự chăm lo nơi đất thánh rất khang trang, sạch đẹp. Đức Cha nhắn gửi các con thiếu nhi phải cố gắng học giáo lý, học Lời Chúa, học văn hóa và mong các gia đình công giáo duy trì giờ kinh cầu nguyện trong gia đình.

Thánh lễ kết thúc lúc 11g45, Đức Cha, quý cha cùng chụp hình lưu niệm với các em thiếu nhi tại cung thánh.

Link nội dung đầy đủ: https://giaophanmytho.net/giao-phan-my-tho/gx-con-ba-thanh-le-them-suc-va-lam-phep-le-dai-dat-thanh-tuong-chua-chien-lanh-41488.html

 

 

6. Thánh lễ nhận xứ của cha Luy Huỳnh Thanh Tân

Bài viết và hình: Hoài Bão, Gioan Linh

BTT hạt Mỹ Tho

(WGPMT) Sáng ngày 29.07.2024 Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm – Giám mục Giáo phận Mỹ Tho chủ sự thánh lễ nhận xứ của cha Luy Huỳnh Thanh Tân – cha sở Giáo xứ Bình Tạo, toạ lạc tại 90/4 Lê Thị Hồng Gấm, khóm Bình Tạo, khu 2, phường 6, Tp. Mỹ Tho, Tiền Giang.

Thứ Hai 29.7.2024, Giáo xứ Bình Tạo - Hạt Mỹ Tho hân hoan chào đón Đức Cha Phêrô về dâng thánh lễ nhận xứ của cha Luy Huỳnh Thanh Tân. Đồng tế với ngài có cha Phaolô Trần Kỳ Minh - Tổng Đại Diện Giáo phận Mỹ Tho và 40 cha trong giáo phận. Tham dự thánh lễ còn có quý tu sĩ, thân nhân của cha sở mới, quý khách mời và đông đảo giáo dân trong giáo xứ.

Đúng 9g30, đoàn đồng tế từ nhà xứ tiến vào nhà thờ trong lời ca nhập lễ. Trước khi bắt đầu thánh lễ, cha Giacôbê Hà Văn Xung – Quản hạt Mỹ Tho công bố Văn thư bổ nhiệm cha Luy Huỳnh Thanh Tân làm cha sở Giáo xứ Bình Tạo. Sau đó, cha sở mới đón nhận Văn thư bổ nhiệm và tiến lên trước bàn thờ đặt tay phải lên sách Tin Mừng tuyên xưng đức tin và thề hứa trung thành với Giáo Hội trước Đức Cha Phêrô.

Cha sở mới tuyên xưng đức tin và thề hứa trung thành với Giáo Hội

Trong bài giảng lễ Đức Cha nói hai điều: Thứ nhất, Đức Cha nói đến việc đưa cha Luy Tân làm cha sở Giáo xứ Bình Tạo là để có một linh mục thường xuyên hiện diện với cộng đoàn giáo xứ. Vì trong nhiều năm qua, các cha phụ trách Giáo xứ Bình Tạo phải đảm nhận nhiều công việc khác của giáo phận nên không thể thường xuyên hiện diện, nên việc đón mừng cha sở mới là niềm vui lớn của giáo xứ. Thứ hai, Đức Cha liên lệ bài Tin Mừng (Ga 11, 19-27) nói về hai chị em Mác-ta và Ma-ri-a đã gợi lên hai đời sống chiêm niệm và hoạt động, hai đời sống này không loại trừ nhau, không mâu thuẫn nhau nhưng lại bổ túc cho nhau. Sau đó, Đức Cha liên hệ đến giáo xứ có nhiều hoạt động trong các lĩnh vực: tư tế (cử hành thánh lễ, các bí tích), ngôn sứ (giảng Lời Chúa, dạy giáo lý) và vương đế (các công việc phục vụ: từ việc xây dựng cơ sở vật chất để đáp ứng nhu cầu đời sống đức tin cho đến những hoạt động bác ái xã hội). Thế nhưng, tất cả những hoạt động ấy phải được soi sáng và hướng dẫn nhờ Lời Chúa, cùng với giáo huấn của Hội Thánh. Trước khi kết thúc bài giảng, Đức Cha mời gọi giáo dân Giáo xứ Bình Tạo hãy cộng tác với cha sở mới trong việc gìn giữ và phát triển giáo xứ để làm sáng danh Chúa, để Tin Mừng của Chúa được lan toả đến nhiều người hơn.

Sau bài giảng là nghi thức nhậm chức. Đức Cha dẫn cha sở mới đến những nơi liên hệ đến tác vụ linh mục: Kéo chuông, ngồi ghế Toà giải tội, ghế Chủ sự, mở cửa Nhà tạm và xông hương Mình Thánh Chúa.

Sau đó, Thánh lễ tiếp tục với lời nguyện tín hữu và phần Phụng vụ Thánh Thể.

Sau lời nguyện Hiệp lễ, một vị đại diện Hội đồng Mục vụ Giáo xứ đã nói lên tâm tình tri ân Đức Cha, quý cha đồng tế đã yêu thương đến dâng thánh lễ và cầu nguyện cho cha sở mới; Đồng thời, ông thay mặt cộng đoàn giáo xứ nói lên niềm vui đón chào cha sở mới và hứa sẽ cộng tác, hỗ trợ cha trong công việc mục vụ để phát triển giáo xứ ngày càng tốt đẹp hơn. Kế đến, cha sở mới nói lời cám ơn Đức Cha Phêrô đã tin tưởng, hướng dẫn và trao sứ vụ chăm sóc Giáo xứ Bình Tạo. Đặc biệt, Đức Cha đã chủ tế, cầu nguyện trong thánh lễ nhậm chức nói lên tấm lòng người mục tử luôn yêu thương và chăm sóc. Cha sở mới cũng cám ơn quý cha đồng tế, quý tu sĩ, quý thân nhân và quý khách đã hiện diện, cầu nguyện cho ngài trong sứ vụ mới. Sau đó, cha sở mới ngỏ lời với giáo dân Giáo xứ Bình Tạo, ngài nói: “Kể từ hôm nay, con chính thức tham gia, đồng hành và hiệp thông đức tin với cộng đoàn. Sự khác biệt giữa mọi người không thể không có… Thế nhưng, con và quý ông bà anh chị em có những điểm chung, đó là: con người, Kitô hữu, những con người mang trong lòng lý tưởng, đặt trong tim dung mạo và đội trên đầu ơn cứu độ của Đức Giêsu Kitô… Vì thế, con rất mong mọi người đón nhận, cộng tác để cộng đoàn Giáo xứ Bình Tạo thật sự là nơi qui tụ của những con người biết tạo bình an cho nhau, tạo bình an cho gia đình và tạo bình an cho mọi người”.

Thánh lễ kết thúc lúc 10g40.

Link nội dung đầy đủ: https://giaophanmytho.net/giao-phan-my-tho/thanh-le-nhan-xu-cua-cha-luy-huynh-thanh-tan-41491.html

 

 

7. Gx. Tân Hồng: Thánh lễ nhận nhiệm sở của cha Phanxicô Assisi Nguyễn Minh Hoàng

Mary FX. Thúy Nga

BTT Giáo phận

(WGPMT)“Hạnh phúc của đời Linh mục là kiệt sức cho đoàn chiên”. Đó là câu nói của Thánh Gioan Maria Vianney mà cha Tổng Đại diện (TĐD) đã chia sẻ với cộng đoàn trong thánh lễ nhận nhiệm sở mới của cha Phanxicô Assisi Nguyễn Minh Hoàng tại Giáo xứ Tân Hồng.

Thánh lễ được cử hành vào lúc 09g30, ngày 30.07.2024 do cha TĐD Phaolô Trần Kỳ Minh chủ sự. Đồng tế với ngài có quý cha Hạt trưởng: Cù Lao Tây và Cao Lãnh cùng quý cha trong Giáo phận. Tham dự thánh lễ có sự hiện diện của quý tu sĩ nam nữ, quý khách và cộng đoàn giáo dân trong giáo xứ.

Bắt đầu thánh lễ, cha Inhaxiô Võ Viết Chuyên – Hạt trưởng Hạt Cù Lao Tây công bố Văn thư bổ nhiệm của Đức Cha Phêrô thuyên chuyển cha Phanxicô Assisi Nguyễn Minh Hoàng làm cha sở và cha Luca Nguyễn Tiến Đức làm cha phó Giáo xứ Tân Hồng được ký vào ngày 29.06.2024.

Kế đến, cha Phanxicô Assisi đã tiến lên trước bàn thờ, đặt tay lên sách Thánh tuyên xưng đức tin và lời hứa trung thành khi thi hành một chức năng nhân danh Giáo hội: trung tín cộng tác với Giám mục, sốt sắng cử hành các mầu nhiệm, kiên trì và khôn ngoan rao giảng Lời Chúa.

Trong bài giảng, cha TĐD đã chia sẻ với cộng đoàn về cuộc đời Thánh Gioan Maria Vianney: một cuộc đời linh mục thật nhiều khó khăn, nhưng nhờ ơn Chúa Ngài vượt qua tất cả. Ngài đã hy sinh thật nhiều, đánh đổi rất nhiều để cầu nguyện cho đoàn chiên mà Chúa đã ủy thác. Trái tim của Ngài rộng mở và tràn đầy yêu thương. Cha nhắc lại câu nói của cha Thánh: Hạnh phúc của đời Linh mục là kiệt sức cho đoàn chiên. Từ đó, cha nhắc nhở với cộng đoàn về chức Linh mục chính là hồng ân, là thiên chức và qua Linh mục mỗi người nhận được nhiều ơn lành của Chúa. Cuối cùng, cha mong muốn cộng đoàn giáo xứ cầu nguyện, nâng đỡ, chia sẻ và cộng tác với cha sở, cha phó trong công tác Mục vụ tại Giáo xứ Tân Hồng để giáo xứ mỗi ngày càng phát triển hơn và nhất là về phương diện đạo đức.

Tiếp theo là nghi thức nhậm chức cha sở. Cha TĐD đưa cha sở mới đến những nơi liên hệ tới tác vụ linh mục của ngài như: Kéo chuông, ngồi Ghế tòa giải tội, Ghế chủ sự, mở cửa Nhà Tạm và xông hương Mình Thánh Chúa.

Sau lời nguyện Hiệp lễ, một vị đại diện giáo xứ có đôi lời tri ân đến Đức Cha Phêrô đã yêu thương gửi đến giáo xứ cha sở mới. Ông cám ơn cha TĐD, quý cha Hạt trưởng, quý cha đồng tế, quý tu sĩ và quý khách đã đến hiệp dâng thánh lễ cầu nguyện cho Giáo xứ. Đồng thời, ông đại diện giáo xứ hứa sẽ vâng phục, yêu mến và cộng tác với cha sở mới trong công tác mục vụ của giáo xứ.

Cha sở mới cũng có đôi lời tạ ơn Chúa, tri ân Đức Cha luôn yêu thương, đồng hành và đã tin tưởng trao cho cha sứ vụ mới. Cha cám ơn cha TĐD, quý cha, quý tu sĩ và quý khách đã đến hiệp dâng thánh lễ. Với tình yêu mến, cha sở mới ngỏ lời với giáo xứ cùng nhau sống tâm tình hiệp hành để xây dựng giáo xứ ngày càng phát triển.

Thánh lễ kết thúc vào lúc 11g00, quý cha cùng chụp hình lưu niệm với cha sở, cha phó mới nhân ngày vui của giáo xứ.

Link nội dung đầy đủ: https://giaophanmytho.net/giao-phan-my-tho/gx-tan-hong-thanh-le-nhan-nhiem-so-cua-cha-phanxico-asisi-nguyen-minh-hoang-41496.html

 

 

TIN GIÁO HỘI VIỆT NAM

1. Cáo phó Đức cha Phêrô Nguyễn Soạn.

Trong niềm tin vào Chúa Kitô Phục Sinh, Giáo phận Qui Nhơn và gia đình trân trọng kính báo Đức cha Phêrô Nguyễn Soạn, nguyên Giám mục Giáo phận Qui Nhơn, sinh ngày 15.12.1936 đã an nghỉ trong Chúa lúc 7 giờ 8 phút Thứ Hai, ngày 08.07.2024.

Link nội dung đầy đủ: https://giaophanmytho.net/giao-hoi-viet-nam/cao-pho-duc-cha-phero-nguyen-soan-41406.html

 

 

2. Bổ nhiệm Giám mục Chính toà Giáo phận Ban Mê Thuột.

Lm. Giuse Đào Nguyên Vũ

Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã bổ nhiệm Linh mục Gioan Baotixita Nguyễn Huy Bắc, thuộc linh mục đoàn giáo phận Ban Mê Thuột, làm Giám mục Chính tòa Giáo phận Ban Mê Thuột.

WHĐ (13.07.2024) - Hôm nay, ngày 13 tháng 07 năm 2024, Đức Tổng Giám mục Marek Zalewski, Đại diện Toà Thánh thường trú tại Việt Nam thông báo:

Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã bổ nhiệm Linh mục Gioan Baotixita Nguyễn Huy Bắc, thuộc linh mục đoàn giáo phận Ban Mê Thuột, làm Giám mục Chính tòa Giáo phận Ban Mê Thuột.

Link nội dung đầy đủ: https://giaophanmytho.net/giao-hoi-viet-nam/bo-nhiem-giam-muc-chinh-toa-giao-phan-ban-me-thuot-41430.html

 

 

3. Huy hiệu Giám mục của Đức cha tân cử Gioan Baotixita Nguyễn Huy BắcTruyền thông Giáo phận Ban Mê Thuột

Khẩu hiệu được trích từ Tin mừng theo thánh Marcô: “Còn các Tông Đồ thì ra đi rao giảng khắp nơi, có Chúa cùng hoạt động với các ông, và dùng những dấu lạ kèm theo mà xác nhận lời các ông rao giảng” (Mc 16,20).

Ý NGHĨA TỔNG THỂ HUY HIỆU

Với một nền màu xanh chủ đạo, bao phủ núi rừng trùng điệp, là biểu tượng gần gũi của giáo phận Ban Mê Thuột, vừa hiện diện giữa tây nguyên đại ngàn; vừa diễn tả một miền đất hứa quy tụ nhiều anh chị em dân tộc và di dân từ mọi miền quê hương Việt Nam. Huy hiệu minh họa và mở ra cả một cánh đồng truyền giáo bát ngát bao la, xanh thẳm một màu hy vọng. Chính thánh Giáo Hoàng Phaolô VI, khi thiết lập giáo phận Ban Mê Thuột; qua Sắc chỉ Qui Dei Benignitate ký ngày 22/06/1967, đã gọi vùng đất nầy là “giáo phận truyền giáo”.

- Ba ngọn núi tượng trưng cho ba tỉnh gắn kết làm nên một giáo phận truyền giáo rộng lớn. Núi lớn, tỉnh Đăk Lăk, quy tụ 1/2 số tín hữu của giáo phận, hai núi nhỏ, tỉnh Đăk Nông và Bình Phước, nơi quy tụ 1/2 số tín hữu còn lại.

- Ba hình ảnh trung tâm được phối trí từ trên xuống dưới, nhằm khắc họa khái quát cho Ba Nguồn mạch căn bản: Đó là Thánh Thần; Thánh Thể và Thánh Kinh (Lời Chúa), liên kết mật thiết với nhau nhằm diễn tả ý nghĩa cho khẩu hiệu: “CÓ CHÚA CÙNG HOẠT ĐỘNG”.

CHIM BỒ CÂU VỚI 7 TIA MÀU PHỦ XUỐNG

Biểu đạt cho sự hiện diện năng động và hoạt động hữu hiệu của Chúa Thánh Thần trong việc cử hành Thánh Thể, thực hành Lời Chúa và trong đời sống đức tin: “Nếu chúng ta sống nhờ Thần Khí, thì cũng hãy nhờ Thần Khí mà tiến bước” (Gl 5,25).

CHÉN THÁNH VÀ MÌNH THÁNH

Quy chiếu về bí tích Thánh Thể vừa là trung tâm vừa là chóp đỉnh của đời sống Giáo Hội: “Tôi sống nhờ Chúa Cha thế nào, thì kẻ ăn tôi, cũng sẽ nhờ tôi mà được sống như vậy” (Ga 6,57).

CUỐN SÁCH MỞ

Diễn tả (THÁNH KINH) Lời Chúa là nền tảng và soi sáng đời sống cũng như hoạt động tông đồ của Giáo Hội: “Lời Chúa là ngọn đèn soi cho con bước, là ánh sáng chỉ đường con đi” (Tv 119,105).

Ý NGHĨA HUY HIỆU

Từ làn gió canh tân đổi mới và trong bầu khí bừng dậy chan hòa sức sống từ Thượng Hội Đồng Giám Mục về Hiệp Hành, ước mong gia đình giáo phận cùng cất bước hiệp hành để sống đức tin và làm chứng cho Tin Mừng Tình Yêu, nhờ nguồn sức sống của THÁNH THỂ, với sự soi sáng của THÁNH KINH (Lời Chúa) và trong sự tác động của THÁNH THẦN.

Ý NGHĨA KHẨU HIỆU

“CÓ CHÚA CÙNG HOẠT ĐỘNG - DOMINO COOPERANTE” (Mc 16,20)

Khẩu hiệu được trích từ Tin mừng theo thánh Marcô: “Còn các Tông Đồ thì ra đi rao giảng khắp nơi, có Chúa cùng hoạt động với các ông, và dùng những dấu lạ kèm theo mà xác nhận lời các ông rao giảng” (Mc 16,20).

Đây vừa là niềm xác tín, vừa là định hướng cho hành trình sứ vụ:

- Là niềm xác tín, vì Chúa Giêsu đã phán: “Không phải chính anh em nói, mà là Thần Khí của Cha anh em nói trong anh em” (Mt 10,20).

- Là định hướng, vì “không có Thầy, anh em chẳng làm gì được” (Ga 15,5) nhằm nhắc nhở và mời gọi thi hành sứ vụ cần khiêm tốn nhìn nhận sự bất toàn và giới hạn, để không ngừng tin tưởng vào sự hiện diện năng động và hoạt động hữu hiệu của Chúa.

Link nội dung đầy đủ: https://giaophanmytho.net/giao-hoi-viet-nam/huy-hieu-giam-muc-cua-duc-cha-tan-cu-gioan-baotixita-nguyen-huy-bac-41455.html

 

 

4. Về chỉ dẫn quan trọng trong đồng hành cùng dân tộc của Giáo Hội Công giáo Việt Nam trong Thư của Đức Giáo Hoàng Phanxicô gởi Cộng đoàn Công giáo Việt Nam ngày 8/9/2023

WHĐ (24/7/2024) - Ngày 08/9/2023, nhân dịp công nhận Thoả thuận về Qui chế cho Đại diện thường trú của Toà Thánh và Văn phòng Đại diện thường trú của Toà Thánh tại Việt Nam, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã viết thư gửi cộng đoàn Công giáo Việt Nam. Nhằm làm rõ những giá trị tốt đẹp và thực tiễn trong Bức Thư của Đức Giáo Hoàng, Bộ Nội vụ và Ban Tôn giáo Chính phủ đã tổ chức buổi Hội thảo vào ngày 23/7/2024 với chủ đề: “Thư của Đức Giáo Hoàng Phanxicô gửi Giáo hội Công giáo Việt Nam”.

Hội thảo do Bộ Nội vụ và Ban Tôn giáo Chính phủ tổ chức, Tiến sĩ Vũ Chiến Thắng, Thứ trưởng Bộ Nội vụ chủ trì Hội thảo. Tham dự Hội thảo có ông Vũ Hoài Bắc, Trưởng ban Ban Tôn giáo Chính phủ; ông Nguyễn Tiến Trọng, Phó Trưởng ban Ban Tôn giáo Chính phủ; đại diện lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương và địa phương; các nhà khoa học, nhà nghiên cứu về tôn giáo; các nhà quản lý nhà nước về tôn giáo; các Đức Giám mục gồm: Đức Giám mục Giuse Đỗ Mạnh Hùng, Tổng Thư ký Hội đồng Giám mục Việt Nam, Đức Tổng Giám mục phó Giuse Đặng Đức Ngân, Đức Giám mục Louis Nguyễn Anh Tuấn, Phó Tổng Thư ký Hội đồng Giám mục Việt Nam, Đức Giám mục Anphong Nguyễn Hữu Long, Đức Giám mục Đaminh Đặng Văn Cầu, Đức Giám mục Giuse Trần Văn Toản; cùng một số linh mục và tu sỹ.

Hội thảo có 20 bài tham luận. Sau đây là nguyên văn bài tham luận của Đức Giám mục Giuse Đỗ Mạnh Hùng, Tổng Thư ký Hội đồng Giám mục Việt Nam, với chủ đề: “Về chỉ dẫn quan trọng trong đồng hành cùng dân tộc của Giáo hội Công giáo Việt Nam trong Thư của Đức Giáo Hoàng Phanxicô gởi Cộng đoàn Công giáo Việt Nam ngày 8/9/2023”:

Link nội dung đầy đủ: https://giaophanmytho.net/giao-hoi-viet-nam/ve-chi-dan-quan-trong-trong-dong-hanh-cung-dan-toc-cua-giao-hoi-cong-giao-viet-nam-trong-thu-cua-duc-giao-hoang-phanxico-goi-cong-doan-cong-giao-viet-nam-ngay-892023-41478.html

 

 

5. Đại diện Tòa thánh gửi phân ưu

Lm. Giuse Đào Nguyên Vũ

WHĐ (19.07.2024) - Sau khi truyền thông loan tin Ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần, Đức Tổng Giám mục Marek Zalewski, Đại diện thường trú Toà Thánh Vatican tại Việt Nam đã gửi điện thư đến Văn phòng Hội đồng Giám mục Việt Nam,

Link nội dung đầy đủ: https://giaophanmytho.net/giao-hoi-viet-nam/dai-dien-toa-thanh-gui-phan-uu-41456.html

 

 

6. Về chỉ dẫn quan trọng trong đồng hành cùng dân tộc của Giáo Hội Công giáo Việt Nam trong Thư của Đức Giáo Hoàng Phanxicô gởi Cộng đoàn Công giáo Việt Nam ngày 8/9/2023

Gm. Giuse Đỗ Mạnh Hùng

WHĐ (24/7/2024) - Ngày 08/9/2023, nhân dịp công nhận Thoả thuận về Qui chế cho Đại diện thường trú của Toà Thánh và Văn phòng Đại diện thường trú của Toà Thánh tại Việt Nam, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã viết thư gửi cộng đoàn Công giáo Việt Nam. Nhằm làm rõ những giá trị tốt đẹp và thực tiễn trong Bức Thư của Đức Giáo Hoàng, Bộ Nội vụ và Ban Tôn giáo Chính phủ đã tổ chức buổi Hội thảo vào ngày 23/7/2024 với chủ đề: “Thư của Đức Giáo Hoàng Phanxicô gửi Giáo hội Công giáo Việt Nam”.

Hội thảo do Bộ Nội vụ và Ban Tôn giáo Chính phủ tổ chức, Tiến sĩ Vũ Chiến Thắng, Thứ trưởng Bộ Nội vụ chủ trì Hội thảo. Tham dự Hội thảo có ông Vũ Hoài Bắc, Trưởng ban Ban Tôn giáo Chính phủ; ông Nguyễn Tiến Trọng, Phó Trưởng ban Ban Tôn giáo Chính phủ; đại diện lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương và địa phương; các nhà khoa học, nhà nghiên cứu về tôn giáo; các nhà quản lý nhà nước về tôn giáo; các Đức Giám mục gồm: Đức Giám mục Giuse Đỗ Mạnh Hùng, Tổng Thư ký Hội đồng Giám mục Việt Nam, Đức Tổng Giám mục phó Giuse Đặng Đức Ngân, Đức Giám mục Louis Nguyễn Anh Tuấn, Phó Tổng Thư ký Hội đồng Giám mục Việt Nam, Đức Giám mục Anphong Nguyễn Hữu Long, Đức Giám mục Đaminh Đặng Văn Cầu, Đức Giám mục Giuse Trần Văn Toản; cùng một số linh mục và tu sỹ.

Hội thảo có 20 bài tham luận. Sau đây là nguyên văn bài tham luận của Đức Giám mục Giuse Đỗ Mạnh Hùng, Tổng Thư ký Hội đồng Giám mục Việt Nam, với chủ đề: “Về chỉ dẫn quan trọng trong đồng hành cùng dân tộc của Giáo hội Công giáo Việt Nam trong Thư của Đức Giáo Hoàng Phanxicô gởi Cộng đoàn Công giáo Việt Nam ngày 8/9/2023”:

Link nội dung đầy đủ: https://giaophanmytho.net/giao-hoi-viet-nam/ve-chi-dan-quan-trong-trong-dong-hanh-cung-dan-toc-cua-giao-hoi-cong-giao-viet-nam-trong-thu-cua-duc-giao-hoang-phanxico-goi-cong-doan-cong-giao-viet-nam-ngay-892023-41478.html

 

 

7. Một Giáo hội hiệp hành truyền giáo lữ hành đường Hi vọng

Gm. Louis Nguyễn Anh Tuấn

WHĐ (20.07.2024) - Làm sao trở nên một Hội thánh gần gũi với mọi người hơn, ít quan liêu, nơi mọi người tín hữu - cả những người làm việc trong các bộ giáo triều và giáo hội địa phương với các vai trò khác nhau - đồng trách nhiệm và tham gia vào đời sống Giáo hội. 

Tóm lược Tài liệu làm việc (Instrumentum laboris) cho Phiên họp thứ hai của Đại hội Thượng Hội đồng Giám mục tháng Mười 2024

Link nội dung đầy đủ: https://giaophanmytho.net/giao-hoi-viet-nam/mot-giao-hoi-hiep-hanh-truyen-giao-lu-hanh-duong-hi-vong-41479.html

 

 

8. Cáo phó Đức cha Gioan Baotixita Bùi Tuần

Tòa Giám mục Long Xuyên

Trong niềm tin vào Chúa Kitô Phục Sinh, Giáo phận Long Xuyên và gia đình trân trọng kính báo Đức cha Gioan Baotixita Bùi Tuần, nguyên Giám mục Giáo phận Long Xuyên, sinh ngày 21.01.1927 đã an nghỉ trong Chúa lúc 03 giờ 30 phút thứ Bảy, ngày 27.07.2024.

Link nội dung đầy đủ: https://giaophanmytho.net/giao-hoi-viet-nam/cao-pho-duc-cha-gioan-baotixita-bui-tuan-41486.html

 

 

TIN GIÁO HỘI HOÀN VŨ

1. Ý cầu nguyện của ĐTC Phanxicô trong tháng 7: Cầu cho việc Chăm sóc mục vụ bệnh nhân.

Chiều ngày 2/7/2024, Mạng lưới Cầu nguyện toàn cầu của Đức Giáo hoàng đã công bố video ý cầu nguyện của Đức Thánh Cha trong tháng 7. Trong tháng này, Đức Thánh Cha mời gọi các tín hữu cầu xin cho Bí tích Xức dầu Bệnh nhân “ngày càng trở nên một dấu chỉ hữu hình về lòng trắc ẩn và niềm hy vọng cho mọi người”.

Vatican News

Ý cầu nguyện của Đức Thánh Cha trong tháng 7 là cầu cho việc Chăm sóc mục vụ bệnh nhân, trong đó ngài nhấn mạnh về ý nghĩa của Bí tích Xức dầu Bệnh nhân.

Đức Thánh Cha nói: “Xức dầu bệnh nhân không phải là Bí tích chỉ dành cho những người sắp chết”. “Chúng ta hãy nhớ rằng Bí tích Xức dầu Bệnh nhân là một trong những ‘bí tích chữa lành’, ‘phục hồi’, vốn chữa lành tinh thần”.

Thông thường, chúng ta nghĩ rằng khi linh mục ban Bí tích Xức dầu cho người bệnh, có nghĩa là họ sắp từ giã cuộc đời. Khi linh mục rời đi thì dịch vụ tang lễ sẽ đến.

Nhưng Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng các bí tích của Giáo hội là những món quà, những ân sủng. Đó là những cách thế Chúa Giêsu dùng để chúc lành, nâng dậy, đồng hành, an ủi chúng ta. Do đó, khi linh mục ban Bí tích Xức dầu là “mang lại an ủi cho những người bệnh và những người thân của họ”.

Đức Thánh Cha mời gọi cầu nguyện để Bí tích Xức dầu “ngày càng trở nên một dấu chỉ hữu hình về lòng trắc ẩn và niềm hy vọng cho mọi người”, bởi vì “trong những khi đau đớn và bệnh tật, thật tốt khi chúng ta biết mình không đơn độc”.

Cha Frédéric Fornos, Giám đốc Quốc tế của Mạng lưới Cầu nguyện toàn cầu của Đức Giáo hoàng nhận định: “Với sự hiện diện của linh mục và những người khác, toàn thể cộng đoàn Kitô giáo nâng đỡ người đó bằng lời cầu nguyện, nuôi dưỡng đức tin và hy vọng của họ, bảo đảm với họ và gia đình họ rằng họ không đơn độc trong đau khổ”. Cha mời gọi: “Chúng ta hãy cầu nguyện cho các bệnh nhân. Và nếu chúng ta nghĩ rằng họ đang phải đối mặt với một căn bệnh hiểm nghèo, hoặc họ đã già và yếu, chúng ta đừng ngần ngại đề nghị họ lãnh nhận Bí tích an ủi và hy vọng này”. (CSR_2935_2024)

Link nội dung đầy đủ: https://giaophanmytho.net/giao-hoi-hoan-vu/y-cau-nguyen-cua-dtc-phanxico-trong-thang-7-cau-cho-viec-cham-soc-muc-vu-benh-nhan-41378.html

 

 

2. Đá bóng với Thiên Chúa.

Lm. Giuse Giuse Phạm Đình Ngọc, SJ

Ma quỷ có một sân chơi rất rộng lớn, đó là thế gian. Trước sân chơi này, chúng ta có xu hướng bám vào những gì là thoải mái và quen thuộc.

Khi học môn thần học thiêng liêng, tôi thích thú với ý tưởng này: “Chúng ta hãy đá bóng với Thiên Chúa” – một giáo sư nói. Số là chúng tôi đang học về một cuộc chiến đấu thiêng liêng. Trong đó, chúng ta thấy có hai phe rất rõ ràng: một bên là Ma quỷ, bên kia là Thiên Chúa. “Cuộc chiến đấu thiêng liêng” chúng ta đã nghe quen, nhưng để chiến đấu tốt, vị giáo sư này nói chúng ta cần chơi bóng với Thiên Chúa.

Trước hết, Ma quỷ luôn thủ thỉ vào tai chúng ta hãy về đội của chúng. Chúng cám dỗ hết lần này đến lần khác (Lc 4,1-12). Rất nhiều lần Đức Giáo Hoàng Phanxicô nhắc chúng ta về sự tinh quái, khôn ngoan của Ma quỷ. Chúng thông minh và xảo quyệt để chiêu dụ những “cầu thủ” là chính chúng ta về phe của chúng. Nếu nói Ma quỷ là một huấn luyện viên, thì chúng ta sẽ được huấn luyện và đào tạo trong trường lớp của dối gian và thù hận. Ma quỷ thì lừa lọc và là cha của gian dối (Ga 8,44; Kh 12,9). Ai bước vào sân chơi của Ma quỷ, nghĩa là rời xa sân chơi của Thiên Chúa.

Trong khi đó, Thiên Chúa muốn yêu thương và cứu độ chúng ta, cứu hết mọi người. Qua Giáo hội, những vị chủ chăn, Thiên Chúa mời gọi chúng ta hãy cộng tác với Ngài. Nghĩa là hãy tham gia vào đội bóng của Thiên Chúa. Ai chọn Thiên Chúa làm huấn luyện viên, chọn Chúa Giêsu là thầy dạy trên bước đường đời, người ấy sẽ chiến thắng. Đây là hy vọng và là niềm tin của chúng ta. Hơn nữa, Lời Chúa luôn là kim chỉ man để chúng ta chiến đấu cùng với Ma quỷ. Thiên Chúa luôn ở cùng chúng ta (Emmanuel). Bạn thử tưởng tượng chúng ta đang thi đấu trong một trận bóng sống còn. Chỉ có ai ở đội bóng của Thiên Chúa mới mong phần chiến thắng và được hạnh phúc. Trớ trêu rằng không phải ai cũng chọn chơi bóng với Thiên Chúa, nghĩa là bắt tay, kết hợp với Thiên Chúa! Tại sao?

Vị giáo sư trên đây trích dẫn cho chúng tôi vài quy tắc quan trọng để hành xử với Ma quỷ. Những quy tắc này được thánh I-nhã, Đấng Sáng Lập Dòng Tên, ghi lại trong cuốn Linh Thao ở thế kỷ 16. Từ đó đến nay, Giáo hội dưới ánh sáng của Lời Chúa, càng thêm xác tín vào cách chiến đấu thiêng liêng của mình. Dưới đây là ba cách nhận biết chiến thuật của Ma quỷ.

1. Chiến đấu hết mình

Giáo hội gọi Ma quỷ là “kẻ lừa dối cả thế gian” và luôn cám dỗ con người sa ngã vào tội lỗi (Sách Giáo lý Hội Thánh Công Giáo, số 597). Cũng vậy, thánh I-nhã viết: “Kẻ thù xử sự như đàn bà”. Nghĩa là khi ta chống trả thì nó yếu, và khi ta để mặc thì nó mạnh. Đây là logic trong một cuộc chiến, một “trận bóng đá thiêng liêng”. Nếu trước khi ra sân ta mang tâm thế yếu nhược, thử hỏi làm sao chiến đấu nổi. Thật may khi Giáo hội nhận ra điều này: đặc tính của Ma quỷ là yếu nhược, khiếp đảm và bỏ chạy khi và chỉ khi chúng ta thẳng tay chống trả các cám dỗ của nó bằng cách làm điều ngược hẳn lại. Ngôn ngữ trong linh đạo I-nhã gọi là: “Làm ngược lại - Agere contra”.

Ma quỷ có một sân chơi rất rộng lớn, đó là thế gian. Trước sân chơi này, chúng ta có xu hướng bám vào những gì là thoải mái và quen thuộc. Tuy nhiên, điều tưởng là bình thường này có thể khiến chúng ta gặp rắc rối. Theo thời gian, thánh I-nhã nhận thấy kẻ thù luôn cám dỗ chúng ta bước vào con đường tội lỗi hoặc một cuộc sống lệch lạc. Satan là tên cám dỗ (1Tx 3,5). Để tránh điều này, ngài đề nghị một trong những phương pháp là agere contra (làm ngược lại). Ví dụ, ma quỷ cám dỗ bạn ăn cắp, hãy làm ngược lại, chẳng những tôi không ăn cắp mà còn làm việc bác ái. Ví dụ ma quỷ xúi bạn nói hành nói xấu, thì bạn hãy dùng lời tử tế mà ứng xử với nhau, v.v...

2. Xưng tội

“Xưng tội” là từ nguyên văn của thánh I-nhã để nói về chiến thuật thứ hai của Ma quỷ! Ngài viết: “Kẻ thù cũng còn xử sự như kẻ si tình lẳng lơ, muốn giữ bí mật để khỏi bị lộ” (Linh Thao 326). Ma quỷ thích làm việc trong bóng tối, chúng thích chúng ta chơi bóng đá trong bùn lầy chia rẽ. (Đá bóng mà chia rẽ làm sao thắng được!). Cách chúng chiêu dụ chúng ta bằng cách đưa những xảo trá và xúi giục của nó vào linh hồn mình. Đừng quên, Công Đồng Trento (1566) ghi nhận điều này: “Mặc dù Chúa Kitô đã chiến thắng ma quỷ, nhưng chúng vẫn không ngừng cám dỗ và tấn công con người. Những người sống đời sống đạo đức là mục tiêu chính của ma quỷ” [2] (x. GS 37). Khi đó, thánh I-nhã nhận ra điều này rất quan trọng: “Ma quỷ mong muốn những điều đó được tiếp nhận và giữ kín” (Linh Thao 326). Đừng nói với ai về những ý tưởng xấu xa này. Khi đó, thánh I-nhã khuyến khích chúng ta hãy tỏ ra với cha giải tội tốt, hay một người đạo đức nào khác am tường những dối trá và sự hiểm độc của nó. Chính lúc nói ra, Ma quỷ sẽ rất bất mãn, vì nó kết luận rằng không thể đạt tới điều xấu xa mà nó đã bắt đầu, vì sự dối trá rõ rệt của nó đã bị phanh phui.

Chúng ta đi theo Thiên Chúa có nghĩa là đi trong ánh sáng và sự thật. Ma quỷ lại sợ điều này. Do đó, thật tốt để ở với Thiên Chúa. Càng gần Thiên Chúa, Ma quỷ càng ít cơ hội để gieo vào tâm hồn ta những đường lối xấu xa. Giả như có lúc nào đó mình cảm thấy có gì đó “sai sai”, hãy chia sẻ với người đạo đức để được tư vấn. Nếu giữ kín trong lòng, Ma quỷ sẽ quay bạn vòng vòng, và bạn cứ luẩn quẩn trong cuộc sống tù túng, trong sự thống trị của Ma quỷ. Mở ngoặc ở đây: “Xin đừng ngại đi xưng tội nhé bạn. Tòa giải tội là nơi Thiên Chúa thể hiện lòng thương xót và tình yêu của Ngài.”[3]

3. Nên hoàn thiện

Chiến thuận thứ ba này rất gần với bóng đá. Một khi bị đối phương phát hiện ra sơ hở, hoặc điểm yếu của ta, chắc chắn chúng sẽ dẫn bóng vào chính chỗ đó để tìm đường vào khung thành. Dĩ nhiên thánh I-nhã mô tả một cách khác, ngài dùng ngôn ngữ nhà binh. Ngài viết: “Kẻ thù lại còn xử sự như một tướng quân để thắng và cướp những gì nó muốn. Ví như một vị chỉ huy cầm đầu đội quân, sau khi đặt doanh trại và xem xét lực lượng hoặc cách bố trí của một thành trì, sẽ tấn công vào điểm yếu nhất; thì cũng vậy, kẻ thù của bản tính loài người lượn quanh để dò xét những nhân đức đối thần, các nhân đức trụ và các nhân đức luân lý khác của ta, và điểm nào nó thấy ta yếu nhất và dễ nguy nhất cho phần rỗi đời đời của ta, nó sẽ tấn công vào đó và cố hạ ta” (Linh thao 327). Không còn cách nào khác là tự hoàn thiện chính mình, nhờ ơn của Chúa.

Nhiều bạn mệt mỏi trong chiến đấu thiêng liêng với điểm yếu của mình. Xin đừng nản chí. Rất nhiều lần Đức Giáo Hoàng Phanxicô nhắc đi nhắc lại thông điệp này: Thiên Chúa yêu thương chúng ta, Ngài luôn tha thứ cho chúng ta[4]. Khi nhắc điều này, ngài muốn chúng ta hướng về phía trước. Chính Thiên Chúa cũng muốn chúng ta hy vọng, và hướng đến tương lại. Ngược lại, Ma quỷ kéo chúng ta về phía sau. Chúng thầm thỉ vào tai nhiều người rằng: “Mày làm sao sống tốt được! Mày là kẻ tội lỗi, có cố gắng cũng chẳng đến đâu! Cần chi phải hoán cải!” Trong khi đó, Giáo hội luôn xác tín điều này: “Thiên Chúa vô hình, từ tình yêu vô biên của Ngài, nói chuyện với con người như một người bạn và sống giữa họ, để Ngài có thể mời gọi và đưa họ vào sự hiệp thông với chính Ngài” (Dei Verbum, 2).

Khôn ngoan của ông bà mình dạy rằng: “Biết mình biết ta, trăm trận trăm thắng, hoặc ít là không thua”. Trong bóng đá cũng có thể áp dụng triết lý này; trong đời sống thiêng liêng, câu này cũng rất giúp ích. Khi kết thúc bài giảng, vị giáo sư trên đây kết luật rằng: “Thật may vì chúng ta không chiến đấu một mình. Thật may vì Giáo hội, nói đúng hơn là Thiên Chúa, đã chỉ cho chúng ta những chiến thuật của kẻ thù. Thật may vì chúng ta có thể thắng được Ma quỷ. Và thật tốt để chúng ta bắt tay, hay chơi bóng với Thiên Chúa!”

Tạm kết

Trong bài giáo lý hôm mùng 8 tháng 5 vừa qua, Đức Giáo Hoàng Phanxicô diễn giải về hy vọng. Ngài đề nghị các tín hữu nên là những người hy vọng, “vì đức cậy là nhân đức của những người luôn giữ trái tim trẻ trung” [5]. Ngược lại, Ma quỷ không muốn chúng ta hy vọng. Nếu chiến đấu thiêng liêng, hoặc “đá bóng với đội của Thiên Chúa” mà không hy vọng, thử hỏi ai dám mong phần chiến thắng?

Để kết thúc, trong bài giáo lý trên Đức Giáo hoàng nói: “Anh chị em thân mến, hãy tiến lên và xin ơn để có được hy vọng, hy vọng với sự kiên nhẫn. Luôn hướng về cuộc gặp gỡ cuối cùng; luôn nghĩ rằng Chúa đang ở gần chúng ta, rằng cái chết sẽ không bao giờ chiến thắng. Hãy tiến lên và xin Chúa ban cho chúng ta đức tính cao cả này là hy vọng, đi kèm với sự kiên nhẫn” [6]. Tôi cũng mượn lời này để làm rõ hơn câu nói trên đây: “Hãy đá bóng với Thiên Chúa!”

Link nội dung đầy đủ: https://giaophanmytho.net/giao-hoi-hoan-vu/da-bong-voi-thien-chua-41379.html

 

 

3. ĐTC Phanxicô sẽ đón tiếp 50.000 lễ sinh châu Âu quy tụ tại Roma.

Trong một thông cáo báo chí vào ngày 2/7/2024, Hội đồng Giám mục Đức cho biết trong cuộc hành hương quốc tế đến Roma lần thứ 13 của Hiệp hội Quốc tế các lễ sinh “Coetus Internationalis Ministrantium”, sẽ diễn ra từ ngày 29/7 đến ngày 3/8/2024, vào chiều ngày 30/7/2024, Đức Thánh Cha sẽ gặp gỡ khoảng 50.000 lễ sinh.

Hồng Thủy - Vatican News

Khẩu hiệu của cuộc hành hương lần thứ 13 này là “với con”, một câu trích từ sách Ngôn sứ Isaia 41,10: “Đừng sợ hãi: Ta ở với con”.

Gần 50.000 lễ sinh từ nhiều quốc gia như Đức, Áo, Bỉ, Croatia, Slovakia, Pháp, Litva, Luxembourg, Bồ Đào Nha, Cộng hòa Séc, Rumani, Serbia, Thụy Sĩ, Ucraina và Hungary sẽ tham gia sự kiện này.

Các lễ sinh sẽ được hướng dẫn bởi Đức Hồng Y Jean-Claude Hollerich, Tổng Giám mục Luxembourg, Chủ tịch Hiệp hội lễ sinh quốc tế.

Dự kiến sẽ có khoảng 35.000 lễ sinh đến từ Đức, được tháp tùng bởi Giám mục phụ tá Johannes Wübbe, Chủ tịch Ủy ban Giới trẻ của Hội đồng Giám mục Đức, cũng như nhiều thành viên của Hội đồng Giám mục Đức.

Sự kiện sẽ kết thúc với buổi yết kiến Đức Thánh Cha Phanxicô tại Quảng trường Thánh Phêrô vào lúc 6 giờ chiều thứ Ba, ngày 30/7/2024.

Các hoạt động của cuộc hành hương sẽ được điều phối bởi văn phòng báo chí của Hội đồng Giám mục Đức. (ACI Prensa 02/07/2024)

Link nội dung đầy đủ: https://giaophanmytho.net/giao-hoi-hoan-vu/dtc-phanxico-se-don-tiep-50000-le-sinh-chau-au-quy-tu-tai-roma-41384.html

 

 

4. Vài phản ứng tại Đức về Huấn Thị mới của Bộ giáo sĩ

Huấn thị mới của Bộ Giáo Sĩ về canh tân giáo xứ trong Giáo Hội hoàn vũ được các nơi ủng hộ và đón nhận như những chỉ dẫn quí giá, nhưng tại Đức, có nhiều phản ứng tiêu cực và coi đó là một cản trở chương trình đưa giáo dân vào vị trí coi sóc các giáo xứ mà nhiều giáo phận tại nước này đang theo đuổi.

 G. Trần Đức Anh OP

Nội dung tổng quát của Huấn thị

Hôm 20/07/2020, Bộ giáo sĩ đã công bố Huấn Thị về các giáo xứ với tựa đề: “Hoán cải mục vụ cộng đoàn giáo xứ để phục vụ sứ mạng truyền giáo của Giáo Hội”.

Huấn Thị được ĐTC Phanxicô phê chuẩn hơn 3 tuần trước đó (27/06/2020) và được dịch ra 7 thứ tiếng. Huấn thị gồm 11 chương, với tổng cộng 124 đoạn.

6 chương đầu có tính chất tổng quát, nhấn mạnh sứ mạng truyền giáo của giáo xứ ngày nay, đồng thời trình bày các tiêu chuẩn hướng dẫn việc canh tân giáo xứ, đẩy mạnh việc loan báo Tin Mừng và quan tâm đến người nghèo: “Trọng tâm việc hoán cải mục vụ phải đề cập tới việc loan báo Lời Chúa, đời sống bí tích, chứng tá bác ái, tức là những lãnh vực thiết yếu trong đó giáo xứ tăng trưởng và phù hợp với Mầu Nhiệm mà giáo xứ tin tưởng” (n.20).

5 chương còn lại có tính chất thực hành nhiều hơn, đề cập đến cách thức tiến hành việc gộp các giáo xứ, tổ chức giáo hạt, đơn vị mục vụ, vùng mục vụ, việc coi sóc giáo xứ, vai trò cha sở, cha phó, phó tế, tu sĩ, việc ủy thác một số giáo xứ cho một toán Linh Mục cùng coi sóc, hội đồng kinh tế và hội đồng mục vụ giáo xứ. Sau cùng, là vấn đề tiền dâng cúng để cử hành các bí tích.

Huấn thị mới của Bộ giáo sĩ không chứa đựng các qui luật mới, nhưng đưa ra những chỉ dẫn để áp dụng đúng đắn và nghiêm túc hơn các qui luật hiện hành về giáo xứ, để tạo điều kiện cho việc thực thi tinh thần đồng trách nhiệm của các tín hữu, đồng thời thăng tiến một nền mục vụ gần gũi và cộng tác giữa các giáo xứ.

Những nhu cầu khác nhau ở các Giáo Hội địa phương

Đối với Giáo Hội tại những nước như ở Việt Nam, có lẽ Huấn Thị này không đưa ra nhiều thách đố vì nói chung Việt Nam không thiếu ơn gọi Linh Mục. Có thể có vấn đề cần thăng tiến hơn sự cộng tác của cha sở và các hội đồng kinh tế, hội đồng mục vụ giáo xứ. Hội đồng kinh tế có tính chất tư vấn, do cha sở chủ tọa và có ít là 3 thành viên. Hội đồng này là cần thiết vì việc quản trị tài sản của một giáo xứ “là điều quan trọng trong việc loan báo Tin Mừng và làm chứng tá Tin Mừng đối với Giáo Hội và xã hội dân sự”. Các tài sản là của giáo xứ chứ không phải của cha sở. Vì thế, nghĩa vụ của Hội đồng kinh tế là làm tăng trưởng “văn hóa đồng trách nhiệm, quản trị minh bạch và chu cấp các nhu cầu của Giáo Hội”.

Còn Hội đồng mục vụ giáo xứ được Huấn Thị nồng nhiệt cổ võ thành lập: đây không phải là một cơ quan “hành chánh bàn giấy”, nhưng Hội đồng này phải tạo nên một tinh thần hiệp thông, đặt Dân Chúa ở vị trí trung tâm như một tác nhân tích cực trong việc loan báo Tin Mừng. Chức năng chính yếu của Hội đồng mục vụ là tìm kiếm và nghiên cứu các đề nghị thực hành để đưa ra những sáng kiến mục vụ và bác ái của giáo xứ, phù hợp với đường hướng của giáo phận. Để có giá trị thực hành, các đề nghị của Hội đồng mục vụ phải được cha xứ chấp nhận.

Tránh khía cạnh thương mại trong việc cử hành bí tích

Một điểm khác cũng có tính cách thời sự đối với Việt Nam và một số nơi khác đó là vấn đề tiền dâng cúng để cử hành các bí tích. Huấn thị nhấn mạnh rằng việc dâng cúng này phải là một “hành vi tự do” từ phía người dâng cúng và không thể đòi hỏi như một sự áp đặt hoặc như tiền thuế. Đời sống bí tích không được “thương mại hóa” và việc cử hành thánh lễ, cũng như các hoạt động thừa tác vụ khác, không thể qui định theo giá biểu, hợp đồng hoặc mua bán. Huấn thị khuyên các LM hãy nêu gương về việc sử dụng tiền bạc, qua một lối sống điều độ và quản lý minh bạch các tài sản của giáo xứ. Nhờ đó, các LM có thể nêu gương cho giáo dân, giúp họ ý thức và tự nguyện góp phần đáp ứng các nhu cầu của giáo xứ cũng là nhà của họ.

Phản ứng dè dặt và tiêu cực

Nói chung, Huấn Thị của Bộ Giáo Sĩ được đại đa số các nơi chấp nhận và không thấy có phản ứng chống đối, khác với trường hợp ở Đức, hoặc Thụy Sĩ Đức và Áo, nơi mà từ lâu có những lạm dụng, trái với giáo luật hiện hành. Xu hướng cổ võ truyền chức LM cho phụ nữ đang được đẩy mạnh, và trào lưu gọi là “dân chủ hóa” Giáo Hội giống như Tin Lành đang được cổ võ mạnh mẽ. Nhiều nơi vì thiếu LM, Giám mục ủy thác xứ đạo cho giáo dân coi sóc. Hoặc trong các êkíp coi sóc giáo xứ, cha sở cũng chỉ là một thành viên trong nhóm mục vụ và mọi quyết định được bỏ phiếu theo thể chức dân chủ.

Vì thế, có nhiều phản ứng ở Đức phê bình đoạn Huấn Thị nhắc lại giáo luật theo đó để coi sóc giáo xứ phải là linh mục. Hoặc đoạn Huấn Thị khẳng định rằng giáo dân không thể giảng trong thánh lễ (omelia), tuy rằng họ có thể nói, diễn giải trong thánh đường.

Một số GM Đức chống đối

Cho đến nay chưa có phản ứng chính thức của HĐGM vùng tiếng Đức về Huấn Thị của Bộ Giáo Sĩ. Phát ngôn viên của Hội đồng này cho biết trong đại hội mùa thu, HĐGM Đức sẽ chính thức bàn thảo về văn kiện này.

- Tuy nhiên, Đức Cha Franz-Josef Bode, 69 tuổi (1951), GM giáo phận Osnarbrueck, Phó Chủ tịch HĐGM Đức, đã công bố tuyên ngôn hôm 22-7-2020 phê bình Huấn Thị này là “một sự ngăn chặn động lực thúc đẩy và sự đề cao giá trị phục vụ của giáo dân”. Huấn thị này hoàn toàn làm cho các GM ngạc nhiên, vì Đức Cha vốn mong đợi Tòa Thánh cảm thông với thực tại địa phương và quan tâm nhiều hơn đến công nghị tính nhiều lần được nói tới.

Đức Cha Bode phê bình Huấn Thị là “trở về với sự giáo sĩ hóa... Và những qui luật mà Huấn Thị trình bày phần lớn không còn đáp ứng thực tế...”. Đức Cha lo ngại Huấn Thị mới sẽ làm cho các GM rất khó tìm được sự cộng tác của giáo dân, và kết luận rằng “hiện thời tôi thấy không có nhu cầu nào phải thay đổi chiều hướng một Giáo Hội tham gia hiện hành trong giáo phận Osnarbrueck” (KNA 22-7-2020)

- Trong số các phản ứng phê bình Huấn thị của Bộ giáo sĩ, có Đức Cha Peter Kohlgraf, 53 tuổi, GM giáo phận Mainz, cho rằng Huấn thị này là một “sự xen mình” vào sứ vụ GM của ngài và đó là điều không thể dễ dàng chấp nhận. Đức Cha Kohlgraf than phiền rằng mỗi vụ gộp các giáo xứ đều đòi phải có sự chấp thuận của Vatican, và Đức Cha than phiền vì đề nghị cử giáo dân quản trị các giáo xứ gộp lại như vậy sẽ bị Vatican bác bỏ.

ĐHY TGM giáo phận Koeln

ĐHY Rainer Maria Woelki, TGM giáo phận Koeln, chào mừng Huấn Thị mới của Bộ giáo sĩ về các giáo xứ và cám ơn ĐTC vì Văn kiện chỉ đường này.

Hôm 23-7-2020, Tòa TGM Giáo Phận Koeln cho biết ĐHY Woelki tuyên bố rằng Huấn Thị mới của Bộ giáo sĩ về các giáo xứ nhắc nhở chúng ta về các chân lý căn bản đức tin của chúng ta mà tại nước Đức này người ta đôi khi không nhìn đến, và quá chú ý đến chính mình... "Tôi biết ơn vì ĐGH Phanxicô chỉ đường cho chúng tôi qua Huấn Thị này. Văn kiện chứa đựng nhiều gợi ý đến khởi hành một Giáo Hội thừa sai”.

ĐHY TGM Koeln cũng khẳng định rằng: “Không phải chúng ta tạo ra Giáo Hội, Giáo Hội cũng không phải là “của chúng ta” nhưng là Giáo Hội của Chúa Giêsu Kitô. Chính Chúa đã thành lập Giáo Hội và cùng với Giáo Hội Chúa lập các bí tích, đặc biệt là chức linh mục. ĐGH Phanxicô nhắc nhở một số điểm ở đây, nhưng không phải như một biện pháp hay một kỷ luật, nhưng như một khích lệ hãy hoàn toàn tín thác nơi Chúa Kitô, để tái trở thành một Giáo Hội thừa sai”.

Một số phê bình khác

Trước đó, trên trang mạng chính thức của HĐGM (katholisch.de) người ta thấy những bài mạnh mẽ phê bình và phản đối Huấn Thị. HĐGM tài trợ mỗi năm 2 triệu Euro cho trang mạng này.

- Đáng kể là bài của ông Felix Neumann, trưởng ban biên tập trang mạng này. Ông phê bình Huấn thị của Bộ giáo sĩ vì giải thích giáo luật một cách bảo thủ tối đa, phân biệt vai trò lãnh đạo của LM và giáo dân.

- Cả ông Thomas Sternberg, 68 tuổi, Chủ tịch Ủy ban trung ương giáo dân Công Giáo Đức, cũng mạnh mẽ phê bình Huấn thị. Trong cuộc phỏng vấn hôm 22/07/2020 dành cho báo của giáo phận Osnarbrueck, Ông cho rằng Huấn thị này “không để ý đến thực tại Giáo Hội Công Giáo tại Đức. Các cộng đoàn giáo xứ tại Đức này từ lâu vẫn có tinh thần đồng trách nhiệm, đồng quản trị. Với Huấn thị này, giáo dân bị loại khỏi việc điều hành giáo xứ. Thay vào đó Huấn thị củng cố vai trò của cha sở. Huấn thị chống lại những cố gắng làm sao để việc điều khiển giáo xứ được ủy thác cho một toán gồm LM và những giáo dân dấn thân trong Giáo Hội.

Theo Ông Sternberg, hình ảnh cộng đoàn giáo xứ xoay quanh cha sở là là một lý tưởng siêu vẹo, không thể thi hành được vì tình trạng thiếu LM trầm trọng từ lâu tại Đức. Ông cũng than phiền vì Huấn thị không nói vì đến vai trò phụ nữ. Trái với những gì được nói đến trong Huấn thị, từ lâu các Hội đồng giáo xứ ở Đức không phải chỉ là cơ quan thông tin, tư vấn và trợ giúp. Tại Đức các Hội đồng ấy được thiết lập như những cơ quan có quyền quyết định, chiếu theo hiệp định giữa Giáo Hội và Nhà Nước. Và ông tuyên bố rằng tiến trình Con đường công nghị của Công Giáo Đức để tìm kiếm câu trả lời mới với sự tham gia của mọi người sẽ không bị chặn lại vì Huấn Thị này.

- Có một thần học gia, Ông Albert Biegenser thuộc Đại học Tuebingen ở giáo phận Freiburg, nam Đức, càng quyết liệt hơn trong việc phê bình và cho rằng Huấn thị của Bộ giáo sĩ về cải tổ giáo xứ là điều nguy hiểm cho tương lai Giáo Hội. Ông viết: "Thật là một điều kiêu căng vì Vatican không tham khảo ý kiến các HĐGM thế giới mà lại đề ra những viễn tượng phát triển các cộng đoàn giáo xứ. Huấn thị này góp phần vào sự 'tự hủy diệt'. Huấn thị chứng tỏ có hai LM người Đức tại Vatican đã góp phần soạn ra. Hai LM ấy hãy coi 1 giáo xứ lớn tại Đức trong 5 năm hoặc làm việc tại miền Amazzon 5 năm trước khi lên tiếng về các vấn đè mục vụ”.

Theo thần học gia Biesinger, Huấn thị được bố cục khéo léo: phần thứ I trình bày những tư tưởng mới của ĐGH Phanxicô nhưng phần II không như vậy. Đây là phần áp dụng giáo luật cách đây 30 năm không còn thích hợp và hữu ích nữa để giải quyết những thách đố và đảo lộn hiện nay. Những huấn thị và quyết định của Thượng HĐGM về miền Amazzon không được đưa vào huấn thị. Và thần học gia này viết: “Với những đường hướng như thế, sự hủy bỏ Giáo Hội trong vùng Đức được xác định rồi. Các LM bị quá tải và ngày càng không muốn thi hành nghề của mình nữa”. Và thần học gia Biesinger kêu gọi các GM tiếng Đức, theo tinh thần đoàn thể của Công đồng Vatican 2 và công nghị tính mà ĐGH Phanxicô cổ võ, hãy chấm dứt hoạt động do Huấn Thị đề ra. Sự mau lẹ duyệt lại Huấn Thị của Bộ Giáo sĩ là điều không thể tránh được (KNA 20-7-2020)

Giáo sư Biesinger phê bình Huấn thị là lập lại các giải pháp giáo luật 30 năm về trước, không còn hợp với hoàn cảnh của Đức. Trong thực tế, Huấn Thị được Bộ giáo sĩ ban hành cho toàn thể Giáo Hội hoàn vũ và các khoản giáo luật ban hành năm 1983 vẫn còn hiện hành trong Giáo Hội. Giải pháp mà nhiều người trong Giáo Hội tại Đức cổ võ thực tế là giải pháp đã có từ 5 thế kỷ trước, do Martin Luther đề ra, với chủ trương xóa bỏ đạo lý Chúa Giêsu đã lập Giáo Hội trên nền tảng 12 tông đồ.

Link nội dung đầy đủ: https://giaophanmytho.net/giao-hoi-hoan-vu/vai-phan-ung-tai-duc-ve-huan-thi-moi-cua-bo-giao-si-41385.html

 

 

5. ĐTC Phanxicô tại G7: Trí Tuệ Nhân Tạo không được thay thế việc ra quyết định của con người

Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh rằng phẩm giá con người đòi hỏi các quyết định của trí tuệ nhân tạo phải nằm dưới sự kiểm soát của con người khi ngài tham gia lần đầu tiên tại hội nghị thượng đỉnh G7 vào hôm Thứ Sáu, 14 Tháng Sáu.

“Đối mặt với sự kỳ diệu của máy móc, dường như có thể lựa chọn một cách độc lập, chúng ta phải hiểu rõ rằng việc đưa ra quyết định, ngay cả khi chúng ta phải đối mặt với những khía cạnh đôi khi kịch tính và cấp bách của nó, phải luôn được giao cho con người.” ngài nói trước các nhà lãnh đạo thế giới ngày 14 tháng 6.

Đức Thánh Cha nói thêm: “Chúng ta sẽ kết án nhân loại vào một tương lai không có hy vọng nếu chúng ta tước đi khả năng đưa ra quyết định về bản thân và cuộc sống của con người bằng cách khiến họ phải phụ thuộc vào những lựa chọn của máy móc”. “Chúng ta cần bảo đảm và bảo vệ một không gian để con người có thể kiểm soát đúng đắn những lựa chọn do các chương trình trí tuệ nhân tạo đưa ra: phẩm giá con người phụ thuộc vào điều đó”.

Hội nghị thượng đỉnh các quốc gia công nghiệp hóa Nhóm Bảy cường quốc, gọi tắt là G7, đang được tổ chức từ ngày 13 đến ngày 15 tháng 6 tại vùng Puglia phía nam nước Ý.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã tham gia phiên họp “tiếp cận cộng đồng” ngày 14 tháng 6, bao gồm cả các quốc gia và tổ chức quốc tế được mời và nói về các chủ đề về trí tuệ nhân tạo, năng lượng cũng như các khu vực Phi Châu và Địa Trung Hải.

Đức Thánh Cha đã tổ chức các cuộc gặp song phương với một số nhà lãnh đạo đáng chú ý trước phiên họp, trong đó có Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy. Sau phiên họp, ngài đã có cuộc gặp song phương với Tổng thống Mỹ Joe Biden và những người khác.

Gọi Trí Tuệ Nhân Tạo là “một công cụ thú vị và đáng sợ”, Đức Thánh Cha nói trí tuệ nhân tạo phải được sử dụng vì mục đích tốt đẹp và xây dựng một ngày mai tốt đẹp hơn, đồng thời hướng tới lợi ích của con người.

Ngài nhấn mạnh: “Việc sử dụng tốt công nghệ Trí Tuệ Nhân Tạo là tùy thuộc vào mọi người, nhưng trách nhiệm chính trị là tạo ra các điều kiện để việc sử dụng tốt như vậy có thể thực hiện được và mang lại hiệu quả”.

Vatican cho biết bản sao đầy đủ bài phát biểu của Đức Thánh Cha, được đọc dưới dạng phiên bản rút gọn một chút, đã được trao cho những người tham dự.

Đức Phanxicô thu hút sự chú ý đến sự phức tạp của trí tuệ nhân tạo như một công cụ, cảnh báo rằng “nếu trong quá khứ, những người đàn ông và phụ nữ chế tạo ra những công cụ đơn giản nhìn thấy cuộc sống của họ được định hình bởi chúng – con dao giúp họ sống sót qua giá lạnh nhưng cũng phát triển nghệ thuật chiến tranh - giờ đây con người đã chế tạo ra những công cụ phức tạp, họ sẽ thấy cuộc sống của mình được định hình bởi chúng nhiều hơn. “

Ngài cũng kêu gọi các nhà lãnh đạo xem xét lại việc phát triển cái gọi là “vũ khí tự động gây chết người” và cấm sử dụng chúng.

Ngài nói: “Điều này bắt đầu từ một cam kết hiệu quả và cụ thể nhằm đưa ra sự kiểm soát phù hợp và lớn hơn bao giờ hết của con người. Không một cỗ máy nào có thể chọn lấy đi mạng sống của con người.”

Ngài cảnh báo rằng việc sử dụng tốt các dạng trí tuệ nhân tạo tiên tiến có thể sẽ không hoàn toàn nằm dưới sự kiểm soát của người dùng hoặc nhà thiết kế ban đầu, vì trong tương lai, các chương trình Trí Tuệ Nhân Tạo thậm chí sẽ có thể giao tiếp trực tiếp với nhau để cải thiện hiệu suất.

Sau một buổi sáng trọn vẹn, bao gồm cả những buổi tiếp kiến với tổng thống Cape Verde và hơn 100 diễn viên hài từ khắp nơi trên thế giới, Đức Thánh Cha Phanxicô đã bay bằng trực thăng tới Borgo Egnazia, khu nghỉ dưỡng sang trọng nơi diễn ra cuộc họp G7.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã trở lại Vatican vào khoảng 9 giờ tối giờ địa phương sau chuyến đi bằng trực thăng kéo dài khoảng một tiếng rưỡi.

Vatican đã tham gia rất nhiều vào cuộc trò chuyện về đạo đức trí tuệ nhân tạo, tổ chức các cuộc thảo luận cao cấp với các nhà khoa học và giám đốc điều hành công nghệ về đạo đức trí tuệ nhân tạo vào năm 2016 và 2020.

Trong bài phát biểu của mình tại G7 hôm thứ Sáu, Đức Phanxicô cũng nhấn mạnh một số hạn chế cụ thể của Trí Tuệ Nhân Tạo, bao gồm khả năng dự đoán hành vi của con người.

Ngài đã đề cập đến những ưu tư trong việc sử dụng trí tuệ nhân tạo trong hệ thống tư pháp để phân tích dữ liệu về dân tộc, loại tội phạm, hành vi trong tù, v.v. của tù nhân để đánh giá mức độ phù hợp của họ đối với việc quản thúc tại gia thay vì bỏ tù.

“Con người luôn phát triển và có khả năng làm chúng ta ngạc nhiên bằng những hành động của mình. Đây là điều mà máy móc không thể tính đến được”, ngài nói.

Ngài chỉ trích “trí tuệ nhân tạo có khả năng sáng tạo”, là điều mà ngài cho rằng có thể đặc biệt hấp dẫn đối với sinh viên ngày nay, những người thậm chí có thể sử dụng nó để soạn bài.

“Tuy nhiên, họ quên rằng, nói đúng ra, cái gọi là trí tuệ nhân tạo có tính sáng tạo không thực sự là 'có tính sáng tạo'. Thay vào đó, nó tìm kiếm thông tin trong dữ liệu lớn và kết hợp chúng lại với nhau theo phong cách được yêu cầu. Nó không phát triển những phân tích hay khái niệm mới nhưng lặp lại những gì nó tìm thấy, tạo cho chúng một hình thức hấp dẫn”, Đức Thánh Cha nói.

“Khi đó, nó càng tìm thấy một khái niệm hoặc giả thuyết được lặp đi lặp lại thì nó càng cho rằng nó hợp lý và có giá trị. Thay vì mang tính 'sáng tạo', thay vào đó là sự 'tăng cường' theo nghĩa là nó sắp xếp lại nội dung hiện có, giúp củng cố nội dung đó mà thường không kiểm tra xem nội dung đó có chứa lỗi hay định kiến hay không. “

Ngài nhấn mạnh rằng điều này có nguy cơ làm suy yếu văn hóa và quá trình giáo dục bằng cách củng cố “tin tức giả” hoặc một câu chuyện thống trị, đồng thời lưu ý rằng “giáo dục phải cung cấp cho học sinh khả năng phản ánh xác thực, nhưng nó có nguy cơ bị giảm xuống mức lặp lại” của những quan niệm sẽ ngày càng được đánh giá là không thể phản đối được, đơn giản chỉ vì chúng được lặp đi lặp lại liên tục.”

Ngài cũng chỉ ra việc sử dụng ngày càng nhiều các chương trình Trí Tuệ Nhân Tạo, như chatbot, tương tác trực tiếp với mọi người theo những cách thậm chí có thể mang lại cảm giác dễ chịu và yên tâm vì chúng được thiết kế để đáp ứng nhu cầu tâm lý của con người.

Đức Thánh Cha nhấn mạnh: “Thật là một sai lầm thường xuyên và nghiêm trọng khi quên rằng trí tuệ nhân tạo không phải là một con người”.

Link nội dung đầy đủ: https://giaophanmytho.net/giao-hoi-hoan-vu/dtc-phanxico-tai-g7-tri-tue-nhan-tao-khong-duoc-thay-the-viec-ra-quyet-dinh-cua-con-nguoi-41386.html

 

 

6. Tiểu sử 13 Chân Phước sẽ được tuyên thánh vào ngày 20/10/2024

Hồng Thủy - Vatican News

Sáng ngày 01/7/2024, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chủ sự Công nghị thường kỳ về việc tuyên thánh cho một số chân phước và ngài đã quyết định rằng vào ngày 20/10/2024, sẽ có 13 chân phước được Giáo hội tuyên thánh. Trong số các vị có Cha Giuseppe Allamano, Đấng sáng lập dòng các Nhà Truyền giáo Consolata và dòng các nữ tu Truyền giáo Consolata; Cha Manuel Ruiz López và 7 bạn tử đạo Dòng Phanxicô và 3 giáo dân nghi lễ Maronite.

Tiểu sử sơ lược của 13 chân phước sẽ được tuyên thánh vào ngày 20/10

Cha Giuseppe Allamano, Đấng sáng lập các dòng Truyền giáo Consolata

Cha Allamano sinh ngày 21 tháng 1 năm 1851 và thụ phong linh mục ở Torino vào ngày 20 tháng 9 năm 1873, khi mới 22 tuổi. Vào năm 1880, ngài trở thành giám đốc đền thánh Đức Mẹ An ủi (Consolata). Trong 46 năm phục vụ, ngài biến đền thánh một lần nữa trở thành điểm tìm kiếm thiêng liêng cho người dân Torino.

Cha Giuseppe Allamano là đồng hương của hai vị thánh: Don Bosco và Giuseppe Cafasso. Giống như Thánh Cafasso, ngài là một nhà huấn luyện xuất sắc, bậc thầy về học thuyết và cuộc sống.

Tinh thần truyền giáo

Nhận thức được rằng sứ mạng truyền giáo là sự hiện thực hóa tối đa ơn gọi linh mục của mình (bản thân ngài muốn đi truyền giáo nhưng vì sức khỏe yếu nên không thể), thấy nhiều linh mục rời khỏi chủng viện với niềm đam mê trở thành nhà truyền giáo nhưng không được các giáo phận chấp nhận, ngài quyết định sẽ tự mình đào tạo những nhà truyền giáo.

Dự án của ngài được đánh giá cao ở Roma, nhưng sau đó những trở ngại và thất bại đã ngăn cản nó hình thành trong mười năm. Rất kiên nhẫn, ngài chờ đợi và làm việc. Sau đó là lời “đồng ý” của vị giám mục đầu tiên đối với Dòng Truyền giáo Consolata của ngài vào năm 1901, và năm sau đó chuyến đi truyền giáo đầu tiên khởi hành đến Kenya. Vào năm 1910, Dòng các Nữ tu Truyền giáo Consolata ra đời.

Tuy nhiên, ngài cảm thấy rằng toàn thể Giáo hội phải được đánh động về việc truyền giáo. Vào năm 1912, với sự hỗ trợ của những người đứng đầu các dòng truyền giáo khác, ngài yêu cầu Đức Thánh Cha Pio X can thiệp vào tình trạng này và đặc biệt đề xuất thiết lập một ngày truyền giáo hàng năm, “với nghĩa vụ rao giảng về bổn phận và cách thức truyền bá đức tin”. Sức khỏe của Đức Piô X suy giảm, lại thêm chiến tranh bùng nổ ở vùng Balkan... đề xuất của ngài không thành.

Nhưng rồi Đức Piô XI đã hiện thực hóa ý tưởng của Cha Giuseppe Allamano, thành lập Ngày Thế giới Truyền giáo vào năm 1927. Dòng truyền giáo do ngài thành lập đã phát triển với con số hơn 2.000 thành viên vào cuối thế kỷ 20, ở 25 quốc gia trên bốn lục địa.

“Làm tốt điều thiện”

Khi còn sống, Cha Giuseppe Allamano bị khiển trách vì quan tâm đến các công việc, quan tâm đến các ngành nghề hơn là số người được rửa tội. Nhưng thực tế, ngài theo đuổi Tin Mừng và thăng tiến con người với niềm đam mê và khả năng. “Làm tốt điều thiện”: đây là một phương châm của ngài. Ngài muốn người của mình trở thành chuyên gia về các ngành khoa học “trần thế”. Và ý tưởng này cũng tiếp tục cho đến Vatican II, khi khuyên các nhà thần học “cộng tác với những người xuất sắc trong các ngành khoa học khác, chia sẻ sức mạnh và quan điểm của họ” (Gaudium et spes).

Tuyên phong chân phước và tuyên thánh

Cha Giuseppe Allamano đã được Đức Gioan Phaolô II tuyên phong chân phước ngày 7 tháng 10 năm 1990. Ngày 23 tháng 5 năm nay (2024), Đức Thánh Cha Phanxicô đã ban hành sắc lệnh nhìn nhận phép lạ chữa lành cho Sorino, một người thổ dân Yanomami, nhờ lời chuyển cầu của Cha Giuseppe Allamano.

Các vị tử đạo Damasco

Đây là nhóm gồm 11 vị tử đạo Hồi giáo, bị sát hại vì đức tin vào ngày 10 tháng 7 năm 1860. Họ đã đổ máu giống như rất nhiều người khác trước họ ở những vùng đất mà họ luôn nhìn thấy, kể từ thời Thánh Phanxicô, nỗ lực truyền giáo của các tu sĩ dòng Phanxicô trong thế giới Hồi giáo.

Các vị gồm các linh mục: Emanuele Ruiz, 56 tuổi, bề trên cộng đoàn; Carmelo Volta, 57 tuổi; Engelbert Kolland, 33 tuổi; Ascanio Nicanore, 46 tuổi; Pietro Soler, 33 tuổi; Nicola Alberga, 30 tuổi. Hai thầy là Francesco Pinazo, 58 tuổi, và Giovanni Giacomo Fernandez, 52 tuổi. Và ba giáo dân nghi lễ Maronite: Francesco, Abd-el-Mooti và Raffaele Massabki.

Các ngài sống trong tu viện ở Damascus, thuộc Syria, sống đời sống cộng đoàn, mở rộng sang hoạt động tông đồ cho người dân địa phương.

Tử đạo

Vào đêm ngày 9 rạng sáng ngày 10 tháng 7 năm 1860, các ngài bị tấn công bởi binh lính người Druze ở Damasco, một giáo phái tôn giáo có nguồn gốc Hồi giáo Shiite, những người theo chủ nghĩa cuồng tín không khoan dung tôn giáo, bùng phát vào những năm 1845-46 và đặc biệt là vào năm 1860, chống lại Kitô giáo; họ đi khắp thành phố để tàn sát những người theo Kitô giáo.

Tám tu sĩ dòng Phanxicô đã ẩn náu trong những bức tường kiên cố của tu viện, cùng với họ là ba anh em tín hữu theo nghi lễ Maronite. Thật không may, có một kẻ phản bội, có lẽ trong số những người phục vụ địa phương, đã đưa những kẻ sát nhân vào qua một cánh cửa nhỏ mà không ai nghĩ tới, và thế là tất cả đều bị thảm sát.

Vào ngày tử đạo, khi dân quân Druze tấn công tu viện, Cha Manuel Ruiz đang giữ trách nhiệm bề trên tu viện dòng Phanxicô ở Damasco. Ý nghĩ đầu tiên của ngài là đến nhà thờ và rước lễ để các Mình Thánh Chúa không bị xúc phạm. Cha bị xử tử dưới chân bàn thờ.

Tuyên phong chân phước và tuyên thánh

Tất cả các vị đều được Đức Giáo Hoàng Piô XI phong chân phước vào ngày 10 tháng 10 năm 1926 và lễ kính các vị được ấn định vào ngày 10 tháng 7. Vào ngày 23 tháng 5 năm nay (2024), Đức Thánh Cha Phanxicô “đã phê chuẩn số phiếu thuận trong phiên họp thường kỳ” của các Hồng y và Giám mục cho việc phong thánh cho Chân phước Emanuele Ruiz và các bạn tử đạo.

Nữ tu Marie-Léonie Paradis, Đấng sáng lập dòng Tiểu Muội Thánh Gia

Mẹ Maria Leonia, có tên thời niên thiếu là Virginie Alodie. Cô sinh ngày 12 tháng 5 năm 1840 tại L'Acadie, Canada và gia nhập Dòng các Nữ tu Đức Maria Thánh giá khi mới 13 tuổi. Sơ tận tâm lo việc nội trợ trong các Tu viện của các Linh mục dòng Thánh Giá và dấn thân vào việc giáo dục giới trẻ. Sơ được gửi đến nhiều tu viện khác nhau ở Canada và vào năm 1862 sơ nhận được bài sai đến Hoa Kỳ.

Thành lập Dòng “Các Tiểu Muội Thánh Gia” để trợ giúp các linh mục

Sau khi trở về Canada theo lời mời của Cha Camillo Lefèbvre để đào tạo một số người trẻ về đời sống tu trì, Sơ Maria Leonia sau đó đã chấp nhận đề nghị của Tổng Giám mục Montréal để thành lập một cộng đoàn mới theo nhu cầu của các học viện của ngài. Vào ngày 31 tháng 5 năm 1880, Dòng “Các Tiểu Muội Thánh Gia” được thành lập, với mục đích cụ thể là phục vụ trong các cộng đoàn tu trì, các học viện và chủng viện. Các cộng đoàn mới được mở ra, trong đó Mẹ Maria Leonia khuyên các nữ tu của dòng nên giúp đỡ các linh mục về vật chất và tinh thần, và nhờ đó, trong các nhà xứ và chủng viện, người ta có thể hít thở bầu không khí đặc trưng của Thánh Gia Nazareth, được tạo nên từ sự trong sáng và hòa bình, trật tự và khôn ngoan. Mẹ Maria Leonia qua đời ngày 3 tháng 5 năm 1912 tại Sherbrooke, thọ 72 tuổi. Dòng do Mẹ thành lập không chỉ lan rộng ở Canada mà còn ở Honduras, Ý và Hoa Kỳ.

Tuyên phong chân phước và tuyên thánh

Mẹ Maria Leonia đã nổi tiếng là thánh thiện trong cuộc sống: người ta gọi Mẹ là “mẹ của những người túng thiếu” vì khả năng giải quyết mọi hình thức nghèo đói cũng như khó khăn về vật chất và tinh thần. Vì lý do này, các Tiểu Muội của Thánh Gia đã yêu cầu tiến hành án phong chân phước và phong thánh cho Mẹ.

Quá trình mở án phong chân phước diễn ra tại giáo phận Sherbrooke từ ngày 11 tháng 2 đến ngày 24 tháng 10 năm 1952, trong khi tiến trình tại Vatican kéo dài từ ngày 19 tháng 3 đến ngày 22 tháng 6 năm 1968. Ngày 31 tháng 1 năm 1981, Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã ban hành sắc lệnh về các nhân đức anh hùng của Mẹ Maria Leonia.

Phép lạ nhờ lời chuyển cầu của Mẹ Leonia liên quan đến việc chữa lành cho Sơ San Sebastiano được Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II nhìn nhận vào ngày 17 tháng 2 năm 1984. Chính ngài đã cử hành Thánh lễ tuyên phong chân phước cho Mẹ Maria Leonia vào ngày 11 tháng 9 năm 1984 tại Montreal, trong chuyến tông du đến Canada, ấn định phụng vụ là ngày 4 tháng 5.

Sau lễ tuyên phong chân phước, nhiều tín hữu đến cầu nguyện, đầu tiên tại nhà mẹ và sau đó ở nhà thờ chính tòa, thường để lại giấy chứng nhận các ân sủng đã nhận được nhờ lời chuyển cầu của Chân phước Maria Leonia. Trong số đó, hồ sơ phong thánh đã chọn một sự kiện xảy ra hai năm sau khi Mẹ được phong chân phước.

Vào ngày 30 tháng 10 năm 1986, một phụ nữ chuyển dạ ở tuần thai thứ 41 đã đến Bệnh viện du Haut-Richelieu ở Saint-Jean-sur-Richelieu, Quebec. Tuy nhiên, ở giai đoạn cuối, các bác sĩ nhận thấy nhịp tim thai nhi giảm đáng kể kèm theo dấu hiệu thiếu oxy trước khi sinh. Người phụ nữ đã sinh một bé gái theo cách tự nhiên, tuy nhiên bé gái không có hoạt động hô hấp. Trong vòng một phút sau khi chào đời, trái tim của cô bé bắt đầu đập trở lại nhưng không có dấu hiệu nào khác của sự sống. Nỗ lực hồi sức không thành công. Khoảng hai giờ sau khi sinh, vào ngày 31/10/1986, đứa trẻ sơ sinh được chuyển đến Bệnh viện Nhi đồng Montréal, một cơ sở chuyên khoa hơn.

Mẹ của em bé và một người họ hàng của chân phước đã cầu nguyện xin Mẹ Maria Leonia chuyển cầu cho em bé, tuy hai người không biết nhau. Chỉ nhiều năm sau họ mới phát hiện ra, trước sự ngạc nhiên chung của cả hai, rằng họ đã cầu nguyện với cùng một lý do.

Ngày 9 tháng 11 năm 1986, mười ngày sau khi sinh, em bé sơ sinh được xuất viện: sức khỏe tốt và không cần bất kỳ phương pháp điều trị nào, cả thuốc lẫn vật lý trị liệu. Em bé có tên là Marie-Nicole và hiện là giáo viên dạy ngữ văn.

Mẹ Elena Guerra, Đấng sáng lập Dòng“Các nữ tu Thánh Zita”

Chân phước Elena Guerra người Ý, sinh năm 1835 và qua đời năm 1914. Sinh ra trong một gia đình quý tộc, được thừa hưởng nền giáo dục Kitô đầy đủ. Sau khi Rước lễ lần đầu, có thể đến với Bí tích Thánh Thể mỗi ngày, cô ngày càng bị thu hút bởi tình yêu dành cho Chúa.

Năm 1856, Elena thành lập “Vườn nhỏ của Mẹ Maria” và sau đó là “Tình bạn thiêng liêng”, hai hình thức tập hợp các nữ giáo dân, cho phép giúp đỡ tinh thần lẫn nhau giữa những người trẻ tuổi. Đây là những sáng kiến loan báo về các phương pháp hiện đại của Công giáo Tiến hành: trên thực tế, những người ghi danh phải cam kết sống đời sống Kitô hữu trọn vẹn. Tuy nhiên, vào năm sau, Elena bị một căn bệnh hiểm nghèo khiến cô phải bất động trong thời gian dài.

Sau khi bình phục, Elena xin được gia nhập Dòng Nữ Bác Ái, những người đến thăm người nghèo và bệnh tật tại nhà; và khi bệnh tả hoành hành ở Lucca, với sự đồng ý của gia đình, cô đã đến thăm người bệnh, chữa trị và an ủi họ bằng những lời đức tin.

Thành lập Dòng“Các nữ tu Thánh Zita”

Được truyền cảm hứng bởi Đức Giáo Hoàng Piô IX, trong một lần gặp gỡ tại Roma, Guerra đã quyết định bước vào đời sống tu trì mặc dù bị gia đình phản đối. Từ đó, Dòng Hiến sĩ Chúa Thánh Thần được thành lập, và sau này được biết đến với tên gọi “Các nữ tu Thánh Zita”, do Chân phước sáng lập vào năm 1882, với sứ vụ giáo dục văn hoá và tôn giáo cho giới trẻ. Sơ Elena đã giáo dục hàng trăm thanh thiếu niên về đời sống Kitô giáo, trong đó có Thánh Gemma Galgani.

Bị thuyết phục về chức năng của báo chí như một việc phục vụ cơ bản của Giáo hội, Guerra đã xuất bản nhiều bài viết về các vấn đề liên quan đến phụ nữ (cô dâu, bạn gái, người giúp việc gia đình) và về trường học, nhằm hướng dẫn giáo viên và học sinh hướng tới nền văn hóa Kitô giáo.

Trong những năm cuối đời, Mẹ Elena bị chị em hiểu lầm về quản lý kém đến nỗi Mẹ đã phải quyết định rời bỏ nhiệm vụ bề trên, và bị cấm xuất bản bất kỳ tác phẩm nào khác. Mẹ từ chức, khiêm nhường vâng phục và hiến mạng sống mình vì lợi ích của Giáo hội. Mẹ Elena đã trải qua ba năm cuối đời trong những căn bệnh và đau đớn xen kẽ khiến Mẹ qua đời vào ngày 11 tháng 4 năm 1914.

Danh tiếng thánh thiện của Mẹ Elena tiếp tục lan truyền và do đó vào năm 1930, tiến trình phong chân phước cho Mẹ đã được bắt đầu. Vào năm 1953, sắc lệnh về nhân đức anh hùng của Mẹ được công bố; sau đó, vào ngày 26 tháng 4 năm 1959, Đức Gioan XXIII đã nâng Elena Guerra lên bậc chân phước.

Tuyên phong chân phước và tuyên thánh

Phép lạ mở đường cho việc tuyên thánh cho Chân phước Elena Guerrera xảy ra với ông Paulo G. Vào ngày 5 tháng 4 năm 2010, khi ông đang tỉa cây thì bị ngã từ độ cao khoảng 6m, được chở đến bệnh viện trong tình trạng bất tỉnh. Ông được chẩn đoán chấn thương đầu-não rất nghiêm trọng, nghi ngờ chết não và các biến chứng toàn thân như viêm phổi và viêm gan. Ngày hôm sau, ông được phẫu thuật mở hộp sọ và giải nén bằng phẫu thuật cắt thùy trán-cơ bản. Sau ca phẫu thuật, ông được chuyển đến phòng chăm sóc đặc biệt với tiên lượng xấu. Kết quả chụp CT sau đó cho thấy tình trạng bệnh nhân ngày càng xấu đi đến mức người ta cho rằng ông sẽ chết. Ngày 11 tháng 4, các bác sĩ điều trị đã ngừng thuốc an thần hỗ trợ bệnh nhân suốt 24 giờ và ngày hôm sau bệnh nhân không còn dấu hiệu phản ứng thần kinh nữa. Vào ngày 15 tháng 4, ông được tuyên bố đã chết não. Từ ngày 10 đến ngày 27 tháng 4, bệnh nhân vẫn bị treo lơ lửng giữa sự sống và cái chết.

Được biết về tình trạng rất nghiêm trọng của ông, các thành viên phong trào Canh Tân Đặc Sủng ở đó bắt đầu tổ chức những buổi cầu nguyện cho sự bình phục của ông. Từ ngày 17 tháng 4, họ đã cầu nguyện với Chân phước Elena Guerra. Ngày 27 tháng 4, sau 21 ngày nằm viện, các bác sĩ nhận thấy tình trạng bệnh nhân cải thiện khi phản ứng với các kích thích đau và tự thở. Hai ngày sau, ông được chuyển đến khoa phẫu thuật, bắt đầu vật lý trị liệu thụ động và sau đó là vật lý trị liệu tích cực. Ngày 14 tháng 5, bệnh nhân được xuất viện trong tình trạng ổn định. Các cuộc kiểm tra sâu hơn, được thực hiện hàng tháng và sau đó hàng năm, cho thấy tình trạng sức khỏe tốt của bệnh nhân và không có sự thay đổi nào do chấn thương phải chịu.

Link nội dung đầy đủ: https://giaophanmytho.net/giao-hoi-hoan-vu/tieu-su-13-chan-phuoc-se-duoc-tuyen-thanh-vao-ngay-20102024-41387.html

 

 

7. Giáo hội Malaysia chuẩn bị mở án phong chân phước đầu tiên.

Giáo phận Penang của Malaysia đang chuẩn bị mở án phong chân phước cho nữ y tá Sybil Kathigasu, người đã phải chịu đựng sự tra tấn dã man vì đã cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế, nơi ở và thông tin tình báo cho các lực lượng chống Nhật ở Malaysia trong Thế chiến thứ hai.

Vatican News

Trong thông báo được đưa ra ngày 01/7 vừa qua, Đức Hồng Y Sebastian Francis của Penang nói: “Sybil Kathigasu đã sống một cuộc đời phục vụ trong tình yêu thương và lòng trắc ẩn đối với người bệnh và đau khổ ở thị trấn Papan ở Perak, Malaysia. Câu chuyện của bà tiếp tục truyền cảm hứng cho nhiều người thuộc mọi tầng lớp trong xã hội cho đến ngày nay. Nhờ ân sủng Chúa, tôi hy vọng sẽ thúc đẩy án phong chân phước và phong thánh cho bà”.

Kathigasu có cha mẹ là người Ailen gốc Ấn Độ, mặc dù bị tra tấn dã man nhưng vẫn sống sót sau thử thách. Năm 1948, nữ y tá này được Vua George VI trao tặng Huân chương George vì sự dũng cảm, trở thành phụ nữ Malaysia duy nhất nhận được vinh dự này trong Thế chiến thứ hai. Nếu được phong thánh, bà sẽ là vị thánh đầu tiên của Giáo hội Malaysia.

Kathigasu qua đời năm 1948 và được chôn cất tại nghĩa trang Nhà thờ Thánh Michael ở Ipoh, gần phòng khám và cũng là nhà của bà ở Papan.

Đức Hồng Y nói trong thông báo: “Những người hành hương tiếp tục đến thăm mộ và phòng khám/nhà của bà. Qua mẫu gương của bà, nhiều cha mẹ Công giáo đã rửa tội cho con cái của họ. Bà được nhắc đến như một nhân chứng Công giáo giáo dân gương mẫu. Trong cộng đoàn Kitô giáo, bà đã truyền cảm hứng cho người Công giáo, Anh giáo và Kitô giáo về việc sống theo Tin Mừng”.

Tạp chí Time, trong số ra ngày 28/6/1948, đã gọi Kathigasu là “Edith của Malaysia” theo tên y tá người Anh Edith Cavell. Y tá người Anh này đã được tôn vinh vì đã điều trị không phân biệt đối xử cho binh lính bị thương từ cả hai phía trong Thế chiến thứ nhất.

Ngày 03/9/2016, kỷ niệm 117 năm ngày sinh của bà, Google Malaysia đã vinh danh bà Kathigasu bằng cách dành tặng một bức vẽ với dải băng có hoa văn Huy chương George.

Link nội dung đầy đủ: https://giaophanmytho.net/giao-hoi-hoan-vu/giao-hoi-malaysia-chuan-bi-mo-an-phong-chan-phuoc-dau-tien-41389.html

 

 

8. Các Giáo hội Kitô Thế giới chuẩn bị hội nghị kỷ niệm 1700 Công đồng đại kết Nicea I

Để chuẩn bị cho hội nghị thế giới lần thứ 6 của uỷ ban “Faith and Order”, với sự cộng tác của Bộ Cổ võ Hiệp nhất các Kitô hữu, Hội đồng các Giáo hội Kitô Thế giới (Wcc) đã phổ biến tài liệu, trong đó mời gọi các Kitô hữu tiến tới sự hiệp nhất hữu hình.

Vatican News

Hội nghị đầu tiên “Faith and Order”, được tổ chức tại Lausanne, Thuỵ Sĩ, vào năm 1927. Kể từ đó, các hội nghị về đề tài này được tổ chức vào những thời điểm quan trọng của lịch sử phong trào đại kết: năm 1937, tại Edinburgh, năm 1952 tại Lund, năm 1963 tại Montreal, và năm 1993 tại Santiago de Compostela.

Cuộc gặp gỡ liên lục địa tiếp theo được tổ chức dịp kỷ niệm 1700 Công đồng đại kết Nicea I. Hội nghị sẽ diễn ra gần Alexandria, Ai Cập, từ ngày 24 đến 28/10/2025, và sẽ do Giáo hội Chính thống Copte đăng cai tổ chức.

Liên quan đến sự kiện này, Hội đồng các Giáo hội Kitô Thế giới nhắc lại rằng: “Công đồng Nicea quy tụ các Giám mục đại diện toàn thể Kitô giáo để tìm kiếm sự đồng thuận về ý nghĩa trung tâm của đức tin Kitô giáo và để khẳng định đức tin của các Giáo hội vào Thiên Chúa duy nhất và Ba Ngôi”.

Giám đốc uỷ ban Andrej Jeftić tuyên bố rằng hội nghị lần thứ 6 “Faith and Order” là một sự kiện quan trọng đối với các Giáo hội Kitô, “một cột mốc quan trọng trên con đường hướng tới sự hiệp nhất của Giáo hội”.

Đối với Hội đồng các Giáo hội Kitô Thế giới, kỷ niệm Công đồng Nicea I là điểm khởi đầu cho chủ đề của hội nghị năm 2025 “Chúng ta đang ở đâu trên con đường hướng tới hiệp nhất hữu hình”. Chủ đề sẽ được thảo luận từ cái nhìn đức tin và sứ vụ, sự liên kết giữa hai khía cạnh này. Như vậy, cuộc gặp gỡ sẽ không chỉ nghĩ đến sự hiệp nhất của các Kitô hữu, nhưng còn hướng đến tất cả mọi người, tất cả thụ tạo, thảm hoạ khí hậu. Thực tế, từ sau hơn ba thập kỷ từ hội nghị thế giới lần trước, chúng ta đang ở trong một thời điểm quan trọng của lịch sử nhân loại. Ngày nay hơn bao giờ hết các Kitô hữu cảm thấy cần phải bày tỏ chính mình và làm việc cho một thế giới đang cần sự hiệp nhất, mà đối với các Kitô hữu chỉ có thể nảy sinh từ đức tin và sau đó là sứ vụ.

Trong một thế giới ngày càng chia rẽ và phân cực, nhu cầu cấp thiết về sự hiệp nhất không có nghĩa là đồng nhất, nhưng bao hàm niềm tin sâu sắc và cơ bản rằng nhân loại phải cùng nhau tìm kiếm lợi ích tốt nhất cho mọi người và tiến thêm một bước nữa tới phẩm giá của mỗi người và của mọi thụ tạo.

Kỷ niệm Công đồng Nicea là một sự khích lệ để suy nghĩ về ý nghĩa của các công đồng đại kết như là những dịp trong đó các Kitô hữu có thể cùng nhau đối diện với những vấn đề khiến họ bị chia rẽ. Giữa những chia rẽ và bất công ngày nay, niềm hy vọng về một thế giới tốt đẹp hơn, được lòng thương xót Chúa biến đổi, sẽ được công bố. Các Giáo hội sẽ làm việc để đạt được sự hiệp nhất và hòa giải hữu hình và xác thực.

Link nội dung đầy đủ: https://giaophanmytho.net/giao-hoi-hoan-vu/cac-giao-hoi-kito-the-gioi-chuan-bi-hoi-nghi-ky-niem-1700-cong-dong-dai-ket-nicea-i-41390.html

 

 

9. Chương trình viếng thăm của ĐTC Phanxicô tại Indonesia, Papua New Guinea, Đông Timor và Singapore

Sáng thứ Sáu, ngày 05/7, Phòng báo chí Toà Thánh đã công bố chương trình chi tiết chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha tại Indonesia, Papua New Guinea, Đông Timor và Singapore từ ngày 02 đến 13/9/2024.

Vatican News

Thăm Indonesia

Khởi hành từ Roma vào ngày 02/7, trước tiên Đức Thánh Cha sẽ lên đường đến Indonesia, bắt đầu chuyến viếng thăm diễn ra gần hai tuần. Dự kiến, Đức Thánh Cha sẽ đến sân bay quốc tế Jakarta Soekarmo-Hatta vào lúc 11:30 sáng ngày 03/9. Tại đây sẽ diễn ra nghi thức chào đón chính thức.

Chương trình ngày 04/9 gồm có: Gặp gỡ xã giao Tổng thống. Liền sau đó là cuộc gặp gỡ với chính quyền, xã hội dân sự và ngoại giao đoàn. Kế đến, ngài gặp riêng các tu sĩ Dòng Tên. Vào buổi chiều, Đức Thánh Cha sẽ có hai hoạt động: đầu tiên là cuộc gặp gỡ với các giám mục, linh mục, phó tế, tu sĩ, chủng sinh và giáo lý viên; và thứ hai là gặp gỡ các bạn trẻ.

Ngày 05/9, vào buổi sáng Đức Thánh Cha sẽ có cuộc gặp gỡ liên tôn, và sau đó ngài sẽ gặp gỡ những người được các tổ chức bác ái giúp đỡ. Vào ban chiều, ngài sẽ chủ sự Thánh lễ tại sân vận động Gelora Bung Karno, kết thúc chuyến viếng thăm Indonesia.

Thăm Papua New Guinea

Ngày 06/9, từ Jakarta Đức Thánh Cha bay đến cảng Moresby. Tại đây sẽ diễn ra nghi thức chào đón chính thức của chính phủ và Giáo hội Papua New Guinea.

Ngày 07/9, sau khi chào thăm xã giao Toàn quyền tại Nhà Chính phủ, Đức Thánh Cha sẽ gặp chính quyền, xã hội dân sự và ngoại giao đoàn. Buổi chiều, vào lúc 17:00, ngài sẽ thăm các trẻ em đường phố đang được chăm sóc tại Trường Trung học Kỹ thuật Caritas. Vào cuối ngày, ngài sẽ có cuộc gặp gỡ với các giám mục, linh mục, phó tế, tu sĩ, chủng sinh và giáo lý viên.

Ngày 08/9, Đức Thánh Cha sẽ chào thăm Thủ tướng, chủ sự Thánh lễ tại sân vận động Sir John Guise, gặp gỡ các tín hữu của Giáo phận Vanimo, gặp riêng nhóm các nhà truyền giáo.

Ngày 09/9, trước khi diễn ra nghi thức chào tạm biệt, Đức Thánh Cha có cuộc gặp gỡ với các bạn trẻ vào lúc 9:45.

Thăm Đông Timor

Buổi chiều ngày 09/9, Đức Thánh Cha đến sân bay quốc tế Dili của Đông Timor. Tại đây sẽ diễn ra nghi thức chào đón chính thức, tiếp theo là thăm xã giao Tổng thống, gặp chính quyền, xã hội dân sự và ngoại giao đoàn.

Ngày 10/9, vào buổi sáng, Đức Thánh Cha sẽ thăm các trẻ em khuyết tật, gặp gỡ các giám mục, linh mục, phó tế, chủng sinh, tu sĩ và giáo lý viên, thăm riêng các tu sĩ Dòng Tên. Vào ban chiều ngài sẽ chủ sự Thánh lễ.

Ngày 11/9, sau khi gặp gỡ các bạn trẻ tại trung tâm Convencoes, Đức Thánh Cha đến sân bay để đi Singapore.

Thăm Singapore

Đến sân bay quốc tế Changi của Singapore dự kiến vào lúc 14:15, sau nghi thức chào đón chính thức, Đức Thánh Cha đến trung tâm linh thao Thánh Phanxicô Xaviê để gặp riêng các tu sĩ Dòng Tên.

Ngày 12/9, vào lúc 9:00, Đức Thánh Cha sẽ được chào đón tại Toà nhà Quốc hội, gặp xã giao Tổng thống, thủ tướng, và gặp gỡ chính quyền, xã hội dân sự và ngoại giao đoàn. Buổi chiều, vào lúc 17:15, ngài sẽ chủ sự Thánh lễ tại sân vận động quốc gia SportHub.

Ngày 13/9, trước hết Đức Thánh Cha sẽ thăm người lớn tuổi và người bệnh tại Nhà thánh Têrêsa. Sau đó, ngài sẽ tham dự cuộc gặp gỡ liên tôn. Vào lúc 11:50, Đức Thánh Cha sẽ từ sân bay Changi Singapore trở về Roma, kết thúc gần hai tuần viếng thăm 4 nước: Indonesia, Papua New Guinea, Đông Timor và Singapore.

Link nội dung đầy đủ: https://giaophanmytho.net/giao-hoi-hoan-vu/chuong-trinh-vieng-tham-cua-dtc-phanxico-tai-indonesia-papua-new-guinea-dong-timor-va-singapore-41396.html

 

 

10. Đức Thánh Cha dâng Thánh Lễ tại Trieste: scandal của đức tin

Trong những ngày qua, một hội thảo kéo dài ba ngày về tính hiệp hành, được tổ chức tại Trung tâm Hội đồng Giám mục Công giáo Bangladesh, đã làm nổi bật tiềm năng biến đổi của sự hội nhập và đối thoại trong Giáo hội Công giáo châu Á.

Vatican News

Sự kiện quy tụ các tham dự viên từ tám Giáo phận của Bangladesh, tập trung vào việc hiểu sâu hơn về tính hiệp hành như một cách tiếp cận hợp tác và tư vấn đối với việc cai quản Giáo hội và sự tham gia của cộng đoàn. Một trong những chủ đề chính của hội thảo là sự thích ứng của tính hiệp hành đối với bối cảnh văn hóa xã hội của châu Á. Hội thảo cũng đi sâu vào những thách đố trong việc thực hiện tiến trình hiệp hành trong các cơ cấu Giáo hội truyền thống.

Phát biểu tại cuộc gặp gỡ, sơ Nathalie Becquart, Phó Tổng Thư ký Thượng Hội đồng Giám mục nói: “Tính hiệp hành là một tầm nhìn năng động của Giáo hội, được bộc lộ thông qua quá trình đặt ra các mục tiêu liên tục”; Còn cha George Plathottam, thư ký điều hành văn phòng truyền thông xã hội của Liên Hội đồng Giám mục châu Á, kêu gọi người Công giáo “lắng nghe tiếng Chúa Thánh Thần khi chúng ta đón nhận tiến trình hiệp hành, thúc đẩy sự tôn trọng lẫn nhau, hợp tác và đồng hành cùng tất cả”. Cha nhấn mạnh cách Giáo hội có thể giải quyết các thách đố địa phương như nghèo đói, di cư và đa dạng văn hóa thông qua cách tiếp cận hiệp hành, thúc đẩy sự tôn trọng và hợp tác lẫn nhau. Cha lưu ý rằng đối với văn hoá, điều cần thiết là đối thoại và tôn trọng nhau.

Ông Pius Costa, một tham dự viên hội thảo và là một cựu quan chức chính phủ, chia sẻ những suy tư về cách hiệp hành đã ảnh hưởng đến cuộc sống cá nhân và nghề nghiệp như thế nào. Ông Costa nhận xét: “Hành trình của tôi với anh chị em thuộc các tín ngưỡng khác đòi hỏi phải duy trì tính hiệp hành với họ”.

Đức Tổng Giám Mục Bijoy N. D’Cruze của Dhaka đã chia sẻ kinh nghiệm cá nhân về hiệp hành, tập trung vào vai trò của cộng đoàn Kitô giáo trong một Bangladesh đa tôn giáo và đa văn hóa. Ngài chỉ ra những ảnh hưởng hiện tại của quyền lực, tiền bạc và sự bất khoan dung trong cộng đồng và nhấn mạnh rằng những vấn đề này có thể được giảm thiểu thông qua các nguyên tắc hiệp hành. Đức Tổng Giám Mục nói: “Giống như Chúa Giêsu Kitô đồng cảm với những đau khổ của người khác, chúng ta cũng phải chăm chú lắng nghe người khác, chào đón người khác bằng trái tim”.

Đức Tổng Giám Mục Kevin Randall, Sứ thần Tòa Thánh tại Bangladesh, nhắc lại tầm nhìn của Đức Thánh Cha Phanxicô về một Giáo hội biết lắng nghe và cộng tác, đánh dấu một bước quan trọng hướng tới việc thúc đẩy một cộng đoàn Giáo hội toàn diện và hiểu biết hơn. Ngài nói: “Đức Thánh Cha đã thực hiện một bước để tạo ra một sự kết nối tốt đẹp giữa mọi người trong Giáo hội, giúp chúng ta phát triển một trái tim nhân hậu để lắng nghe người khác”.

Link nội dung đầy đủ: https://giaophanmytho.net/giao-hoi-hoan-vu/dien-dan-hiep-hanh-o-bangladesh-cho-su-hoa-nhap-cua-giao-hoi-o-chau-a-41397.html

 

 

11. ĐTC Phanxicô sửa đổi quy chế của “Mạng lưới cầu nguyện toàn cầu của Đức Giáo Hoàng

Ngày 8/7, Phòng báo chí Toà Thánh đã công bố quy chế sửa đổi của “Mạng lưới cầu nguyện toàn cầu của Đức Giáo Hoàng” đã được Đức Thánh Cha phê chuẩn ngày 1/7/2024.

Vatican News

Mạng lưới cầu nguyện toàn cầu của Đức Giáo Hoàng được khởi xướng tại Pháp năm 1844 bởi linh mục Dòng Tên François-Xavier Gautrelet, S.J., nhắm đến các tu sĩ trẻ Dòng Tên trong giai đoạn huấn luyện, và đã nhanh chóng lan rộng như là tông đồ cầu nguyện cho sứ mạng của Giáo hội với 13 triệu thành viên tại nhiều quốc gia khác nhau.

Hiện nay, “Mạng lưới cầu nguyện toàn cầu của Đức Giáo Hoàng” thuộc về Toà Thánh được Đức Thánh Cha uỷ thác cho Dòng Tên. Với quy chế mới, tổ chức này vẫn tiếp tục được uỷ thác cho Dòng Tên, nhưng mở ra một chiều kích phổ quát, phục vụ mọi Giáo hội cụ thể trên thế giới, để điều phối ở cấp độ hoàn vũ, nơi các quốc gia và Giáo phận nhận việc cầu nguyện như một hình thức tông đồ, đặc biệt là nhận các ý cầu nguyện hằng tháng được Đức Thánh Cha đề xuất cho Giáo hội như là chủ đề hay chất liệu cho cầu nguyện cá nhân hay nhóm.

Mạng lưới cầu nguyện toàn cầu của Đức Giáo Hoàng mở ra cho tất cả các tín hữu Công giáo muốn tỉnh thức, canh tân và sống đặc tính truyền giáo bắt nguồn từ Bí tích Rửa tội.

Nền tảng của Mạng lưới cầu nguyện là linh đạo Thánh Tâm Chúa Giêsu, trao cho người môn đệ Chúa Giêsu một con đường để có cùng cảm thức và hành động hợp với trái tim Chúa Kitô, trong sứ mạng thương cảm với thế giới.

Về quản trị, tổ chức này trực tiếp thuộc thẩm quyền của Đức Thánh Cha và ngài điều hành thông qua Phủ Quốc vụ khanh, trong khi tôn trọng sự ủy thác lịch sử cho Dòng Tên kể từ khi bắt đầu Tông đồ Cầu nguyện.

Về việc quản lý tài sản, tổ chức này có năng lực pháp lý trên các tài sản tạm thời theo giáo luật và thuộc Quốc gia Thành Vatican, nhưng không có năng lực pháp lý cũng như không có quyền giám sát đối với hoạt động hành chính của các văn phòng quốc gia.

Quy chế mới này có hiệu lực ngay từ ngày ký và quy chế cũ được ký ngày 17/11/2020 hết hiệu lực.

Link nội dung đầy đủ: https://giaophanmytho.net/giao-hoi-hoan-vu/dtc-phanxico-sua-doi-quy-che-cua-mang-luoi-cau-nguyen-toan-cau-cua-duc-giao-hoang-41407.html

 

 

12. Hàn lâm viện Tòa Thánh về Sự sống xuất bản “từ điển” thuật ngữ về các vấn đề cuối đời.

Trong bối cảnh các tranh luận về các vấn đề cuối đời ngày càng lan rộng và thường có những sai sót, nhầm lẫn và lỗ hổng trong cách hiểu của mọi người về một số thuật ngữ về chủ đề này, gây nên cản trở đối với các cuộc thảo luận và giải pháp mang tính xây dựng, Hàn lâm viện Tòa Thánh về Sự sống đã xuất bản “từ điển” thuật ngữ về các vấn đề cuối đời, nhắm làm rõ các thuật ngữ chính để cổ võ cuộc thảo luận có hiểu biết.

Chủ tịch Hàn lâm viện Tòa Thánh về Sự sống, Đức Tổng Giám mục Vincenzo Paglia, viết trong phần giới thiệu cuốn sách rằng cuộc tranh luận công khai về các vấn đề cuối đời dường như lan rộng hơn mỗi khi các quốc gia xem xét các luật mới liên quan đến đạo đức sinh học và bởi các phương tiện truyền thông xã hội. Điều này là điều đáng hoan nghênh bởi vì việc đối diện với những giai đoạn cuối của cuộc đời là một chủ đề quan trọng ảnh hưởng đến mọi người.

Tuy nhiên, do thường có những sai sót, nhầm lẫn và lỗ hổng trong cách hiểu của mọi người về một số thuật ngữ cuối đời, Hàn lâm viện của Tòa Thánh quyết định soạn một “từ điển” ngắn gồm các thuật ngữ quan trọng được sử dụng trong nhiều cuộc thảo luận về giai đoạn cuối đời để giúp người Công giáo định hướng tốt hơn trong một cuộc tranh luận thường phức tạp.

“Tự điển” được soạn bởi một nhóm thành viên của Hàn lâm viện, dày 80 trang và tập trung vào 22 thuật ngữ, cung cấp: (a) các định nghĩa chính xác, dễ hiểu dựa trên khoa học mới nhất; (b) thần học theo quan điểm của Giáo hội Công giáo về các vấn đề cuối đời; (c) một cái nhìn về sự phát triển trong giáo huấn của Giáo hội về vấn đề này; (d) và luật pháp hiện hành của Ý liên quan đến các vấn đề cuối đời.

Từ điển chỉ được xuất bản bằng tiếng Ý, được nhà xuất bản Vatican phát hành vào ngày 2/7.

Đặc điểm chính của tập sách này là cách trình bày các vấn đề qua lăng kính hiểu biết của Công giáo và được kết nối bởi một số nguyên lý cơ bản, chẳng hạn như ý nghĩa Kitô giáo về cuộc sống, cái chết, tự do, trách nhiệm và sự chăm sóc.

Trong số các vấn đề được đề cập có: “tình trạng thực vật” và hôn mê; hỏa táng; chăm sóc giảm nhẹ và an thần sâu; đối mặt với đau khổ và đau đớn; an tử và trợ tử; chăm sóc đặc biệt, kể cả trẻ sơ sinh bị bệnh nan y; xác định cái chết; hiến tạng; chăm sóc duy trì sự sống; dinh dưỡng nhân tạo và cung cấp nước; điều trị y tế “tích cực” và đình chỉ nó; những phương tiện thông thường và tương xứng để duy trì sự sống; và các chỉ thị nâng cao bao gồm mẫu di chúc sống để tùy chỉnh với sự hướng dẫn của linh mục.

Chủ đề cơ bản xuyên suốt cuốn sách này là tầm quan trọng của việc duy trì và củng cố mối quan hệ cũng như đối thoại giữa bệnh nhân và nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, gia đình và xã hội.

Link nội dung đầy đủ: https://giaophanmytho.net/giao-hoi-hoan-vu/han-lam-vien-toa-thanh-ve-su-song-xuat-ban-tu-dien-thuat-ngu-ve-cac-van-de-cuoi-doi-41408.html

 

 

13. Công bố Tài liệu làm việc cho phiên họp thứ hai của Thượng Hội đồng về hiệp hành.

Thứ Ba ngày 09/7/2024, Phòng Báo chí Toà Thánh đã công bố Tài liệu làm việc cho phiên họp thứ hai của Thượng Hội đồng về hiệp hành, dự kiến diễn ra từ ngày 02 đến 27/10 tới đây. Nội dung của Tài liệu tập trung vào một Giáo hội bước đi với sự dấn thân truyền giáo cho tất cả mọi người.

Vatican News

Tài liệu có tên gọi “Instrumentum Laboris 2 - Tài liệu làm việc 2” là sự tiếp nối với toàn bộ tiến trình Thượng Hội đồng bắt đầu vào năm 2021 và đưa ra các đề xuất cho một Giáo hội ngày càng “hiệp hành hơn trong sứ vụ”, gần gũi hơn với mọi người và trong đó tất cả những người đã được rửa tội tham gia vào đời sống Giáo hội.

Tài liệu có 5 phần

Tài liệu gồm có năm phần: giới thiệu, các điểm nền tảng và ba phần trung tâm. Phần giới thiệu nhắc lại hành trình được thực hiện cho đến nay và nhấn mạnh các mục tiêu đã đạt được, như phổ biến sử dụng phương pháp hiệp hành về trò chuyện trong Thánh Thần. Tiếp theo là các điểm nền tảng (số 1-18) tập trung vào sự hiểu biết về hiệp hành, được coi là một con đường hoán cải và cải cách. Tài liệu nhấn mạnh, trong một thế giới bị đánh dấu bởi những chia rẽ và xung đột, Giáo hội được mời gọi trở thành dấu chỉ hiệp nhất, khí cụ hòa giải và lắng nghe cho tất cả, đặc biệt là người nghèo, người bị gạt ra bên lề và các nhóm thiểu số.

Làm tăng vai trò của phụ nữ trong Giáo Hội

Phần nền tảng cũng dành nhiều không gian (số 13-18) để suy tư về vai trò của phụ nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống Giáo hội, nhấn mạnh “sự cần thiết phải công nhận đầy đủ hơn” đối với các đặc sủng và ơn gọi của phụ nữ. Tài liệu nhắc lại: “Thiên Chúa đã chọn một số phụ nữ làm nhân chứng và là người đầu tiên loan báo sự phục sinh. Nhờ bí tích Rửa tội, phụ nữ hoàn toàn bình đẳng, nhận được cùng một ân sủng tuôn đổ từ Chúa Thánh Thần và được kêu gọi phục vụ sứ vụ của Chúa Kitô”.

Tham gia và trách nhiệm

Tài liệu nêu bật, trong một số nền văn hóa, “tư tưởng trọng nam vẫn còn mạnh mẽ”; vì lý do này, phiên họp thứ hai của Thượng Hội đồng kêu gọi “sự tham gia nhiều hơn của phụ nữ vào các tiến trình phân định Giáo hội và trong tất cả các giai đoạn của tiến trình ra quyết định” cùng với “sự tiếp cận nhiều hơn với các vị trí trách nhiệm trong các giáo phận và các tổ chức Giáo hội”, cũng như trong các chủng viện, các tổ chức, các khoa thần học và “trong vai trò của thẩm phán trong các phiên toà của Giáo hội”. Các đề nghị cũng liên quan đến các nữ tu, với hy vọng sẽ có “sự công nhận lớn hơn và hỗ trợ quyết định hơn” cho đời sống và đặc sủng của họ, cùng với việc làm cho họ “đảm nhận những vị trí trách nhiệm”.

Suy tư thần học về nữ phó tế vẫn tiếp tục

Đối với vấn đề nữ phó tế, Tài liệu làm việc cho biết điều này được yêu cầu bởi “một số Giáo hội địa phương”, trong khi những người khác “nhắc lại sự phản đối” (số 17). Tài liệu nhấn mạnh, chủ đề này “sẽ không phải là đối tượng làm việc” vào tháng Mười tới và do đó, thật tốt khi “suy tư thần học tiếp tục”. Trong mọi trường hợp, suy tư về vai trò của phụ nữ “nhấn mạnh mong muốn củng cố tất cả các thừa tác vụ do giáo dân thực hiện”, đòi hỏi “khi được đào tạo đầy đủ, họ cũng có thể đóng góp vào việc rao giảng Lời Chúa ngay cả trong khi cử hành Thánh Thể” (số 18).

Phần I – Tương quan với Thiên Chúa, giữa anh chị em và giữa các Giáo hội

Sau phần giới thiệu và trình bày các điểm nền tảng, Tài liệu tập trung vào các tương quan (số 22-50) cho phép Giáo hội hiệp hành trong sứ mạng, nghĩa là các mối quan hệ với Chúa Cha, giữa anh chị em và giữa các Giáo hội. Do đó, các đặc sủng, thừa tác vụ và thừa tác vụ thánh chức là thiết yếu trong một thế giới và cho một thế giới, giữa rất nhiều mâu thuẫn, đang tìm kiếm công lý, hòa bình và hy vọng. Từ các Giáo hội địa phương, tiếng nói của những người trẻ cũng xuất hiện, yêu cầu một Giáo hội không phải của các cơ cấu, bộ máy hành chính, nhưng dựa trên các mối quan hệ khơi dậy và được sống trong sự năng động của các con đường. Với cái nhìn này, Đại hội đồng tháng Mười sẽ có thể phân tích đề nghị thiết lập các thừa tác vụ mới, như đề nghị “lắng nghe và đồng hành”.

Phần II - Những con đường đào tạo và sự phân định cộng đoàn

Những mối quan hệ này sau đó phải được phát triển những hành trình dài mang tính Kitô giáo (số 51-79) trong việc đào tạo và “phân định cộng đoàn”, cho phép các Giáo hội đưa ra các quyết định thích hợp, nói rõ trách nhiệm và sự tham gia của tất cả mọi người. Tài liệu khẳng định: “Trong sự đan xen của các thế hệ, đó là một trường học về hiệp hành. Tất cả mọi người, những người yếu đuối và mạnh mẽ, trẻ em, người trẻ và người già, có nhiều điều để nhận lãnh và nhiều điều để cho đi” (số 55).

Tầm quan trọng của trách nhiệm

Nhưng trong những hành trình này, cũng có những hành trình cho phép những người có trách nhiệm Giáo hội giải trình một cách minh bạch về công việc của họ vì lợi ích và sứ vụ của Giáo hội. Tài liệu viết: “Một Giáo hội hiệp hành cần một nền văn hóa và thực hành minh bạch và trách nhiệm giải trình, vốn không thể thiếu để thúc đẩy sự tin tưởng lẫn nhau cần thiết để cùng nhau bước đi và thực hiện đồng trách nhiệm cho sứ vụ chung” (số 73). Tài liệu làm việc nhấn mạnh ngày nay “yêu cầu về sự minh bạch và trách nhiệm giải trình trong Giáo hội và về phía Giáo hội đã bị áp đặt do mất uy tín, do các vụ bê bối tài chính và đặc biệt là lạm dụng tình dục và lạm dụng khác đối với trẻ vị thành niên và những người dễ bị tổn thương. Sự thiếu minh bạch và các hình thức trách nhiệm giải trình trên thực tế nuôi dưỡng thái độ giáo sĩ trị” (số 75).

Cần cơ cấu đánh giá

Tài liệu nhấn mạnh, trách nhiệm giải trình và minh bạch, cũng đề cập đến “các kế hoạch mục vụ, phương pháp truyền giáo và những cách thức mà Giáo hội tôn trọng phẩm giá con người, chẳng hạn liên quan đến các điều kiện làm việc trong các tổ chức Giáo hội” (số 76). Do đó, tài liệu đề cập đến “các cơ cấu và hình thức đánh giá cần thiết về cách thức mà trong đó các trách nhiệm thừa tác viên thuộc mọi loại được thực hiện” (số 77). Tài liệu giải thích, Giáo hội phải bảo đảm, việc công bố một phúc trình hàng năm cả về quản lý tài sản và tài nguyên, và về việc thực hiện sứ vụ, cũng như “trong vấn đề bảo vệ (bảo vệ trẻ vị thành niên và những người dễ bị tổn thương)” (số 79).

Phần III - Những nơi đối thoại đại kết và liên tôn

Tiếp đến Tài liệu phân tích các địa điểm (số 80-108) nơi đó tạo nên các mối quan hệ và các hành trình. Những nơi được hiểu là bối cảnh cụ thể, đặc trưng bởi các nền văn hóa và sự năng động của tình trạng con người. Bằng cách mời gọi mọi người vượt qua một tầm nhìn không thay đổi về các kinh nghiệm của Giáo Hội, tài liệu làm việc nhìn nhận tính đa dạng của chúng, cho phép Giáo hội - duy nhất và phổ quát - sống trong vòng tuần hoàn năng động “tại những địa điểm và từ những địa điểm” nói trên. Và chính trong chân trời này mà các chủ đề lớn về đối thoại đại kết, liên tôn và văn hóa phải được đưa vào. Trong bối cảnh này, cũng có việc tìm kiếm các hình thức thi hành thừa tác vụ Phêrô mở ra cho “tình hình mới” của hành trình đại kết (số 102 và 107).

Những người hành hương của hy vọng

Do đó, Tài liệu làm việc kết thúc bằng một lời mời gọi tiếp tục cuộc hành trình như “những người hành hương của hy vọng”, theo cái nhìn của Năm Thánh 2025 (số 112).

Link nội dung đầy đủ: https://giaophanmytho.net/giao-hoi-hoan-vu/cong-bo-tai-lieu-lam-viec-cho-phien-hop-thu-hai-cua-thuong-hoi-dong-ve-hiep-hanh-41414.html

 

 

14. Trung tâm y tế Đức Mẹ Thương Xót ở Sudan

Hơn một năm qua, Sudan bị chìm trong bạo lực nội chiến. Nhiều lần, các vị mục tử Công giáo của đất nước đã lên tiếng và làm mọi cách để các bên tham chiến dừng tham vọng cá nhân, quan tâm đến nỗi khổ của người dân, nhưng tình hình vẫn không tốt hơn, trái lại xung đột ngày càng leo thang.

Vatican News

Trong 14 tháng nội chiến, mặc dù nằm cách xa khu vực xung đột, trung tâm y tế Công giáo nằm ở dãy núi Nuba ở Sudan, có tên gọi “Đức Mẹ Thương Xót” vẫn cảm nhận được những tác động tàn khốc của chiến tranh, và đang nỗ lực để cung cấp sự giúp đỡ và hy vọng cho các nạn nhân của cuộc xung đột.

Bệnh viện Đức Mẹ Thương Xót là trung tâm y tế duy nhất trong bán kính 500 km và từ lâu không xa lạ gì với chiến tranh. Với bác sĩ Tom Catena đến từ New York, đứng đầu nhóm y tế của trung tâm từ năm 2007, bệnh viện đã trở thành nơi trú ẩn và chữa lành trong các cuộc xung đột.

Hiện nay, bệnh viện Đức Mẹ Thương Xót đang đón tiếp người tị nạn từ Khartoum, Darfur và các nơi khác ở Sudan, nơi người dân đang phải chạy trốn chiến tranh và đói khát.

Bác sĩ Catena nói: “Có rất nhiều người đến bệnh viện của chúng tôi để tìm kiếm thức ăn và việc làm. Số trẻ em bị suy dinh dưỡng ngày càng tăng. Không chỉ trẻ em mà cả người lớn cũng bị suy dinh dưỡng. Trong dãy núi Nuba, có những khu vực mất an ninh lương thực ở cấp độ 5, cấp độ tồi tệ nhất: mọi người đang chết đói”.

Theo người đứng đầu đội ngũ nhân viên y tế, tình hình tương đối ổn định ở Gidel nơi có bệnh viện Đức Mẹ Thương Xót nên có nhiều người tìm đến trú ẩn. Nhưng điều này gây áp lực rất lớn lên kinh tế và bệnh viện địa phương. Do cuộc chiến bắt đầu từ ngày 15/4/2023, các đồng ruộng bị ném bom, nông dân phải nhập ngũ, Sudan đã phải chịu một vụ mùa kém. Năm nay tình hình cũng không khá hơn, với những gì thấy trước là giá cả thị trường tăng cao.

Hiện nay có khoảng 700.000 người di tản trong dãy núi Nuba đang sống trong các trại lớn. Có những trại, chỉ trong vòng hai tháng, số người đã tăng gấp đôi.

Bệnh viện Đức Mẹ Thương Xót cũng chịu ảnh hưởng bởi tình hình ngày càng xấu, với số bệnh nhân đông, nhân viên chịu áp lực căng thẳng. Sơ Anita Cecilia quản lý bệnh viện cho biết, thách đố lớn đối với mọi người ở đây là tình trạng quá tải.

Ở Nuba, cũng như khắp Sudan, suy dinh dưỡng là vấn đề lớn. Trong thời gian gần đây Tổ chức nhân đạo “Save the Children” cho biết số trẻ em ở Sudan phải đối diện với tình trạng thiếu lương thực nghiêm trọng tăng gần gấp đôi trong sáu tháng, với khoảng 75% trẻ em phải chịu đói hàng ngày.

Có rất nhiều câu chuyện về những người trốn thoát khỏi cuộc xung đột đến đây. Trong cuộc chạy trốn này họ nghe nói đến trung tâm y tế Đức Mẹ Thương Xót ở dãy núi Nuba và tìm mọi cách để đến đây. Nhưng thực tế, tình hình ở địa phương cũng không khá gì hơn, cụ thể nhất là những người nam trong gia đình phải ra đi chiến đấu, để lại việc chăm sóc gia đình trong mọi lĩnh vực cho phụ nữ. Theo sơ Anita, có trường hợp do phải kiếm sống, chính những phụ nữ này bị người khác lạm dụng, con của họ thì bị đói khát, đứng trước một tương lai bất ổn và bi thảm, và có khi còn bị bỏ rơi và giết chết.

Mặc dù khó khăn, nhưng bác sĩ Catena xác nhận bệnh viện Đức Mẹ Thương Xót vẫn tiếp tục sứ vụ chăm sóc sức khoẻ cho mọi người. Có những người sẵn sàng hỗ trợ, như một sinh viên y khoa đến từ Khartoum và một bác sĩ thừa sai đến từ Úc đã chia thời gian để khám chữa bệnh. Bác sĩ Catena hy vọng trong những tháng tiếp theo sẽ có thêm nhân viên y tế đến hỗ trợ. Mọi người làm việc ở đây tìm cách sống chung với chiến tranh một cách mạnh mẽ, vì nhận ra rằng chiến tranh khó có thể chấm dứt trong thời gian ngắn, vì thế cần phải thích nghi các hoạt động chăm sóc y tế trong môi trường xung đột.

Về cách chữa trị và chăm sóc cho những người suy dinh dưỡng, bác sĩ Catena cho biết những người có sức khoẻ rất kém được các nhân viên y tế bổ sung dinh dưỡng. Sau đó cung cấp điều trị y tế theo tình trạng sức khoẻ của mỗi người. Người bị suy dinh dưỡng thường có nguy cơ nhiễm bệnh nhiều hơn, như bệnh viêm phổi, tiêu chảy, sốt rét, lao. Bất cứ lúc nào những người bị suy dinh dưỡng thì đều có thể dễ bị các bệnh này tấn công.

Như tên gọi Đức Mẹ Thương Xót của trung tâm, các nhân viên đang nỗ lực không ngừng và mong muốn sự hỗ trợ đến từ các nơi khác để cứu mạng sống người dân bao nhiêu có thể.

Link nội dung đầy đủ: https://giaophanmytho.net/giao-hoi-hoan-vu/trung-tam-y-te-duc-me-thuong-xot-o-sudan-41415.html

 

 

15. Tài liệu làm việc của Thượng Hội đồng là kết quả của phiên họp đầu tiên và những phản hồi

Sau cuộc họp báo ngày 9/7, công bố Tài liệu làm việc cho phiên họp thứ hai của Thượng hội đồng vào tháng 10 sắp tới, ĐHY Jean-Claude Hollerich, SJ, đã trả lời một số câu hỏi phỏng vấn của Vatican News, trong đó ngài nhấn mạnh đến sự đồng trách nhiệm của giáo dân và sứ mạng của Giáo hội.

Vatican News

Trước hết, Đức Hồng Y nhắc lại rằng tài liệu không phải được làm lại từ đầu, nhưng là kết quả các báo cáo của phiên họp đầu tiên từ tháng 10 năm ngoái và những phản hồi từ tất cả các Giáo hội địa phương. Đây là một công cụ làm việc, không phải là kết quả của Thượng hội đồng.

Trong số các chủ đề của Tài liệu làm việc, chủ đề về Giáo hội học được đặc biệt nhấn mạnh: Làm sao để trở thành một Giáo hội hiệp hành và hướng đến sứ mạng. Những người đã được rửa tội tạo nên một dân tộc của Thiên Chúa và được Thiên Chúa sai đi loan báo Tin Mừng cho thế giới. Và đây là nhiệm vụ của tất cả mọi người.

Đức Hồng y nhấn mạnh: Giáo hội không phải là của giáo sĩ, nhưng Giáo hội là của những người đã được rửa tội. Vì vậy mọi người đều có sự tham gia và đồng trách nhiệm trong việc loan báo Tin Mừng. Đồng thời, đối với giáo dân, Giáo hội không có sự khác biệt nào về sự tham gia và đồng trách nhiệm giữa nam và nữ. Đức Thánh Cha đã mở rộng thừa tác vụ giáo dân về chức giúp lễ và đọc sách cho phụ nữ và sau đó trong thừa tác vụ giáo lý viên mới có sự bình đẳng giữa phụ nữ và nam giới.

Thượng Hội đồng không nêu lên vấn đề truyền chức linh mục cho phụ nữ, bởi vì vấn đề này không được nêu lên bởi toàn thế giới. Đã có một số Giáo hội địa phương nêu lên vấn đề chức phó tế của phụ nữ và có một ủy ban đào sâu suy tư thần học về điểm này.

Về vấn đề đại kết, Đức Hồng y nói rằng: “Chúng ta là Dân Thiên Chúa được tạo nên bởi những người đã được rửa tội. Chúng ta cũng có phép rửa trong các Giáo hội và cộng đoàn Kitô giáo khác. Và chúng ta tôn trọng phép rửa đó cũng như các Giáo hội đó, và yêu mến họ.” Đức Hồng y nhấn mạnh: “Ngay cả trong những Giáo hội này, Chúa Thánh Thần cũng đang hoạt động. Vì vậy, nhiệm vụ truyền giáo trên thế giới là một nhiệm vụ chung cho tất cả các Giáo hội. Chúng ta phải cùng nhau loan báo Tin Mừng cho thế giới, trong sự đa dạng của chúng ta”.

Link nội dung đầy đủ: https://giaophanmytho.net/giao-hoi-hoan-vu/tai-lieu-lam-viec-cua-thuong-hoi-dong-la-ket-qua-cua-phien-hop-dau-tien-va-nhung-phan-hoi-41421.html

 

 

16. ĐHY Tagle: Sứ vụ Kitô giáo là một thực tại năng động.

Phát biểu tại buổi khai mạc Đại hội, kỷ niệm 100 năm Đại hội Truyền giáo Quốc gia lần thứ nhất của Colombia, Đức Hồng Y Luis Antonio Tagle, Trưởng phân bộ thứ hai của Bộ Loan báo Tin Mừng, nói: “Đây là lúc để tạ ơn Thiên Chúa nhân hậu, lắng nghe lời kêu gọi truyền giáo và đáp lại với lòng quảng đại, can đảm và sự sáng tạo”.

Vatican News

Đại hội Truyền giáo Quốc gia lần thứ XIII được tổ chức bởi các Hội Giáo hoàng Truyền giáo (PMS) và Hội đồng Giám mục Colombia đã kết thúc ngày 8/7 tại Bogota.

Kết nối khẩu hiệu Đại hội “Anh em sẽ là chứng nhân của Thầy tại Giêrusalem, khắp các miền Giuđêa và Samaria và cho đến tận cùng trái đất” (Cv 1, 8), trong bài phát biểu “Missio ad gentes in the Local Church” trước hơn 1.000 người hiện diện tại Đại học Giáo hoàng Javeriana của thủ đô, Đức Hồng Y đặc biệt tập trung vào vai trò môn đệ truyền giáo, nhấn mạnh rằng sứ vụ Kitô giáo là một thực tại năng động bao hàm sự chuyển động và đi ra ngoài tới các dân tộc và các địa điểm khác nhau. Đến với Chúa Giêsu, ở lại với Chúa Giêsu và đến với những người khác để chia sẻ Chúa Giêsu. Đó là một chuyển động đang diễn ra. Điều này làm cho Kitô giáo trở nên năng động.

Đức Hồng Y nói rõ rằng mỗi Kitô hữu được kêu gọi tham gia vào sứ vụ truyền giáo, không phải như một chuyên gia được đào tạo, nhưng là một người chia sẻ Tin Mừng cách tự nhiên, bởi vì truyền giáo phải là sự mở rộng của kinh nghiệm biến đổi cá nhân. Chia sẻ tin vui không đòi hỏi phải đào tạo nâng cao, nhưng là sự sẵn lòng chia sẻ những gì mình đã trải nghiệm và học được.

Đức Hồng Y tiếp tục: “Trong cuộc sống này, tất cả chúng ta đều là những người hành hương và việc truyền giáo diễn ra trong bối cảnh của cuộc hành hương chung này. Chúng ta bước đi trên những con đường mà thế hệ trước đã đi qua. Chúng ta hãy tạo ra những con đường mới với những người thuộc thế hệ chúng ta. Dấu chân của chúng ta hôm nay là di sản cho những người hành hương trong tương lai. Một cuộc hành hương nói lên niềm hy vọng. Không có hy vọng thì không có cuộc hành hương mà chỉ có sự di chuyển không mục đích”.

Nhấn mạnh tầm quan trọng của sự kiện kỷ niệm 100 năm Đại hội truyền giáo quốc gia đầu tiên trên thế giới, được tổ chức tại Colombia vào năm 1924, Đức Hồng Y nói: “Đây là lúc để tạ ơn Thiên Chúa nhân hậu, lắng nghe lời kêu gọi truyền giáo và đáp lại với lòng quảng đại, can đảm và sự sáng tạo. Sứ vụ Kitô giáo là một thực tại năng động”.

Kết thúc bài phát biểu Đức Hồng Y đã đưa ra một số ví dụ về các nền văn hóa mà Giáo hội phải tiếp cận: Các nền văn hóa của các dân tộc bản địa ở nhiều nơi trên thế giới, nền văn hóa của giới trẻ ngày nay, nền văn hóa được tạo ra bởi cuộc cách mạng kỹ thuật số, văn hóa của người khuyết tật, và có cuộc hành hương đầy kịch tính được gọi là di cư cưỡng bức, một chủ đề gần gũi với Đức Thánh Cha.

Link nội dung đầy đủ: https://giaophanmytho.net/giao-hoi-hoan-vu/dhy-tagle-su-vu-kito-giao-la-mot-thuc-tai-nang-dong-41422.html

 

 

17. Hội nghị liên tôn ở Hiroshima về luân lý đạo đức Trí tuệ nhân tạo.

Hội nghị liên tôn về luân lý đạo đức Trí tuệ nhân tạo diễn ra tại thành phố Hiroshima, Nhật Bản, trong hai ngày 09 và 10/7/2024, với chủ đề: “Luân lý đạo đức Trí tuệ nhân tạo phục vụ hòa bình: Các tôn giáo thế giới dấn thân thực hiện Lời kêu gọi Roma”.

Vatican News

Sự kiện liên tôn được tổ chức bởi Hàn Lâm viện Toà Thánh về Sự sống cùng với sự cộng tác của tổ chức Các tôn giáo vì hòa bình ở Nhật Bản, Diễn đàn Abu Dhabi về hòa bình và Tòa Rabbi trưởng của Israel.

“Rome Call for AI Ethics. Lời kêu gọi Roma cho Đạo đức trí tuệ nhân tạo” đã được Đức Tổng Giám Mục Vincenzo Paglia, Chủ tịch Hàn Lâm viện Toà Thánh về Sự sống, đại diện các công ty Microsoft, IBM, tổ chức Lương nông Quốc tế FAO, trước sự hiện diện của ông Chủ tịch Nghị viện Âu châu, cùng ký vào năm 2020, tại trụ sở Hàn Lâm viện Tòa Thánh về sự sống ở Vatican.

Sau đó, vào năm 2023, Lời kêu gọi Roma đã được các vị lãnh đạo ba tôn giáo độc thần Abraham: Kitô giáo, Hồi giáo và Do thái giáo, ký kết nhân danh sự sống chung. Như thế, Hội nghị này nhằm củng cố quan điểm, theo đó một lối tiếp cận đa tôn giáo đối với những vấn đề quan trọng, như luân lý đạo đức về Trí tuệ nhân tạo, là con đường phải theo.

Theo ban tổ chức, việc Hội nghị diễn ra tại Hiroshima cũng là điều rất ý nghĩa: thành phố này như một chứng tá mạnh mẽ về những hậu quả của kỹ thuật tàn phá và về ước muốn liên lỉ về hòa bình.

Trong bài phát biểu khai mạc, vào sáng thứ Ba, Đức Tổng Giám Mục Vincenzo Paglia, đã nhắc lại vai trò quan trọng mà các tôn giáo được kêu gọi đóng góp để đảm bảo rằng sự phát triển của trí tuệ nhân tạo, “một công cụ tuyệt vời với khả năng ứng dụng không giới hạn”, tiến hành song song với việc bảo vệ phẩm giá của mọi người và bảo vệ ngôi nhà chung của chúng ta. Ngài nhận xét: “Đây là trách nhiệm chung của chúng ta, và trong nỗ lực chung này, chúng ta có thể tái khám phá tình huynh đệ thực sự”.

Chủ tịch Hàn lâm viện Toà Thánh về Sự sống nhấn mạnh: “Tại Hiroshima, một địa điểm mang tính biểu tượng cao, chúng ta mạnh mẽ kêu gọi hòa bình và chúng ta yêu cầu công nghệ phải là động lực thúc đẩy hòa bình và hòa giải giữa các dân tộc. Chúng ta đứng đây, cùng nhau, để nói lớn rằng việc ở bên nhau và cùng hành động là giải pháp khả thi duy nhất”.

Link nội dung đầy đủ: https://giaophanmytho.net/giao-hoi-hoan-vu/hoi-nghi-lien-ton-o-hiroshima-ve-luan-ly-dao-duc-tri-tue-nhan-tao-41423.html

 

 

18. Hơn 3,9 triệu người tham dự cuộc hành hương đền thánh Chúa Cha Hằng Hữu ở Brazil.

Năm nay, Đền thánh Chúa Cha Hằng Hữu ở thành phố Trindade thuộc bang Goiás của Brazil, đã đón hơn 3,9 triệu tín hữu hành hương từ ngày 28/6 đến ngày 07/7.

Vatican News

Cuộc hành hương đến Đền thánh Chúa Cha Hằng Hữu là “lễ hội tôn giáo lớn nhất ở miền Trung-Tây Brazil”. Trong mười ngày hành hương, chương trình bao gồm 145 thánh lễ, 50 tuần cửu nhật, 11 cuộc rước và nhiều hoạt động tôn giáo khác.

Năm nay, cuộc hành hương có chủ đề “Lạy Cha Hằng Hữu, lời cầu nguyện của chúng con dâng lên Cha”, hiệp thông với Năm Cầu Nguyện theo ý muốn của Đức Thánh Cha để chuẩn bị Năm Thánh Hy Vọng 2025.

Chúa nhật ngày 07/7, Thánh lễ trọng thể của cuộc hành hương đã được cử hành bởi Đức Tổng Giám Mục Julio Endi Akamine của Sorocaba. Trong bài giảng, khi nói về Kinh Lạy Cha, ngài nhấn mạnh rằng thưa “amen” là theo gương lòng trung thành của Chúa Kitô và để thưa “amen” chúng ta phải ở trong Chúa Kitô.

Đức Tổng Giám Mục nói: “Lời cầu nguyện của Chúa Giêsu dạy chúng ta rằng điều quan trọng nhất không phải là lời nói, suy nghĩ của chúng ta, nhưng điều quan trọng nhất là hành động của Thiên Chúa”.

Vào cuối Thánh lễ, luật thiết lập Ngày Hành hương quốc gia đến Đền thánh Chúa Cha Hằng Hữu đã được đọc. Theo đó, ngày này được cử hành hàng năm vào ngày 01/7. Luật do đại diện bang George Morais, thuộc Đảng Lao động Dân chủ (PDT) đề xuất, có hiệu lực vào ngày 04/6 năm nay.

Cuộc hành hương kết thúc với cuộc rước long trọng quy tụ hàng ngàn người, từ nhà thờ hướng về quảng trường Đền thờ.

Link nội dung đầy đủ: https://giaophanmytho.net/giao-hoi-hoan-vu/hon-39-trieu-nguoi-tham-du-cuoc-hanh-huong-den-thanh-chua-cha-hang-huu-o-brazil-41428.html

 

 

19. Hội thảo về biến đổi khí hậu của Caritas Đông Nam Á.

Đại diện các tổ chức Caritas ở Đông Nam Á đã tập trung ở thủ đô Campuchia, từ ngày 8 đến 11/7, để phát triển một cách tiếp cận thống nhất ứng phó với biến đổi khí hậu.

Vatican News

Sự kiện có chủ đề “Ứng phó với biến đổi khí hậu ở khu vực Đông Nam Á” do Caritas Úc tổ chức, với sự tham gia của Caritas Indonesia, Đông Timor, Campuchia, Philippines và các đối tác địa phương khác.

Hội thảo kéo dài 4 ngày nhằm thiết lập các định hướng chiến lược, đảm bảo sự giúp đỡ của các nhà tài trợ và thúc đẩy chính phủ hợp tác để thực hiện các kế hoạch hành động, nhằm giải quyết nhu cầu của những nhóm dân cư dễ bị tổn thương đang chịu ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu.

Các đại biểu tập trung tìm hiểu tầm nhìn và sứ vụ của nhau, kết hợp các yếu tố chính để phát triển kế hoạch chung ứng phó với biến đổi khí hậu ở cấp khu vực và quốc gia.

Các cuộc thảo luận được hướng dẫn bởi những suy tư về công trình sáng tạo, phẩm giá con người và quản lý môi trường, theo các nguyên tắc trong thông điệp Laudato si’.

Cha Enrique Figaredo, Phủ doãn Tông tòa Battambang và Chủ tịch Caritas Campuchia, đã khai mạc hội thảo với bài trình bày về “Giáo hội và Biến đổi khí hậu”. Cha kêu gọi một tầm nhìn dài hạn, hành động nhân ái và phục vụ khiêm tốn, nêu bật cam kết của Giáo hội đối với lòng bác ái, tình liên đới với người nghèo cũng như cổ võ tình huynh đệ và sự công bằng. Cha kêu gọi các tham dự viên áp dụng lối sống giảm ô nhiễm và tăng cường chăm sóc môi trường.

Vào ngày bế mạc, Giám đốc Chương trình Sinh thái Quốc gia của Caritas Philippines Jing Rey Henderson đã ca ngợi những nỗ lực của Giáo hội trong việc bảo vệ sinh thái ở Đông Nam Á. Bà nhấn mạnh giá trị của hội thảo trong việc cung cấp những hiểu biết sâu sắc có thể áp dụng để thực hiện ở các quốc gia Đông Nam Á. Bà nói: “Chúng tôi muốn tạo ra các chính sách giúp cộng đồng cảm nhận được sự hiện diện của Giáo hội, cho thấy các tổ chức đang thực sự quan tâm và tập hợp họ vào hệ sinh thái”.

Bà Nay Vichheka, Giám đốc Ban Phát triển của Caritas Campuchia, bày tỏ sự hài lòng với kết quả của hội thảo, lưu ý cuộc gặp gỡ tạo điều kiện trao đổi quý giá về kinh nghiệm kỹ thuật và phương pháp hoạt động. Bà hy vọng hội thảo sẽ đạt đến đỉnh cao trong một kế hoạch toàn diện nhằm giải quyết các thách đố liên quan đến khí hậu trên toàn khu vực.

Cố vấn khu vực châu Á của Caritas Úc Joseph Kodamanchaly nhấn mạnh tầm quan trọng của hành động chung trong việc giải quyết các thách đố khí hậu của khu vực. Ông nói: “Chúng tôi muốn tập hợp mọi người lại với nhau để lập kế hoạch và thực hiện hành động chung về vấn đề cấp bách là biến đổi khí hậu ở các quốc gia và khu vực tương ứng của họ”.

Link nội dung đầy đủ: https://giaophanmytho.net/giao-hoi-hoan-vu/hoi-thao-ve-bien-doi-khi-hau-cua-caritas-dong-nam-a-41431.html

 

 

20. Thánh tích Chân phước Carlo Acutis và 6 vị thánh tại Đại hội Thánh Thể Toàn quốc ở Indianapolis.

Từ ngày 15 đến ngày 20/7/2024, các tín hữu tham dự Đại hội Thánh Thể Toàn quốc ở thành phố Indianapolis, Hoa Kỳ, có thể kính viếng thánh tích của các Thánh Elizabeth Ann Seton, Manuel González García, Paschal Baylon, Junípero Serra, Juan Diego, và Chân phước Carlo Acutis, cũng như một phần của thánh tích được gọi là “Mạng che mặt của Đức Mẹ”, đang được lưu giữ ở thành phố Chartres của Pháp.

Hồng Thủy - Vatican News

Các nhà tổ chức thông báo rằng các thánh tích sẽ được trưng bày tại một nhà nguyện trong Trung tâm Hội nghị Indiana từ trưa đến 6:30 chiều mỗi ngày. Các tín hữu có thể cầu nguyện và suy niệm về cuộc đời của các vị thánh, những người có lòng sùng kính sâu sắc đối với Bí tích Thánh Thể, những người có thể truyền cảm hứng cho chúng ta chia sẻ sự gần gũi của họ với Chúa hiện diện trong Thánh Thể.

“Giám mục của Nhà tạm Thánh Thể bị bỏ hoang”

Thánh Manuel González García, được biết đến với biệt danh “Giám mục của Nhà tạm bị bỏ hoang”, là một giám mục có lòng sùng kính sâu sắc đối với Bí tích Thánh Thể. Sau khi được thụ phong giám mục ở Seville, ngài nói: “Tôi mong muốn rằng trong cuộc đời làm giám mục cũng như trước đây trong cuộc đời linh mục của mình, tâm hồn tôi không nên đau buồn ngoại trừ một nỗi buồn lớn nhất, đó là việc Nhà Tạm bị bỏ rơi, và thật là niềm vui khi Nhà Tạm không thiếu người kính viếng".

Trên mộ của ngài tại Nhà nguyện Thánh Thể của Nhà thờ Chính tòa Palencia có viết: “Tôi xin được chôn cất cạnh một Nhà Tạm, để xương cốt của tôi sau khi chết, giống như lưỡi và ngòi bút của tôi trong cuộc sống, luôn được lặp lại với những người đi ngang qua, ‘Chúa Giêsu đang ở đây! Chúa Giêsu đang ở đây! Đừng bỏ rơi Người!’”.

Chân phước Carlo Acutis và các phép lạ Thánh Thể

Một thánh tích từ trái tim của Chân phước Carlo Acutis từ Assisi, nước Ý, được trưng bày trong nhà nguyện thánh tích của Đại hội. Chân phước trẻ Acutis được biết đến vì lòng sùng kính Bí tích Thánh Thể và niềm đam mê công nghệ. Ngài gọi Bí tích Thánh Thể là “con đường dẫn tới thiên đàng của tôi” và sử dụng kỹ năng máy tính để lập danh mục các phép lạ Thánh Thể từ khắp nơi trên thế giới. Triển lãm Phép lạ Thánh Thể của Chân phước Acutis cũng được trưng bày tại Trung tâm Hội nghị Indiana mỗi ngày diễn ra đại hội.

Thánh Paschal Baylon được Đức Giáo hoàng Alexander VIII phong thánh năm 1690 và tuyên bố là thánh bảo trợ của tất cả các đại hội và hiệp hội Thánh Thể.

Từ 9 giờ sáng ngày 15/7/2024 đến 9 giờ sáng ngày 21/7/2024, tại nhà thờ Thánh Gioan Thánh sử cạnh Trung tâm Hội nghị Indiana sẽ có chầu Thánh Thể suốt 24 giờ mỗi ngày. (CNA 13/07/2024)

Link nội dung đầy đủ: https://giaophanmytho.net/giao-hoi-hoan-vu/thanh-tich-chan-phuoc-carlo-acutis-va-6-vi-thanh-tai-dai-hoi-thanh-the-toan-quoc-o-indianapolis-41439.html

 

 

21. Những nhà truyền giáo kỹ thuật số hướng tới Năm Thánh Giới trẻ.

Ngày 13/7, những nhà truyền giáo kỹ thuật số và những người có ảnh hưởng sẽ họp nhau tại Aparecida, Brazil, với sự có mặt của Đức ông Lucio Adrian Ruiz, thư ký của Bộ Truyền thông, để thảo luận về Năm Thánh Giới trẻ đầu tiên, với đại hội diễn ra từ 28/7 đến 03/8/2025 tại Roma.

Vatican News

Tại Aparecida, Brazil, vào ngày 13/7, cuộc họp quốc gia của các nhà truyền giáo kỹ thuật số lần đầu tiên được tổ chức ở Brazil, bởi Ủy ban Giám mục về Truyền thông Xã hội (Cepac) của Hội đồng Giám mục Brazil (CNBB), với chủ đề “Hãy thả lưới”, lấy cảm hứng từ Tin Mừng Thánh Luca.

Năm tới, 2025, trùng với thời gian đại hội của Năm thánh Giới trẻ, những nhà truyền giáo kỹ thuật số và những người có ảnh hưởng Công giáo sẽ họp nhau tại Roma trong hai ngày 28-29/7/2025. Đối với nhiều người, đây sẽ là cuộc hội ngộ sau cuộc gặp gỡ thế giới đầu tiên được triệu tập trong Ngày Giới trẻ Thế giới ở Lisbon năm 2023. Nhân dịp đó, trong bài giảng Thánh lễ dành cho những người có ảnh hưởng Công giáo, Đức Hồng Y José Tolentino de Mendonça, tổng trưởng của Bộ Văn hóa và Giáo dục, đã ngỏ lời với các nhà truyền giáo trẻ như sau: “Ngày nay, Giáo hội cần các bạn, những người có ảnh hưởng kỹ thuật số thân mến, hãy trở thành người mang niềm hy vọng vào những không gian mới của các quan hệ xã hội là phương tiện truyền thông xã hội và mạng xã hội”.

Chính Đức Thánh Cha Phanxicô, khi nói chuyện với một nhóm các nhà truyền giáo kỹ thuật số, đã khuyến khích họ cảm thấy mình giống như một cộng đồng, “một phần của đời sống truyền giáo của Giáo hội, vốn không bao giờ ngại đón nhận những chân trời và biên giới mới. Và với sự sáng tạo và lòng can đảm, hãy công bố Lòng Thương Xót của Thiên Chúa”.

Link nội dung đầy đủ: https://giaophanmytho.net/giao-hoi-hoan-vu/nhung-nha-truyen-giao-ky-thuat-so-huong-toi-nam-thanh-gioi-tre-41440.html

 

 

22. Đức Thánh Cha mời gọi các tu sĩ chọn những gì thiết yếu

Ngày 15/7, tiếp các thành viên Tổng hội của 6 Hội dòng, Đức Thánh Cha mời gọi các tu sĩ chọn những gì thiết yếu và từ bỏ những gì không cần thiết. Bởi vì, bằng cách này các tu sĩ cho phép mình được uốn nắn hàng ngày bởi sự đơn sơ của tình yêu Chúa chiếu sáng trong Tin Mừng.

Vatican News

Đức Thánh Cha nhấn mạnh hai khía cạnh: vẻ đẹp và sự đơn sơ. Về vẻ đẹp, ngài nói lịch sử của các hội dòng toát lên vẻ đẹp, qua đó ân sủng dung nhan Chúa được tỏ hiện. Thực vậy, dưới sự thúc đẩy của Thánh Thần các vị sáng lập đã có thể nắm bắt được những đặc điểm của vẻ đẹp này và đáp ứng theo những cách khác nhau, tuỳ theo nhu cầu thời đại, viết lên những trang tuyệt vời về lòng bác ái cụ thể, lòng can đảm, sự sáng tạo và lời ngôn sứ, dấn thân chăm sóc những người bệnh, người yếu đuối, người già và trẻ em, đạo tạo giới trẻ, truyền giáo và dấn thân xã hội. Ngày nay những điều này vẫn được giao phó cho các hội dòng để các tu sĩ có thể tiếp tục công việc đã bắt đầu.

Ở điểm này, Đức Thánh Cha mời gọi, trong khi làm việc, các thành viên của Tổng hội nhắc lại chứng tá của các vị sáng lập và giống như vị, tiếp tục tìm kiếm và gieo trồng vẻ đẹp của Chúa Kitô trong tính chất cụ thể của những nếp gấp lịch sử. Để làm điều này, trước hết cần lắng nghe Tình yêu đã thúc đẩy, sau đó tìm cách đáp lại những gì đã chọn và những gì họ từ bỏ, và đôi khi với đau khổ, trở thành tấm gương phản chiếu khuôn mặt của Thiên Chúa cho những người đương thời.

Đề cập đến sự đơn sơ, Đức Thánh Cha nhắc lại tầm quan trọng của đức tính này vì mỗi vị sáng lập đã chọn điều thiết yếu và từ bỏ những gì không cần thiết, để cho mình được uốn nắn từng ngày bởi sự đơn sơ của tình yêu Thiên Chúa chiếu sáng trong Tin Mừng. Ngài nhấn mạnh: “Tình yêu Thiên Chúa và vẻ đẹp của Người rất đơn sơ, không phải là vẻ đẹp cầu kỳ. Đơn giản và dễ đến gần”.

Tiếp đến, ngài cảnh báo các tu sĩ không để tham vọng, kiêu căng và sự ghen tị len lỏi vào đời sống thánh hiến. Ngài so sánh: tham vọng như một “bệnh dịch”, ghen tị như “căn bệnh vàng da”. Không bị nhiễm những điều này, với sự khôn ngoan, các tu sĩ có thể cùng nhau đọc hiện tại, để nắm bắt được dấu chỉ của thời đại và đưa ra những quyết định tốt nhất cho tương lai.

Cuối cùng, đề cập đến sự vâng phục, Đức Thánh Cha nói đó là một sứ vụ lớn lao mà Chúa Cha phó thác cho các tu sĩ, những phần tử yếu đuối của thân xác Chúa Giêsu. Chính qua sự vâng phục khiêm nhường, sức mạnh sự dịu dàng của Chúa có thể xuất hiện, vượt quá mọi khả năng, và thấm nhuần lịch sử của mỗi cộng đoàn dòng tu.

Sau cùng, ngài nhắc nhở các tu sĩ không sao nhãng cầu nguyện, đặc biệt những giây phút cầu nguyện trước Thánh Thể. Thưa chuyện với Chúa và để Chúa nói với mình. Nhưng lời cầu nguyện phải đến từ con tim, nhờ đó giúp chúng ta tiến bước trên con đường của Chúa.

Link nội dung đầy đủ: https://giaophanmytho.net/giao-hoi-hoan-vu/duc-thanh-cha-moi-goi-cac-tu-si-chon-nhung-gi-thiet-yeu-41444.html

 

 

23. Đức Thánh Cha: Trong cuộc sống, con người quyết định chứ không phải máy móc.

Ngày 10/7/2024, Đức Thánh Cha gửi sứ điệp đến hội nghị liên tôn về luân lý đạo đức Trí tuệ nhân tạo, diễn ra tại thành phố Hiroshima, Nhật Bản. Ngài khen ngợi sáng kiến của các tôn giáo, và khích lệ mọi người làm cho thế giới thấy rằng các tôn giáo đang đi đầu trong việc yêu cầu bảo vệ nhân phẩm trong kỷ nguyên máy móc mới này.

Vatican News

Mở đầu sứ điệp, Đức Thánh Cha nhắc lại điều ngài đã phát biểu tại phiên họp chung hội nghị thượng đỉnh G7 về trí tuệ nhân tạo gần đây: Máy móc có thể tạo ra các lựa chọn thuật toán. Nhưng con người không chỉ lựa chọn mà còn có khả năng quyết định. Chúng ta phải nhận thức rõ rằng quyền quyết định luôn thuộc về con người, ngay cả khi chúng ta phải đối diện với những khía cạnh kịch tính và cấp bách xảy đến trong cuộc sống. Chúng ta sẽ đẩy nhân loại vào một tương lai vô vọng nếu chúng ta tước đi khả năng đưa ra quyết định về bản thân và cuộc sống của con người, bằng cách khiến họ phải phụ thuộc vào sự lựa chọn của máy móc. Chúng ta cần đảm bảo và bảo vệ một không gian để con người có thể kiểm soát một cách đúng đắn những lựa chọn do các chương trình trí tuệ nhân tạo đưa ra: phẩm giá con người phụ thuộc vào điều này.

Ở điểm này Đức Thánh Cha khen ngợi sáng kiến của các tôn giáo, và khích lệ mọi người làm cho thế giới thấy rằng các tôn giáo đang đi đầu trong việc yêu cầu bảo vệ nhân phẩm trong kỷ nguyên máy móc mới này.

Đề cập đến việc hội nghị được tổ chức ở Hiroshima, Đức Thánh Cha khẳng định điều này mang tính biểu tượng quan trọng. Bởi vì trong các cuộc xung đột ngày nay, chúng ta ngày càng nghe nói nhiều về công nghệ này. Ngài viết: “Điều quan trọng là khi chúng ta đoàn kết như anh chị em, chúng ta nhắc nhở thế giới rằng trước thảm kịch xung đột vũ trang, điều cấp thiết là phải xem xét lại sự phát triển và sử dụng các thiết bị như cái gọi là ‘vũ khí tự động gây chết người’ và cuối cùng là cấm sử dụng chúng. Điều này bắt đầu từ một cam kết hiệu quả và cụ thể nhằm đưa ra sự kiểm soát của con người ngày càng phù hợp và lớn hơn”.

Trong phần kết luận, Đức Thánh Cha nhìn nhận sự đóng góp văn hoá của các dân tộc và tôn giáo trong việc điều chỉnh trí tuệ nhân tạo, là chìa khoá dẫn đến sự thành công trong cam kết quản lý đổi mới công nghệ. Ngài hy vọng cuộc gặp gỡ sẽ mang lại kết quả trong việc mang lại tình huynh đệ và cộng tác.

Link nội dung đầy đủ: https://giaophanmytho.net/giao-hoi-hoan-vu/duc-thanh-cha-trong-cuoc-song-con-nguoi-quyet-dinh-chu-khong-phai-may-moc-41445.html

 

 

24. Đức Thánh Cha: Thực tế quan trọng hơn ý tưởng

Viết phần giới thiệu cho cuốn sách “Phụ nữ và các thừa tác vụ trong Giáo hội hiệp hành”, nội dung gồm những đề nghị của ba nữ thần học gia đối với Hội đồng Hồng y Cố vấn, Đức Thánh Cha nhấn mạnh “thực tế quan trọng hơn ý tưởng”, và “lắng nghe đau khổ và niềm vui của phụ nữ chắc chắn là một cách để mở ra với thực tế”.

Vatican News

Sách “Phụ nữ và các thừa tác vụ trong Giáo hội hiệp hành” là một cuộc đối thoại mở giữa năm tác giả: Nữ tu Linda Pocher, thuộc Dòng Con Đức Mẹ Phù hộ và là giáo sư Kitô học và Thánh mẫu học tại khoa Giáo hoàng Khoa học giáo dục Auxilium ở Roma; bà Giuliva Di Berardino, phụ nữ Thánh hiến thuộc Ordo Virginum của Giáo phận Verona, giảng viên và trưởng các hoá học linh đạo và linh thao; nữ Giám mục Giáo hội Anh giáo Jo Bailey Wells; Đức Hồng Y Jean-Claude Hollerich, Tổng Giám Mục Luxemburg, Tổng tường trình viên Thượng Hội đồng Giám Mục; Đức Hồng Y Seán O'Malley, Tổng Giám mục Boston (Hoa Kỳ) và là chủ tịch Ủy ban Giáo hoàng về Bảo vệ Trẻ vị thành niên.

Nội dung sách là kết quả của cuộc họp của giữa Đức Thánh Cha và Hội đồng Hồng y Cố vấn (C9) và ba nữ thần học gia, vào ngày 05/02 vừa qua.

Đức Thánh Cha viết: “Thực tế quan trọng hơn ý tưởng: đây là một trong những nguyên tắc đã hướng dẫn suy tư và phân định của tôi trong nhiều năm và tôi đã muốn trao lại suy tư và phân định này cho các cộng đoàn Giáo hội khi triều Giáo hoàng của tôi bắt đầu. Tôi rất vui khi thấy chương trình mà sơ Linda Pocher đề xuất cho Hội đồng Hồng y về chủ đề phụ nữ trong Giáo hội và các thừa tác vụ trong Giáo hội được hướng dẫn bởi cùng một nguyên tắc này”.

Theo Đức Thánh Cha, đôi khi Giáo hội bị rơi vào bẫy coi việc trung thành với các ý tưởng quan trọng hơn thực tế. Tuy nhiên thực tế thì lớn hơn ý tưởng, và khi thần học rơi vào bẫy của những ý tưởng rõ ràng và khác biệt thì không thể tránh được việc thần học phải hy sinh phần thực tại của mình trên bàn thờ ý tưởng.

Ngài nhận xét, đau khổ trong cộng đoàn Giáo hội có khi liên quan đến cách thừa tác vụ được hiểu và được sống không phải là một thực tại mới. Thảm kịch của các vụ lạm dụng đã buộc chúng ta mở mắt ra trước tai hoạ của thái độ giáo sĩ trị, điều không chỉ liên quan đến thừa tác vụ thánh chức, mà mọi người đều có thể rơi vào việc thi hành quyền bính một cách sai trong Giáo hội.

Ngài viết tiếp: “Lắng nghe đau khổ và niềm vui của phụ nữ chắc chắn là một cách để mở ra với thực tế. Lắng nghe không phán xét và không thành kiến, giúp chúng ta nhận ra rằng ở nhiều nơi và trong nhiều tình huống, phụ nữ đau khổ chính vì thiếu nhận thức về họ là ai và họ làm gì cũng như về những gì họ có thể làm và trở thành nếu họ có không gian và cơ hội. Những phụ nữ đau khổ nhất thường là những người gần gũi, sẵn sàng phục vụ Thiên Chúa và Vương quốc Người”.

Đức Thánh Cha nhận định, tập sách gồm những đề nghị của ba phụ nữ đưa ra cho Hội đồng Hồng y liên quan đến các thừa tác vụ trong Giáo hội, có giá trị không khởi đi từ những ý tưởng, nhưng là lắng nghe thực tế, từ việc giải thích khôn ngoan những kinh nghiệm của các phụ nữ trong Giáo hội.

Link nội dung đầy đủ: https://giaophanmytho.net/giao-hoi-hoan-vu/duc-thanh-cha-thuc-te-quan-trong-hon-y-tuong-41447.html

 

 

25. Đức Thánh Cha nói với giới trẻ châu Mỹ Latinh: “Đừng sợ để Chúa bước vào đời mình”

Ngày 17/7, Đức Thánh Cha gửi sứ điệp đến cuộc gặp gỡ lần thứ XXI của các lãnh đạo mục vụ giới trẻ của châu Mỹ Latinh và Caribe, diễn ra tại Asuncion, Paraguay, từ ngày 15 đến 20/7. Ngài mời gọi giới trẻ “Để Chúa Giêsu biến đổi sự lạc quan tự nhiên thành tình yêu đích thực”, và “sống tuổi trẻ như một món quà cho Chúa Giêsu và thế giới”.

Vatican News

Cuộc gặp gỡ có chủ đề “Này thanh niên, Ta truyền cho ngươi: hãy chỗi dậy” (Lc 7, 14). Đức Thánh Cha nói lệnh truyền “chỗi dậy” của Chúa Giêsu không chỉ là một trách nhiệm của các thế hệ mới, nhưng còn là ước muốn của Chúa Giêsu muốn nhìn thấy những người trẻ được đổi mới, tràn đầy năng lượng để sống một cách xứng đáng và tràn đầy, trong một cuộc sống mới hiệp thông với Người.

Đức Thánh Cha giải thích: “Đừng sợ Chúa đi ngang qua chúng ta và thì thầm vào tai, cúi xuống và đưa tay nâng chúng ta dậy mỗi khi chúng ta vấp ngã. Chúa Giêsu muốn chúng ta đứng vững trên đôi chân của mình và phục hồi. Đừng ngại để Người bước vào đời mình”.

Trong sứ điệp gửi đến Đức cha Pierre Jubinville, người đứng đầu mục vụ giới trẻ Paraguay, có đoạn Đức Thánh Cha viết: “Tuổi trẻ là một giai đoạn cuộc sống thường đặc trưng bởi sự lạc quan, nghị lực và hy vọng. Các con hãy để Chúa Kitô biến đổi sự lạc quan tự nhiên của các con thành tình yêu đích thực. Một tình yêu biết hy sinh, chân thành, thực tế và xác thực. Hãy để tuổi trẻ của các con trở thành món quà cho Chúa Giêsu và cho thế giới”.

Đức Thánh Cha còn mời gọi các bạn trẻ, trong sự hiệp thông liên thế hệ, cùng với các trẻ em và mọi người, có thể trở thành những nhân vật chính của một Giáo hội ngày càng hiệp hành, môn đệ và truyền giáo hơn. Cuối cùng, ngài cám ơn giới trẻ Paraguay vì đã tận tâm làm việc tổ chức cuộc gặp gỡ, và mời gọi các tham dự viên trong khi tham gia sự kiện, tiếp tục chuẩn bị với tinh thần Năm Cầu nguyện hướng đến Năm Thánh 2025 với niềm hy vọng vui tươi.

Link nội dung đầy đủ: https://giaophanmytho.net/giao-hoi-hoan-vu/duc-thanh-cha-noi-voi-gioi-tre-chau-my-latinh-dung-so-de-chua-buoc-vao-doi-minh-41449.html

 

 

26. Ơn toàn xá nhân Ngày Thế giới Ông bà và Người Cao tuổi lần thứ Tư

Nhân Ngày Thế giới Ông bà và Người Cao tuổi lần thứ Tư, ngày 28/7/2024, Toà Ân giải Tối cao ban Ơn toàn xá cho ông bà, người cao tuổi, và tất cả các tín hữu tham dự Thánh lễ do Đức Thánh Cha chủ sự hoặc những cử hành khác ở khắp nơi trên thế giới với tinh thần sám hối và bác ái.

Vatican News

Ngày 18/7, với năng quyền Đức Thánh Cha, Toà Ân giải Tối cao đã ra sắc lệnh về việc ban Ơn toàn xá thể theo sự thỉnh cầu của Đức Hồng Y Kevin Joseph Farrell, Tổng Trưởng Bộ Giáo dân, Gia đình và Sự sống, nhân Ngày Thế giới Ông bà và Người Cao tuổi lần thứ Tư, được Đức Thánh Cha thiết lập, cử hành vào Chúa nhật thứ Tư của tháng Bảy hàng năm, và năm nay là ngày 28/7.

Sắc lệnh viết: “Ơn toàn xá này được ban theo các điều kiện thông thường (xưng tội, rước lễ và cầu nguyện theo ý Đức Giáo Hoàng) cho ông bà, người cao tuổi và tất cả các tín hữu, được thúc đẩy bởi tinh thần sám hối và bác ái thực sự, vào ngày 28/7/2024, nhân Ngày Thế giới Ông bà và Người cao tuổi lần thứ Tư, sẽ tham dự Thánh lễ trọng thể do Đức Thánh Cha chủ sự tại Đền thờ Thánh Phêrô, hoặc các cử hành khác trên toàn thế giới. Ơn toàn xá này có thể như một sự cầu bầu dành các linh hồn trong luyện ngục”.

Ơn toàn xá này cũng được ban cho các tín hữu sẽ dành thời gian thích đáng, bằng sự hiện diện hoặc qua phương tiện truyền thông, để thăm viếng những người cao tuổi đang cần hoặc đang gặp khó khăn, như người bệnh, người bị bỏ rơi và tàn tật.

Tòa Ân giải Tối cao còn cho biết Ơn toàn xá cũng có thể được ban cho những người, vì những lý do nghiêm trọng, không thể ra khỏi nhà và hiệp nhất cách thiêng liêng với các cử hành của Ngày Thế giới Ông bà và Người Cao tuổi, dâng lên Thiên Chúa những lời cầu nguyện, những nỗi đau hay những đau khổ trong cuộc sống của họ, đặc biệt là trong thời gian phát sóng Thánh lễ, qua các phương tiện truyền hình và đài phát thanh, cũng như các phương tiện truyền thông xã hội.

Sắc lệnh cũng mời gọi các linh mục, theo năng quyền thích hợp, sẵn sàng và quảng đại cử hành bí tích Hoà giải cho các tín hữu, để mọi người có cơ hội đón nhận ân sủng Chúa.

Link nội dung đầy đủ: https://giaophanmytho.net/giao-hoi-hoan-vu/on-toan-xa-nhan-ngay-the-gioi-ong-ba-va-nguoi-cao-tuoi-lan-thu-tu-41452.html

 

 

27. Đức Thánh Cha gửi thư dịp kỷ niệm 1500 năm tôn kính Đức Mẹ Maria ở Portico, Roma

Ngày 17/7, Đức Thánh Cha gửi thư cho cha Antonio Piccolo, Bề trên Dòng Các Giáo sĩ Mẹ Thiên Chúa, dịp kỷ niệm 1500 năm tôn kính Đức Mẹ Maria ở Portico, Roma. Ngài khuyến khích các tu sĩ tiếp tục sứ vụ bác ái, xây dựng hòa bình và loan báo Tin Mừng.

Vatican News

Mở đầu thư, Đức Thánh Cha nói đối với ngài đây là dịp vui mừng để ngài cùng cầu nguyện với Gia đình tu sĩ của cha Antonio, hội dòng đã được giao phó coi sóc Đền thánh từ năm 1601. Đức Thánh Cha nhắc lại rằng lòng sùng kính đối với Thánh Maria ở Portico bắt đầu với sự xuất hiện kỳ diệu của Đức Mẹ vào ngày 17/7/524, tại nhà của Santa Galla, một phụ nữ quý tộc Roma. Sự kiện này đã được Thánh Giáo hoàng Gioan I chứng kiến, và đã biến Portico thành một Đền thánh Đức Mẹ và một bệnh viện bác ái.

Đức Thánh Cha nói: “Đây là lời mời gọi dành cho anh em, những người thừa kế tinh thần của Thánh Leonardi: chăm sóc và thúc đẩy thực hành chào đón người nghèo và người bị gạt ra bên lề, để những nơi chúng ta sinh sống và chính các nhà thờ có thể trở thành cánh cổng mở ra thế giới, mang đến sự an ủi và hỗ trợ đối với nhiều hình thức nghèo đói đặc trưng trong cuộc sống của chúng ta”.

Ngài nói thêm Đức Trinh Nữ Maria đã tỏ mình ra trong một thời điểm đặc biệt khó khăn đối với Giáo hội. Mẹ đã mở rộng áo choàng che chở Đức Giáo Hoàng Gioan I, người sau đó chịu đau khổ và chết vì hòa bình, không từ bỏ đức tin, trở thành con tin của các âm mưu chính trị và các cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn.

Trước thực tế hiện nay, Đức Thánh Cha đặt câu hỏi “làm sao chúng ta không nắm bắt được tính cấp thiết của việc thúc đẩy hòa bình, cầu nguyện cho hòa bình?”, đồng thời ngài lưu ý rằng mẫu gương đời sống huynh đệ phải “có sức lôi cuốn trong công cuộc loan báo Tin Mừng đối với các tín hữu mà anh em phục vụ”. Ở điểm này, Đức Thánh Cha thúc giục Dòng Các Giáo sĩ Mẹ Thiên Chúa “nhìn vào Đức Maria như một dấu chỉ của sự an ủi và hy vọng chắc chắn, khuôn mặt từ mẫu của Thiên Chúa và là nơi ẩn náu để tìm kiếm sự che chở”.

Kết thúc thư, Đức Thánh Cha lưu ý các cử hành Năm Thánh mà Dòng sắp bắt đầu, dưới cái nhìn của Đức Trinh Nữ Portico, nhắc lại công cuộc truyền giáo của Thánh Gioan Leonardi, người cũng đã viết Hiến chương đầu tiên của Trường Truyền giáo của Bộ Truyền bá Đức tin, nhằm đào tạo các linh mục có khả năng đáp ứng những thách đố truyền giáo của thời đại.

Đức Thánh Cha kết luận: “Tôi khuyến khích anh em cũng hãy quan tâm đến việc đào tạo toàn diện các tu sĩ, trên con đường trở nên đồng hình đồng dạng với Đấng Chịu Đóng Đinh Phục Sinh, là hoa trái đầu mùa của nhân loại được cứu chuộc, và hướng về Đức Maria, môn đệ Chúa Kitô và Mẹ Giáo hội, xin cho sứ vụ tông đồ của anh em trở thành kênh ân sủng và là công cụ để loan báo Tin Mừng một cách vui tươi”.

Link nội dung đầy đủ: https://giaophanmytho.net/giao-hoi-hoan-vu/duc-thanh-cha-gui-thu-dip-ky-niem-1500-nam-ton-kinh-duc-me-maria-o-portico-roma-41453.html

 

 

28. Sứ thần Toà Thánh tại Hoa Kỳ: Phục hưng Thánh Thể thực sự đưa tới hiệp nhất

Đức Hồng Y Christophe Pierre, Sứ thần Toà Thánh tại Hoa Kỳ tham dự buổi khai mạc Đại hội Thánh Thể Quốc gia Hoa Kỳ, diễn ra tại Indianapolis từ ngày 17 đến 21/7/2024. Ngài mời gọi các tín hữu hiệp nhất trong Giáo hội “để chúng ta có thể sinh hoa trái nhiều hơn trong sứ vụ của mình”.

Vatican News

Đức Hồng Y Christophe Pierre giải thích với các tín hữu rằng sự hiện diện của ngài là dấu chỉ cho thấy “sự gần gũi về mặt tinh thần và sự hiệp nhất của Đức Thánh Cha Phanxicô với anh chị em và với quốc gia này”.

“Là một ân ban tuyệt vời khi chúng ta có thể hiệp nhất như một Giáo hội qua Đức Thánh Cha”, ngài nói đồng thời nhắc lại rằng Thánh Thể cũng là một hồng ân vô giá cho sự hiệp nhất. Vì thế ý chỉ cầu nguyện chính cho Đại hội là “xin cho chúng ta, với tư cách là một Giáo hội, có thể lớn lên trong sự hiệp nhất, để chúng ta có thể sinh hoa trái hơn trong sứ vụ”.

Theo Đức Hồng Y Pierre, để nhận ra sự hiệp nhất này, cần phải đặt câu hỏi: “Phục hưng Thánh Thể là gì? Làm thế nào để biết rằng chúng ta đang trải nghiệm sự phục hưng Thánh Thể?”. Ngài giải thích mặc dù luôn phải có lòng sùng kính Bí tích như thờ phượng, phép lành, giáo lý và rước kiệu, phục hưng Thánh Thể thực sự phải vượt ra ngoài các thực hành này, có nghĩa là nhìn thấy Chúa Kitô trong người khác, không chỉ trong gia đình, bạn bè và cộng đoàn. Sự phục hưng thực sự có nghĩa là nhìn thấy Chúa Kitô ngay cả trong những người mà chúng ta cảm thấy bị chia rẽ, dù là về chủng tộc hay giai cấp, hay những người thách đố cách suy nghĩ của chúng ta, hoặc những người có suy nghĩ khác với chúng ta.

Đức Hồng Y Pierre nói: “Khi chúng ta gặp những người như vậy, Chúa Kitô hiện diện để trở thành nhịp cầu, hiệp nhất mọi dân tộc, những người là con của cùng một Cha trên trời và được kêu gọi đến cùng một số phận đời đời”.

Ở điểm này, ngài khẳng định những nỗ lực nhằm xây dựng những cây cầu hiệp nhất là dấu chỉ canh tân Thánh Thể thực sự. Khi cử hành Thánh Thể, Kitô hữu trải nghiệm Chúa Giêsu, Đấng đã xây cây cầu đầu tiên bằng cách trở thành con người ngay cả khi nhân loại xa cách Người. Vì thế, tin Chúa Giêsu hiện diện thực sự trong Thánh Thể dưới hình bánh và rượu là chưa đủ, cần phải tin Người hiện diện trong cộng đoàn đức tin của Người, và cả nơi những người đang gặp thách đố để liên kết với Người vì những vết thương, nỗi sợ hãi hoặc tội lỗi. Hơn nữa, tôn thờ thiết yếu ở tương quan của chúng ta với Chúa Kitô, và từ đó học cách thiết lập tương quan với người khác theo cách tôn thờ sự hiện diện của Chúa trong họ.

Sứ thần Tòa Thánh tại Hoa Kỳ kết thúc với lời mời gọi mọi người “cầu nguyện cho sự canh tân Thánh Thể đích thực”, để mắt chúng ta được mở ra và chúng ta có thể học cách suy nghĩ khác. Như thế sự phục hưng Thánh Thể phải dẫn đến “sự hoán cải mục vụ” và kêu gọi các tín hữu cầu xin Chúa cho thấy những nơi có sự chống đối, để khi để Chúa dẫn dắt, “chúng ta có thể trở thành những tông đồ đích thực trong Vương quốc của Người”.

Link nội dung đầy đủ: https://giaophanmytho.net/giao-hoi-hoan-vu/su-than-toa-thanh-tai-hoa-ky-phuc-hung-thanh-the-thuc-su-dua-toi-hiep-nhat-41454.html

 

 

29. Đức Thánh Cha thăm trại hè thiếu nhi tại Vatican

Sáng ngày 18/7, Đức Thánh Cha đã đến thăm trại hè hàng năm của các trẻ em và thiếu niên, là con của các nhân viên Vatican tại Trung tâm thánh Giuse.

Vatican News

Trại hè các năm trước thường diễn ra tại Hội trường Phaolô VI. Tuy nhiên, năm nay trại hè diễn ra tại Trung tâm thánh Giuse vừa được khánh thành hồi tháng 6 trong nội thành Vatican.

Trước tiên, Đức Thánh Cha đến và chào các tình nguyện viên của Trại hè. Họ là những trẻ nhỏ đã tham gia trại hè nhiều năm trước, và giờ đây họ trở thành những thanh niên phục vụ lại cho trại hè này. Đức Thánh Cha chúc mừng công việc của họ và nói rằng “công việc tốt đẹp này làm cho các bạn trưởng thành”, và “hãy chăm sóc tốt con cái của các bạn”.

Sau đó, Đức Thánh Cha đã đến đất trại nơi các em thiếu nhi đang chờ ngài với các quả bóng bay trên tay. Năm trẻ em đã đặt câu hỏi cho Đức Thánh Cha. Câu hỏi đầu tiên là “khi còn nhỏ, ai là hiệp sĩ của Đức Thánh Cha?”, ngài trả lời ngay lập tức: “cha mẹ”. Ngài kể một số kỷ niệm thời thơ ấu của ngài ở Argentina, 4 anh chị em cùng ngồi ăn chung với nhau và cha mẹ đã dạy họ những điều. Đức Thánh Cha nói: “Cha mẹ, gia đình giúp chúng ta phát triển”, và như mọi khi, ngài nhắc lại tầm quan trọng của ông bà: “Họ rất giỏi!”.

Với câu hỏi tiếp theo, Đức Thánh Cha kể về những mùa hè của ngài với ông bà. Thời gian ở với họ, ngài rất hạnh phúc. Ngài hỏi các bạn nhỏ nghĩ gì về ông bà? Một bé gái ngồi ở hàng đầu nói to: “Ông bà làm chúng con vui”, và một bé khác nói “Ông bà giúp chỉ đường cho chúng con”. Và Đức Thánh Cha khuyến khích: “Tốt lắm, con phải ở gần ông bà nhé!”.

Sau đó, Đức Thánh Cha nói đến hoà bình: “Hãy tạo nên hòa bình”. “Xây dựng hòa bình là điều đẹp nhất trong cuộc sống và chúng ta phải học cách xây dựng hoà bình trong gia đình, khi chúng ta tranh cãi, với anh chị em, khi chúng ta giận dữ”. “Đừng bao giờ đi ngủ nếu chưa làm hòa!”. Đức Thánh Cha yêu cầu các em lặp lại cụm từ này 3 lần: “Đừng bao giờ đi ngủ nếu chưa làm hoà”. Và điều này áp dụng cho tất cả mọi người: “Ngay cả đối với cha mẹ khi họ tranh cãi”.

Cuối cùng, trả lời cho câu hỏi về Năm Thánh 2025, “Những trẻ em chúng con chuẩn bị cho Năm Thánh như thế nào?”, Đức Thánh Cha nói: “Năm Thánh xuất phát từ từ ‘giubilo’ và ‘giubilo’ là niềm vui”, do đó chúng ta phải “luôn chuẩn bị cho mình niềm vui”, khác với “vui cười” vốn không phải lúc nào cũng là điều “tốt”.

Để kết thúc buổi gặp gỡ với Đức Thánh Cha, bé gái Alice đã thay mặt trại hè đọc lá thư “Một trải nghiệm tuyệt vời” và một lời cầu nguyện kết thúc. Sau đó, khoảng 300 quả bóng bay tự nhiên, có thể phân huỷ sinh học hoàn toàn, được thả ra lên trời với nhiều màu khác nhau, trong đó có một quả màu trắng dành cho Đức Thánh Cha, trên đó có ghi: “Gởi con, bé trai, bé gái thân mến, con quý giá trước mắt Thiên Chúa”.

Các nhà tổ chức giải thích rằng đây là một cử chỉ mang tính biểu tượng để làm cho những lời của Đức Thánh Cha đến được với càng nhiều người càng tốt. Đối với những nhà tổ chức và tất cả các em, một lần nữa Đức Thánh Cha “cảm ơn vì tinh thần vui tươi mà các em có được”.

Link nội dung đầy đủ: https://giaophanmytho.net/giao-hoi-hoan-vu/duc-thanh-cha-tham-trai-he-thieu-nhi-tai-vatican-41460.html

 

 

30. ĐHY Tagle: Sự đa dạng đưa đến hiệp nhất, không chia rẽ

Đức Hồng Y Luis Antonio Tagle, Trưởng phân bộ thứ hai của Bộ Loan báo Tin Mừng, mời gọi các tín hữu gốc châu Á và Thái Bình Dương, đang tụ họp tại Indianapolis trong dịp Đại hội Thánh Thể Quốc gia Hoa Kỳ, dấn thân làm chứng cho sự thật của Chúa Giêsu Kitô.

Vatican News

Đức Hồng Y nói với các tín hữu đến từ các quốc gia như Việt Nam, Philippines, Hàn Quốc, Trung Quốc, Lào, Myanmar: “Chúng ta hãy làm chứng cho tình yêu Chúa Giêsu. Trong sự đa dạng của chúng ta, chúng ta thấy sự hiện diện của Thiên Chúa sáng tạo. Mỗi nền văn hoá cần được thanh tẩy, nhưng mỗi văn hoá cũng có điều gì đó tốt đẹp để đóng góp. Chúng ta hãy đón nhận sự đa dạng và nâng lên ở cấp độ hiệp thông và tình yêu cho tất cả mọi người vì danh Chúa Giêsu”.

Trước sự phân cực ngày càng gia tăng, Đặc sứ của Đức Thánh Cha tại Đại hội nói rằng ngài hy vọng các tín hữu đến từ nhiều nền văn hoá khác nhau đang sống tại Hoa Kỳ sẽ làm chứng cho mọi người thấy rằng sự đa dạng không chia rẽ, trái lại giúp hiệp nhất và làm phong phú cho nhau.

Ngài nói: “Nhờ ơn Chúa, chúng ta hãy làm chứng cho sự thật của Chúa Giêsu. Chúng ta hãy nhìn nơi Người, lắng nghe Người. Hãy để Chúa chạm vào chúng ta. Vì chỉ có tương quan sống động này với Chúa Kitô mới có thể giúp chúng ta làm chứng cho Người. Chúng ta không thể làm chứng cho ai đó mà chúng ta chưa từng nhìn thấy, nghe và chạm đến”.

Suy tư về sự đa dạng văn hoá và sắc tộc trong cuộc gặp gỡ của người châu Á và Thái Bình Dương, cũng như trong Giáo hội Công giáo tại Hoa Kỳ và khắp nơi trên thế giới, Đức Hồng Y Tagle kêu gọi người Công giáo làm chứng cho Chúa nhiều hơn. Ngài nhấn mạnh khi làm chứng cho Chúa Kitô, Đấng đã hiến mạng sống cho tất cả mọi người, các tín hữu phải làm chứng không chỉ cho bạn bè nhưng còn cho tất cả mọi người và cho chúng ta ở châu Á và Thái Bình Dương.

Đức Hồng Y nói: “Một phần của việc làm chứng cho Chúa Kitô và quyền năng Chúa Thánh Thần là cho thế giới thấy rằng trong Chúa Kitô và Chúa Thánh Thần, thì sự đa dạng của các nền văn hóa, của các dân tộc thuộc các ngôn ngữ không nhất thiết dẫn đến sự chia rẽ. Đa dạng và chia rẽ là hai điều khác nhau. Sự đa dạng có thể đưa đến sự phong phú và nhiều kinh nghiệm. Đó là điều Chúa Giêsu đến để thực hiện. Người đón nhận tất cả”.

Link nội dung đầy đủ: https://giaophanmytho.net/giao-hoi-hoan-vu/dhy-tagle-su-da-dang-dua-den-hiep-nhat-khong-chia-re-41461.html

 

 

31. Đức Thánh Cha Phanxicô gởi điện thư chia buồn về sự qua đời của ông Nguyễn Phú Trọng

Vatican News (23.07.2024) - Trưa ngày 23.07.2024, Phòng báo chí Toà Thánh đã công bố Điện thư của Đức Thánh Cha Phanxicô được ký bởi Đức Hồng y Quốc Vụ Khanh gởi Chủ tịch nước Tô Lâm, về sự qua đời của ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí Thư Đảng Cộng sản Việt Nam và Nguyên Chủ tịch Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

Nội dung điện thư:

Ngài Đại tướng TÔ LÂM

Chủ tịch Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

Hà Nội

Được tin Ngài Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư Đảng Cộng sản và nguyên Chủ tịch Nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam từ trần, Đức Giáo Hoàng Phanxicô gửi lời chia buồn đến tất cả những ai thương khóc về sự ra đi của Ngài Tổng Bí thư, đặc biệt với tang quyến, cùng bảo đảm với lời cầu nguyện của Đức Giáo Hoàng để họ được an ủi và bình an. Với sự đánh giá cao cách đặc biệt về vai trò của Ngài Tổng Bí thư trong việc thúc đẩy và tăng cường phát triển tích cực đối với mối quan hệ giữa Việt Nam và Tòa Thánh, Đức Giáo Hoàng Phanxicô mong ước gởi sự gần gũi tinh thần đến Ngài và toàn thể người dân của Ngài trong thời điểm đau buồn này của đất nước.

Hồng Y Pietro Parolin

Quốc Vụ Khanh

Link nội dung đầy đủ: https://giaophanmytho.net/giao-hoi-hoan-vu/duc-thanh-cha-goi-dien-thu-chia-buon-ve-su-qua-doi-cua-ong-nguyen-phu-trong-41468.html

 

 

32. Đại hội Thánh Thể toàn quốc Hoa Kỳ lần thứ 10 và những cảm nghiệm

Đại hội Thánh Thể toàn quốc Hoa Kỳ lần thứ 10 đã kết thúc với Thánh lễ do Đức Hồng y Antonio Tagle, Đặc sứ của Đức Thánh Cha cử hành tại Lucas Oil Stadium của thành phố Indianapolis vào sáng Chúa Nhật ngày 21/7/2024, với sự tham dự của hàng chục ngàn người. Các tín hữu được mời gọi ra đi chia sẻ những ân sủng nhận được từ Thánh Thể. Nhiều tín hữu đã chia sẻ những cảm nghiệm thiêng liêng trong những ngày tham dự Đại hội Thánh Thể.

Vatican News

"Những ai chọn ở lại với Chúa Giêsu sẽ được Chúa Giêsu sai đi"

Trong Thánh lễ kết thúc, với sự tham dự của hơn 1.600 linh mục, chủng sinh, giám mục và hồng y và hơn 1.200 nam nữ tu sĩ, Đức Hồng y Tagle, đứng đầu Phân bộ thứ hai của Bộ Loan báo Tin Mừng, đã bắt đầu bài giảng bằng việc chào đám đông bằng năm thứ tiếng, bao gồm tiếng Trung Quốc, Việt Nam, Tây Ban Nha, Pháp và Ý.

Ngài chia sẻ rằng Đức Thánh Cha mong muốn Đại hội sẽ đưa các tín hữu đến sự hoán cải hướng về Thánh Thể. Ngài nói: “Sự hiện diện của Chúa Giêsu trong Bí tích Thánh Thể là một món quà và là sự hoàn thành sứ vụ của Người”. “Những ai chọn ở lại với Chúa Giêsu sẽ được Chúa Giêsu sai đi. Chúng ta hãy đi rao giảng Chúa Giêsu một cách nhiệt thành và vui tươi cho sự sống của thế giới”.

Gần 60.000 người tham dự Đại hội Thánh Thể đã được sai đi với “một sứ mạng cao cả”. Các diễn giả chính trong Đại hội đã kêu gọi họ loan báo Tin Mừng ở mọi nơi trên toàn quốc.

Trong bài phát biểu quan trọng trước Thánh lễ, Mẹ Adela Galindo, người sáng lập Dòng Tôi tớ Thánh Tâm Chúa Giêsu và Mẹ Maria, nói với các khán thính giả: “Điều Giáo hội cần là một Lễ Hiện Xuống mới. Giáo hội phải trung thành với Tin Mừng… không làm giảm nhẹ thông điệp của Tin Mừng. Chúng ta sinh ra cho thời đại này. Đây là lúc phải mau mắn đi đến một thế giới đang rất cần được nghe lời Chúa và sự thật của Chúa. Đây là điều chúng ta cần công bố. Không có bóng tối nào lớn hơn ánh sáng của Thánh Thể. Không có tội lỗi nào lớn hơn trái tim nhân hậu của Thánh Thể”.

Đại hội Thánh Thể toàn quốc lần thứ 11; hành hương Thánh Thể vào tháng 6/2025

Vào cuối Thánh lễ, Đức Cha Andrew Cozzens của giáo phận Crookston, Minnesota, chủ tịch ủy ban tổ chức Đại hội, đã hỏi hàng chục ngàn người tại sân vận động Lucas Oil: “Tôi có một câu hỏi dành cho anh chị em. Đây là Đại hội Thánh Thể toàn quốc lần thứ 10. Anh chị em có nghĩ chúng ta nên tổ chức Đại hội lần thứ 11 không?”.

Sân vận động vang lên tiếng reo hò và vỗ tay tán thưởng. Đức cha nói rằng ban tổ chức đại hội đã lên kế hoạch cho đại hội tiếp theo vào năm 2033, Năm Cứu Chuộc – 2.000 năm sau khi Chúa Giêsu chịu chết và phục sinh – nhưng hiện tại họ đang xem xét việc tổ chức một đại hội Thánh Thể khác thậm chí sớm hơn.

Đức Cha Cozzens cũng thông báo rằng một cuộc hành hương Thánh Thể khác từ Indianapolis đến Los Angeles vào Chúa Nhật Mình Máu Thánh Chúa năm 2025, ngày 22/6/2025.

Sáng kiến Đi Cùng Một Người

Ngài cũng hỏi đám đông liệu họ có chấp nhận lời mời của các giám mục tham gia sáng kiến Đi Cùng Một Người bằng cách xác định một người mà họ có thể đồng hành để hiểu biết rõ hơn về Chúa Giêsu hay không. Ngài nói: “Hãy cam kết đi cùng một người. Hãy dấn thân trở thành một nhà truyền giáo Thánh Thể, một người sống đời sống Thánh Thể cách sâu sắc, và sau khi nhận được hồng ân đó, hãy để mình được trao tặng như một món quà”.

Đức cha Cozzens cũng hỏi những người hiện diện tại Lucas Oil Stadium: “Anh chị em nói gì khi kết thúc Đại hội Thánh Thể toàn quốc lần thứ 10? Đó là trải nghiệm của tôi và tôi hy vọng anh chị em cũng có kinh nghiệm rằng chúng ta đã sống một trải nghiệm về thiên đàng. Tất nhiên, Bí tích Thánh Thể là sự thưởng nếm trước về thiên đàng”.

Dư âm của Đại hội Thánh Thể

Nhiều người nhận xét về nguồn năng lượng, sự tích cực và hy vọng đáng kinh ngạc của các tham dự viên; họ đã đến từ khắp 50 tiểu bang để tham gia sự kiện kéo dài 5 ngày từ 17 đến 21/7.

Stephen White, giám đốc điều hành Dự án Công giáo, nhận xét trên tài khoản X: “Tôi không muốn tỏ ra quá hồ hởi, nhưng Đại hội Thánh Thể Quốc gia đã là một chiến thắng. Hòa bình và niềm vui ngự trị. Sự hiện diện của Người có thể sờ thấy được và lan tỏa. Chúa ở đây”.

Cha Aquinas Guilbeau, OP, dự đoán rằng di sản của Đại hội Thánh Thể toàn quốc này sẽ giống như Đại hội Giới trẻ Thế giới năm 1993 được tổ chức tại Denver. Cha nói: “Ân sủng của Đại hội sẽ định hình Giáo hội trong 50 năm tới".

Ngọn lửa phục hưng Thánh Thể của Đại hội đã có dấu hiệu lan rộng ra ngoài nước Mỹ khi hàng chục ngàn người Công giáo rời Sân vận động Lucas Oil trong tiếng nhạc của bài thánh ca kết thúc, “Ôi Chúa vượt trên mọi lời khen ngợi”.

Christina Nugent, 18 tuổi, cùng chị gái 20 tuổi từ Calgary, Canada đến tham dự đại hội, chia sẻ rằng cô rất muốn thấy một sự kiện tương tự dành cho người Công giáo ở Canada. Thay vì hài lòng với trải nghiệm cá nhân của mình về đại hội, cô nói “điều này thực sự thúc đẩy tôi xem mình có thể làm gì cho người khác khi trở về nhà. Nếu bạn yêu một ai đó, bạn sẽ nói với mọi người về điều đó. Vì vậy, nếu bạn yêu Chúa Giêsu, bạn nên nói với mọi người về Người. Đó là điều tôi mang về từ Đại hội”.

Chầu Thánh Thể suốt 24 giờ

Một điều đánh động trong thời gian Đại hội là nhà nguyện chầu Thánh Thể đông kín các tín hữu, tràn ngập lòng sùng kính Chúa Giêsu. Tại Nhà thờ Công giáo Thánh Gioan Tẩy Giả ở trung tâm thành phố Indianapolis, trong suốt tuần lễ, dòng tín hữu ra vào nhà thờ để cầu nguyện trước Chúa Giêsu hiện diện trong Bí tích Thánh Thể.

Nhà thờ đã ngưng các Thánh lễ thường lệ trong tuần để làm nhà nguyện chầu liên tục cho gần 60.000 tín hữu tham dự Đại hội Thánh Thể. Nằm đối diện với Trung tâm Hội nghị Arizona, nơi diễn ra nhiều cử hành phụng vụ, thảo luận và triển lãm của sự kiện, nhà thờ lịch sử đã trở thành nơi ở của nhiều người tham dự. Trong suốt tuần, các nữ tu đứng dưới lều bên ngoài nhà thờ trao tràng hạt và giấy cho những người tham dự, mời gọi họ viết ra ý cầu nguyện và mang những ý nguyện này đến với Thánh Thể.

Sơ Dominica, một nữ tu dòng Đa Minh Đức Maria, Mẹ Thánh Thể, một dòng có trụ sở tại Ann Arbor, ban Michigan, nói rằng các nữ tu đã nhận được ít nhất 2.000 ý cầu nguyện. Sơ nói: “Chúng ta phải chạy đến với Chúa Giêsu!”. Sơ cho biết sáng kiến cầu nguyện Thánh Thể có một ý nghĩa đặc biệt đối với dòng của sơ. “Đó là một sự đi ra thực sự của chúng tôi - đặc sủng chầu Thánh Thể của chúng tôi và cổ võ lòng tôn sùng trong Giáo hội. Và chúng tôi là những người ủng hộ nhiệt thành cho cuộc phục hưng Thánh Thể này”.

Những cảm nghiệm sau khi chầu Thánh Thể

Vào ngày cuối cùng của hội nghị, một số người chia sẻ kinh nghiệm của họ về chầu Thánh Thể và tại Đại hội Thánh Thể toàn quốc.

Andrew Niewald, một giáo viên thần học đến từ Beloit, Kansas, nói rằng ông đã nhận được cảm hứng khi thấy rất nhiều người chầu Thánh Thể, chia sẻ đức tin và tình yêu đối với Chúa Giêsu trong Bí tích Thánh Thể. Ông nói: “Tôi tin rằng chỉ cần nhìn thấy rất nhiều người ở đây tin vào Bí tích Thánh Thể, bạn sẽ bước vào một buổi thờ phượng như thế, nơi dường như có hàng trăm người chỉ im lặng gần như hoàn toàn, cầu nguyện sốt sắng. Điều đó lay động tâm hồn bạn. Nó nói với tâm hồn bạn một chút”.

“Bạn biết đấy, có lẽ tất cả chúng ta đều bị lạc trong Giáo hội của chính mình, nơi đôi khi chúng ta cảm thấy như đang chiến đấu với một trận chiến khó khăn, có thể vì thế giới thực đáp ứng được niềm tin của chúng ta. Và bạn nghĩ rằng bạn là người duy nhất ở lại với Chúa như những người đã ở lại với Người, như được thuật lại trong Tin Mừng Thánh Gioan chương 6. Thật là tuyệt vời khi được ở đây với đám đông, những người tin vào Chúa”.

Sau khi dành thời gian ở nhà nguyện chầu Thánh Thể, Abigale LaFave, 17 tuổi, ở Ann Arbor, Michigan, chia sẻ rằng những gì cô nhìn thấy trong nhà thờ cũng khiến cô cảm động. “Thật đáng kinh ngạc khi có rất nhiều người nhưng lại thinh lặng và mọi người đều hướng sự chú ý vào Chúa. Tôi nghĩ đó là điều khiến trái tim tôi cảm động nhất, đó chỉ là sự vĩ đại của mọi người, nhưng vẫn là sự tôn kính và sự thinh lặng trước Chúa”. Cô nói về nhà thờ Thánh Gioan, được xây dựng vào năm 1867: “Đó là một nhà thờ tuyệt đẹp. Kiến trúc nên tôn vinh Chúa, và công trình này chắc chắn đã làm được điều đó.”

Victoria Smith, 20 tuổi, ở Maitland, Florida, khi rời nhà thờ, nói rằng cô cảm thấy gần gũi hơn với Chúa Giêsu sau khi dành thời gian chầu Thánh Thể tại Đại hội. “Trước đây tôi chưa bao giờ chầu Thánh Thể nhiều, nhưng bạn phải loại bỏ tất cả những suy nghĩ như ‘Tôi cầu nguyện không đúng’. Bởi vì sự thật là khi bạn ở bên người mình yêu, không phải lúc nào bạn cũng nói chuyện với họ, và không phải tất cả các cuộc trò chuyện của bạn đều nói về điều gì đó sâu sắc như vậy. Và không phải tất cả những cuộc trò chuyện của bạn sẽ thay đổi cuộc sống của bạn, nhưng chúng đều rất đẹp”. “Giống như cuộc trò chuyện của bạn với mẹ hoặc nếu bạn chỉ ngồi với bà ở bàn ăn sáng. Điều quan trọng là tình yêu ở đó, không phải lúc nào cũng là những lời [được] nói ra”.

Nancy Betkoski ở Beacon Falls, Connecticut, chia sẻ rằng việc chia sẻ kinh nghiệm cầu nguyện với rất nhiều người Công giáo khác là “một cảm giác tuyệt vời”. Cô cho biết trước đây cô đã viết nhật ký trong thời gian chầu Thánh Thể và được gợi nhớ về ước muốn thời thơ ấu của cô là trở thành một nhà truyền giáo. Tham dự Đại hội cùng một người bạn, Betkoski nói: “Chúng tôi muốn ở đây để sử dụng cho mục đích tốt đẹp. Vì vậy, chúng tôi sẵn sàng đón nhận sứ vụ của Người”. “Tôi thực sự hy vọng rằng mọi người sẽ được đổi mới khi biết rằng họ có thể có được tình bạn với Chúa Giêsu. Đó là điều tôi thực sự mong muốn, đó là mọi người có được tình bạn với Chúa Giêsu. Tôi muốn nói Người là bạn thân nhất của tôi”.

Link nội dung đầy đủ: https://giaophanmytho.net/giao-hoi-hoan-vu/dai-hoi-thanh-the-toan-quoc-hoa-ky-lan-thu-10-va-nhung-cam-nghiem-41470.html

 

 

33. Các giám mục Canđê: “Hai dân tộc, hai quốc gia là giải pháp cho hòa bình ở Thánh Địa”

Các giám mục Công giáo nghi lễ Canđê tập trung tại Baghdad để dự Thượng Hội đồng thường niên của Giáo hội Canđê với sự quan tâm đến vô số cuộc xung đột đang xé nát Trung Đông, đặc biệt tập trung vào tình hình ở khu vực Thánh địa.

Vatican News

Cuộc họp của các giám mục, do Đức Thượng phụ Louis Raphaël Sako chủ trì, đã diễn ra từ ngày 15 đến ngày 19 tháng 7 tại tòa thượng phụ Al-Mansour với nhiều chủ đề khác nhau được thảo luận. Các giám mục của Thượng Hội đồng đã bày tỏ “mối quan tâm sâu sắc” và “lên án bạo lực dưới mọi hình thức”. Do đó, các giám mục kêu gọi cộng đồng quốc tế thực hiện những nỗ lực nghiêm túc “để bảo vệ và khẳng định hòa bình trong mọi thời điểm”, nhằm “chấm dứt chiến tranh ngay lập tức”.

Về các giải pháp khả thi, các giám mục Canđê tán thành quan điểm mà Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhiều lần bày tỏ, đó là quan điểm về hai dân tộc ở hai “quốc gia láng giềng sống trong hòa bình, an ninh, ổn định và tin tưởng lẫn nhau”.

Các giám mục Canđê cũng nhìn đến những Kitô hữu sống trong khu vực, một dân tộc “đã phải chịu đau khổ rất nhiều trong hai thập kỷ qua do bị tước đoạt các quyền lợi, bị gạt ra ngoài lề xã hội, bị loại trừ khỏi xã hội và bị tịch thu của cải và tài sản”. Những việc lạm dụng “đã đẩy nhiều Kitô hữu đến chỗ phải di cư để tìm kiếm một môi trường tốt hơn”.

Do đó, các giám mục kêu gọi chính phủ “đối xử công bằng với cộng đồng Kitô giáo, tạo niềm tin và tăng cường hợp tác ở cấp quốc gia, tận dụng tài năng của mỗi người để phát triển đất nước này”. Thượng Hội đồng cũng kêu gọi chính phủ “tôn trọng đầy đủ các quyền của các Kitô hữu với tư cách là công dân, với quyền phát biểu và việc làm bình đẳng”.

Về tương lai của các Kitô hữu ở Trung Đông, Thượng Hội đồng của các giám mục nghi lễ Canđê lặp lại “lời kêu gọi hiệp nhất và liên đới của Thượng Phụ Sako. Đức tin và miền đất của chúng ta là những trụ cột sự hiệp nhất của chúng ta”.

Cuối cùng, Thượng Hội đồng “hy vọng rằng chính phủ, cùng với các bên, sẽ thực hiện các biện pháp cụ thể để xây dựng hòa bình và ổn định, bằng cách áp dụng luật pháp, khôi phục sự đoàn kết dân tộc, củng cố khái niệm công dân và cung cấp các dịch vụ công đầy đủ để đảm bảo một cuộc sống xứng đáng cho mọi công dân”, điều này cũng giải thích lời kêu gọi “ưu tiên lợi ích của người dân Iraq”.

Link nội dung đầy đủ: https://giaophanmytho.net/giao-hoi-hoan-vu/cac-giam-muc-cande-hai-dan-toc-hai-quoc-gia-la-giai-phap-cho-hoa-binh-o-thanh-dia-41477.html

 

 

34. Phản ứng của HĐGM Pháp và một số Giám mục về “những cảnh nhạo báng Kitô giáo” tại lễ khai mạc Olympic

Hội đồng Giám mục Pháp và một số Giám mục trên thế giới lấy làm tiếc về “những cảnh nhạo báng Kitô giáo” trong lễ khai mạc Thế vận hội Paris tối ngày 26/7, và cho rằng các Kitô hữu trên khắp các châu lục cảm thấy bị tổn thương vì những cảnh này.

Vatican News

Tâm điểm của những phê bình trên mạng xã hội là việc tái hiện bức tranh Bữa Tiệc Ly nổi tiếng của Leonardo da Vinci bởi khoảng 10 người nam chuyển giới, với trang phục sặc sỡ.

Trong một tuyên bố đưa ra ngay sáng hôm sau lễ khai mạc, ngày 27/7, Hội đồng Giám mục Pháp cho biết, nhiều vị lãnh đạo các Giáo hội Kitô đã bày tỏ tình liên đới với Giáo hội Công giáo Pháp về những cảnh nhạo báng Kitô giáo này.

Các Giám mục viết: “Chúng tôi nghĩ đến tất cả các Kitô hữu trên tất cả các châu lục đã bị tổn thương bởi sự quá đáng và khiêu khích của một số cảnh tượng. Chúng tôi hy vọng họ hiểu rằng lễ khai mạc Olympic vượt xa các khuynh hướng ý thức hệ của một số nghệ sĩ”.

Đức Tổng Giám Mục Charles Scicluna của Malta đã gửi tin nhắn tới Đại sứ Pháp tại Malta, bày tỏ “sự đau buồn và thất vọng sâu sắc trước sự xúc phạm đối với chúng tôi là các Kitô hữu trong lễ khai mạc Thế vận hội Paris 2024 khi một nhóm nghệ sĩ đồng tính chế giễu Bữa Tiệc Ly của Chúa Giêsu”.

Đức cha Andrew Cozzens, Chủ tịch Ủy ban Truyền giáo và Giáo lý của Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ, đã đưa ra tuyên bố kêu gọi người Công Giáo phản ứng trước sự việc ở Paris bằng việc cầu nguyện và ăn chay. Đề cập đến Đại hội Thánh Thể Quốc gia gần đây, Đức cha Cozzens viết: “Chúa Giêsu đã trải qua Cuộc Khổ nạn một lần nữa vào đêm thứ Sáu ở Paris khi Bữa Tiệc Ly của Người bị phỉ báng một cách công khai. Nước Pháp và toàn thế giới được cứu nhờ tình yêu tuôn đổ nhờ Thánh lễ đến với chúng ta qua Bữa Tiệc Ly. Được truyền cảm hứng từ nhiều vị tử đạo đã đổ máu để làm chứng cho sự thật của Thánh lễ, chúng ta sẽ không đứng sang một bên và lặng lẽ chịu đựng khi thế giới chế nhạo hồng ân lớn nhất của chúng ta từ Chúa Giêsu”.

Ngài nói tiếp: “Qua cầu nguyện và ăn chay, chúng ta cầu xin Chúa Thánh Thần ban sức mạnh cho chúng ta với nhân đức và sức mạnh để chúng ta có thể rao giảng Chúa Kitô - Chúa và là Đấng Cứu Độ chúng ta, hiện diện thực sự trong Bí tích Thánh Thể - vì vinh quang của Thiên Chúa và ơn cứu độ các linh hồn”.

Một Giám mục khác của Hoa Kỳ, Đức cha Robert Barron của Winona-Rochester, kêu gọi người Công Giáo “lên tiếng” để đáp lại điều mà ngài gọi là “sự nhạo báng trắng trợn về Bữa Tiệc Ly”.

Đức Tổng Giám Mục Fernando Chomali của Santiago de Chile bày tỏ sự thất vọng với “sự chế giễu kỳ cục về điều thiêng liêng nhất của người Công Giáo chúng ta là Bí tích Thánh Thể. Sự bất khoan dung của ‘người khoan dung’ không có giới hạn. Đây không phải là cách để xây dựng một xã hội huynh đệ. Chúng ta đã chứng kiến chủ nghĩa hư vô ở mức độ cao nhất,” ngài nói thêm.

Trong một bài đăng của Hội đồng Giám mục Đức, Đức cha Stefan Oster gọi cảnh “Bữa Tiệc Ly kỳ lạ” là “một điểm thấp và hoàn toàn không cần thiết trong việc dàn dựng”.

Link nội dung đầy đủ: https://giaophanmytho.net/giao-hoi-hoan-vu/phan-ung-cua-hdgm-phap-va-mot-so-giam-muc-ve-nhung-canh-nhao-bang-kito-giao-tai-le-khai-mac-olympic-41495.html