30/06/2024
1897
Điểm lại những sự kiện xảy ra trong tháng 06.2024 

 














 




ĐIỂM TIN THÁNG 06.2024

Thực hiện: Vp. Truyền thông

       

TIN GIÁO PHẬN MỸ THO

 

1. Giáo phận Mỹ Tho có thêm 6 tân phó tế

(WGPMT) sáng ngày 01.06.2024 Đức Cha Phêrô đã phong chức phó tế cho 6 thầy chủng sinh thuộc Giáo phận Mỹ Tho.

Lúc 09g30 ngày 01.06.2024 tại nhà thờ Chánh Tòa Mỹ Tho, Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm – Giám mục Giáo phận Mỹ Tho đã chủ sự thánh lễ phong chức phó tế cho 6 thầy chủng sinh. Đồng tế với ngài có đông đảo quý cha trong và ngoài giáo phận. Tham dự thánh lễ còn có quý tu sĩ, chủng sinh của giáo phận, quý thân nhân, ân nhân của các tân chức và bà con giáo dân ở các giáo xứ quý tiến chức từng mục vụ.

Các tiến chức gồm có:

1. Thầy Antôn Lê Tuấn Cường, sinh năm 1990, thuộc Giáo xứ Bến Siêu, Đồng Tháp;

2. Thầy Gioan Bt. Lê Duy Phương, sinh năm1990, thuộc Giáo xứ Fatima, Đồng Tháp;

3. Thầy Giuse Trần Quốc Thái, sinh năm 1988, thuộc Giáo xứ Đức Hòa, Long An;

4. Thầy Phêrô Bùi Bình Thạnh, sinh năm 1992, thuộc Giáo xứ Tân Quới, Đồng Tháp;

5. Thầy Emmanuel Nguyễn Văn Thành, sinh năm 1987, thuộc Giáo xứ Bến Dinh, Đồng Tháp;

6. Thầy Giuse Nguyễn Quang Vinh, sinh năm 1992, thuộc Giáo xứ Tín Đức, Tiền Giang.

Sau nghi thức truyền chức phó tế, thánh lễ diễn ra như thường lệ và kết thúc lúc 11g15. Đức Cha, quý cha cùng chụp hình lưu niệm với các tân phó tế tại cung thánh.

Link nội dung đầy đủ: https://giaophanmytho.net/giao-phan-my-tho/giao-phan-my-tho-co-them-6-tan-pho-te-41257.html



2. Có hơn 550 đoàn viên GĐPTTTCG Hành hương kính Các Thánh Tử Đạo Việt Nam và Lòng Thương Xót Chúa

Gioan Linh

BTT Gp. Mỹ Tho.

 

(WGPMT) Ngày 07.06.2024 Ban chấp hành Gia đình Phạt tạ Thánh Tâm Chúa Giêsu (GĐPTTTCG) Giáo phận Mỹ Tho đã tổ chức ngày hành hương cho các đoàn viên trong giáo phận.

Được biết, chương trình hành hương được bắt đầu lúc 13g30 gồm có 17 cha và hơn 550 đoàn viên từ 20 giáo xứ trong giáo phận có mặt tại Trung tâm Hành hương Ba Giồng (TTHH) để kính viếng cha Thánh Phêrô Nguyễn Văn Lựu và 27 anh hùng tử đạo. Các đoàn viên dâng hương, hôn xương thánh và học hỏi Năm Thánh 2025 do cha Giuse Nguyễn Văn Nhạn – cha Tổng linh hướng GĐPTTTCG Giáo phận Mỹ Tho hướng dẫn.

Sau khi kính viếng các thánh tử đạo xong, lúc 15g00 các đoàn viên di chuyển về Trung tâm Mục vụ (TTMV) Giáo phận, số 23 Lý Thường Kiệt, phường 6, Tp. Mỹ Tho, Tiền Giang. Tại nơi đây, các đoàn viên cùng đọc kinh kính Lòng Thương Xót Chúa, hiệp dâng thánh lễ lúc 17g00 do cha Phaolô Trần Kỳ Minh - cha Tổng Đại diện Giáo phận Mỹ Tho chủ tế.

Ngày hành hương Kết thúc lúc 18g00, các đoàn viên ra về trong niềm tin yêu và dấn thân hơn trong sứ vụ loan báo Tin Mừng của Chúa đến với mọi người.

Link nội dung đầy đủ: https://giaophanmytho.net/giao-phan-my-tho/co-hon-550-doan-vien-gdptttcg-hanh-huong-kinh-cac-thanh-tu-dao-viet-nam-va-long-thuong-xot-chua-41282.html

 

3. Hơn 150 cha Giáo phận Mỹ Tho dự tuần thường huấn linh mục 2024

 

Gioan Linh

BTT Gp. Mỹ Tho

(WGPMT) – Chiều ngày 10.06.2024 quý cha trong giáo phận tập trung về Trung tâm Mục vụ (TTMV) dự tuần thường huấn linh mục năm 2024.

Theo lời dạy của Chúa Giêsu: “Anh em hãy nên hoàn thiện, như Cha anh em trên trời là Đấng hoàn thiện” (Mt 5, 48). Thường huấn linh mục là một việc trường kỳ đã xuất hiện ngay từ đầu trong lịch sử của Hội Thánh, nhằm giúp cho các linh mục được thăng tiến phẩm chất truyền giáo và mục vụ cũng như căn tính và đời sống của linh mục.

Theo đó, Giáo phận Mỹ Tho được Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm – Giám mục Giáo phận Mỹ Tho tổ chức tuần thường huấn linh mục cho quý cha trong giáo phận từ 10 đến 14.06.2024 tại TTMV Giáo phận (23 Lý Thường Kiệt, phường 6, Tp. Mỹ Tho, Tiền Giang).

Dự tuần thường huấn có Đức Cha Phêrô, cha Gioan Bùi Thái Sơn – Đại diện Tư pháp Tổng Giáo phận Sài Gòn, cha Phaolô Nguyễn Thành Sang - Cha giáo Đại Chủng Viện Thánh Giuse Sài Gòn và hơn 150 cha đang phục vụ tại các giáo xứ trong giáo phận.

Lúc 6g00 sáng 11.06 Đức Cha Phêrô chủ sự thánh lễ cùng với quý cha cầu nguyện cho tuần thường huấn. Sau đó, lúc 8g00 tại Hội trường Trung tâm Mục vụ, Đức Cha Phêrô long trọng tuyên bố khai mạc tuần thường huấn linh mục Giáo phận Mỹ Tho 2024.

Được biết trong bốn ngày thường huấn, quý cha lắng nghe các bài thuyết trình và thảo luận chung theo từng nhóm giáo hạt về những đề tài liên quan đến đức tin và hôn nhân gia đình theo luật của Giáo Thánh Công giáo, do cha Gioan Bùi Thái Sơn và cha Phaolô Nguyễn Thành Sang hướng dẫn.

Link nội dung đầy đủ: https://giaophanmytho.net/giao-phan-my-tho/hon-150-cha-giao-phan-my-tho-du-tuan-thuong-huan-linh-muc-41287.html

 

4. Gp. Mỹ Tho: Bế mạc tuần thường huấn linh mục 2024

Gioan Linh

BTT Gp. Mỹ Tho

 

(WGPMT) Sáng ngày 14.06.2024, tại lễ đài Lòng Chúa Thương Xót - Trung tâm Mục vụ Giáo phận Mỹ Tho, Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm – Giám mục Giáo phận Mỹ Tho chủ sự Thánh lễ bế mạc, kết thúc tuần thường huấn linh mục Giáo phận Mỹ Tho năm 2024.

Trước đó, sáng 11.06.2024 Đức Cha Phêrô chủ sự thánh lễ cùng với quý cha cầu nguyện cho tuần thường huấn. Sau đó, lúc 8g00 tại Hội trường Trung tâm Mục vụ, Đức Cha long trọng tuyên bố khai mạc tuần thường huấn linh mục Giáo phận Mỹ Tho 2024.

Tuần thường huấn diễn ra từ ngày 10 đến 14.06.2024, quý cha được cha Gioan Bùi Thái Sơn – Đại diện Tư pháp Tổng Giáo phận Sài Gòn và cha Phaolô Nguyễn Thành Sang - Cha giáo Đại Chủng Viện Thánh Giuse Sài Gòn hướng dẫn, học hỏi tuyên ngôn Dignitas Infinita và những quy định về thủ tục hôn phối áp dụng cho toàn Giáo hội tại Việt Nam.

Lúc 10g00 ngày 13.06.2024, cha Phaolô Trần Kỳ Minh - Tổng đại diện Giáo phận Mỹ Tho đại diện quý cha trong giáo phận cám ơn Đức Cha Phêrô đã tổ chức tuần thường huấn linh mục cho quý cha trong giáo phận, đây là thời gian quý báu để quý cha cùng sống với Chúa trong các giờ đạo đức, thiêng liêng và cùng sống với nhau trong các giờ học hỏi, thảo luận. Ngoài ra, cha Phaolô còn cám ơn cha Gioan Bùi Thái Sơn đã đến hướng dẫn quý cha những quy định về thủ tục hôn phối. Đây là những vấn đề cần thiết khi quý cha làm mục vụ trong các giáo xứ.

Lúc 5g45 sáng ngày 14.06.2024, Đức Cha Phêrô chủ sự Thánh lễ bế mạc, kết thúc tuần thường huấn linh mục Giáo phận Mỹ Tho năm 2024. Đồng tế với ngài có quý cha tham dự tuần thường huấn. Tham dự thánh lễ có bà còn giáo dân các giáo xứ trong Tp. Mỹ Tho.

Trong bài giải, Đức cha khởi đi từ tám mối phúc: “Phúc cho ai có tâm hồn nghèo khó vì Nước Trời là của họ” (Mt 5,3). Ngài nói: Nước Trời là giá trị tuyệt đối. Vì thế, người ta dám hy sinh cả phần thân thể của mình để sống cho Nước Trời. Cách riêng nơi các linh mục dâng hiến cả con người và cuộc đời của mình để phục vụ Nước Trời, đời sống độc thân của linh mục là vì Nước Trời, vì Chúa Kitô. Nên khi thi hành tác vụ linh mục, là rao giảng Nước Trời, là mang lại sự sống Nước Trời đến cho con người. Sau cùng, Đức Cha mời gọi mọi người hãy cầu nguyện cũng như góp ý chân thành cho các linh mục để các ngài có thể sống một cách tốt nhất như lòng Chúa mong muốn.”

Sau đó, thánh lễ diễn ra như thường lệ và kết thúc lúc 7g00, quý cha trở về nhiệm sở của mình với ước mong đem lại nhiều hoa trái thiêng liêng trong đời sống mục vụ.

Danh sách bổ nhiệm và thuyên chuyển linh mục Giáo Phận Mỹ Tho năm 2024

Link nội dung đầy đủ: https://giaophanmytho.net/giao-phan-my-tho/gp-my-tho-be-mac-tuan-thuong-huan-linh-muc-2024-41296.html

 

5. 200 y bác sĩ đến Giáo xứ Thủ Ngữ khám chữa bệnh miễn phí cho bà con dân nghèo

Bài viết: Anna Thuỳ Dương

BTT Giáo phận Mỹ Tho

 

(WGPMT) Sáng ngày 16.06.2024 khoảng 200 y bác sĩ từ Tp. Hồ Chí Minh (TPHCM) đến Giáo xứ Thủ Ngữ khám bệnh miễn phí cho bà con trong và ngoài giáo xứ.

Nhằm chăm lo sức khoẻ cho bà con giáo dân, tạo điều kiện để bà con được khám chữa bệnh, Ngày 16.06.2024 Cha Phanxico Savie Trương Quý Vinh - Cha sở Giáo xứ Thủ Ngữ đã kết nối với đoàn y bác sĩ từ các bệnh viện TPHCM về khám chữa bệnh miễn phí cho bà con. Cùng đồng hành với các y bác sĩ trong chương trình khám bệnh này có khoảng 150 tình nguyện viên của giáo xứ cùng tham gia.

Từ 06g30 đông đảo bà con giáo dân đã có mặt tại giáo xứ để chờ nhận số thứ tự khám bệnh. Đến 08g00 y bác sĩ bắt đầu khám bệnh. Tại đây, bà con được đo huyết áp, test đường huyết, khám tổng quát, khám phụ khoa, siêu âm, đo điện tim, chụp X quang, đo khám mắt…, với các máy móc tiên tiến, hiện đại phục vụ cho công tác khám chữa bệnh.

Mặc dù số lượng bà con đến khám chữa bệnh rất đông, lên đến gần 2000 người, nhưng dưới sự điều hành của cha Ambrôsiô Nguyễn Bảo Trị - Cha phó Gx. Thủ Ngữ, mọi việc đều diễn ra trong trật tự và đúng tiến độ. Bà con ai cũng háo hức, chờ đợi trong sự vui tươi. Khi được hỏi cảm nhận của bà con về chương trình khám chữa bệnh này. Chị Nguyễn Thị Trinh – lương dân cho hay: “Tôi cảm thấy rất vui vì qua chương trình này giúp cho những người không có điều kiện được đi khám bệnh, rất biết ơn những việc làm ý nghĩa này”. Cô Hương – người công giáo: “Cha thương bà con, giúp đỡ cho những người nghèo, đơn chiếc không có điều kiện, cô rất cảm kích Cha”.

Bên cạnh việc khám chữa bệnh, quý cha trong giáo xứ còn chuẩn bị những phần ăn: bánh mì, bánh bao, nước lọc phục vụ cho bà con đến khám chữa bệnh. Sau khi khám bệnh xong, bà con nhận thuốc theo toa của bác sĩ và một phần quà do Hội bảo trợ và các nhà hảo tâm tặng.

Mặc dù thời tiết hôm nay cũng khá oi bức và thời gian khám chữa bệnh cho bà con đến 17g30 mới kết thúc, nhưng các y bác sĩ vẫn rất vui vẻ, nhiệt tình, làm việc hết công sức của mình để mong đem hết chuyên môn nghiệp vụ phục vụ cho bà con, rất biết ơn, cảm kích nghĩa cử cao đẹp của các y bác sĩ.

Link nội dung đầy đủ: https://giaophanmytho.net/giao-phan-my-tho/200-y-bac-si-den-giao-xu-thu-ngu-kham-chua-benh-mien-phi-cho-ba-con-giao-dan-41307.html

 

 

6. Thiếu nhi hạt Mỹ Tho yêu Chúa

Bài viết và hình ảnh: Anna Thuỳ Dương

BTT hạt Mỹ Tho

 

(WGPMT) Sáng ngày 20.06.2024 Giáo xứ Thủ Ngữ (GXTN) hân hoan chào đón các bạn thiếu nhi trong  hạt  Mỹ Tho về tham dự trại hè.

Ngày 20.06.2024, được sự thống nhất của quý cha trong hạt Mỹ Tho, GXTN được chọn là địa điểm tổ chức ngày trại cho các em thiếu nhi trong hạt. Từ 06g30 thiếu nhi GXTN đã tập trung đông đủ tại sân nhà thờ để chào đón các bạn thiếu nhi trong hạt về tham dự trại hè. Đúng 07g00 các bạn thiếu nhi từ các giáo xứ: Rạch Cầu, Antôn, Vàm Kinh, Tân Phước, Bình Tạo, Bà Từ, An Đức, Chánh Toà, Nữ Vương Hoà Bình, Rạch Thiên, Chợ Cũ, Cồn Bà, Hoà Định, Hoà Bình, Cái Bè, và Thánh Tâm đã có mặt đông đủ tại GXTN để gặp gỡ, vui chơi với nhau. Cùng tham dự với các em có sự góp mặt của quý cha, quý thầy, quý Soeurs, quý anh chị huynh trưởng.

Trước khi bắt đầu ngày trại, các em tập trung vào nhà thờ viếng Chúa, dâng lên Chúa lời tạ ơn và xin Chúa chúc lành cho các em trong ngày trại được mọi sự tốt đẹp. Sau đó, cha Phanxicô Saviê Trương Quý Vinh - Cha sở GXTN có đôi lời với các em: “Cha chúc các con một ngày thật vui, chơi hết mình”. Cha cũng gửi lời cám ơn đến quý cha, quý Soeurs, quý huynh trưởng đã cộng tác tổ chức ngày trại cho các em.

Tiếp lời cha là bài múa chủ đề “Vì yêu Chúa” do các em thiếu nhi trong GXTN thể hiện. Buổi sáng, các em sẽ được tham gia sinh hoạt tập thể với các bài múa vui tươi, sôi động, dưới sự hướng dẫn của các anh chị huynh trưởng, thi đua các trò chơi có thưởng: làm chuỗi mân côi, chuyền thun, xỏ kim, tìm ngọc… nét vui tươi, rạng rỡ hiện rõ trên khuôn mặt các em khi tham gia các trò chơi.

Lúc 10g30 các em tham gia phần thi  “Đố vui giáo lý kinh thánh”. Tại đây, các em có dịp ôn lại những kiến thức giáo lý đã học, trao dồi thêm những kiến thức mới. Các đội sẽ trải qua 3 vòng thi: khởi động, vượt chướng ngại vật, về đích. Các em tham gia rất sôi nổi, tích cực để mong giành chiến thắng và rinh phần thưởng về cho đội mình. Đến 11g30 các em được giải lao, nghĩ ngơi, dùng cơm trưa và được thưởng thức các tiết mục văn nghệ do các bạn từ các giáo xứ thể hiện.

Mặc dù các em về tham dự trại hè cũng khá đông, khoảng 434 em nhưng dưới chuẩn bị chu đáo của cha đặc trách thiếu nhi hạt Mỹ Tho Ambrosio Nguyễn Bảo Trị - cha phó GXTN và quý anh chị huynh trưởng GXTN, cùng với tiết trời mát mẻ, dễ chịu nên ngày trại diễn ra trong trật tự, vui tươi và phấn khởi. Khi được hỏi về “cảm xúc khi được tham dự trại hè, em Dung - Giáo xứ Cái Bè cho biết:  “Mỗi khi giáo hạt tổ chức trại em đều tham gia, em rất vui khi được tham dự và thấy được tình hiệp nhất giữa các đội”. Em Phong Nhã - GXTN “Em cảm thấy mệt, nhưng rất vui vì được gặp gỡ nhiều người ở các giáo xứ khác, kết thân được với các bạn ở trong đội”.

Buổi chiều, các em tham gia trò chơi lớn “giải mật thư”,  đây là trò chơi tốn nhiều công sức và thời gian nhất, đòi hỏi các em phải thật nhanh nhẹn, nhạy bén và mang tính đồng đội rất cao, nhưng các em vẫn quyết tâm chơi đến cùng và giành chiến thắng. Sau cùng, đại diện một bạn trong giáo xứ cám ơn quý cha, quý Soeurs và anh chị huynh trưởng. Mặc dù trại hè chỉ diễn ra vỏn vẹn trong một ngày và kết thúc lúc 16g30 nhưng cũng đọng lại trong các em nhiều cảm xúc, những mối thân giao và những kiến thức bổ ích.

Link nội dung đầy đủ: https://giaophanmytho.net/giao-phan-my-tho/thieu-nhi-hat-my-tho-yeu-chua-41329.html

 

7. Gp. Mỹ Tho: Tập huấn thường kỳ GĐPTTTCGS năm 2024

Dom Xuân

BTT hạt Tân An

 

(WGPMT) - Ban chấp hành Gia đình Phạt tạ Thánh Tâm Chúa Giêsu Giáo phận Mỹ Tho có buổi tập huấn thường kỳ 2024 cho 81 đoàn viên thuộc 32 xứ đoàn trong giáo phận.

Ngày 21.06.2024, Ban chấp hành Gia đình Phạt tạ Thánh Tâm Chúa Giêsu (BCH GĐPTTTCGS) Giáo phận Mỹ Tho đã tổ chức buổi Tập huấn thường kỳ 2024 cho các đoàn viên các hạt: Mỹ Tho, Tân An, Cái Bè từ 08g00 đến 11g45 ngày 21.06.2024 tại Hội trường Giáo xứ Tân An, số 380, Quốc lộ 1A, phường 4, Tp.Tân An, Long An.

Thành phần tham gia tập huấn gồm có cha Vinhsơn Nguyễn Văn Hồng – Tổng Linh hướng GĐPTTTCG Việt Nam, cha Giuse Nguyễn Văn Nhạn – Cha sở Gx. Tân An - Tổng Linh hướng GĐPTTTCG Giáo phận Mỹ Tho, quý cha linh hướng và 81 đoàn viên thuộc 32 xứ đoàn trong Giáo phận Mỹ Tho.

Nội dung tập huấn triển khai và hướng dẫn một số hoạt động cho các xứ đoàn theo tinh thần Đại hội GĐPT toàn quốc khoá 2024-2029.

Link nội dung đầy đủ: https://giaophanmytho.net/giao-phan-my-tho/gp-my-tho-hop-mat-thuong-ky-gdptttcgs-nam-2024-41328.html

 


8. Mừng bổn mạng Đức Cha Phêrô và Cha Tổng Đại Diện

Bài viết: Anna Thuỳ Dương
Hình: Phêrô Bằng
BTT hạt Mỹ Tho

 

(WGPMT) Lúc 17g45 ngày 29.06.2024 đại diện quý cha trong giáo phận cùng hiệp dâng thánh lễ và mừng bổn mạng Đức Cha Phêrô - Giám mục Giáo phận Mỹ Tho, cha Phaolô Trần Kỳ Minh - Cha Tổng Đại Diện Giáo phận Mỹ Tho tại Nhà thờ Chánh Tòa.

Trước khi bắt đầu thánh lễ, Cha Giacôbê Hà Văn Xung – Cha sở Giáo xứ Chánh Tòa đại diện quý cha, mừng bổn mạng Đức Cha Phêrô “Cảm tạ Chúa đã thương ban cho Giáo phận Mỹ Tho một vị mục tử nhiệt thành với trọn tình yêu dâng hiến, hy sinh quên mình. Đức Cha luôn quan tâm đến từng giáo xứ, từng giáo điểm và khôn ngoan sắp xếp những mục tử phụ giúp Đức Cha chăm sóc đoàn chiên, luôn kêu gọi mọi người sống yêu thương, xây dựng tình hiệp thông trong giáo phận. Đức Cha nuôi dưỡng đời sống đức tin đoàn chiên qua các bài viết “Câu chuyện đầu tuần”, những câu chuyện ngắn gọn, xúc tích mà Đức Cha muốn gửi đến cho dân Chúa về suy nghĩ và chọn cho mình lối sống phù hợp Tin Mừng trong lòng xã hội hôm nay. Tiếp đến, cha Giacôbê chúc mừng Cha Tổng Đại Diện “Ở nơi cha có một tình yêu mãnh liệt đối với Chúa được thể hiện qua sự nhiệt thành, lòng quảng đại trong các công việc được giao phó. Cha phụ giúp Đức Cha hoàn thành 2 ngôi nhà tại Trung Tâm Mục Vụ. Cuộc đời linh mục của cha đã thể hiện bằng cuộc đời của thánh quan Thầy là yêu mến Chúa và yêu mến Hội Thánh”. Sau cùng, cha cũng chúc mừng quý cha đang hiện diện có bổn mạng Thánh Phêrô và Thánh Phaolô tông đồ, bằng những bó hoa tươi thắm để thể hiện lòng biết ơn, sự yêu mến.

Sau đó, thánh lễ diễn ra như thường lệ trong sự trang nghiêm và sốt sắng. Trong bài giảng, Đức Cha Phêrô chia sẻ: “Tại sao có đau khổ và sự chết? Thiên Chúa không làm ra cái chết. Người sáng tạo mọi loài cho chúng hiện hữu, mọi loài thọ tạo đều hữu ích cho sinh linh, chẳng loài nào mang chất độc huỷ hoại. Chính vì quỷ dữ ghen tị mà cái chết đã xâm nhập thế gian. Thiên Chúa tạo dựng mọi sự tốt đẹp, nhưng sở dĩ có đau khổ, sự chết là do ma quỷ gieo rắc sự chết và cám dỗ con người, nên đau khổ và sự chết tràn lan”.

Sau lời nguyện hiệp lễ, Đức Cha Phêrô thay lời Cha Tổng Đại Diện và quý cha cám ơn Cha sở Giáo xứ Chánh Tòa, quý cha, quý tu sĩ, quý ông bà anh chị em đã tổ chức và hiệp dâng thánh lễ không những cầu nguyện mà còn chúc mừng quý anh em trong ngày lễ kính 2 thánh tông đồ Phêrô và Phaolô”. Kết lời Đức Cha Phêrô ban phép lành cuối lễ lúc 18g47.

 

Link nội dung đầy đủ: https://giaophanmytho.net/giao-phan-my-tho/mung-bon-mang-duc-cha-phero-va-cha-tong-dai-dien-41366.html

 

 

TIN GIÁO HỘI VIỆT NAM

 

1. Chủ tịch nước Tô Lâm gặp mặt lãnh đạo các tổ chức tôn giáo

WHĐ (13.06.2024) – Chiều 13/6/2024, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp mặt thân mật Đoàn đại biểu chức sắc, chức việc, lãnh đạo các tổ chức tôn giáo nhằm biểu dương, tôn vinh, khích lệ lãnh đạo chức sắc, phát huy truyền thống “phụng đạo, yêu nước”, tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc.

Cuộc gặp mặt có sự tham gia của các lãnh đạo, chức sắc 45 tổ chức tôn giáo thuộc 16 tôn giáo đã được Đảng, Nhà nước công nhận.

Đại diện Giáo hội Công giáo Việt Nam tham dự cuộc gặp mặt có:

1) Đức Tổng Giám mục Giuse Nguyễn Năng, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam

2) Đức Tổng Giám mục Giuse Vũ Văn Thiên, Phó Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam

3) Đức Tổng Giám mục phó Giuse Đặng Đức Ngân, Tổng Giám mục phó Tổng Giáo phận Huế

4) Đức Giám mục Tôma Vũ Đình Hiệu, Giám mục Giáo phận Bùi Chu

5) Đức Giám mục Vinh Sơn Nguyễn Văn Bản, Giám mục Giáo phận Hải Phòng

6) Đức Giám mục Giuse Châu Ngọc Tri, Giám mục Giáo phận Lạng Sơn - Cao Bằng

7) Đức Giám mục Phêrô Kiều Công Tùng, Giám mục Giáo phận Phát Diệm

8) Đức Giám mục Emmanuel Nguyễn Hồng Sơn, Giám mục Giáo phận Bà Rịa

9) Đức Giám mục Giuse Đỗ Quang Khang, Giám mục Giáo phận Bắc Ninh

10) Linh mục Giuse Đào Nguyên Vũ, Chánh Văn phòng Hội đồng Giám mục Việt Nam

11) Linh mục Anphongso Phạm Hùng, Thư ký Giáo tỉnh Hà Nội

Phát biểu tại buổi gặp mặt, đại diện các tôn giáo đã giới thiệu những hoạt động thiết thực, bổ ích, cụ thể tham gia chung sức cùng cộng đồng, bảo đảm an sinh xã hội, đồng thời bày tỏ tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, đất nước Việt Nam, cũng như các tôn giáo sẽ tiếp tục có những thành tựu mới trên con đường phát triển.

Theo Thứ trưởng Bộ Nội vụ Vũ Chiến thắng, tính đến tháng 5/2024, Nhà nước đã công nhận và cấp đăng ký hoạt động cho 43 tổ chức thuộc 16 tôn giáo, với trên 27 triệu đồng bào theo đạo (chiếm trên 27% dân số cả nước), trong đó, có trên 54.000 chức sắc, 135.500 chức việc; trên 29.600 cơ sở thờ tự tôn giáo và khoảng trên 54.000 cơ sở tín ngưỡng.

Tại buổi gặp mặt, bày tỏ vui mừng được đón tiếp đoàn chức sắc lãnh đạo các tổ chức tôn giáo tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Tô Lâm chuyển lời thăm hỏi ân cần, sâu sắc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tới các vị lãnh đạo, chức sắc các tổ chức tôn giáo cũng như toàn thể đồng bào tôn giáo, có đạo trên cả nước.

Điểm lại những đóng góp của các tổ chức tôn giáo vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước kể từ khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, Chủ tịch nước Tô Lâm cho biết, Đảng và Nhà nước ta luôn tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân, coi đó là nhu cầu chính đáng của một bộ phận nhân dân, khẳng định đạo đức tôn giáo có nhiều điều phù hợp với đạo đức truyền thống của dân tộc và công cuộc xây dựng xã hội mới; luôn quan tâm, tạo điều kiện để đồng bào các tôn giáo được sinh hoạt tôn giáo bình thường và khuyến khích các việc làm ích nước, lợi nhà, đóng góp xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh.

Chủ tịch nước bày tỏ tin tưởng rằng các tổ chức tôn giáo, các vị chức sắc và đồng bào tôn giáo, có đạo sẽ phát huy tốt hơn nữa những giá trị của đạo đức tôn giáo, tiếp tục đồng hành cùng dân tộc, tích cực đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. 

Nhân dịp này, Chủ tịch nước Tô Lâm đã tặng quà cho đại biểu lãnh đạo, chức sắc các tổ chức tôn giáo tham gia cuộc gặp mặt.

Theo baochinhphu.vn (13.06.2024)
(Nguồn: WHĐ)

Link nội dung đầy đủ: https://giaophanmytho.net/giao-hoi-viet-nam/chu-tich-nuoc-to-lam-gap-mat-lanh-dao-cac-to-chuc-ton-giao-41301.html

 

 

2. Đại diện Giáo hội Việt Nam cùng chào đón Đức Thánh Cha tông du Singapore

WHĐ (27.06.2024) – Nhận lời mời của Đức Hồng Y William Goh, Tổng Giám Mục Singapore, các Hội đồng Giám mục quốc gia thành viên của Liên Hội đồng Giám mục Châu Á (FABC) sẽ cử đoàn đại diện tham dự Thánh lễ đại triều do Đức Thánh Cha Phanxicô chủ sự tại Sân vận động quốc gia Singapore vào ngày 12 tháng 9 sắp tới. Truyền thông của Hội đồng Giám mục (HĐGM) Việt Nam đã phỏng vấn linh mục Giuse Đào Nguyên Vũ, Chánh Văn phòng HĐGM để biết thông tin về sự kiện này.
 

Hỏi: Thưa cha Chánh Văn phòng, được biết cha vừa có cuộc họp với Ban Tổ chức chuyến tông du của Đức Thánh Cha Phanxicô đến Singapore (Ban Tổ chức); cha Giuse có thể chia sẻ những thông tin chuẩn bị cho sự kiện này?

Trả lời: Vâng, chiều thứ Sáu ngày 21 tháng 6 vừa qua tôi có cuộc họp với Đại diện Ban Tổ chức để học hỏi cách Giáo hội Singapore tổ chức và tiếp đón Đức Thánh Cha đến Singapore. Đây là chuyến tông du dài ngày nhất của Đức Thánh Cha Phanxicô đến bốn quốc gia Indonesia, Papua New Guinea, Timor Leste và Singapore từ ngày 2 đến 13 tháng 9 năm nay.

Hỏi: Trong số bốn quốc gia của chuyến tông du này, đại diện Giáo hội Việt Nam có tham gia đi nước nào không, thưa cha Giuse?

Trả lời: Thông thường, Hội đồng Giám mục các quốc gia đón tiếp Đức Thánh Cha sẽ mời các Giáo hội địa phương thông qua HĐGM sở tại và tuỳ thuộc vào điều kiện cơ sở vật chất của từng quốc gia tổ chức. Vì Đức Tổng Giám mục Đại diện thường trú của Toà Thánh tại Việt Nam cũng kiêm nhiệm Sứ Thần Toà Thánh bên cạnh Nhà nước Singapore nên ngay từ đầu đã có chương trình tham dự Thánh lễ với Đức Thánh Cha tại Singapore.

Hỏi: Cha có thể chia sẻ thông tin về đoàn Việt Nam cũng như các điều kiện để tham gia đoàn?

Trả lời: Đáp lại lời mời của Đức Hồng Y Goh, sắp tới đây cũng sẽ có các thành phần đại diện từ Việt Nam đi Singapore. So với các chuyến tông du châu Á trong những năm qua, Ban Tổ chức chuyến tông du tại Singapore quy định nghiêm ngặt hơn; ví dụ: các linh mục có Mẫu điền thông tin riêng và chữ ký xác nhận, đóng dấu của Đấng bản quyền (giám mục giáo phận hoặc Bề trên dòng tu) xác nhận nhân thân đối với từng cá nhân; mỗi người tín hữu (tu sĩ hoặc giáo dân) có Mẫu điền thông tin từng người một bao gồm cả hộ chiếu, email, điện thoại di động, giáo phận và giáo xứ, rồi ký tên cam kết các điều kiện tham dự đối với từng cá nhân; Thẻ vào cửa phải đúng tên theo hộ chiếu – không chuyển nhượng cho người khác được. Hơn nữa, mỗi quốc gia có số lượng rất giới hạn và đại diện HĐGM chịu trách nhiệm tổ chức đoàn tham dự của quốc gia mình.

Vì thế, Văn phòng HĐGM Việt Nam chỉ có thể đảm nhận thông báo và ghi danh của quý Đức Cha và quý Cha; và giao việc tiếp nhận ghi danh cho một đơn vị tổ chức hành hương đảm nhận. Cũng cần biết rõ vì HĐGM VN không đủ điều kiện tổ chức và không có giấy phép kinh doanh dịch vụ du lịch.

Hỏi: Vậy các tu sĩ và giáo dân muốn tham gia thì liên hệ ghi danh ở đâu?

Trả lời: Trước hết, cần hiểu rõ tinh thần tổ chức và tham dự các chuyến tông du, là một chuyến đi hành hương và bày tỏ tình hiệp thông của Giáo hội hoàn vũ một cách cụ thể qua sự hiện diện cùng Hội Thánh địa phương và với Đức Thánh Cha. Vì thế, Công ty CP Truyền thông Du lịch Việt đã được uỷ thác thực hiện các chuyến hành hương chính thức từ Việt Nam đến Myanmar (2017), Thái Lan (2019), Nhật Bản (2019), Mông Cổ (2023) để tham gia chuyến tông du của Đức Thánh Cha Phanxicô. Anh chị em tín hữu có thể liên hệ thông tin và ghi danh qua email hanhhuong@dulichviet.com.vn hoặc 0984117188 (chị Anna Trang), 0913142294 (anh Gioan Baotixita Đạt).

Hỏi: Xin cha Chánh Văn phòng xác nhận vì có khá nhiều thông tin và nguồn tin khác biệt: Đức Thánh Cha Phanxicô có tông du đến Việt Nam không?

Trả lời: Tôi chưa nghe thông báo từ Đức Tổng Giám Mục Chủ tịch HĐGM Việt Nam và vị Đại diện Toà Thánh thường trú tại Việt Nam. Cám ơn Truyền thông và anh chị em.

(Nguồn: WHĐ)

Link nội dung đầy đủ: https://giaophanmytho.net/giao-hoi-viet-nam/dai-dien-giao-hoi-viet-nam-cung-chao-don-duc-thanh-cha-tong-du-singapore-41361.html

 

 

TIN GIÁO HỘI HOÀN VŨ

1. ĐTC Phanxicô mời gọi Hiệp hội Công nhân Kitô giáo Ý gần gũi người dân như cách của Chúa Giêsu

Sáng ngày 1/6/2024, gặp gỡ các thành viên của các Hiệp hội Công nhân Kitô giáo của Ý, được gọi tắt là ACLI, nhân kỷ niệm 80 năm thành lập, Đức Thánh Cha mời gọi họ tiếp tục nuôi dưỡng và thực hiện các giá trị Kitô giáo theo 5 phong cách mà ngài tin là nền tảng cho hành trình của họ: bình dân, hiệp hành, dân chủ, hòa bình và Kitô giáo.

Hồng Thủy - Vatican News

Trong bài diễn văn, trước hết Đức Thánh Cha cùng ACLI tạ ơn Chúa, Đấng đã đồng hành và hỗ trợ họ trên con đường này, đồng thời cũng truyền cảm hứng cho nhiều người, thông qua ACLI, đã cống hiến cuộc đời mình để phục vụ người lao động, người hưu trí, giới trẻ, người nước ngoài và nhiều người đang gặp hoàn cảnh khó khăn". Ngài nói: "ACLI là nơi có thể gặp gỡ những 'vị thánh hàng xóm', những người không xuất hiện trên trang nhất các tờ báo, nhưng đôi khi họ thực sự thay đổi mọi thứ, theo hướng tốt đẹp!".

Và Đức Thánh Cha chia sẻ với các thành viên của ACLI 5 đặc điểm của phong cách mà ngài tin là nền tảng cho hành trình của họ.

Phong cách bình dân

Đầu tiên là phong cách bình dân. "Đó không chỉ là việc gần gũi với mọi người mà còn là việc trở thành một phần của mọi người. Nó có nghĩa là sống và chia sẻ những niềm vui, thử thách thường ngày của cộng đồng, học hỏi những giá trị và trí tuệ của những con người giản dị. Đức Thánh Cha nói rằng "Trong bối cảnh của một xã hội phân mảnh và một nền văn hóa chủ nghĩa cá nhân, chúng ta rất cần những nơi mà mọi người có thể trải nghiệm cảm giác thân thuộc đầy sáng tạo và năng động này, giúp chuyển từ 'tôi' sang 'chúng ta', cùng nhau phát triển các dự án vì lợi ích chung và để cùng nhau phát triển.

Phong cách hiệp hành

Thứ hai là phong cách hiệp hành. Làm việc cùng nhau, cộng tác vì lợi ích chung là điều cơ bản. Đức Thánh Cha giải thích: "Phong cách hiệp hành này được làm chứng bằng sự hiện diện của những người thuộc các tầm nhìn văn hóa, xã hội, chính trị và thậm chí cả tầm nhìn giáo hội khác nhau, và những người đang ở đây với quý vị hôm nay". Ngài nói rằng sự đa dạng và không ngừng nghỉ - theo nghĩa tích cực - giúp họ đồng hành cùng nhau và cũng hòa nhập với các lực lượng khác của xã hội, kết nối và thúc đẩy các dự án chung.

Phong cách dân chủ

Đặc điểm thứ ba là phong cách dân chủ. Đức Thánh Cha nhận định rằng trung thành với tính dân chủ luôn là nét đặc trưng của ACLI. Ngày nay chúng ta rất cần nó. "Dân chủ là xã hội trong đó thực sự có chỗ cho tất cả mọi người, trên thực tế chứ không chỉ trong các tuyên bố hay trên giấy tờ". Ngài nhận định: "Đây là lý do tại sao rất nhiều công việc quý vị làm lại quan trọng, đặc biệt là hỗ trợ những người có nguy cơ bị gạt ra ngoài lề xã hội: những người trẻ, những người đặc biệt nhắm đến các sáng kiến đào tạo chuyên nghiệp; phụ nữ, những người thường xuyên phải chịu đựng những hình thức phân biệt đối xử và bất bình đẳng; những người lao động và người di cư mong manh nhất, những người trong ACLI tìm được ai đó có khả năng giúp họ được tôn trọng các quyền của mình; và cuối cùng là những người già và những người về hưu, những người rất dễ bị xã hội 'bỏ rơi'".

Phong cách hòa bình

Thứ tư là phong cách hòa bình, tức là phong cách của những người kiến ​​tạo hòa bình. Đức Thánh Cha chia sẻ sự dấn thân và cầu nguyện cho hòa bình của ACLI. Ngài nói: "ACLI là tiếng nói của một nền văn hóa hòa bình, một không gian để khẳng định rằng chiến tranh không bao giờ là 'không thể tránh khỏi' trong khi hòa bình luôn có thể xảy ra; và điều này áp dụng cả trong quan hệ giữa các quốc gia cũng như trong đời sống gia đình, cộng đồng và tại nơi làm việc". Ngài nói tiếp: "Những người biết cách giữ quan điểm rõ ràng sẽ xây dựng hòa bình, nhưng đồng thời cố gắng xây dựng những nhịp cầu, lắng nghe và hiểu biết các bên liên quan khác nhau, thúc đẩy đối thoại và hòa giải. Cầu khẩn hòa bình là một điều gì đó vượt xa sự thỏa hiệp chính trị đơn giản, bởi vì nó đòi hỏi sự tham gia và chấp nhận rủi ro. Trong một thế giới đầy xung đột và chia rẽ, chứng tá của quý vị với tư cách là những người xây dựng hòa bình, những người khẩn cầu hòa bình, cần thiết và quý giá hơn bao giờ hết".

Phong cách Kitô giáo

Cuối cùng là phong cách Kitô giáo. Đức Thánh Cha nói rằng đây là phong cách tổng hợp và là gốc rễ của những khía cạnh khác mà chúng ta đã nói đến. Ngài giải thích: "Theo đuổi phong cách Kitô giáo không chỉ có nghĩa là tạo điều kiện để chúng ta có một giây phút cầu nguyện trong các buổi họp; nó có nghĩa là lớn lên trong sự quen thuộc với Chúa và theo tinh thần Tin Mừng, để Tin Mừng có thể thấm nhập vào mọi việc chúng ta làm và hành động của chúng ta mang phong cách của Chúa Kitô và làm cho Người hiện diện trong thế giới".

(Nguồn: RV)

Link nội dung đầy đủ: https://giaophanmytho.net/giao-hoi-hoan-vu/dtc-phanxico-moi-goi-hiep-hoi-cong-nhan-kito-giao-y-gan-gui-nguoi-dan-nhu-cach-cua-chua-giesu-41262.html

 

 

2. 14 người Công giáo bị giết ở CHDC Congo sau khi từ chối theo Hồi giáo

Vatican News (02.06.2023) – Báo L'Osservatore Romano - Quan sát viên Roma - của Vatican đưa tin rằng 14 người Công giáo, một số trong số họ còn rất trẻ, đã bị các thành viên của lực lượng dân quân liên kết với nhóm Nhà nước Hồi giáo được gọi là "Lực lượng Dân chủ Đồng minh" giết chết ở Bắc Kivu. Những tín hữu này được cho là đã bị giết sau khi từ chối chuyển sang Hồi giáo.

Theo báo cáo của Tổ chức International Christian Concern, Lực lượng Dân chủ Đồng minh cũng đã thực hiện một cuộc tấn công vào ngôi làng Kitô giáo Ndimo ở bang Ituri. Tổ chức trên cho biết 11 Kitô hữu đã bị hành quyết bằng dao rựa và súng trường vào ngày 13/5/2024 trong khi một số người khác bị bắt cóc và một số ngôi nhà bị đốt cháy.

Đức cha Melchisedec Paluku, Giám mục của Butembo-Beni, đã lên án các vụ giết người và ca ngợi sự kiên cường của các Kitô hữu. Ngài nói: “Sự kiên cường và lòng dũng cảm của người dân khi đối mặt với nghịch cảnh như vậy là minh chứng cho tinh thần kiên định và quyết tâm xây dựng lại cuộc sống của họ giữa thảm kịch không thể tưởng tượng được”.

Đức cha kêu gọi chính phủ CHDC Congo tăng cường các nỗ lực chống khủng bố, đồng thời cho biết: “Việc những kẻ cực đoan này trắng trợn coi thường sự sống và nhân phẩm nhấn mạnh nhu cầu cấp thiết về việc tăng cường các biện pháp an ninh và các nỗ lực chống khủng bố mạnh mẽ để bảo vệ thường dân vô tội khỏi những hành động bạo lực tàn bạo như vậy.”

Giáo phận Butembo-Beni đã phải đối mặt với chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo đang gia tăng trong vài năm. Sau vụ đánh bom Nhà thờ Công giáo Emmanuel-Butsili ở Beni vào năm 2021, Đức cha Paluku nói rằng “một dự án quy mô lớn đang được tiến hành nhằm Hồi giáo hóa hoặc trục xuất người dân bản địa” trong khu vực.

Ngài nói thêm rằng “Bất cứ ai bị các nhóm khủng bố này bắt cóc và sống sót trốn thoát đều kể câu chuyện tương tự. Họ được lựa chọn giữa cái chết và việc chuyển sang Hồi giáo; không một ngày nào trôi qua mà không có người bị giết”. (CNA 30/05/2024)

Nguồn: vaticannews.va/vi

Link nội dung đầy đủ: https://giaophanmytho.net/giao-hoi-hoan-vu/14-nguoi-cong-giao-bi-giet-o-chdc-congo-sau-khi-tu-choi-theo-hoi-giao-41263.html

 

 

3. ĐTC Phanxicô: Tiền bạc phải phục vụ chứ không cai trị con người

Sáng thứ Hai ngày 3/6/2024, tiếp các tham dự viên Hội nghị “Đối thoại về một nền tài chính bền vững toàn diện”, Đức Thánh Cha nhắc lại những lời của ngài trong Thông điệp Laudato si': "giúp đỡ người nghèo bằng tiền luôn phải là phương thuốc tạm thời để giải quyết những tình huống khẩn cấp. Mục tiêu thực sự phải là mang lại cho họ một cuộc sống xứng đáng nhờ lao động". Ngài nhấn mạnh rằng tiền bạc phải phục vụ chứ không cai trị con người.

Hồng Thủy - Vatican News

Trong bài phát biểu, Đức Thánh Cha đã khen ngợi những nỗ lực đối thoại giữa tổ chức Centesimus Annus Pro Pontifice và các đại diện trong lĩnh vực tài chính của Ý, nhằm duy trì một cuộc đối thoại “giữa tài chính, chủ nghĩa nhân văn và tôn giáo”.

Ngài nhấn mạnh rằng những người tham gia các cuộc đối thoại này đã tự đặt ra cho mình “một nhiệm vụ cao cả: kết hợp tính hiệu quả với tính bền vững toàn diện, sự hòa nhập và đạo đức”, biến giáo huấn xã hội của Giáo hội thành “la bàn” của họ.

Để điều này thực sự xảy ra, Đức Thánh Cha giải thích rằng cần phải có khả năng “quan sát cách hoạt động của tài chính, vạch trần những điểm yếu và nghĩ ra các biện pháp khắc phục cụ thể”.

Ngài chỉ rõ rằng kiến thức về các quy trình tài chính đồng thời đòi hỏi trách nhiệm “tìm ra cách giảm bớt sự bất bình đẳng” và nhắc lại rằng “một cuộc cải cách tài chính không bỏ qua vấn đề đạo đức sẽ đòi hỏi một sự thay đổi mạnh mẽ thái độ của các nhà lãnh đạo chính trị".

Ngài cũng đảm bảo rằng cần phải làm việc trên ba cấp độ: suy nghĩ, cụ thể và đánh giá cao những điều tốt đẹp, cũng như không bao giờ đánh mất tính cụ thể, “vì số phận của những người nghèo nhất, của những người đang đấu tranh để tìm ra phương tiện cho một cuộc sống xứng đáng.”

Đức Thánh Cha Phanxicô đặt hy vọng rằng các trung tâm tài chính khác sẽ tiếp tục đi trên con đường do các chuyên gia này khởi xướng, “thúc đẩy một mô hình đối thoại có khả năng lan rộng và tạo ra một sự thay đổi mô hình”. Ngài nói thêm: “Một nền văn hóa mới là cần thiết, có khả năng đáp ứng đủ đạo đức, văn hóa và tâm linh cách vững chắc”. Cuối cùng, ngài khuyến khích họ “tiếp tục và truyền bá phương pháp và phong cách này” và nhấn mạnh rằng “đối thoại luôn là cách tốt nhất”. (CSR_2464_2024)

(Nguồn: RV)

Link nội dung đầy đủ: https://giaophanmytho.net/giao-hoi-hoan-vu/dtc-phanxico-tien-bac-phai-phuc-vu-chu-khong-cai-tri-con-nguoi-41274.html

 

 

4. Đổi mới tinh thần Giáo hội ở Châu Á - Cuộc gặp gỡ các nhà truyền giáo tiên phong năm 2024

Văn phòng Truyền giáo của Liên Hội đồng Giám mục Á châu (FABC-OE) đã tổ chức 'Cuộc gặp gỡ các nhà truyền giáo tiên phong' tại Trung tâm Chăm sóc Mục vụ Camillô, Bangkok, từ ngày 18 đến ngày 21 tháng 4 năm 2024.

Cuộc gặp gỡ vinh dự có sự hiện diện của Đức Giám mục George Palliparambil SDB (Chủ tịch FABC-OE) trong suốt cuộc gặp gỡ và có sự tham dự của 23 nhà truyền giáo toàn thời gian từ 13 quốc gia. Cuộc gặp gỡ diễn ra trong dịp kỷ niệm 25 năm Tông huấn ‘Giáo Hội Tại Á Châu’ và kỷ niệm 10 năm Tông huấn Niềm Vui Tin Mừng ‘Evangelii Gaudium’. Các bài trình bày của Đức Giám mục Palliparambil, Manoj Sunny (Thư ký điều hành, FABC-OE), và Đức Giám mục Indrias Rehmat (Faislabad), cùng những thành viên khác đã hướng dẫn các cuộc thảo luận.

Các phiên họp tập trung vào Tài liệu Bangkok của FABC, hành trình hiệp hành trong Giáo hội Châu Á, sự thay đổi tâm hồn của những người cổ võ ‘Niềm Vui Tin Mừng’, những thách thức truyền giáo từ góc nhìn Nam Á, khả năng truyền giáo toàn thời gian của giáo dân, G033 và Tình trạng Nghèo đói Tin mừng Gia tăng và Toàn cầu hóa 2033, nhấn mạnh nhu cầu cấp thiết phải tập trung các nỗ lực của Giáo hội và khuyến khích Giáo hội thực hiện sứ mệnh truyền giáo ở Châu Á, đặc biệt trong bối cảnh Năm Thánh 2033. Các tham dự viên đã trả lời bằng các câu hỏi, giải thích rõ ràng và đề xuất liên quan đến các khía cạnh khác nhau được nêu ra trong các bài thuyết trình. Những buổi chia sẻ về 'Tiếng nói của các Đại diện' của những người tham gia về hành trình đức tin và kinh nghiệm truyền giáo của họ thật phong phú và tràn đầy động lực.

Những buổi cầu nguyện đơn giản nhưng hiệu quả đã làm cho buổi họp mặt trở nên ý nghĩa. Các phiên họp khác nhau được xen kẽ với phần chia sẻ của mỗi đại biểu về hành trình đức tin cá nhân và kinh nghiệm truyền giáo của họ. Những câu chuyện đa dạng của họ cho thấy bàn tay của Thiên Chúa đã hướng dẫn, làm phong phú và dẫn dắt mỗi người phục vụ và loan báo Tin mừng trong những hoàn cảnh sống riêng biệt của họ. Đó là khoảng thời gian may mắn để những người tham gia tìm hiểu nhau cũng như những khả năng và thách thức tồn tại ở các quốc gia khác nhau. Mỗi người tham gia rời cuộc họp với mong muốn có chủ ý hơn trong cách tiếp cận của họ nhằm mang Tin mừng mang lại sự sống đến vùng đất Châu Á và duy trì sự kết nối, động viên và cầu nguyện cho nhau trong sứ mệnh này.

Nhìn chung, đó là một sáng kiến hiệu quả của Văn phòng Truyền giáo khi những người tham gia hân hoan đáp lại lời kêu gọi đầy thách thức để gieo Thập giá của Chúa Kitô ở Châu Á một cách có chủ ý hơn và liên kết với nhau để giữ cho ngọn lửa luôn cháy rực hơn.

Về đoàn tham dự từ Việt Nam

Linh mục Đa Minh Ngô Quang Tuyên, Tổng Thư ký Ủy ban Loan báo Tin mừng trực thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, đã cử ba giáo dân tham dự cuộc gặp gỡ này bao gồm: ông Phanxicô Xaviê Nguyễn Thái – Trưởng ban Tông đồ Giáo dân, Tổng Giáo phận Sài Gòn; chị Têrêsa Calcutta Bùi Thị Trà My – Giáo dân Tân tòng, học viên chương trình Triết Sinh của Học viện Thánh Giuse, Dòng Tên; anh Giuse Nguyễn Quang Duy – Giảng viên Học viện Mục vụ Tổng Giáo phận Sài Gòn, trưởng nhóm hợp xướng Cantus. Trước khi đi, Linh mục Đa Minh Ngô Quang Tuyên đã cho rước Thánh Thể và ban bình an cho cả đoàn.

Sau đây là cảm nhận của đoàn Việt Nam sau chuyến đi:

Ông Phanxicô Xaviê Nguyễn Thái:

Sau ba ngày cầu nguyện và làm việc, tôi cũng như mọi người trong hội nghị, được nói ít phút trước khi chia tay nhau. Các bạn giỏi tiếng Anh thì nói trước, còn tôi phải chuẩn bị nhưng cũng nhanh nhanh kẻo hết giờ. Tôi chia sẻ tóm tắt vài nội dung mà mình đã nhận được trong ba ngày.

Nhiều đề tài tôi cũng đã biết khi ở nhà nhưng lần này nghe các đức cha, các cha, các anh và các chị nói những vấn đề quan trọng như di dân, tị nạn, môi trường, hôn nhân đồng tính, gia đình, phụ nữ, nhất là về truyền giáo mà chúng ta cần làm. Nó giúp cho tôi hiểu rõ hơn thực trạng Giáo hội toàn cầu, cách riêng ở châu Á. Tuy rằng mỗi nơi có hoàn cảnh riêng, khó khăn riêng mà Giáo hội địa phương đang tìm cách giải quyết, cải thiện, cách riêng là công việc loan báo Tin mừng, nhưng những lời nhắn nhủ ấy như thúc dục chúng tôi cần bắt đầu làm sớm hơn, nhanh hơn.

Riêng tôi, cũng được đánh động từ sự đơn sơ, khiêm tốn, đạo đức và đời sống khó nghèo của nhiều người; qua đôi dép cũ kỹ lâu ngày của vị giám mục đi trong suốt hội nghị; qua tình anh em thân thiện, vui tươi và quan tâm đến nhau; qua những giờ cầu nguyện, chia sẻ, và cùng làm việc chung với nhau.

Tôi được đánh động từ những chia sẻ của những linh mục, anh chị em bỏ quê hương của họ mà đi đến nước khác để truyền giáo. Họ là những người tràn đầy niềm vui, thánh thiện bình an và đầy nhiệt huyết dấn thân. Họ là những người góp phần thay đổi xã hội thành môi trường Kitô giáo và đưa nhiều người đi theo Chúa.

Sau ba ngày làm việc, tôi trở về nhà với tâm hồn đầy động lực tích cực của Chúa, với niềm đam mê muốn dấn thân nhiều hơn nữa cho Giáo hội. Tôi muốn truyền cảm hứng này cho nhiều người, nhất là những anh chị em đang trong các đoàn thể Công giáo tiến hành - chuyên làm việc tông đồ. Tôi muốn làm gương và truyền cảm hứng bằng những giá trị cao đẹp, vui tươi của Kitô giáo qua đời sống thường ngày. Tôi muốn là chứng nhân đưa những người xa cách về với Chúa.

Lạy Chúa, xin cho những gì chúng con học được là hành trang góp phần thực thi ý Chúa.

Chị Têrêsa Calcutta Bùi Thị Trà My:

Là một giáo dân, mình vô cùng tự hào và thấy may mắn khi được đi họp FABC-OE lần này. Một cuộc họp giúp nâng tầm hiểu biết của mình thêm trong việc truyền giáo tại Châu Á cũng như có tác động nhiều tới đời sống đạo của mình hiện nay và tương lai.

- Là một giáo dân trẻ, yêu mến Chúa, mình cũng có tìm hiểu và tham gia nhiều hoạt động phong trào. Nhưng khi tới với cuộc họp này, mình mới thực sự được đào sâu vào con đường truyền giáo của Giáo hội trên các tài liệu chính thức. Mọi thứ dường như rất rõ ràng, nhưng có vẻ chưa nhiều người biết tới. Điều này thúc đẩy trong mình một mong muốn truyền đạt lại những cách thức truyền giáo của giáo hội tới toàn thể giáo dân. Là một người trẻ sống ở Châu Á, đây cũng là lần đầu tiên mình được trực tiếp lắng nghe những con số cụ thể, tình huống và các phong trào cụ thể đang được triển khai tại các quốc gia khác trong khu vực. Điều này giúp mình có một tầm nhìn rõ hơn trong sứ vụ truyền giáo của bản thân.

- Mình đã được nâng cao khả năng về truyền giáo hơn rất nhiều qua lý thuyết lẫn thực hành ở buổi họp này. Buổi này chúng mình còn được nói lên tiếng nói của các đại biểu, về chính con đường sống đạo của bản thân mỗi đại biểu. Đây chính là những câu chuyện sống động và truyền cảm hứng chứng nhân nhiều nhất qua các buổi họp. Mình đã được làm chứng cho Chúa. Được nghe người khác làm chứng cho Chúa nữa. Được tham gia cầu nguyện cùng nhau. Được giao lưu và trò chuyện không có khoảng cách giữa các giám mục, các cha, các sơ và giáo dân là một điều tuyệt vời nữa là FABC-OE mang tới cho mình.

Có nhiều điều đặc biệt nữa về FABC-OE, ví dụ như việc sử dụng ngôn ngữ tiếng anh 100% giữa các nước Châu Á. Một động lực nữa để mình biết rằng Việt Nam nếu muốn hòa chung nhịp điệu với con đường truyền giáo của Giáo hội hoàn vũ và châu Á thì cần phải nâng cấp khả năng ngôn ngữ như một thứ cầu nối hữu hiệu trong thế giới phẳng như hiện nay.

Con xin chân thành cảm ơn FABC-OE và Ủy ban Loan báo Tin mừng Việt Nam đã tạo cơ hội cho giáo dân chúng con được tham gia kỳ họp lần này. Nó có ý nghĩa rất nhiều trong đời sống của chúng con và công cuộc loan báo Tin mừng cho Giáo hội Việt Nam.

Anh Giuse Nguyễn Quang Duy:

Chuyến đi là một tiếng gọi đầy bất ngờ của Chúa đối với tôi khi tôi nhận được tin mình được cử đi đến một cuộc gặp gỡ của những nhà truyền giáo tiên phong, dày dặn kinh nghiệm. Tôi thấy mình lọt thỏm giữa những câu chuyện truyền giáo thật sống động, đầy nhiệt huyết, can trường và đầy Thánh Thần của những con người đã đáp lời “Xin Vâng” khi Chúa gọi họ đi đến những nơi chiến tranh, nghèo đói và điền kiện sống thật khắc nghiệt để đem Chúa là Niềm Hy Vọng mới đến cho mọi người.

Tuy nhiên, khi được nghe về những cuộc hành trình cá nhân của những nhà truyền giáo với Đức Kitô, những động lực thúc đẩy họ phó thác chính bản thân mình cho Chúa, những niềm vui cũng như khó khăn trong sứ vụ, tôi mới học được rằng truyền giáo đôi khi chỉ cần bắt đầu từ những việc nhỏ nhất, đó là lắng nghe tiếng Chúa gọi, can đảm nói lời Xin Vâng và bước đi cùng Chúa trong mọi sự.

Link nội dung đầy đủ: https://giaophanmytho.net/giao-hoi-hoan-vu/doi-moi-tinh-than-giao-hoi-o-chau-a---cuoc-gap-go-cac-nha-truyen-giao-tien-phong-nam-2024-41278.html

 

 

5. ĐTC Phanxicô sẽ ban hành tài liệu về Thánh Tâm Chúa Giêsu vào tháng 9

Vào cuối buổi tiếp kiến chung sáng thứ Tư ngày 5/6/2024, trong lời chào các tín hữu, Đức Thánh Cha thông báo ngài đang chuẩn bị một tài liệu về lòng tôn sùng Thánh Tâm Chúa Giêsu và dự định công bố vào tháng 9 tới đây.

Hồng Thủy - Vatican News

Lời thông báo của Đức Thánh Cha được đưa ra trong tháng 6, tháng Giáo hội tôn sùng cách đặc biệt Thánh Tâm Chúa Giêsu.

Đức Thánh Cha nhắc lại rằng ngày 27/12 năm ngoái (2023) đánh dấu kỷ niệm 350 năm lần đầu tiên Thánh Tâm Chúa Giêsu tỏ hiện với Thánh nữ Margarita Maria Alacoque.

Trong thị kiến diễn ra tại tu viện ở Paray-le-Monial nước Pháp vào năm 1675, Thánh nữ Margarita Alacoque nhìn thấy Thánh Tâm Chúa Giêsu bị thiêu đốt vì tình yêu, Chúa yêu cầu thánh nữ hãy tái khắc phục những gì còn thiếu sót trong việc thờ phượng Chúa cũng như khắc phục những điều xúc phạm đến Người. Ngay trong thị kiến đó, Thánh Margarita cũng còn được yêu cầu phải dấn thân phổ biến việc tôn kính Thánh Tâm Chúa Giêsu. Từ đó, ngài đã dấn thân và dành trọn cuộc sống cho việc tôn kính Thánh Tâm Chúa Giêsu và cho việc mở rộng lòng sùng kính này.

Dịp kỷ niệm 350 năm sự kiện này đã bắt đầu các cử hành kỷ niệm và sẽ kết thúc vào ngày 27/6 năm sau.

Đây là lý do, Đức Thánh Cha cho biết, "tôi vui mừng chuẩn bị tài liệu thu thập những suy tư quý giá của các tài liệu huấn quyền trước đây và về lịch sử lâu dài bắt nguồn từ Kinh Thánh, để hôm nay một lần nữa đề xuất với toàn thể Giáo hội việc tôn sùng đầy vẻ đẹp thiêng liêng này".

Theo Đức Thánh Cha, "sẽ rất tốt cho chúng ta khi suy ngẫm về những khía cạnh khác nhau của tình yêu Chúa, điều có thể soi sáng con đường canh tân Giáo hội; nhưng những điều này còn nói lên điều gì đó có ý nghĩa đối với một thế giới dường như đã mất đi trái tim".

Đức Thánh Cha xin các tín hữu đồng hành với ngài bằng lời cầu nguyện trong thời gian ngài chuẩn bị tài liệu mà ngài dự định công bố vào tháng 9 tới.

(Nguồn: RV)

Link nội dung đầy đủ: https://giaophanmytho.net/giao-hoi-hoan-vu/dtc-phanxico-se-ban-hanh-tai-lieu-ve-thanh-tam-chua-giesu-vao-thang-9-41271.html

 

 

6. Thượng Hội đồng Giới trẻ Salêdiêng vào tháng 8 quy tụ các bạn trẻ từ khắp nơi trên thế giới

Thông tấn xã Salêdiêng cho biết gần 300 bạn trẻ từ khắp nơi trên thế giới được mời tham gia Thượng hội đồng Giới trẻ Salêdiêng, sẽ diễn ra từ ngày 11 đến ngày 16/8/2024, ngày kỷ niệm sinh nhật của Thánh Gioan Bosco.

Hồng Thủy - Vatican News

Sự kiện được Phân bộ Mục vụ Giới trẻ Salêdiêng tổ chức trong khuôn khổ 200 năm giấc mơ tiên tri đầu tiên của Thánh Don Bosco. Các hoạt động sẽ diễn ra tại Valdocco (Ý), nơi thánh Gioan Bosco bắt đầu công việc của ngài và tại Colle Don Bosco, nơi ngài chào đời.

Các tu sĩ Salêdiêng cho biết, "Đây là một quá trình được khởi xướng tại các tỉnh dòng Salêdiêng, nơi những người trẻ được yêu cầu cùng nhau bước đi, lắng nghe, đối thoại, cầu nguyện với mục đích nhận thức được tương lai của họ và của Giáo hội".

Người trẻ giữ vai trò chính 

Theo Thông tấn xã Salêdiêng, những người trẻ sẽ giữ vai trò chính với Nhóm nòng cốt (Ban Thư ký Thượng Hội đồng), gồm 14 người trẻ trong tổ chức. Hơn nữa, trong số 373 người được triệu tập, chỉ có 293 người trẻ có quyền bầu cử, bao gồm những người thuộc Nhóm nòng cốt và 22 tiền tập sinh chuẩn bị vào tập viện.

Bề trên Tổng quyền Dòng Salêdiêng - Đức Hồng y Fernández Artime -, 41 tu sĩ Salêdiêng, 18 Nữ tu Con Đức Mẹ Phù hộ các Tín hữu, 15 nhạc sĩ và 5 giáo dân thuộc đội ngũ kỹ thuật sẽ không có quyền bỏ phiếu.

Theo cách làm việc của Thượng Hội đồng Giám mục ở Vatican

Tương tự như tại Thượng Hội đồng Giám mục ở Vatican, các tham dự viên sẽ được chia thành các nhóm nhỏ theo ngôn ngữ, để những người trẻ có thể tự do bày tỏ ý kiến và sự đồng thuận của mình. Mỗi nhóm sẽ có một người điều hành để hướng dẫn các cuộc thảo luận và một báo cáo viên sẽ tóm tắt những gì được chia sẻ.

Tài liệu Làm việc, làm cơ sở cho cuộc thảo luận của Thượng Hội đồng, đã được chuẩn bị bởi các linh mục, tu sĩ và giáo dân của gia đình Salêdiêng, với sự đóng góp do các tỉnh dòng gửi đến.

Người trẻ đến từ 83 quốc gia

Những người được triệu tập đến từ 83 quốc gia, với 187 người nữ và 185 nam giới. Trong số các ngôn ngữ họ nói có tiếng Anh, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Ý, tiếng Pháp, tiếng Bồ Đào Nha, tiếng Hindi, tiếng Ả Rập, tiếng Quảng Đông, tiếng Belarus, tiếng Nepal, v.v.

Các tu sĩ Salêdiêng kết luận rằng họ muốn thực hiện Thượng Hội đồng Giới trẻ này để cho mình "được thách thức bởi hoàn cảnh cụ thể của các cộng đoàn Salêdiêng, của giới trẻ và thế giới ngày nay; nghĩ về tương lai, luôn cởi mở và tin tưởng vào hoạt động của Chúa, ý thức rằng chính Người là Đấng hướng dẫn và hỗ trợ". (ACI Prensa 03/06/2024)

(Nguồn: RV)

Link nội dung đầy đủ: https://giaophanmytho.net/giao-hoi-hoan-vu/thuong-hoi-dong-gioi-tre-saledieng-vao-thang-8-quy-tu-cac-ban-tre-tu-khap-noi-tren-the-gioi-41272.html

 

 

7. Đức Thánh Cha kêu gọi xoá nợ cho các nước ở Nam Bán cầu

Sáng thứ Tư, ngày 05/6/2024, Đức Thánh Cha đã tiếp các tham dự viên của cuộc gặp gỡ “Khủng hoảng nợ ở Nam Bán cầu”, do Hàn lâm viện Toà Thánh về Khoa học tổ chức. Ngài kêu gọi xoá nợ cho các nước ở khu vực này, và cho rằng chỉ có hình thức tài trợ, trong đó có sự chia sẻ trách nhiệm giữa người trao và người nhận, thì mới có thể giải quyết khủng hoảng nợ.

Vatican News

Đức Thánh Cha đề cập đến mục đích của cuộc gặp gỡ là để tham gia vào cuộc đối thoại thực hiện các chính sách, giúp giải quyết nợ, nguyên nhân gây đau khổ cho nhiều quốc gia ở Nam Bán cầu, cho hàng triệu gia đình và nhiều người trên thế giới.

Ngài nhận xét không phải bất kỳ hình thức tài trợ nào cũng có tác dụng với mọi người, nhưng chỉ có hình thức trong đó có sự chia sẻ trách nhiệm giữa người trao và người nhận thì mới có thể giải quyết khủng hoảng nợ.

Theo ngài, để phá vỡ vòng tròn nợ tài chính, cần tạo ra một cơ chế đa quốc gia, dựa trên tình liên đới và hoà hợp giữa các dân tộc, dựa trên ý nghĩa toàn cầu của vấn đề và những tác động kinh tế, tài chính và xã hội của nó. Nếu không thì người yếu thế nhất luôn là người thua cuộc.

Nhắc lại các nguyên tắc mà các vị tiền nhiệm đã đưa ra cho việc tìm ra giải pháp khủng hoảng nợ: công bằng và liên đới, Đức Thánh Cha nói cần phải hành động có thiện chí và đúng sự thật, tuân theo quy tắc ứng xử quốc tế với các tiêu chuẩn về giá trị đạo đức nhằm bảo vệ các cuộc đàm phán. Chẳng hạn như một kiến trúc tài chính quốc tế mới táo bạo và sáng tạo.

Hướng đến Năm Thánh sắp tới, Đức Thánh Cha nhắc lại rằng trong Năm Thánh 2000, Thánh Gioan Phaolô II cho rằng vấn đề nợ nước ngoài “không chỉ có tính chất kinh tế, nhưng còn ảnh hưởng đến các nguyên tắc đạo đức cơ bản và phải tìm chỗ trong luật quốc tế” và nhìn nhận rằng “Năm Thánh có thể là một cơ hội thuận lợi cho những cử chỉ thiện chí […], miễn nợ, hoặc ít nhất là giảm nợ, […] dựa trên công ích”.

Ngài nhấn mạnh: “Tôi muốn lặp lại lời kêu gọi mang tính ngôn sứ này, ngày nay hơn bao giờ hết rất cấp bách, nợ sinh thái và nợ nước ngoài là hai mặt của cùng một đồng tiền trong tương lai. Vì vậy, Năm Thánh 2025 kêu gọi chúng ta mở rộng tâm trí và con tim để có thể tháo gỡ những nút thắt của những mối ràng buộc đang bóp nghẹt hiện tại, và nhớ rằng chúng ta chỉ là những người trông coi và quản lý”.

Kết thúc bài nói chuyện, Đức Thánh Cha mời gọi mọi người mơ ước và cùng nhau hành động trong việc xây dựng ngôi nhà chung của chúng ta một cách có trách nhiệm. Vì không ai có thể sống trong đó với lương tâm bình yên khi biết rằng xung quanh mình có nhiều anh chị em đói khát đang phải sống trong hoàn cảnh bị loại trừ của xã hội.

(Nguồn: RV)

Link nội dung đầy đủ: https://giaophanmytho.net/giao-hoi-hoan-vu/duc-thanh-cha-keu-goi-xoa-no-cho-cac-nuoc-o-nam-ban-cau-41273.html

 

 

8. Sứ điệp Đức Thánh Cha nhân ngày Thế giới Di dân và Tị nạn lần thứ 110 năm 2024 - Thiên Chúa đồng hành với dân Ngài

WHĐ (06.06.2024) – Trong buổi họp báo hôm mồng 03.06 tại Vatican, Đức Hồng y Michael Czerny, SJ, Tổng trưởng Bộ Phục vụ Phát triển Con người Toàn diện đã giới thiệu Sứ điệp của Đức Thánh Cha nhân ngày Thế giới Di dân và Tị nạn năm 2024 với chủ đề: “Thiên Chúa đồng hành với dân Ngài”. Năm nay, ngày Thế giới Di dân và Tị nạn lần thứ 110 sẽ được cử hành vào Chúa nhật ngày 29.09.2024. Sau đây là toàn văn Việt ngữ Sứ điệp của Đức Thánh Cha:

Link nội dung đầy đủ: https://giaophanmytho.net/giao-hoi-hoan-vu/su-diep-duc-thanh-cha-nhan-ngay-the-gioi-di-dan-va-ti-nan-lan-thu-110-nam-2024---thien-chua-dong-hanh-voi-dan-ngai-41277.html

 

 

9. Diễn văn Đức Thánh Cha dành cho tham dự viên phiên họp toàn thể của Bộ Giáo sĩ năm 2024

WHĐ (09.06.2024) – Sáng thứ Năm, ngày 06.06, Đức Thánh Cha đã dành cho các tham dự viên phiên họp toàn thể của Bộ Giáo sĩ buổi tiếp kiến riêng. Sau đây là toàn văn Việt ngữ diễn văn của Đức Thánh Cha:

Link nội dung đầy đủ: https://giaophanmytho.net/giao-hoi-hoan-vu/dien-van-duc-thanh-cha-danh-cho-tham-du-vien-phien-hop-toan-the-cua-bo-giao-si-nam-2024-41285.html

 

 

10. Diễn văn Đức Thánh Cha dành cho tham dự viên Đại hội quốc tế lần thứ IV của các ca đoàn

Chuyển ngữ: Nt. Anna Ngọc Diệp, OP

 

WHĐ (09.06.2024) - Tại Thính đường Phaolô VI, sáng Thứ Bảy ngày mồng 08.06, Đức Thánh Cha đã tiếp đón khoảng 4.000 tham dự viên Đại hội quốc tế lần thứ IV của các ca đoàn. Được biết, Đại hội do Ca đoàn Giáo phận Rôma quảng bá để kỷ niệm 40 năm thành lập, với sự tài trợ của tổ chức Nova Opera, Bộ Văn hóa và Giáo dục, và Viện Giáo hoàng về Thánh nhạc. Chương trình của sự kiện được tiến hành từ ngày mồng 07-09.06, quy tụ nhiều ca đoàn với sự hiện diện của nhiều chuyên gia hàng đầu về âm nhạc thánh và phụng vụ từ khắp nơi trên thế giới. Sau đây là toàn văn Việt ngữ bài Diễn văn của Đức Thánh Cha:

Link nội dung đầy đủ: https://giaophanmytho.net/giao-hoi-hoan-vu/dien-van-duc-thanh-cha-danh-cho-tham-du-vien-dai-hoi-quoc-te-lan-thu-iv-cua-cac-ca-doan-41289.html

 
 

 11. Khóa tập huấn dịch thuật văn bản mục vụ của FABC-OSC và SIL năm 2024

Kéo dài 5 ngày tại Bangkok với 25 chủ đề khác nhau về ngôn ngữ, các chuyên gia của SIL trang bị cho các tham dự viên những kỹ năng chuyên nghiệp và lối suy tư cần thiết để dịch các tài liệu mục vụ, thông điệp của Đức Giáo hoàng và các tài liệu Giáo hội.

Bangkok, Thái Lan (09.06.2024) – Một khóa tập huấn về dịch thuật văn bản mục vụ (Pastoral literature translation workshop) đã được tổ chức từ ngày 4 – 10.6.2024 tại Trung tâm Chăm sóc Mục vụ Camillô, quy tụ 48 tham dự viên từ các quốc gia Châu Á như Việt Nam, Hàn Quốc, Đài Loan, Ấn Độ, Myanmar và nhiều quốc gia khác.

Đại diện từ Việt Nam do Hội đồng Giám mục Việt Nam giới thiệu bao gồm linh mục Giuse Lê Công Đức, PSS (Đại Chủng viện Huế), linh mục Giuse Trần Văn Đỉnh (Giáo phận Phát Diệm), tu sĩ Phêrô Lê Minh Hải, OFM (Ủy ban Công lý và Hoà Bình), anh Phaolô Bùi Nguyên Tâm (Ủy ban Phụng tự). Khóa tập huấn này do Văn phòng Truyền thông Xã hội của Liên Hội đồng Giám mục Á Châu (FABC-OSC) phối hợp cùng các chuyên gia ngôn ngữ từ SIL International tổ chức, nhằm đào tạo và xây dựng năng lực dịch thuật cho các thành viên đến từ các ngôn ngữ chính của Châu Á.

Đào tạo nhân sự cho công tác dịch thuật & khắc phục bất lợi ngôn ngữ

Một trong những thách thức lớn đối với Giáo hội Á Châu là sự đa dạng ngôn ngữ và văn hóa. Nhiều quốc gia thành viên bị hạn chế trong khả năng giao tiếp tiếng Anh, ngôn ngữ chính thức của FABC, gặp khó khăn trong việc tiếp cận các tài liệu từ Vatican và chính FABC. Khóa tập huấn xuất phát từ nhận thức rằng Dân Chúa thường thiếu các tài liệu về Giáo hội bằng ngôn ngữ mẹ đẻ của họ. Đặc biệt, khi Hội nghị FABC 50 và Thượng Hội đồng về hiệp hành diễn ra, nhu cầu có các tài liệu mục vụ quan trọng bằng ngôn ngữ địa phương càng trở nên cấp thiết.

Để khắc phục điều này, FABC-OSC tổ chức khóa tập huấn nhằm xây dựng năng lực cho các dịch giả từ các ngôn ngữ chính của các quốc gia thành viên, giúp họ có thể dịch các tài liệu quan trọng của Giáo hội tốt hơn. Ngoài ra, ban tổ chức còn trang bị cho các tham dự viên kỹ năng dịch thuật một cách hệ thống và chuyên nghiệp, giúp họ hỗ trợ công tác mục vụ cần thiết cho các Giáo hội địa phương.

Thượng Hội đồng về tính hiệp hành

Đức Giáo hoàng Phanxicô mong muốn rằng tất cả Dân Chúa đều được lắng nghe và tham gia vào quá trình Thượng Hội đồng về tính hiệp hành. Khi Thượng Hội đồng diễn ra ở các cấp độ khác nhau, việc dịch các nội dung liên quan sẽ giúp người dân hiểu và tham gia vào quá trình này tốt hơn. Tại Đại hội Cấp châu lục vào tháng 2.2023, FABC-OSC đã hợp tác với Ban Thư ký Thượng Hội đồng để chuyển ngữ các thông cáo báo chí và tin tức sang khoảng 30 ngôn ngữ của Châu Á, giúp người dân tiếp cận thời sự Giáo hội một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Tăng cường công tác dịch thuật trong FABC

Kéo dài 5 ngày tại Bangkok với 25 chủ đề khác nhau về ngôn ngữ, các chuyên gia của SIL trang bị cho các tham dự viên những kỹ năng chuyên nghiệp và lối suy tư cần thiết để dịch các tài liệu mục vụ, thông điệp của Đức Giáo hoàng và các tài liệu Giáo hội. Theo các chuyên gia, một bản dịch tốt cần đáp ứng ba tiêu chí C.A.N: rõ ràng (clear), chính xác (accurate) và tự nhiên (natural). Với hy vọng rằng những tham dự viên sẽ trở thành những người có kỹ năng, góp phần nhân rộng mạng lưới dịch thuật trong tương lai, khóa tập huấn được tổ chức lần đầu tiên với những mục tiêu sau:

- Cải thiện chất lượng dịch thuật các văn bản mục vụ cho các Giáo hội địa phương.

- Cổ võ việc ưu tiên dịch thuật các tài liệu Thượng Hội đồng về tính hiệp hành.

- Tạo ra một mạng lưới các chuyên viên dịch thuật trong các ngôn ngữ chính của Châu Á.

- Đảm bảo Dân Chúa có thể tiếp cận các tài liệu mục vụ bằng ngôn ngữ mẹ đẻ của họ.

- Giải quyết các vấn đề phát sinh từ sự đa dạng ngôn ngữ trong FABC và thúc đẩy sự tham gia lớn hơn trong các sự kiện của Giáo hội.

Khóa tập huấn diễn ra với nhiều phiên làm việc tương tác, thảo luận nhóm theo ngôn ngữ hoặc theo nhóm hỗn hợp và thực hành trên các văn kiện của Giáo hội như Laudate Deum hay Tài liệu cuối cùng của Đại hội cấp châu lục của Giáo hội Á Châu về tính hiệp hành. Các tham dự viên đã cùng nhau chia sẻ những kinh nghiệm quý báu hay những khó khăn khi chuyển ngữ những tài liệu mục vụ hay tạo ra những cụm từ mới của Giáo hội cho ngôn ngữ bản xứ trong bối cảnh văn hóa xã hội đặc thù. Hy vọng rằng qua khóa tập huấn này, Dân Chúa sẽ có thể tiếp cận và hiểu tốt hơn các tài liệu mục vụ quan trọng bằng ngôn ngữ của mình, từ đó góp phần vào sự phát triển chung của Giáo hội tại Châu Á.

WHĐ (09.06.2024)

Link nội dung đầy đủ: https://giaophanmytho.net/giao-hoi-hoan-vu/khoa-tap-huan-dich-thuat-van-ban-muc-vu-cua-fabc-osc-va-sil-nam-2024-41290.html

 

 

12. Đức Thánh Cha gặp gỡ nhóm linh mục thứ ba của Giáo phận Roma

Chiều thứ Ba, ngày 11/6, Đức Thánh Cha đã đến trường Đại học Giáo hoàng Salêdiêng để gặp gỡ các linh mục thụ phong từ 11 đến 39 năm. Cuộc trò chuyện xoay quanh các chủ đề đại dịch, đói nghèo ngày càng tăng, chiến tranh, di cư, tình trạng của giới trẻ.

Vatican News

Theo Phòng báo chí Toà Thánh, khi đến nơi, sau lời chào của Đức cha Michele Di Tolve, đại diện việc đảm trách chăm sóc các linh mục, phó tế và tu sĩ của Giáo phận, là giây phút cầu nguyện, và cuộc trò chuyện giữa Đức Thánh Cha với khoảng 160 linh mục.

Đức cha Michele Di Tolve thưa với Đức Thánh Cha rằng các linh mục hiện diện là “những Trụ cột” của Giáo phận với các sứ vụ trong các hoạt động mục vụ ở giáo xứ, lĩnh vực bác ái, trường học, nhà tù và bệnh viện.

Phòng Báo chí cũng cho biết các câu hỏi của các linh mục và trả lời của Đức Thánh Cha xoay quanh các vấn đề liên quan đến Giáo phận, vai trò và căn tính linh mục, nét đẹp của việc trở thành linh mục, nguy cơ của tinh thần thế gian và sự cần thiết mở rộng sự chào đón dành cho tất cả mọi người trong các giáo xứ.

Về vấn đề đau khổ của con người, Đức Thánh Cha mời gọi các linh mục gần gũi, cảm thông và dịu dàng, ba phẩm chất của Thiên Chúa cần được thể hiện cho mọi người, đặc biệt người lớn tuổi.

Buổi nói chuyện sau đó tập trung vào tình hình hiện nay ở châu Âu và trên thế giới. Đức Thánh Cha đề cập đến các cuộc chiến tranh đang diễn ra ở Thánh Địa, Ucraina, Myanmar, Congo, cũng như các khoảng đầu tư khổng lồ vào vũ khí, các biện pháp tránh thai, chi phí thú y và phẫu thuật thẩm mỹ. Ở điểm này, Đức Thánh Cha thúc giục làm việc theo giáo huấn xã hội của Giáo hội, dấn thân nhiều hơn cho công ích và hoà bình.

Kết thúc, Đức Thánh Cha nói đến sự nguy hiểm của các hệ tư tưởng trong Giáo hội và ngài quay trở lại chủ đề tiếp nhận những người có khuynh hướng đồng tính vào chủng viện, nhắc lại sự cần thiết đón nhận và đồng hành với họ trong Giáo hội và chỉ dẫn thận trọng của Bộ Giáo sĩ về việc nhận vào chủng viện.

Đây là cuộc gặp gỡ lần thứ ba của Đức Thánh Cha dành cho các linh mục của Giáo phận Roma. Đầu tiên, vào ngày 13/5, tại giáo xứ Thánh Giuse ở quận Trionfale của Roma, Đức Thánh Cha đã gặp gỡ khoảng 70 linh mục chịu chức từ 40 năm trở lên. Và ngày 29/5, tại Nhà dòng các Nữ Môn đệ Thầy Chí Thánh ở khu vực Portuense, Đức Thánh Cha đã có cuộc đối thoại với các linh mục được thụ phong từ 10 năm trở lại đây.

(Nguồn: RV)

Link nội dung đầy đủ: https://giaophanmytho.net/giao-hoi-hoan-vu/duc-thanh-cha-gap-go-nhom-linh-muc-thu-ba-cua-giao-phan-roma-41297.html

 

 

13. Các Giám mục Ý kêu gọi các lãnh đạo Nhóm G7 mạnh dạn tìm kiếm hòa bình

Nhân dịp hội nghị thượng đỉnh G7 được tổ chức tại Borgo Egnazia, thuộc khu đô thị Fasano ở miền Puglia của Ý, từ ngày 13 đến ngày 15/6/2024, và tại đó Đức Thánh Cha Phanxicô cũng sẽ phát biểu, các Giám mục miền Puglia đã gửi một thư ngỏ đến các Lãnh đạo các nước trong Nhóm G7, gồm Ý, Canada, Pháp, Đức, Nhật Bản, Anh và Mỹ, kêu gọi họ mạnh dạn tìm kiếm hòa bình.

Hồng Thủy - Vatican News

Trong thư, các Giám mục kêu gọi các lãnh đạo của bảy quốc gia công nghiệp hóa nhất trên thế giới, những người chịu trách nhiệm về cuộc sống của nhiều người, hãy có “lòng can đảm không rút lui trước những thách thức của thời điểm vốn coi hòa bình và tăng trưởng bền vững là tọa độ thiết yếu của một sự thay đổi mô hình mà tất cả chúng ta cảm thấy cần thiết”.

Hướng tới lợi ích của mọi người

Các giám mục miền Puglia nhắc lại rằng “vấn đề của người dân chúng ta là những vất vả của nhân loại”. Các ngài nhấn mạnh: “Những người trẻ của chúng ta đang mất tương lai mà người lớn chúng ta đã đánh cắp của họ. Hãy hướng tới lợi ích của mọi người, biết vượt ra ngoài ranh giới của lợi ích hiện tại và đảng phái”.

Thư của các Giám mục tiếp tục với lời mời gọi: “Cần có hy vọng, hãy can đảm mở ra những cánh cửa cho công bằng xã hội, cho sự bảo vệ thực sự và hiệu quả cho công trình sáng tạo, bảo vệ nhân loại, biết cách đảm bảo khả năng tiếp cận phổ quát tới tất cả các dịch vụ thiết yếu cho một cuộc sống xứng đáng cho mọi người”.

Mạnh dạn tìm kiếm và thúc đẩy hòa bình

“Hãy mạnh dạn tìm kiếm và thúc đẩy hòa bình cho tất cả mọi người”, các giám mục khuyến khích, đồng thời nhắc nhở rằng “vùng đất Puglia này của chúng ta, với nền văn hóa dân sự và tôn giáo hàng ngàn năm tuổi, luôn bày tỏ ơn gọi trở thành cầu nối giữa các dân tộc của Địa Trung Hải, một con tàu Hòa bình chứ không phải một cây cung chiến tranh, một không gian chào đón và hòa nhập chứ không phải một biên giới không thể tiếp cận và không chào đón”.

Cuối thư, các Giám mục hứa sẽ cầu nguyện đặc biệt cho các lãnh đạo các quốc gia và cho lợi ích của toàn thể nhân loại. (Avvenire 11/06/2024)

(Nguồn: RV)

Link nội dung đầy đủ: https://giaophanmytho.net/giao-hoi-hoan-vu/cac-giam-muc-y-keu-goi-cac-lanh-dao-nhom-g7-manh-dan-tim-kiem-hoa-binh-41298.html

 

 

14. Sứ điệp của ĐTC cho Ngày thế giới người nghèo lần thứ VIII

Ngày Thế giới Người nghèo lần VIII được cử hành vào ngày 17/11/2024. Sứ điệp của Đức Thánh Cha cho Ngày này có tựa đề: “Kẻ nghèo vừa mở miệng cầu khẩn là Chúa lắng tai nghe” (Hc 21,5), được chia thành 10 đoạn, và được Đức Thánh Cha ký vào ngày 13/6/2024.

 (Nguồn: RV)

Link nội dung đầy đủ: https://giaophanmytho.net/giao-hoi-hoan-vu/su-diep-cua-dtc-cho-ngay-the-gioi-nguoi-ngheo-lan-thu-viii-41300.html.

 

 

15. Diễn văn Đức Thánh Cha dành cho tham dự viên Đại hội của các Hiệp hội giáo dân, Phong trào Giáo hội và Cộng đoàn mới, năm 2024

WHĐ (14.06.2024) – Hôm 13.06.2024, Đức Thánh Cha đã dành cho khoảng 200 tham dự viên Đại hội thường niên của các Hiệp hội giáo dân, các Phong trào Giáo hội và các Cộng đoàn mới buổi tiếp kiến riêng tại Hội trường Thượng hội đồng.
 

Do Bộ Giáo dân Gia đình và Sự sống tổ chức, Đại hội lần này có chủ đề “Thách đố của tính hiệp hành đối với sứ vụ” qui tụ khoảng 80 người điều hành của khoảng 95 hiệp hội quốc tế, trong số 117 thực thể được Tòa thánh công nhận. Sau đây là toàn văn Việt ngữ bài Diễn văn của Đức Thánh Cha:

Link nội dung đầy đủ: https://giaophanmytho.net/giao-hoi-hoan-vu/dien-van-duc-thanh-cha-danh-cho-tham-du-vien-dai-hoi-cua-cac-hiep-hoi-giao-dan-phong-trao-giao-hoi-va-cong-doan-moi-nam-2024-41302.html

 

 

16. ĐTC Phanxicô: Trí tuệ nhân tạo không thể thay thế con người đưa ra quyết định

Chiều ngày 14/6/2024, phát biểu trong phiên họp chung hội nghị thượng đỉnh G7 về trí tuệ nhân tạo, Đức Thánh Cha nói về cơ hội, mối nguy và ảnh hưởng của trí tuệ nhân tạo: nhân loại sẽ bị kết án trong một tương lai vô vọng nếu khả năng quyết định về bản thân và cuộc sống của họ bị tước đi khỏi con người, buộc họ phải phụ thuộc vào sự lựa chọn của máy móc. Trí tuệ nhân tạo không thể thay thế con người đưa ra quyết định.

Hồng Thủy - Vatican News

Cuộc họp được tổ chức tại Borgo Egnazia thuộc miền Puglia của Ý, với nhóm liên chính phủ không chính thức quy tụ bảy nền kinh tế chính của các nước tiên tiến: Canada, Pháp, Đức, Nhật Bản, Ý, Vương quốc Anh và Hoa Kỳ, nhưng cũng có sự hiện diện của nguyên thủ các nước khác như Ucraina, Kenya, Brazil, Thổ Nhĩ Kỳ, Algeria, vv.

Đức Thánh Cha đã tập trung vào ba điểm chính: trí tuệ nhân tạo là công cụ hấp dẫn và đáng sợ; đặt phẩm giá con người trở lại trung tâm theo một đề xuất đạo đức chung; và nền chính trị mà chúng ta cần.

Trí tuệ nhân tạo là kết quả của việc sử dụng khả năng sáng tạo Chúa ban

Trước hết, dựa trên Lời Chúa (Xh 35,31), Thiên Chúa ban cho con người Thần Khí của Người để họ có sự khôn ngoan, thông minh và khoa học trong mọi việc làm, Đức Thánh Cha khẳng định rằng khoa học và kỹ thuật là sản phẩm tuyệt vời bởi khả năng sáng tạo của con người chúng ta. Do đó, trí tuệ nhân tạo là kết quả của việc sử dụng khả năng sáng tạo này. Nhưng trí tuệ nhân tạo, một đàng kích thích những khả năng mà nó mang lại, đàng khác nó tạo ra nỗi sợ hãi về những hậu quả mà nó gây ra. Sự tiến bộ công nghệ mạnh mẽ làm cho trí tuệ nhân tạo trở thành một công cụ hấp dẫn nhưng đồng thời khủng khiếp và đòi hỏi sự suy tư phù hợp với hoàn cảnh.

Ơn gọi phục vụ nhân loại

Đức Thánh Cha nhận định rằng việc sử dụng các công cụ của chúng ta không phải lúc nào cũng nhằm mục đích tốt. Do đó, “chỉ khi ơn gọi phục vụ nhân loại của chúng được đảm bảo thì các công cụ công nghệ mới không chỉ cho thấy sự cao cả và phẩm giá độc đáo của con người, mà còn cả sứ mạng mà con người đã nhận được là ‘vun trồng và bảo vệ’ (xem Gen 2,15) hành tinh và tất cả cư dân của nó”.

Con người phải luôn được quyết định.

Ngài cũng lưu ý rằng những gì máy móc làm là sự lựa chọn kỹ thuật giữa một số khả năng và dựa trên các tiêu chí được xác định rõ ràng hoặc dựa trên các suy luận thống kê, nhưng con người không chỉ lựa chọn mà còn có khả năng quyết định. Do đó, “khi đối diện với những điều kỳ diệu của máy móc, dường như có thể lựa chọn một cách độc lập, chúng ta phải hiểu rõ rằng con người phải luôn được quyết định... Chúng ta cần đảm bảo và bảo vệ một không gian đáng kể để con người kiểm soát quá trình lựa chọn các chương trình trí tuệ nhân tạo: chính phẩm giá con người đang bị đe dọa”.

Cấm sử dụng "vũ khí giết người tự động"

Cụ thể, trong các trường hợp của chiến tranh, “phải cấp thiết suy nghĩ lại việc phát triển và sử dụng các thiết bị như cái gọi là ‘vũ khí giết người tự động’ để cấm sử dụng chúng... Không có cỗ máy nào được ra quyết định lựa chọn liệu có lấy đi mạng sống của con người hay không”.

Đạo đức học: phải luôn hướng đến lợi ích của mỗi con người

Do đó, Đức Thánh Cha nói về “đạo đức học”: chính trong đó, tình trạng “tự do” và “trách nhiệm” của con người được thể hiện; không có nó thì “nhân loại đã đi sai mục đích tồn tại của mình bằng cách biến mình thành kẻ thù của chính mình và hành tinh”. Các chương trình trí tuệ nhân tạo “phải luôn hướng đến lợi ích của mỗi con người; tức là chúng phải được truyền ‘cảm hứng đạo đức’”.

Chính trị lành mạnh

Trong số những rủi ro khác nhau, Đức Thánh Cha cũng lo ngại về một “mô hình kỹ trị”. Theo ngài, chính do điều này, cần có một hành động chính trị. Chính trị là điều hữu ích nhưng chúng ta cần một “chính trị lành mạnh” có thể khiến chúng ta nhìn về tương lai của mình với niềm hy vọng và niềm tin.

(Nguồn: RV)

Link nội dung đầy đủ: https://giaophanmytho.net/giao-hoi-hoan-vu/dtc-phanxico-tri-tue-nhan-tao-khong-the-thay-the-con-nguoi-dua-ra-quyet-dinh-41303.html

 

 

17. Diễn văn của Đức Thánh Cha tại Hội nghị thượng đỉnh G7 về Trí tuệ nhân tạo năm 2024

Chuyển ngữ: Nt. Anna Ngọc Diệp, OP

 

WHĐ (16.06.2024) – Trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh G7 về Trí tuệ nhân tạo được tổ chức tại Borgo Egnazia, Puglia, miền nam Ý, từ ngày 13-15.06, Đức Thánh Cha Phanxicô là vị giáo hoàng đầu tiên tham dự và phát biểu tại diễn đàn G7, vào chiều ngày 14.06.2024.

 

Được biết, Hội nghị của các vị lãnh đạo khối 7 cường quốc, (G7- Canada, Pháp, Đức, Nhật Bản, Ý, Vương quốc Anh và Hoa Kỳ) được tổ chức theo lời mời của Thủ tướng Ý, bà Giorgia Meloni, với tư cách là Chủ tịch theo lượt của khối. Ngoài ra, Hội nghị lần này còn có sự tham gia đàm phán của một số nguyên thủ quốc gia  khác như Ucraina, Argentina, Kenya, Brazil, Thổ Nhĩ Kỳ, Algeria, v.v…

Sau đây là toàn văn Việt ngữ bài Diễn văn của Đức Thánh Cha:

Link nội dung đầy đủ: https://giaophanmytho.net/giao-hoi-hoan-vu/dien-van-cua-duc-thanh-cha-tai-hoi-nghi-thuong-dinh-g7-ve-tri-tue-nhan-tao-nam-2024-41309.html

 

 

18. Spes non confundit, hy vọng không làm thất vọng - Sắc chỉ công bố Năm Thánh thường lệ 2025

WHĐ (17.06.2024) – Spes non confundit, hy vọng không làm thất vọng, trích từ Thư gửi tín hữu Roma (Rm 5,5), là tựa đề của Sắc chỉ công bố Năm Thánh 2025, được Đức Thánh Cha Phanxicô trao cho các Giáo hội trên năm châu lục chiều ngày 09.05.2024, trong Kinh Chiều II lễ Chúa Lên Trời. Sắc chỉ, được chia thành 25 số, bao gồm các lời kêu gọi và đề xuất, những ước mơ của Đức Thánh Cha trong Năm Thánh 2025. Sau đây là toàn văn Việt ngữ của Sắc chỉ do Ban dịch thuật Hội đồng Giám mục Việt Nam thực hiện.

Link nội dung đầy đủ: https://giaophanmytho.net/giao-hoi-hoan-vu/spes-non-confundit-hy-vong-khong-lam-that-vong---sac-chi-cong-bo-nam-thanh-thuong-le-2025-41311.html

 

 

19. Manu Payet ca ngợi “tính hiện đại” của Đức Phanxicô và bài diễn văn của ngài về sự hài hước

Đức Phanxicô đã tiếp kiến khoảng một trăm diễn viên hài từ khắp nơi trên thế giới vào sáng thứ Sáu, ngày 14/6/2024, trong đó có diễn viên người Pháp Manu Payet. Vào cuối cuộc gặp gỡ, diễn viên hài người Pháp ca ngợi tính hiện đại của Đức Thánh Cha, người đã nhắc lại trong bài phát biểu của mình về tầm quan trọng của tiếng cười...

Tôi vô cùng ấn tượng”, Manu Payet nói khi rời phòng Clémentine của Dinh Tông tòa, nơi ông nghe bài phát biểu của Đức Thánh Cha, có thể bắt tay và trao đổi vài lời với ngài. Ông cảm thấy vô cùng xúc động khi được gặp Đức Phanxicô, “và rồi cũng là một niềm vui khi có thể tặng món quà này cho mẹ tôi”, ông nói và quay về phía mẹ mình, người đã cùng ông đến gặp Đức Giáo hoàng. “Tôi đến đón mẹ ở Réunion và chúng tôi cùng nhau quay lại để có thể tận hưởng khoảnh khắc này”. Nhân dịp này, ông đã chọn tặng Đức Thánh Cha Phanxicô một bản đồ Đảo Réunion.

“Ca ngợi tính hiện đại của vị Giáo hoàng này”

Diễn viên hài người Réunion muốn đến dự cuộc gặp gỡ này vì ông là người Công giáo, và ông nhớ mình đã từng tham dự thánh lễ của Giáo hoàng Gioan Phaolô II trên hòn đảo quê hương của ông. Ông nhận xét: “Điều quan trọng đối với tôi là ca ngợi và biểu dương tính hiện đại của vị Giáo hoàng này, người mà trong bài phát biểu này ngài vừa nói về sự hài hước và sức mạnh của sự hài hước, tầm quan trọng của sự hài hước trong thế giới ngày nay một lần nữa thể hiện tính hiện đại thực sự ”. Trong bài phát biểu với các nghệ sĩ hài, Đức Phanxicô nhấn mạnh tầm quan trọng của việc họ biết cách vượt qua xung đột và có thể nói chuyện với mọi người mà không bị hạ nhục hay tổn thương. Manu Payet nhấn mạnh: “Tôi nghĩ tất cả chúng tôi đều ra đi với trách nhiệm này”.

Vai trò của tiếng cười ngày nay và của sự hài hước quan trọng hơn bao giờ hết, như Đức Thánh Cha nhắc lại, mà đối với ngài, sự hài hước là một ân sủng cho phép chúng ta tiếp nhận mọi thứ với một tinh thần tốt, điều mà Manu Payet xác nhận: “Thời sự hôm nay không khiến bạn muốn cười. Đôi khi bạn phải đi làm, đi diễn, và rồi nếu bạn bật kênh tin tức lên, thì bạn không muốn đi nữa. Nhưng đó là lúc bạn thực sự cần phải đi hơn nữa. Bi kịch và hài kịch có mối liên hệ với nhau như ngài đã nói, người ta nói “cười chảy nước mắt”… Việc của chúng ta là cố gắng tìm ra sự hài hước ở một số nơi không có nó và chúng ta cũng không làm như vậy, khi không cần thiết hoặc không phù hợp ”.

Manu Payet đại diện cho Pháp cùng với François Cluzet và Redouane Bougheraba, những người cuối cùng không thể đến Rôma tham dự dịp này. Tuy nhiên, ông rất vui khi có thể tặng mẹ mình “món quà mà nhiều người con muốn tặng” bằng cách đưa bà đến đây và có thể chia sẻ với những vị khách khác từ khắp nơi trên thế giới một buổi “cà phê giáo hoàng”, như ông diễn tả.

Khiếu hài hước là một món quà quý giá

Trong buổi gặp gỡ với các diễn viên hài, Đức Thánh Cha đã khen ngợi “tài năng” của họ là một “món quà quý giáCùng với nụ cười, nó lan tỏa sự bình an trong tâm hồn chúng ta và giữa những người khác, giúp chúng ta vượt qua khó khăn và đương đầu với những căng thẳng hằng ngày. Nó giúp chúng ta tìm thấy sự khuây khỏa trong sự mỉa mai và trải nghiệm cuộc sống với sự hài hước”. Đức Thánh Cha nói tiếp: “Tôi thích cầu nguyện hàng ngày với những lời của thánh Thomas More: “Lạy Chúa, xin ban cho con một óc hài hước”. Tôi cầu xin ơn này mỗi ngày vì nó giúp tôi tiếp cận mọi việc với tinh thần đúng đắn”.

"Các bạn cũng khiến Thiên Chúa mỉm cười"

Nhấn mạnh sự tích cực của của nghệ thuật hài hước, Đức Thánh Cha ca ngợi: “Các bạn cũng thành công trong việc mang lại một điều kỳ diệu khác: các bạn có thể khiến mọi người mỉm cười ngay cả khi đang giải quyết các vấn đề và sự kiện, dù lớn hay nhỏ. Các bạn tố cáo sự lạm dụng quyền lực; các bạn lên tiếng cho những hoàn cảnh bị lãng quên; các bạn nhấn mạnh sự lạm dụng; các bạn chỉ ra hành vi không phù hợp. Các bạn làm điều này mà không làm lan truyền sự hoảng sợ hay kinh hoàng, lo lắng hay sợ hãi, như các hình thức giao tiếp khác có xu hướng làm; các bạn khuyến khích mọi người suy nghĩ chín chắn bằng cách làm cho họ cười và mỉm cười. Các bạn làm điều này bằng cách kể những câu chuyện về cuộc sống thực, kể lại hiện thực theo quan điểm độc đáo của các bạn; và bằng cách này, các bạn nói chuyện với mọi người về các vấn đề lớn và nhỏ ”.

Ngài cũng lưu ý rằng: “Khi các bạn cố gắng vẽ ra những nụ cười hiểu hiết trên môi của dù chỉ là một khán giả, các bạn cũng khiến Thiên Chúa mỉm cười”. “Các nghệ sĩ thân mến, các bạn biết suy nghĩ và nói năng hài hước dưới nhiều hình thức và phong cách khác nhau; và trong mỗi trường hợp, ngôn ngữ hài hước phù hợp để hiểu biết và “cảm nhận” bản tính con người. Sự hài hước không xúc phạm, hạ nhục hay hạ thấp mọi người vì những khuyết điểm của họ. Trong khi việc giao tiếp ngày nay thường tạo ra xung đột, các bạn biết cách tập hợp những thực tế đa dạng và đôi khi trái ngược nhau. Chúng tôi cần học hỏi từ các bạn biết bao! Tiếng cười hài hước không bao giờ “chống lại” ai mà luôn mang tính bao hàm, có mục đích, khơi gợi sự cởi mở, cảm thông, đồng cảm”.

Cười đùa với Thiên Chúa

Đức Thánh Cha cũng nhấn mạnh đến khía cạnh này trong bài phát biểu của mình: “Chúng ta có thể cười đùa với Thiên Chúa không? Tất nhiên là chúng ta có thể, giống như chúng ta chơi đùa và đùa giỡn với những người chúng ta yêu thương. Sự khôn ngoan và truyền thống văn chương của người Do Thái là bậc thầy trong việc này! Có thể làm được điều này mà không xúc phạm đến tình cảm tôn giáo của các tín hữu, đặc biệt là người nghèo”.

Chuyển ngữ: Tý Linh
Chuyển ngữ từ: vatican.va
Nguồn: xuanbichvietnam.net

Link nội dung đầy đủ: https://giaophanmytho.net/giao-hoi-hoan-vu/manu-payet-ca-ngoi-tinh-hien-dai-cua-duc-phanxico-va-bai-dien-van-cua-ngai-ve-su-hai-huoc-41312.html

 

 

20. FABC vùng Đông Nam Á tổ chức Đại hội Loan báo Tin mừng tại Việt Nam với chủ đề: Đổi mới tinh thần của tông huấn Giáo hội tại Á châu

Lm. Antôn Trần Xuân Sang, SVD

 

Số thành viên tham dự Đại hội là 45 người trong đó có 18 giám mục, 17 linh mục, 5 nữ tu và 4 giáo dân. Đại hội được diễn ra tại Tòa Giám Mục Xuân Lộc thuộc giáo tỉnh Sài Gòn từ chiều thứ Hai ngày 10/6 đến ngày thứ Sáu 14/6.
 

WHĐ (18.06.2024) – Trong những ngày đầu mùa hè nắng nóng tại Việt Nam với khá nhiều hoạt động tôn giáo nào là khấn dòng, phong chức, tạ ơn… của các giáo phận và Dòng tu, Văn phòng Loan báo Tin mừng (Office of Evangelization) trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam đã đăng cai tổ chức Đại hội Loan báo Tin mừng vùng Đông Nam Á của Liên Hội đồng Giám mục Á châu (FABC) với sự tham dự của 8 quốc gia là Philippines, Malaysia, Myanmar, Singapore, Indonesia, Thái Lan, Ấn Độ và Việt Nam. Nếu kể cả vị tu sĩ lo về phụng vụ thuộc Dòng Phanxicô quốc tịch Mỹ là có 9 quốc gia. Số thành viên tham dự là 45 người trong đó có 18 giám mục, 17 linh mục, 5 nữ tu và 4 giáo dân. Một số giám mục Việt Nam đang coi sóc các giáo phận truyền giáo cũng được mời tham dự. Đại hội được diễn ra tại Tòa Giám Mục Xuân Lộc thuộc giáo tỉnh Sài Gòn từ chiều thứ Hai ngày 10/6 đến ngày thứ Sáu 14/6.

Trong Đại hội Loan báo Tin mừng lần này, các tham dự viên cùng nhau cầu nguyện chia sẻ và thảo luận các chủ đề về Hiệp Hành với Giáo hội hoàn vũ cũng như những thách đố và cơ hội trong việc loan báo Tin mừng ở châu Á trong dịp kỷ niệm: 25 năm Tông huấn Giáo hội tại châu Á (Ecclesia in Asia) của thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II; 50 năm Tông huấn Loan báo Tin mừng (Evangelii Nuntiandi) của Thánh Giáo Hoàng Phaolô VI; Năm Thánh 2025 sắp đến; và Năm Hoàn Cầu 2033 nhân dịp kỷ niệm 2000 năm Chúa Giêsu chịu chết và sống lại để trao ban Huấn Lệnh là hãy đi loan báo Tin mừng cho muôn dân, và Chúa Thánh Thần đến nổi lửa khai sinh Hội Thánh. Riêng Giáo hội Công giáo tại Việt Nam thì năm 2033 cũng là Năm Thánh đặc biệt kỷ niệm 500 năm hạt giống Tin mừng được nảy sinh trên mảnh đất hình chữ S này. Vì những sự kiện ý nghĩa được nên trên, Ủy ban Loan báo Tin mừng trực thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã đăng cai tổ chức sự kiện trọng đại này.

Vì là quốc gia chủ nhà đăng cai nên Ủy ban Loan báo Tin mừng trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam đã phải lo từ nhiều tháng trước về nơi tổ chức, số lượng thành viên tham gia, ăn ở đón tiếp cũng như mọi vấn đề không tên khác. Có lẽ hai nhân vật ‘đứng mũi, chịu sào’ là Đức cha Đaminh Hoàng Minh Tiến, Chủ tịch Ủy ban Loan báo Tin mừng đang làm việc ở phía Bắc và cha Đaminh Ngô Quang Tuyên, Thư ký Ủy ban đang ở phía Nam. Các vị cùng với những thành viên trong Ủy ban đã cùng nhau lên chương trình và cùng nhau hành động để mọi người tham dự Đại hội cảm thấy đây thực sự là một Đại hội đầy ý nghĩa. 

Phải thành thực nói rằng Tông huấn của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II gởi cho Giáo hội tại châu Á đã bước qua năm thứ 25 nhưng dường như Tông huấn ấy vẫn còn rất xa lạ với chính những người dân ở Á châu nói chung và những người Công giáo tại lục địa rộng lớn này nói riêng. Chính vì thế, Đại hội lần này mời gọi các thành viên cần có một sự đổi mới tinh thần của Tông huấn, hay nói cách khác, là làm sống lại Tông huấn của vị Cha Chung đã tha thiết mời gọi những vị mục tử, những tác nhân loan báo Tin mừng phải luôn hiện diện, đồng hành với người dân của mình để loan báo Chúa Giêsu Kitô là Đấng Cứu Độ và sứ mệnh yêu thương và phục vụ của Ngài ở châu Á, cũng như để đáp lại lời mời gọi tham gia vào sứ vụ loan báo Tin mừng mà tài liệu ở Bangkok vào năm 2023 được các giám mục đưa ra như kim chỉ nam để thực hành: “Cùng nhau hành trình như các dân tộc châu Á – Journeying together as peoples of Asia”.

Sau phần giới thiệu của từng tham dự viên, cũng như lời chào mừng của vị giám mục chủ nhà tại giáo phận Xuân Lộc vào buổi chiều khi hầu như mọi người đều tề tựu đông đủ, các thành viên đã cùng nhau dâng thánh lễ khai mạc với vị chủ tọa là Đức Cha George Palliparambil, SDB - Chủ tịch Văn phòng Loan Báo Tin mừng trực thuộc FABC để cầu xin Chúa Thánh Thần thánh hóa cho những ngày Đại hội. Thánh lễ diễn ra thật sốt sắng với tâm tình phó dâng và tri ân.

Trong những ngày diễn ra Đại hội, các thành viên được lắng nghe những bài chia sẻ chuyên môn được chuẩn bị kỹ càng của một số thành viên được phân công từ trước để mọi người có thể nắm bắt về thực tế của các Giáo hội quanh ta cũng như những cơ hội và thách đố trong việc loan báo Tin mừng ở các quốc gia đa tôn giáo, đa văn hóa và ý thức hệ khác nhau. Những tiếng nói của các đại biểu cũng nói lên những trăn trở, ưu tư trong sứ vụ truyền giáo.

Cầu nguyện là điều không thể thiếu trong những ngày Đại hội dù đôi lúc chương trình cũng hơi căng thẳng và quá giờ, các thành viên tham dự luôn dành thời gian để cầu nguyện và nhất là dành thời gian cho giờ chầu Thánh Thể. Trong giờ chầu Thánh Thể, các thành viên tham dự cảm thấy tâm hồn được nâng cao bởi những lời chứng cảm động sâu sắc, những câu chuyện đầy hy vọng và những bài hát bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau. Đặc biệt cảm động là những lời nguyện tâm tình dâng lên Chúa Giêsu Thánh Thể để cầu nguyện cho tất cả các quốc gia Đông Nam Á như Philippines, Myanmar, Thái Lan, Việt Nam, Malaysia, Singapore, Indonesia và bốn quốc gia không có đại diện tham dự Đại hội lần này là Lào, Campuchia, Brunei và Đông Timor. Một lần nữa mọi người tham dự đều khám phá ra rằng niềm tin của Giáo hội vào Chúa Giêsu là một món quà được đón nhận nhưng không và món quà ấy cần được chia sẻ nhưng không cho người khác; đó là món quà lớn nhất mà Giáo hội có thể ban tặng cho châu Á (EA, 10). Được Chúa Thánh Thần thúc đẩy, mọi người cùng nhau cam kết “đi một con đường khác” trong sứ mệnh loan báo và “thì thầm” niềm vui của Tin mừng trong những hoàn cảnh khác nhau của các Giáo hội và quốc gia của mình.

Những thách đố của việc loan báo Tin mừng ở Đông Nam Á

Các thành viên và đại biểu tham dự Đại hội lần này nhận ra rằng những thách đố được nêu ra trong Tông huấn “Giáo hội tại Á Châu” 25 năm trước của thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II vẫn còn mang tính thời sự và thậm chí còn trở nên phức tạp hơn bởi những thực trạng và hoàn cảnh mới mà chúng ta phải đối mặt ngày nay.

Chúa Giêsu, sinh ra tại châu Á, nhưng nghịch lý thay, phần lớn người dân ở lục địa rộng lớn này vẫn chưa được biết đến Ngài và vẫn xem Ngài là một nhân vật đến từ phương Tây, một người ngoại quốc hơn là người châu Á (EA, 20). Lựa chọn nhập thể làm người châu Á, thông điệp của Ngài chưa được hòa nhập và chấp nhận hoàn toàn trong các nền văn hóa của lục địa rộng lớn và đa dạng này. Việc hội nhập văn hóa và những nỗ lực tìm kiếm một ngôn ngữ và cách diễn đạt có thể truyền đạt sự gần gũi của một Thiên Chúa - Người Giêsu với các dân tộc châu Á vẫn còn chưa đầy đủ. Những khó khăn trong việc công bố Chúa Giêsu là Đấng Cứu Thế duy nhất càng trở nên phức tạp bởi chủ nghĩa thế tục, chủ nghĩa tương đối, đô thị hóa và toàn cầu hóa, các hệ tư tưởng và các rào cản văn hóa.

Thông điệp nguyên sơ về tình yêu của Thiên Chúa nơi Chúa Giêsu thường bị quên lãng trong thời đại kỹ thuật số và mạng xã hội. Cơn nghiện Internet, đôi khi còn mạnh hơn cả việc sử dụng ma túy bất hợp pháp khiến con người ngày nay, đặc biệt là giới trẻ, bối rối không biết đâu là thật, đâu là ảo. Trong một thế giới siêu kết nối, mọi người thấy mình lạc lõng và cô lập.

Di cư cưỡng bức, cả trong nước lẫn quốc tế, là tai họa giáng xuống các quốc gia châu Á. Nỗi đau khổ không thể tưởng tượng được của những người di cư và nạn nhân của nạn buôn người tiếp tục làm tổn thương Thân Thể Chúa Kitô tại châu Á. Việc loan báo Tin mừng thường bị tổn hại bởi chứng tá Kitô giáo yếu kém và thiếu nhiệt huyết trong việc chia sẻ và hội nhập chân lý Tin mừng vào mọi khía cạnh của đời sống con người. Tiếng kêu than của người nghèo và của toàn thể tạo vật chưa thấm nhập đầy đủ vào việc rao giảng và lối sống của các giáo xứ và cộng đồng Giáo hội địa phương. Người nghèo, người dân bản địa và môi trường sống không được quan tâm và ưu tiên những gì mà họ đáng được hưởng.

Châu Á cũng là châu lục với sự đa nguyên tôn giáo, đa văn hóa và những ý thức hệ khác nhau, trong đó có những người vô thần chủ nghĩa. Họ cũng cần đến ơn cứu độ. Đã từ lâu những người Công giáo thích đối đầu với những thế lực và những ý thức hệ khác hay chống đối mình. Tuy nhiên, những tác nhân loan báo Tin mừng trong thế kỷ XXI cần đặt lại chiến lược truyền giáo của mình trong hành trình tìm kiếm và đối thoại với những khác niềm tin, tôn giáo, những người bất đồng chính kiến với mình, những nền văn hóa khác nhau và ngay cả đối thoại với những người vô thần. Đó là một vài nhận định của một vị giám mục trong việc trình bày những thách đố trong việc loan báo Tin mừng trong những năm sắp tới.

Việc đào tạo liên tục các tác nhân truyền giáo, các giáo sĩ, tu sĩ và giáo dân cần phải được đặt lên hàng đầu trong mọi kế hoạch mục vụ của các Giáo hội địa phương. Chúng ta tin rằng sự đổi mới mong muốn của toàn thể Giáo hội phụ thuộc rất nhiều vào thừa tác vụ của các linh mục, của các mục tử. Tuy nhiên, việc loan báo Tin mừng không chỉ giới hạn ở các thừa tác viên được thụ phong hay những tu sĩ được đào tạo bài bản, nhưng là nhiệm vụ của toàn thể dân Chúa, tất cả đều có nghĩa vụ trở thành những người tham gia tích cực vào sự dấn thân truyền giáo nhập thể của Giáo hội. Đây là những thách đố mà Giáo hội Công giáo của chúng ta cần phải đương đầu trong việc loan báo Tin mừng tại Á Châu nói chung, và tại các quốc gia Đông Nam Á nói riêng.

Những cơ hội trong việc loan báo Tin mừng ở Đông Nam Á

Những thách đố mà chúng ta gặp phải trong việc loan báo Tin mừng nêu trên có thể được biến thành những cơ hội và cánh cửa để khám phá những con đường mới để loan báo Tin mừng ở châu Á nói chung và cách riêng tại Đông Nam Á.

Đời sống chứng tá của những tác nhân loan báo Tin mừng cần phải được khuyến khích và nhân rộng. Chứng tá của những cặp vợ chồng, những nhóm người có gia đình trong việc loan báo Tin mừng ở những cộng đồng địa phương là dấu hiệu đầu tiên của niềm hy vọng không nên bị dập tắt. Với những giáo dân đầy nhiệt huyết, tràn đầy Thánh Thần và các tác nhân truyền giáo được đào tạo được gửi đi truyền giáo luôn cần được sự đồng hành của các vị mục tử để họ luôn có ngọn lửa truyền giáo vì sứ vụ truyền giáo không thể mất đi sự nhiệt thành và năng động của nó.

Chứng tá của các giám mục, linh mục và tu sĩ luôn đồng hành với những người cộng tác với mình trong tinh thần khiêm tốn, vui tươi, sẵn sàng chia sẻ ước mơ và kinh nghiệm của họ với những người tham gia khác sẽ khiến mọi người cảm nhận được tình yêu của Chúa Giêsu, vị Mục Tử Nhân Lành - Đấng sẽ không bao giờ bỏ rơi đàn chiên của Ngài.

Bài chia sẻ của vị giám mục phụ trách Ủy bản Loan báo Tin mừng về sự hình thành và phát triển của Giáo hội tại Việt Nam từ khi hạt giống Tin mừng được đón nhận cho đến nay phải trải qua bao thăng trầm, nhiều khi phải hy sinh cả tính mạng để giữ vững đức tin là những chứng tá sống động trong việc loan báo Tin mừng, là ánh sáng soi rọi giữa cuộc đấu tranh của các Giáo hội ở Đông Nam Á. Sự gia tăng về số lượng và ơn gọi truyền giáo ở Việt Nam là một điểm nhấn đáng chú ý và mang lại niềm hy vọng cho toàn thể các Giáo hội ở châu Á nói chung và vùng Đông Nam Á nói riêng.

Giữa những bài thuyết trình cũng có những phần chia sẻ và nhận định của một số đại biểu về những cách thế, những phương pháp của các Giáo hội địa phương về việc làm thế nào để tiếp cận và gần gũi với những người khác niềm tin, tôn giáo với mình cũng như những người đã từng được rửa tội nhưng nay lại nguội lạnh với đời sống tôn giáo. Việc trao đổi quà tặng, những câu chuyện và những phương pháp hay nhất của các Giáo hội địa phương đã làm trẻ hóa hoạt động truyền giáo của những người tham gia Đại hội. Đại hội có kế hoạch sử dụng triệt để các công cụ truyền giáo sẵn có trong việc loan báo Tin mừng. Những góp ý, chia sẻ của những tham dự viên giáo dân trong Đại hội cũng góp phần thành công không nhỏ trong việc loan báo Tin mừng, đúng theo tiến trình hiệp hành mà Thượng Hội đồng Giám mục Thế giới lần thứ XVI đưa ra. Sự tham gia của những giáo dân có lòng nhiệt huyết truyền giáo luôn mang lại những kết quả đầy hứa hẹn cho những mùa gặt bội thu.

Thánh lễ đồng tế tạ ơn kết thúc kỳ Đại hội được diễn ra tại Trung tâm Hành hương Núi Cúi với sự tham gia đông đảo của giáo dân thuộc giáo hạt Long Thành, Xuân Lộc làm nức lòng những tham dự viên, cách riêng là các vị giám mục đến từ Ấn Độ, Philippines, Malaysia và Singapore. Các vị không ngờ rằng Giáo hội Công giáo tại Việt Nam quá sống động và đầy nội lực trước một thế giới thế tục với những thách đố mà Giáo hội đang đương đầu. Như vị giám mục Việt Nam phụ trách trong Ủy ban Loan báo Tin mừng đã chia sẻ trong bài tham luận của ngài, qua những thách đố mà Giáo hội đang gặp phải, chính Chúa Thánh Thần là nguồn lực để củng cố và giúp chúng ta vượt qua những thách đố ấy để biến những thách đố thành những cơ hội cho việc loan báo Tin mừng.

Cảm ơn Đại hội loan báo Tin mừng nhằm “Đổi mới tinh thần theo Tông huấn Giáo hội tại Á Châu”. Cảm ơn các thành viên trong ban tổ chức, cách riêng vị cha già đáng kính Đaminh Ngô QuangTuyên là cánh tay đắc lực của Đức Cha Đaminh Hoàng Minh Tiến trong việc lo lắng, chuẩn bị chu đáo cho kỳ Đại hội quan trọng này. Cảm ơn anh chị Manoj và Beena, những cộng tác viên giáo dân đắc lực trong việc lên chương trình cho Đại hội. Cảm ơn các vị giám mục, linh mục và tu sĩ, giáo dân đã sắp xếp thời gian tham dự Đại hội dù cũng gặp nhiều khó khăn trong việc di chuyển hay bị thất lạc hành lý. Cảm ơn sự chân thành, đơn sơ của các giám mục trong suốt những ngày Đại hội. Chúng ta là Giáo hội và chúng ta đang muốn làm một điều gì đó cho Giáo hội. Những thách đố và cơ hội mà Đại hội đưa ra cũng như những phương thế mới trong việc loan báo Tin mừng tại Á Châu nói chung và tại Đông Nam Á nói riêng sẽ định hình Giáo hội chúng ta trong thời gian tới. Xin Thánh Thần Chúa đốt ngọn lửa nhiệt huyết trong tâm hồn chúng con để chúng con biết sống và đổi mới tinh thần Tông huấn Giáo hội tại Á châu. Chúng ta hy vọng rằng bằng cách cùng nhau đồng hành với tư cách là các dân tộc tại châu Á, luôn biết củng cố tình huynh đệ và hiệp thông, Giáo hội truyền giáo có tính hiệp hành có thể dần dần trở thành hiện thực, và chúng ta sẽ thường xuyên được thúc giục “Hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ!”

Link nội dung đầy đủ: https://giaophanmytho.net/giao-hoi-hoan-vu/fabc-vung-dong-nam-a-to-chuc-dai-hoi-loan-bao-tin-mung-tai-viet-nam-voi-chu-de-doi-moi-tinh-than-cua-tong-huan-giao-hoi-tai-a-chau-41313.html

 

 

21. ĐTC Phanxicô họp với Hội đồng Hồng y cố vấn

Từ ngày 17 đến 18/6/2024 các Hồng y trong Hội đồng Hồng y cố vấn, được gọi là C9, đã quy tụ tại Vatican trong phiên họp thứ 3 trong năm 2024. Phiên họp bắt đầu ngày 17/6/2024 đã diễn ra với sự tham dự của Đức Thánh Cha.

Vatican News

Trong năm 2024 nhóm C9 đã có hai phiên họp vào tháng Hai và tháng Tư.

Hội đồng Hồng y cố vấn

Hội đồng Hồng y cố vấn được Đức Thánh Cha thiết lập qua phúc chiếu ban hành ngày 28/9/2013, với nhiệm vụ hỗ trợ ngài trong dự án cải cách Giáo triều Roma và trong việc điều hành Giáo hội.

Nhóm C9 "mới"

Vào ngày 7/3/2023 Đức Thánh Cha đã đổi mới cơ cấu của Hội đồng Hồng y cố vấn. Hiện nay Hội đồng này gồm có 9 Hồng y, được gọi là C9, gồm các Hồng y Pietro Parolin, Quốc vụ khanh; Fernando Vérgez Alzaga, Chủ tịch Ủy ban Giáo hoàng về Quốc gia Thành Vatican và Phủ Thống đốc Quốc gia Thành Vatican; Fridolin Ambongo Besungu, Tổng Giám mục Kinshasa; Oswald Gracias, Tổng Giám mục Bombay; Seán Patrick O'Malley, Tổng Giám mục Boston; Juan José Omella Omella, Tổng Giám mục Barcelona; Gérald Lacroix, Tổng Giám mục Québec; Jean-Claude Hollerich, Tổng Giám mục Luxembourg; và Sérgio da Rocha, Tổng giám mục San Salvador de Bahia.

Thư ký của Hội đồng Hồng y cố vấn là Đức Cha Marco Mellino, Giám mục hiệu tòa Cresima.

Các công việc của C9 trong tháng 4/2024

Phiên họp đầu tiên của nhóm C9 mới được tổ chức vào ngày 24/4 năm nay.

Trọng tâm của phiên họp vào tháng Tư này là thực hiện tông hiến Praedicate evangelium trong Giáo triều Roma; các vùng xung đột ở các khu vực khác nhau trên thế giới, “đặc biệt là ở Trung Đông và Ucraina”, trong đó Đức Thánh Cha và các Hồng y hy vọng “rằng những nỗ lực nhằm xác định các con đường đàm phán và hòa bình sẽ được gia tăng”.

Trong các cuộc họp trước đây, các thành viên của Hội đồng Hồng y đã thảo luận về “vai trò của phụ nữ trong Giáo hội” và lắng nghe những suy tư của hai phụ nữ là Sơ Regina da Costa Pedro và giáo sư Stella Morra.

(Nguồn: RV)

Link nội dung đầy đủ: https://giaophanmytho.net/giao-hoi-hoan-vu/dtc-phanxico-hop-voi-hoi-dong-hong-y-co-van-41315.html

 

 

22. Giáo hội Ấn Độ lên án vụ tấn công một giáo xứ Công giáo

Trong một tuyên bố đưa ra ngày 17/6/2024, Hội đồng Giám mục Ấn Độ đã lên án một cuộc tấn công gần đây nhằm vào các linh mục của một giáo xứ ở bang Odisha, khiến hai linh mục bị thương và các đồ vật có giá trị bao gồm cả tiền mặt bị những kẻ gian cướp đi.

Hồng Thủy - Vatican News

Các Giám mục Ấn Độ lấy làm tiếc về vụ tấn công cướp bóc dã man và kêu gọi “điều tra và hành động thích hợp chống lại thủ phạm” và kêu gọi chính phủ liên bang “xem xét những vụ việc như vậy và chỉ đạo tất cả Chính quyền các bang đảm bảo an ninh cho cộng đồng Kitô giáo thiểu số”.

Vụ tấn công

Đức Cha Kiore Kumar Kujur của giáo phận Rourkela cho biết, vào rạng sáng ngày 15/6/2024, khoảng 15 kẻ đeo mặt nạ đen đã vào nhà xứ và tấn công các linh mục Nerial Bilung, 72 tuổi và Alois Xalxo, 52 tuổi, làm họ bị thương nặng và cướp các tài sản có giá trị bao gồm điện thoại di động và tiền mặt trị giá 300.000 rupee (3.591 USD).

Các linh mục đã bị hành hung dã man bằng thanh sắt, xà beng, gậy khúc côn cầu cùng những thứ khác, và họ bị trói bằng dây thừng và bịt miệng bằng băng dính. Những kẻ tấn công thậm chí còn đe dọa sẽ dùng dao tấn công họ và chỉ rời đi sau khi đã lục soát tòa nhà khoảng một giờ. Các linh mục nằm trên mặt đất hàng giờ trước khi một người trong số họ tìm cách cởi trói và chạy đến nữ tu gần đó để tìm kiếm sự giúp đỡ.

Sau khi được điều trị, sức khỏe của các linh mục đã ổn định. Vào ngày 16/6/2024, Giáo hội đã nộp đơn khiếu nại với cảnh sát.

Thiểu số Kitô hữu bị bách hại

Theo Đức cha Kujur, “còn quá sớm để nói ai đã thực hiện việc này vì chúng tôi đã phải đối mặt với những sự cố như vậy trong năm qua. Đây là sự cố thứ năm chúng tôi chứng kiến. Trong tất cả các trường hợp, các linh mục đều bị đánh đập dã man, tiền bạc và các vật dụng có giá trị khác đều bị cướp bóc”. Ngài nói rằng bản chất của vụ tấn công khiến người ta nghi ngờ liệu đây có phải chỉ là một vụ cướp hay không.

Odisha là một trong những bang của Ấn Độ nơi các Kitô hữu phải đối mặt với sự đàn áp dữ dội từ các nhóm theo đường lối Ấn Độ giáo cực đoan, thường xuyên cáo buộc các Kitô hữu cải đạo bất hợp pháp. Luật chống cải đạo của bang kết tội việc cải đạo cưỡng bức hoặc ép buộc. (UCA News 17/06/2024)

(Nguồn: RV)

Link nội dung đầy đủ: https://giaophanmytho.net/giao-hoi-hoan-vu/giao-hoi-an-do-len-an-vu-tan-cong-mot-giao-xu-cong-giao-41316.html

 

 

23. ĐTC Phanxicô sẽ đối thoại với các sinh viên Châu Á Thái Bình Dương

Vào ngày 20/6/2024, Đức Thánh Cha sẽ đối thoại trực tiếp với các sinh viên qua hình thức trực tuyến trong sáng kiến “Xây dựng những nhịp cầu xuyên Châu Á Thái Bình Dương” do Đại học Loyola Chicago cùng với Ủy ban Giáo hoàng về Châu Mỹ Latinh tổ chức.

Vatican News

Cùng hỗ trợ cuộc gặp gỡ này còn có một số văn phòng của Vatican, bao gồm Ban Tổng Thư ký Thượng Hội đồng, Bộ Truyền thông, Bộ Giáo dân, Gia đình và Sự sống, Bộ Giáo dục và Văn hóa và Phân bộ loan báo Tin Mừng lần đầu và các Giáo hội cụ thể mới.

Gặp gỡ hiệp hành

Cuộc gặp gỡ hiệp hành giữa Đức Thánh Cha và các sinh viên đại học sẽ quy tụ các đại diện từ Đại học Ateneo de Manila, (Manila, Philippines); Đại học Công giáo Australia (Brisbane, Australia); Đại học Công giáo Phụ Nhân (Đài Bắc, Đài Loan); Đại học Sogang (Seoul, Hàn Quốc); Đại học Sophia (Tokyo, Nhật Bản); Đại học Sanata Dharma (Yogyakarta, Indonesia), với sự tham dự của các sinh viên đến từ Singapore, Đông Timor, Papua New Guinea, chuyên về nhiều lĩnh vực bao gồm thần học, tâm lý học, kinh doanh, vật lý, luật, khoa học máy tính, hóa học, triết học, v.v.

Cuộc gặp gỡ sẽ diễn ra trên Zoom và các buổi phát trực tiếp sẽ có thể truy cập được thông qua trang web sáng kiến “Building Bridges”: www.luc.edu/buildingbridges/acrossasiapacific

Cuộc gặp gỡ sẽ được diễn giải và bình luận trực tiếp bằng tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha.

Sáng kiến “Xây dựng những nhịp cầu” 

Lấy cảm hứng từ lời kêu gọi hiệp hành của Đức Thánh Cha, Đại học Loyola Chicago đã phát động Sáng kiến “Xây dựng những nhịp cầu” (BBI), một chuỗi sự kiện lấy sinh viên làm trung tâm và do trường đại học tổ chức. Cuộc gặp gỡ đầu tiên của dự án diễn ra vào tháng 2/2022, mang tên “Xây dựng những nhịp cầu Bắc-Nam”. Cuộc gặp gỡ thứ hai, “Xây dựng những nhịp cầu xuyên châu Phi”, có sự tham gia của các sinh viên từ khắp châu Phi cận Sahara vào tháng 11/2022.

Cuộc gặp gỡ mang đến cơ hội độc đáo cho sinh viên tham gia lắng nghe, đối thoại và phân định về các mối quan tâm xã hội chung, sau đó là đại diện sinh viên của các nhóm tham gia vào cuộc đối thoại trực tiếp với Đức Thánh Cha Phanxicô, nơi họ có thể chia sẻ với ngài những kinh nghiệm và hy vọng của nhóm họ.

(Nguồn: RV)

Link nội dung đầy đủ: https://giaophanmytho.net/giao-hoi-hoan-vu/dtc-phanxico-se-doi-thoai-voi-cac-sinh-vien-chau-a-thai-binh-duong-41325.html

 

 

24. Số người Á Đông coi tôn giáo là quan trọng giảm

Theo cuộc khảo sát của Trung tâm Nghiên cứu Pew, công bố vào ngày 17/6/2024, tại Á Đông số người coi tôn giáo là quan trọng giảm, nhưng nhiều người vẫn thực hành các nghi lễ tôn kính tổ tiên và tin vào “nghiệp báo”.

Vatican News

Cụ thể rất ít người ở Hong Kong, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và Việt Nam nói rằng tôn giáo “rất quan trọng” trong cuộc sống của họ hoặc cầu nguyện hàng ngày.

Cuộc khảo sát cũng cho thấy mặc dù không coi tôn giáo như một phần thiết yếu trong cuộc sống hàng ngày, nhưng nhiều người vẫn tham gia và tin vào các hoạt động tôn giáo như thờ cúng tổ tiên.

Ở Đài Loan, 11% người trưởng thành nói tôn giáo rất quan trọng đối với họ, nhưng 87% tin vào nghiệp báo, 36% nói rằng họ đã từng được tổ tiên viếng thăm và 34% nói đã từng thực hành thiền.

Tại Nhật Bản, 70% số người được hỏi cho biết đã dâng thức ăn, nước uống để bày tỏ lòng tôn kính như một phần tín ngưỡng hoặc truyền thống của họ. Con số này ở Việt Nam là 86%.

Việc thờ kính tổ tiên truyền thống trong khu vực được diễn tả qua việc thăm viếng, thắp hương, cúng tại các nghĩa trang hoặc bàn thờ tổ tiên. 50% người trưởng thành không theo tôn giáo nào và đa số là Phật tử nói rằng trong năm qua, họ đã thắp hương cho tổ tiên.

Có ít Kitô hữu tham gia vào các hoạt động này hơn các nhóm còn lại tại các quốc gia được khảo sát, ngoại trừ Việt Nam. Tại Việt Nam, khoảng 86% Kitô hữu cho biết trong năm qua đã thắp hương và 81% đã cắm hoa hoặc thắp nến tưởng nhớ tổ tiên.

Cuộc khảo sát cũng phân tích việc thay đổi tôn giáo khác. Nhiều người Đông Á nói họ được nuôi dưỡng theo một tôn giáo trong thời thơ ấu và hiện không theo tôn giáo nào cả. Nhưng xu hướng này ít phổ biến ở Việt Nam. Ví dụ, 15% người trưởng thành ở Hong Kong nói họ được nuôi dạy theo Kitô giáo nhưng giờ đây không thực hành. Trong khi đó, 14% người trưởng thành ở Hàn Quốc và Nhật Bản cho biết họ được nuôi dưỡng theo Phật giáo nhưng hiện không theo tôn giáo nào.

Trung tâm Nghiên cứu Pew chỉ ra rằng tỷ lệ chuyển đổi tôn giáo ở Đông Á (từ 32% tại Nhật Bản đến 53% tại Hong Kong và Hàn Quốc) cao hơn so với nhiều nơi khác. Ví dụ, trong các cuộc khảo sát trước đây về tôn giáo trên khắp châu Á kể từ năm 2019, chỉ có tỷ lệ chuyển đổi tôn giáo của Singapore (35%) mới đạt mức tỷ lệ được thấy ở các xã hội Đông Á.

(Nguồn: RV)

Link nội dung đầy đủ: https://giaophanmytho.net/giao-hoi-hoan-vu/so-nguoi-a-dong-coi-ton-giao-la-quan-trong-giam-41326.html

 

 

25. Lễ phong Chân phước cho Cha Michał Rapacz, tử đạo thời cộng sản Ba Lan

Sáng ngày 15/6/2024, tại đền thánh dâng kính Lòng Chúa Thương Xót ở Łagiewniki, Krakow, Ba Lan, Đức Hồng Y Marcello Semeraro, Tổng trưởng Bộ Phong Thánh, đã thay mặt Đức Thánh Cha Phanxicô chủ sự Thánh lễ tuyên phong chân phước cho Cha Michał Rapacz, một linh mục trẻ người Ba Lan tử đạo khi mới 42 tuổi. Ngài đã bị cộng sản Ba Lan sát hại vì lòng căm thù đức tin vào ngày 12/5/1946 gần Płoki, nơi ngài làm cha xứ.

Vatican News

Tiểu sử Cha Michał Rapacz

Cha Michał sinh ngày 16/9/1904 tại làng Tenczyn, Tổng giáo phận Krakow, trong gia đình của ông bà Jan và Marianna Rapacz, một đôi vợ chồng hòa thuận và ngoan đạo, điều hành một trang trại.

Sau khi học xong tiểu học ở Tenczyn, Michał tiếp tục học tại trường trung học ở Myślenice. Năm 1926, ngài vào đại chủng viện ở Krakow. Ngày 1/2/1931, ngài được Đức Tổng Giám mục Adam Stefan Sapieha truyền chức linh mục và sau đó được cử làm cha xứ tại giáo xứ Płoki gần Trzebinia. Sau hai năm, ngài được chuyển đến giáo xứ Rajcza, nơi ngài phục vụ trong bốn năm. Sau đó, theo quyết định của Đức Tổng Giám mục Sapieha, ngài lại được trở lại Płoki làm giám quản và sau đó là linh mục quản xứ, và phục vụ tại đó cho đến khi qua đời.

Lòng nhiệt thành trong việc hoàn thành sứ vụ mục tử

Cha Michał nổi bật vì lòng nhiệt thành trong việc hoàn thành sứ vụ mục tử. Ngài tham gia vào việc dạy giáo lý cho trẻ em và giới trẻ, cử hành các bí tích và rao giảng Lời Chúa. Ngài dành nhiều sự quan tâm đến việc điều hành các nhóm Mân côi sống, các hiệp hội giới trẻ và sân khấu nghiệp dư, cố gắng đào tạo các thành viên của các hội đoàn về giáo dục tôn giáo, văn hóa và yêu nước. Ngài rất nghiêm túc với bản thân và người khác, nhưng đồng thời lại nổi bật về lòng tốt, sự hiền hòa và tôn trọng mọi người. Bất chấp hoàn cảnh kinh tế khó khăn của giáo xứ, ngài vẫn giúp đỡ vật chất cho người nghèo, dành nhiều sự quan tâm, hỗ trợ tinh thần cho người bệnh.

Một người cầu nguyện, yêu mến Bí tích Thánh Th

Cha Michał là một người cầu nguyện, yêu mến Bí tích Thánh Thể. Hàng ngày ngài đến viếng Thánh Thể ở nhà thờ. Ngài thường đến đó vào ban đêm để chầu hoặc cầu nguyện lâu giờ trước ảnh Đức Mẹ Płoki. Ngài sử dụng cuốn Liber animarum, danh sách các tín hữu trong giáo xứ, trong đó ngài ghi lại những quan sát về sự dấn thân tôn giáo của họ và những vấn đề họ gặp phải. Ngài mang theo những ghi chú này khi cầu nguyện và phó thác mọi người cũng như gia đình họ cho Chúa. Ngài thường kết thúc lời cầu nguyện này bằng việc ngắm Đàng Thánh Giá.

Lòng đạo đức của Cha Michał Rapacz được đặc trưng bởi sự tin tưởng phó thác vào Thiên Chúa và mong muốn thực hiện trọn vẹn thánh ý trong sứ vụ linh mục.

Tử đạo

Sau khi Thế chiến thứ hai kết thúc, hoạt động của ngài khiến những người cộng sản nắm quyền ở Ba Lan không thích. Ngài không trực tiếp đấu tranh chống lại chế độ bằng lời nói cũng như hành động nhưng chỉ rao giảng Tin Mừng và nhắc lại những giá trị Kitô giáo bắt nguồn từ đó. Ngài cố gắng nâng cao nhận thức của lương tâm, vốn sau cuộc xung đột, đã mất khả năng nhận biết thiện và ác, sự thật và dối trá.

Những kẻ thù của đức tin đã nhìn thấy hiệu quả hoạt động mục vụ của ngài và quyết định rằng điều này đe dọa ảnh hưởng của họ đối với xã hội, xã hội mà họ tìm cách chiếm lấy bằng cách truyền bá một hệ tư tưởng vô thần.

Dù được cảnh báo nhiều lần rằng ngài đã bị kết án tử hình, Cha Michał quyết định tiếp tục đảm nhiệm sứ vụ mục tử của ngài cho đến cùng. Ngài nói với những người thông báo cho ngài về mối đe dọa: “Tôi sẵn sàng hy sinh mạng sống của mình vì đàn chiên”.

Đêm ngày 11, rạng sáng ngày 12/5/1946, một nhóm phiến quân cộng sản đã thi hành án tử hình. Những lời cuối cùng cha nói khi bị dẫn ra khỏi nhà xứ vào khu rừng gần đó, được em gái của ngài nghe thấy là: “Lạy Cha, xin cho ý Cha được thực hiện!”.

Tiến trình tuyên phong chân phước

Tình hình chính trị thời hậu chiến ở Ba Lan không cho phép nhanh chóng mở tiến trình phong thánh. Những biểu hiện phân biệt đối xử và thậm chí bách hại Giáo hội trong nước cũng như đàn áp những người tuyên xưng đức tin Kitô giáo kéo dài cho đến cuối thập niên 1980. Trong những năm 1986-1987, Đức Cha Julian Groblicki, phụ tá giáo phận Krakow, được Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II khuyến khích, đã bắt đầu thu thập các tài liệu và chứng từ liên quan đến cuộc tử đạo của Cha Michał Rapacz.

Vào ngày 23/1/1993, Đức Hồng Y Franciszek Macharski, Tổng Giám mục Krakow, đã yêu cầu Bộ Phong Thánh cho phép thực hiện tiến trình và vào ngày 10/3/1993, Bộ Phong Thánh đã tuyên bố án phong chân phước cho Cha Michał Rapacz không có gì ngăn trở. Án phong chân phước cấp giáo phận Krakow kết thúc vào ngày 9/11 cùng năm 1993. Hồ sơ án phong đã được chuyển đến Roma. Tuy nhiên, những thiếu sót về mặt hình thức và yếu tố cốt yếu đã không cho phép công việc tiếp tục. Cuộc điều tra của giáo phận phải được hoàn thành.

Vào ngày 29/9/2005, Đức Hồng y Stanisław Dziwisz, Tổng Giám mục Krakow, đã tiếp tục án phong chân phước cho Cha Michał Rapacz. Vào ngày 30/6/2017, Tổng giám mục đương nhiệm Marek Jędraszewski đã kết thúc án phong chân phước cấp giáo phận. Hồ sơ đã được chuyển về Bộ Phong Thánh ở Roma và vào ngày 16/3/2018, Bộ đã xác nhận tính hợp lệ của tiến trình cấp giáo phận.

Sau khi xem xét kỹ lưỡng các tài liệu được thu thập, các cơ quan riêng lẻ của Bộ Phong Thánh, tức là hội đồng các cố vấn lịch sử, hội đồng các cố vấn thần học và cuối cùng là công nghị thông thường gồm các Hồng y và Giám mục, đã bày tỏ những ý kiến tích cực, nhìn nhận rằng cuộc tử đạo của Cha Michał Rapacz là do lòng căm thù đức tin của những người cộng sản. Đức Thánh Cha Phanxicô đã xác nhận điều này trong một sắc lệnh được ký ngày 24/1 năm nay. (Oss. Rom. 14/06/2024)

Thánh lễ tuyên phong chân phước

Chủ sự Thánh lễ phong chân phước cho Cha Michał Rapacz vào sáng ngày 15/6/2024, Đức Hồng y Tổng trưởng Bộ Phong Thánh nói: “Việc truyền bá tình yêu đối với Chúa Kitô, đối với cha, là liều thuốc giải độc duy nhất hiệu quả đối với chủ nghĩa vô thần, chủ nghĩa duy vật và tất cả những thế giới quan đe dọa phẩm giá con người”. Ngài định nghĩa việc phong chân phước cho Cha Michał là “Một dấu hiệu an ủi từ Thiên Chúa, trong một thời điểm vẫn còn bị tổn thương bởi bạo lực và chiến tranh ở nhiều nơi trên thế giới và cũng không xa nơi này lắm”. Ngài nói rằng từ đây tỏa ra một thông điệp về “niềm hy vọng và sự an ủi tỏa trên toàn thể đất nước Ba Lan và toàn thế giới”.

Bí tích Thánh Thể như một “bí tích của lòng thương xót”

Trong bài giảng, Đức Hồng y Semeraro tập trung vào ý nghĩa của Bí tích Thánh Thể như một “bí tích của lòng thương xót”. Ngài nhắc lại, theo Đức Thánh Cha Phanxicô, đó “không phải là phần thưởng cho người tốt, nhưng là sức mạnh cho người yếu đuối, cho tội nhân. Đó là sự tha thứ, đó là lương thực giúp chúng ta bước đi”. Từ quan điểm này, ngài nói tiếp, “được nuôi dưỡng bởi Bánh Thánh Thể, chúng ta cũng có thể thưa tiếng xin vâng của mình, đó là cam kết thực hiện và sống những lựa chọn triệt để, can đảm, thậm chí không thoải mái. Thưa vâng bằng cách đáp lại sự dữ bằng sự thiện, trở thành những người xây dựng hòa bình và theo đuổi những lý tưởng về tiêu chuẩn cao của đời sống Kitô hữu mà các vị thánh, với chứng tá của các ngài, đã chỉ cho chúng ta thấy”, bằng cách đặt mình “phục vụ cách quảng đại” những người rốt cùng, những người nghèo, những người bị gạt ra ngoài lề xã hội, những người nhỏ bé nhất và không có khả năng tự vệ nhất”.

Cha Michał Rapacz là gương mẫu của lòng yêu mến Thánh Thể

Tổng trưởng Bộ Phong Thánh đã đưa ra một hình mẫu để noi theo, chính là Cha Michał Rapacz. Đối với cha, “Bí tích Thánh Thể là nền tảng cho cuộc đời cha với tư cách là một người của Thiên Chúa”. Đức Hồng y nói: “Việc truyền bá tình yêu của Chúa Kitô hiện diện trong Bánh Thánh Thể đối với ngài là liều thuốc giải độc hiệu quả duy nhất cho chủ nghĩa vô thần, chủ nghĩa duy vật và tất cả những tầm nhìn về thế giới đe dọa phẩm giá con người”. Và chính “từ lễ tế của Chúa Giêsu trên bàn thờ” mà cha “đã rút ra được tình yêu vĩ đại nhất, tình yêu không bị tê liệt trước hận thù, bạo lực và mọi thứ gây sợ hãi”. Đức Hồng y nói thêm, là một mục tử của những tâm hồn bắt nguồn từ lòng bác ái, Cha Michał đã giữ vững một quyết tâm: “Tôi sẵn sàng hiến mạng sống vì đàn chiên của mình”.

Đáp lại lời mời gọi nên thánh

Theo nghĩa này, Đức Hồng Y mời gọi giới trẻ hãy nhìn vị linh mục tử đạo như một “lời khuyến khích đón nhận Tin Mừng của Chúa Giêsu bằng tất cả bản thân mình”, vì trong cuộc đời ngài, Cha Rapacz “đã lớn lên với sự khôn ngoan lớn nhất: đó là biết cách phân định có thể trao tặng hoàn toàn bản thân cho ai”, nhận thức được thực tế rằng “đáp lại ơn gọi Kitô hữu một cách quảng đại là luôn đáp lại lời mời gọi nên thánh mà Thiên Chúa ngỏ với mọi người nam nữ”.

Mời gọi tất cả các linh mục hãy tin vào sức mạnh của Bí tích Thánh Thể

Tổng trưởng Bộ Phong Thánh nhắc lại “nhu cầu thiêng liêng” đã thúc đẩy vị tân chân phước, thúc giục ngài mỗi đêm vào nhà thờ và phủ phục dưới đất, theo hình thánh giá, trước Nhà Tạm Thánh Thể, để chuyển cầu “cho các gia đình và mọi người trong cộng đoàn của ngài”. Do đó, Đức Hồng y Semeraro nói thêm, Cha Michał Rapacz “dạy rằng Bí tích Thánh Thể không chỉ là nguồn gốc của sự tốt lành, mà còn là sự viên mãn của nó, bởi vì nơi đó, sự bất an của con người, sự tìm kiếm của họ, tất cả những gì họ cần tìm được nơi ẩn náu. Chầu Thánh Thể cũng có nghĩa là trao lại cho Chúa Giêsu chính chúng ta và mọi điều con người cần để cảm nghiệm sức mạnh giải phóng và biến đổi của Người”.

Đức Hồng Y cũng nhấn mạnh rằng vị tân chân phước người Ba Lan đưa ra lời mời gọi tất cả các linh mục hãy “tin vào sức mạnh của Bí tích Thánh Thể, sức mạnh duy nhất mà qua đó mỗi người chúng ta có thể trở thành, như ngài, một chứng nhân trung thành và quảng đại của Tin Mừng cho đến hiến mạng sống”.

Các vị tử đạo: nhân chứng của niềm hy vọng

Cuối cùng, hướng đến Năm Thánh sắp đến, tập trung vào khẩu hiệu “Những người Hành hương Hy vọng”, ngài định nghĩa nó như là “một trải nghiệm về niềm hy vọng đích thực, một trải nghiệm rộng lớn như cả thế giới”, mà lời chứng thuyết phục nhất được đưa ra chính xác bởi các vị tử đạo, những người, “vững vàng trong niềm tin vào Chúa Kitô phục sinh, đã có thể từ bỏ chính cuộc sống trên trái đất này để không phản bội Chúa của họ” (Spes non confundit, 20).

Trong Thánh lễ, hộp đựng thánh tích của Cha Michał Rapacz đã được rước đến bàn thờ, gồm một phần hài cốt của vị tân chân phước, thu được trong quá trình khai quật hài cốt của ngài vào tháng 4 vừa qua. Tuy nhiên, theo quyết định của Đức Tổng Giám mục Marek Jędraszewski, Tổng Giám mục Krakow, phần hài cốt còn lại của Cha Rapacz được lưu giữ tại bàn thờ phụ của nhà thờ giáo xứ Płoki, nơi sẽ là nơi tôn kính chính của vị tân chân phước.

(Nguồn: RV)

Link nội dung đầy đủ: https://giaophanmytho.net/giao-hoi-hoan-vu/le-phong-chan-phuoc-cho-cha-michal-rapacz-tu-dao-thoi-cong-san-ba-lan-41327.html

 

 

26. Diễn văn Đức Thánh Cha trong buổi tiếp các đại biểu của Liên đoàn Luther thế giới năm 2024

Chuyển ngữ: Nt. Anna Ngọc Diệp, OP

 

WHĐ (21.06.2024) – Tại Dinh Tông Tòa sáng thứ Năm ngày 20.06, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp kiến các đại biểu của Liên đoàn Luther thế giới (the Lutheran World Federation). Được biết, Liên đoàn Luther thế giới vừa tổ chức Đại hội từ ngày 13-18.06, tại Chavannes, ngoại ô Geneva, Thụy Sĩ, với chủ đề “Niềm hy vọng tràn trề”, được trích từ thư thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Roma (15,13). Sau đây là toàn văn Việt ngữ bài Diễn văn của Đức Thánh Cha:

Link nội dung đầy đủ: https://giaophanmytho.net/giao-hoi-hoan-vu/dien-van-duc-thanh-cha-trong-buoi-tiep-cac-dai-bieu-cua-lien-doan-luther-the-gioi-nam-2024-41338.html

 

 

27. Diễn văn Đức Thánh Cha đã dành cho tham dự viên Hội nghị Lemaître của Đài thiên văn Vatican năm 2024

WHĐ (22.06.2024) – Hôm thứ Năm, ngày 20.06, Đức Thánh Cha đã dành cho các tham dự viên Hội nghị Lemaître của Đài thiên văn Vatican buổi tiếp kiến riêng. Nhằm vinh danh vị linh mục và nhà thiên văn học người Bỉ, George Lemaître, Hội nghị lần thứ II với chủ đề “Lỗ đen, Sóng hấp dẫn và Điểm kỳ dị Không gian-Thời gian” diễn ra tại Castel Gandolfo từ ngày 16-21.06, quy tụ khoảng 40 nhà nghiên cứu, trong đó có hai người đoạt giải Nobel. Sau đây là toàn văn Việt ngữ bài diễn văn của Đức Thánh Cha:

Link nội dung đầy đủ: https://giaophanmytho.net/giao-hoi-hoan-vu/dien-van-duc-thanh-cha-da-danh-cho-tham-du-vien-hoi-nghi-lema%C3%AEtre-cua-dai-thien-van-vatican-nam-2024-41339.html

 

 

28. ĐTC Phanxicô: Trí tuệ nhân tạo giúp phát triển toàn diện con người hay chỉ phục vụ một số ít bất chấp nguy hiểm?

Tiếp các tham dự viên Hội nghị quốc tế được tổ chức bởi Tổ chức "Centesimus Annus pro Pontifice" vào sáng thứ Bảy ngày 22/6/2024, Đức Thánh Cha đặt câu hỏi: "Trí tuệ nhân tạo giúp điều gì? Nó nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu của nhân loại, cải thiện phúc lợi và sự phát triển toàn diện của con người, hay nó phục vụ để làm phong phú và tăng cường quyền lực vốn đã cao của một số ít gã khổng lồ công nghệ bất chấp những nguy hiểm cho nhân loại?".

Hồng Thủy - Vatican News

Hội nghị diễn ra tại Học viện Augustinianum ở Roma tập trung vào đề tài: “Trí tuệ nhân tạo và mô hình kỹ trị: làm thế nào để thăng tiến hạnh phúc của nhân loại, chăm sóc thiên nhiên và một thế giới hòa bình”.

Lấy con người làm trung tâm

Đức Thánh Cha nhận định rằng "Đây là một chủ đề đáng được quan tâm đặc biệt, bởi vì trí tuệ nhân tạo có ảnh hưởng đột phá đến nền kinh tế và xã hội và có thể có những tác động tiêu cực đến chất lượng cuộc sống, đến mối quan hệ giữa con người và giữa các quốc gia, đến sự ổn định quốc tế và đến ngôi nhà chung của chúng ta".

Ngài đánh giá cao việc tổ chức "Centesimus Annus pro Pontifice" chú ý đến chủ đề Trí tuệ nhân tạo, thu hút các học giả và chuyên gia từ các quốc gia và ngành khác nhau, phân tích các cơ hội và rủi ro liên quan đến việc phát triển và sử dụng nó, với cách tiếp cận xuyên suốt và trên hết là với quan điểm lấy con người làm trung tâm, và ghi nhớ mối nguy hiểm của việc củng cố mô hình kỹ trị.

Trí tuệ nhân tạo vẫn đang và phải là một công cụ trong tay con người

Nhắc lại bài phát biểu trong Hội nghị G7 hồi tuần trước, Đức Thánh Cha nhắc rằng Trí tuệ nhân tạo vẫn đang và phải là một công cụ trong tay con người, có thể mang lại những biến đổi lớn lao, tích cực hoặc tiêu cực. Do đó, ngài khẳng định "sự cần thiết tuyệt đối của việc phát triển và sử dụng Trí tuệ nhân tạo một cách có đạo đức, đồng thời mời gọi giới chính trị áp dụng các hành động cụ thể để quản lý quá trình công nghệ đang diễn ra theo hướng tình huynh đệ và hòa bình phổ quát".

Giảm thiểu và kiểm soát các rủi ro từ Trí tuệ nhân tạo

Từ đó Đức Thánh Cha nhận định rằng trong bối cảnh này, Hội nghị góp phần tăng cường khả năng nắm bắt các khía cạnh tích cực của Trí tuệ nhân tạo và hiểu, giảm thiểu và quản lý các rủi ro, giao tiếp với thế giới khoa học để cùng nhau xác định các giới hạn đặt ra cho sự đổi mới nếu nó gây hại cho nhân loại".

Giáo dục và đào tạo cách sử dụng Trí tuệ nhân tạo

Ngài đưa ra các định hướng cho việc sử dụng Trí tuệ nhân tạo, trong đó có nói đến việc "Phải khám phá vấn đề tế nhị và mang tính chiến lược về trách nhiệm đối với các quyết định được đưa ra bằng Trí tuệ nhân tạo".

"Phải xác định các biện pháp khuyến khích phù hợp và quy định hiệu quả, một mặt để kích thích sự đổi mới về mặt đạo đức có ích cho sự tiến bộ của nhân loại, mặt khác để ngăn cấm hoặc hạn chế những tác động không mong muốn".

"Toàn bộ thế giới giáo dục, đào tạo và truyền thông nên bắt đầu một quá trình phối hợp để nâng cao kiến thức và nhận thức về cách sử dụng Trí tuệ nhân tạo một cách chính xác và truyền tải cho các thế hệ mới, từ thời thơ ấu, khả năng phê bình đối với những công cụ đó".

"Phải đánh giá tác động của Trí tuệ nhân tạo đối với thế giới công việc". (CSR_2789_2021)

(Nguồn: RV)

Link nội dung đầy đủ: https://giaophanmytho.net/giao-hoi-hoan-vu/dtc-phanxico-tri-tue-nhan-tao-giup-phat-trien-toan-dien-con-nguoi-hay-chi-phuc-vu-mot-so-it-bat-chap-nguy-hiem-41342.html

 

 

29. Đào trạo truyền thông cho các nữ tu để họ là những tiếng nói của sự thay đổi

"Trong thế giới phát triển nhanh chóng của chúng ta, chúng ta phải tôn vinh công việc đáng kinh ngạc của các nữ tu tận tụy và tạo cơ hội cho họ tiếp tục tiến về phía trước”. Sơ Jane Wakahiu là một người phụ nữ thực sự của niềm hy vọng, không chỉ đối với các nữ tu Công giáo, mà còn đối với tất cả những ai cố gắng tạo nên sự khác biệt trên thế giới.

Sơ Roselyne Wambani Wafula, fsp

Sơ Jane Wakahiu là thành viên của Dòng Tiểu Muội Thánh Phanxicô và Phó Chủ tịch Chương trình của Quỹ Conrad N. Hilton, đồng thời là người đứng đầu sáng kiến Nữ tu Công giáo, mang đến một góc nhìn độc đáo cho lĩnh vực nhân đạo. "Là các nữ tu Công giáo, chúng tôi được kêu gọi phục vụ những người dễ bị tổn thương nhất. Sự hỗ trợ của Quỹ Hilton cho phép chúng tôi tăng cường nỗ lực của mình và đến với những người cần nó nhất. Sự dấn thân của chúng tôi trong việc giảm bớt đau khổ và thúc đẩy sự thay đổi tích cực tiếp tục truyền cảm hứng và giúp cho hàng triệu người trên toàn cầu có cơ hội làm việc tốt hơn”. Sơ Jane đã thảo luận với Vatican News về vai trò quan trọng của Quỹ Hilton trong việc giúp các nữ tu Công giáo trên toàn cầu có khả năng phục vụ tốt hơn.

Sức mạnh của truyền thông

Khi được hỏi tại sao Sáng kiến Nữ tu Công giáo tập trung vào việc đào tạo các nữ tu về truyền thông, Sơ Jane chỉ ra tầm quan trọng của việc truyền đạt Tin Mừng một cách đúng đắn.

Sơ nói: “Truyền thông là trọng tâm trong mọi việc chúng tôi làm. Điều này đặc biệt đúng đối với những người phục vụ Giáo hội”. Sơ lưu ý, Sáng kiến ​​Nữ tu Công giáo công nhận thực tế mới này và gọi các nữ tu Công giáo là những lực lượng thầm lặng làm điều thiện, những người cống hiến cuộc đời mình cho nhân loại. Tuy nhiên, sơ nói thêm, tiếng nói của họ thường không được đón nhận.

Sơ Jane giải thích: “Không giống như một thập kỷ trước, trong thế giới ngày nay, truyền thông là nền tảng của mục vụ hiệu quả. Điều quan trọng là cách chúng ta kết nối và chia sẻ thông điệp đức tin”.

Khả năng chia sẻ thông điệp hy vọng, ủng hộ những người bị thiệt thòi và kết nối với cộng đồng phụ thuộc vào khả năng truyền thông rõ ràng và hấp dẫn.

Sơ Jane cho biết: “Trang bị cho chị em kỹ năng truyền thông hiệu quả không còn là điều xa xỉ nữa. Đó là một điều cần thiết. Các nữ tu Công giáo đang trở thành tiếng nói mạnh mẽ cho công bằng xã hội, giáo dục và xây dựng hòa bình”.

Tiếp tục chủ đề

Về những cách thức cụ thể mà Sáng kiến Nữ tu Công giáo trao quyền cho các nữ tu trong truyền thông, Sơ Jane lưu ý rằng tổ chức này cung cấp nhiều chương trình khác nhau. Sơ chia sẻ: “Những hoạt động này bao gồm từ các hội thảo về sự tham gia của truyền thông xã hội đến các sáng kiến đào tạo về truyền thông. Chúng tôi tổ chức các hội thảo và đào tạo trong các lĩnh vực truyền thông khác nhau, từ truyền thông xã hội và kể chuyện kỹ thuật số đến hiểu biết về truyền thông...".

"Những kỹ năng này giúp các chị em chia sẻ câu chuyện của mình, nâng cao nhận thức về nhu cầu của cộng đồng và cuối cùng là đảm bảo nguồn tài trợ cho công việc quan trọng của họ. Chúng tôi cũng tạo cơ hội cho các chị em cộng tác và học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau."

Những câu chuyện thành công

Chuyển sang tác động của Sáng kiến Nữ tu Công giáo, khuôn mặt Sơ Jane rạng rỡ với nụ cười khi nhìn nhận nhiều nữ tu được hưởng lợi từ Dự án Lễ Hiện Xuống, dự án đào tạo các nữ tu về truyền thông với sự cộng tác của Bộ Truyền thông Vatican. Sơ nói: “Chúng tôi đã chứng kiến những thay đổi đáng kinh ngạc. Những chị em từng gặp khó khăn bởi sự phức tạp của mạng xã hội giờ đây đang sử dụng nó một cách hiệu quả để kết nối với cộng đồng của họ và nâng cao nhận thức về các vấn đề quan trọng. Những người khác đã mài giũa kỹ năng truyền thông của họ và tìm thấy những tiếng nói mạnh mẽ để ủng hộ những người không có tiếng nói".

Bên trên những con số

Sơ Jane chia sẻ thêm: "Mặc dù sự suy giảm số lượng nữ tu là một thực tế, nhưng chúng ta không nên bỏ qua bức tranh toàn cảnh hơn. Chúng ta phải chuyển trọng tâm sang sức sống, chất lượng và tác động của những người tích cực phục vụ, tôn vinh sự cống hiến của họ và trao quyền cho họ với những nguồn lực họ cần để tiếp tục công việc quan trọng của họ”. Tác động của họ đối với thế giới là điều không thể phủ nhận”.

Một tia hi vọng

Sơ Jane kết luận: “Có rất nhiều việc tốt đang được thực hiện”. Sơ nói: “Nhu cầu rất lớn và cơ hội phục vụ là vô tận. Chúng ta hãy tập trung vào việc phổ biến những câu chuyện này, khuyến khích các phụ nữ trẻ xem xét về một cuộc sống phục vụ và hỗ trợ các nữ tu, những người đang thay đổi câu chuyện, bằng cách đảm bảo rằng di sản của việc giảm bớt đau khổ sẽ tiếp tục cho các thế hệ mai sau”.

(Nguồn: RV)

Link nội dung đầy đủ: https://giaophanmytho.net/giao-hoi-hoan-vu/dao-trao-truyen-thong-cho-cac-nu-tu-de-ho-la-nhung-tieng-noi-cua-su-thay-doi-41343.html

 

 

30. Đức Thánh Cha tiếp Tổng hội Dòng các Linh mục Thánh Tâm Chúa Giêsu

Đức Thánh Cha tiếp các tham dự viên của Tổng hội Dòng các Linh mục Thánh Tâm Chúa Giêsu, ngày 27/6. Ngài mời gọi các linh mục quan tâm đến đời sống bí tích, lắng nghe và suy niệm Lời Chúa, cầu nguyện cá nhân và cộng đoàn.

Vatican News

Dòng các Linh mục Thánh Tâm Chúa Giêsu do Đấng Đáng Kính, cha Léon Dehon (1843-1925), người Pháp sáng lập năm 1877, với mục đích phổ biến lòng sùng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu và linh đạo đền tạ. Hiện nay, các tu sĩ của dòng thi hành sứ vụ linh mục, huấn luyện hàng giáo sĩ và các công tác tông đồ khác, truyền giáo và xã hội, trong tinh thần đền tạ những xúc phạm của nhân loại đối với Thánh Tâm Chúa Giêsu. Hiện nay dòng có khoảng 2.600 tu sĩ hoạt động tại 455 nhà trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Trong buổi gặp gỡ, đi từ khẩu hiệu của Tổng hội: Được kêu gọi để trở nên một trong một thế giới thay đổi. Trước hết Đức Thánh Cha diễn giải “Trở nên một”: Trong bữa Tiệc Ly, Chúa Giêsu đã khẩn thiết cầu nguyện với Chúa Cha cho các Tông đồ. Người cầu xin hồng ân hiệp nhất. Điều quan trọng cần phải nhớ: hiệp nhất không phải là công trình của con người, chúng ta không thể tự mình đạt được, nhưng chúng ta phải làm phần của mình cho sự hiệp nhất. Chính Chúa là Đấng quy tụ chúng ta và làm cho chúng ta sinh động.

Đức Thánh Cha nói: “Vì thế, nếu anh em muốn sự hiệp thông lớn lên trong anh em, trong các quyết định của Tổng hội, thì hãy quan tâm đến giá trị của đời sống bí tích, siêng năng lắng nghe và suy gẫm Lời Chúa, tính trung tâm của việc cầu nguyện cá nhân và cộng đoàn, đặc biệt thờ lạy Thánh Thể. Thờ lạy là một phương thế phát triển cá nhân và tình huynh đệ và cũng là một sự phục vụ Giáo hội”.

Về điểm thứ hai “Để thế gian tin” (Ga 17, 21), Đức Thánh Cha nhấn mạnh sự hiệp nhất có khả năng loan báo Tin Mừng. Đây là mục tiêu đầy thách đố mà các thành viên của Hội dòng cần theo gương đấng sáng lập, bởi vì Đấng Đáng Kính đã hiểu tất cả những điều này.

(Nguồn: RV)

Link nội dung đầy đủ: https://giaophanmytho.net/giao-hoi-hoan-vu/duc-thanh-cha-tiep-tong-hoi-dong-cac-linh-muc-thanh-tam-chua-giesu-41359.html

 

 

31. Cuộc hành hương từ Paris đến Giêrusalem để đào sâu đức tin của ba bạn trẻ người Pháp

Ngày 17/9/2023, hai thiếu nữ người Pháp, người em là Madeleine 19 tuổi và chị là Marie-Liesse, 22 tuổi đã rời Paris hành hương đi bộ đến Giêrusalem. Hai tháng sau, hai chị em gặp Louis Antona, 24 tuổi ở Albania, cũng từ Paris hướng về Thánh Địa. Cả ba đi đến Thổ Nhĩ Kỳ, rồi sau đó chia tay và lại gặp nhau ở Giêrusalem. Mục đích của cuộc hành hương của ba bạn trẻ là để đào sâu đức tin Kitô của mình.

Vatican News

Hai chị em Madeleine và Marie-Liesse sinh ra và lớn lên trong một gia đình Công giáo. Từ Vương cung thánh đường Thánh Tâm Montmartre ở trung tâm Paris họ bắt đầu cuộc hành trình với chúc lành của một linh mục và những lời chúc tốt đẹp của cha mẹ.

Cả hai tạo một blog đơn giản để cập nhật cho bạn bè và gia đình về chuyến hành hương của họ. Những bức ảnh và câu chuyện ngắn của họ bộc lộ sự tươi mới của hai bạn trẻ trên hành trình nhưng cũng không giấu những giây phút mệt mỏi và khó khăn.

Madeleine nói về quyết định ra đi của mình và người chị: “Chúng tôi cần làm cho đức tin thực sự trở thành của riêng mình. Cuộc hành hương này là để khám phá Thiên Chúa, thực sự tìm kiếm Người và đào sâu đức tin của chúng tôi. Chúng tôi học được rằng chúng ta có thể phó thác nơi Chúa. Người chăm sóc chúng ta trong mọi sự. Tin Mừng không phải là một trò đùa. Đó là tiếng gọi của Chúa. Khi Chúa kêu gọi, không cần lý do, bạn chỉ cần làm theo điều Người nói với bạn”.  

Marie-Liesse chia sẻ: “Chúng tôi đã chọn dấn thân cho hành trình này như những người hành khất. Chúng tôi ra đi chỉ với vài bộ quần áo, không thức ăn, không tiền. Chúng tôi muốn phó thác vào tay Chúa quan phòng. Mỗi tối chúng tôi gõ cửa nhà mọi người để xin chỗ ngủ và thức ăn. Chúa luôn cung cấp cho chúng tôi”.

Cả hai cho biết thêm ngày sống của họ được đánh dấu bằng việc đi bộ và cầu nguyện. Marie Liesse tiếp tục giải thích: “Vì phải thích nghi hằng ngày với những người gặp gỡ, địa điểm và hoàn cảnh. Chúng tôi có quy tắc nghiêm ngặt: chúng tôi biết mình phải cầu nguyện vào mỗi sáng, buổi trưa và tối. Điều quan trọng là chúng ta phải trung thành với Chúa. Mỗi ngày, chúng tôi cũng lần hạt Mân Côi, cầu nguyện theo ý chỉ của những người xin chúng tôi cầu nguyện”.

Giây phút thử thách nhất là quyết định tiếp tục cuộc hành trình sau khi nghe tin chiến tranh nổ ra ở Thánh Địa. Họ nói: “Khi đó, chúng tôi đang ở Đức và tự hỏi có nên tiếp tục hay không”.

Hành trình đưa họ qua Thuỵ Sĩ, Đức, Áo, Slovenia, Croatia. Hai chị em viết khi tới Croatia: “Đức tin của người dân đã đánh động chúng tôi: trong Mùa Vọng, truyền thống quy định việc tham dự Thánh lễ phải được bắt đầu lúc 6 giờ sáng. Và mỗi khi chúng tôi đến, nhà thờ đều đông kín mọi người”.

Hai chị em dừng lại một tháng ở Mễ Du, nơi họ cùng đón Giáng Sinh với gia đình. Madeleine nói: “Đó là một thời gian khó khăn. Chúng tôi không biết phải làm gì. Nhưng sau một thời gian phân định, chúng tôi nhận ra rằng một lần nữa Chúa Kitô đang kêu gọi chúng tôi trở lại hành trình”.

Madeleine và Marie-Liesse vượt qua Montenegro và đến Albania, nơi họ gặp Antona.

Antona nói: “Tôi vừa mới học xong và muốn dâng hiến một điều gì đó cho Chúa. Tôi không chắc đó là gì, nhưng tôi nghĩ điều tuyệt vời nhất tôi có được vào thời điểm đó chính là thời gian. Vì vậy, tôi quyết định dâng Chúa một năm cuộc đời bằng cách bắt đầu một cuộc hành trình. Đó là một thử thách. Tôi không chắc liệu mình có thích đi bộ và ở một mình hay không”.

Nhưng anh đã quyết định ra đi, bất chấp chiến tranh. “Tôi tin rằng phần khó nhất của một cuộc hành hương như thế này là quyết định bắt đầu. Tôi biết rằng nếu tôi bỏ cuộc vì chiến tranh, tôi sẽ không bao giờ làm điều đó nữa”.

Madeleine và Marie-Liesse đầy kinh ngạc trước sự quan phòng của Chúa trong từng chi tiết của chuyến hành hương, trong thời tiết đẹp và cả trong mưa, trong từng cuộc gặp gỡ nhỏ. Cuộc gặp gỡ với Antona cũng không phải ngẫu nhiên. Hai chị em đã xin Chúa ban cho họ một người bạn đồng hành. Hai chị em giải thích: “Vì là nữ, chúng tôi dự định không đi qua Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng chúng tôi muốn đi theo hướng đó. Vì thế, chúng tôi đã cầu xin Chúa gặp một người hành hương và chúng tôi đã gặp được anh ấy”.

Cả ba đã vượt qua Macedonia và Hy Lạp, đến Thổ Nhĩ Kỳ vào Chúa nhật Lễ Lá. Tại quốc gia có đa số người Hồi giáo này, họ tham dự lễ Phục sinh, được cộng đoàn nhỏ nói tiếng Pháp ở đó chào đón nồng nhiệt.

Antona nói: “Mỗi ngày trong chuyến hành hương này đều là một phép lạ. Hàng ngày chúng tôi đều gặp những người mỉm cười hoặc tử tế với chúng tôi. Ở Thổ Nhĩ Kỳ, chúng tôi tìm thấy những người thân thiện nhất”.

Madeleine và Marie-Liesse viết: “Không có gì lạ khi người Thổ Nhĩ Kỳ tự động giúp chúng tôi một tay. Ở Thổ Nhĩ Kỳ, chúng tôi nhận thấy sự tôn trọng vô hạn đối với những người lạ đi ngang qua và đối với Kitô giáo, mặc dù các Kitô hữu ở đây buộc phải tự bảo vệ mình khỏi các cuộc tấn công thường xuyên”.

Khi rời Thổ Nhĩ Kỳ, họ chia tay. Lộ trình của hai chị em gặp khó khăn nhưng rồi vào lễ Chúa Thăng Thiên, họ đã có mặt ở Giêrusalem. Madeleine nói: “Nhiều lần, chúng tôi nghĩ không thể đến được Giêrusalem. Chúng tôi học được rằng cuộc hành trình còn quan trọng hơn việc đạt được mục tiêu. Ở đây là một món quà tuyệt vời, chỉ cần được ở đây thôi. Quỳ tại Thánh địa và cầu nguyện. Thật là bình yên, một khoảnh khắc ân sủng! Khi chiêm ngưỡng cảnh mặt trời mọc và ánh sáng vàng mang lại màu sắc cho những mái nhà của thành phố cổ, chúng tôi có thể đọc lại những điều kỳ diệu của Chúa và suy ngẫm Tin Mừng. Tình yêu vô biên của Người đã khiến chúng tôi choáng ngợp”.

Madeleine nói tiếp: “Cầu nguyện là điều đã thúc đẩy chúng tôi. Khi bạn yếu đuối, đó là lúc bạn mạnh mẽ nhất vì đó là lúc Chúa có thể hành động trong bạn. Tin cậy vào Chúa có thể là một thử thách, nhưng khi bạn hiểu rằng Chúa chỉ muốn bạn hạnh phúc và sẽ ban cho bạn mọi thứ bạn cần, bạn có thể tin tưởng nơi Người”.

Mười ngày sau, vào đêm trước Lễ Hiện Xuống, sau chặng đường đi bộ tổng cộng 189 ngày, Antona cũng đến Giêrusalem. Anh nói: “Tôi cần đi bộ 4.500 km để hiểu rằng Chúa Giêsu không chỉ hiện diện ở Giêrusalem nhưng còn ở bên cạnh tôi trên mọi nẻo đường”.

Ba người hành hương vẫn còn ở Thánh Địa. Họ đã có cơ hội tham gia vào nhiều cử hành khác nhau và viếng thăm các nơi thánh cũng như nhiều địa điểm khác trong khu vực.

Madeleine nói: “Món quà lớn nhất là được ở đây và hiểu những gì đã xảy ra ở đây, được tận mắt chứng kiến, chứng kiến những địa điểm thực tế. Chúng tôi có thể dừng lại ở mọi nơi, cầu nguyện và suy niệm trong thinh lặng”.

Một cuộc hành trình như thế này không phải dành cho tất cả mọi người, nhưng cả ba bạn trẻ đều đồng ý rằng “nếu Chúa gọi bạn, hãy lên đường bình an. Nếu Chúa giúp bạn thì mọi việc đều có thể thực hiện được”.

(Nguồn: RV)

Link nội dung đầy đủ: https://giaophanmytho.net/giao-hoi-hoan-vu/duc-thanh-cha-tiep-tong-hoi-dong-cac-linh-muc-thanh-tam-chua-giesu-41359.html

 

 

32. Đức Thánh Cha tiếp Tổng hội Dòng Ngôi Lời

Tiếp các thành viên Tổng hội Dòng Ngôi Lời, sáng thứ Sáu ngày 28/6, Đức Thánh Cha mời gọi các tu sĩ Dòng Ngôi Lời trở thành những người kiến tạo hoà bình, ngôn sứ của niềm hy vọng cho các nền văn hoá, và các nhà truyền giáo hiệp hành.

Vatican News

Ngỏ lời với 170 thành viên tham dự, Đức Thánh Cha tập trung vào chủ đề của Tổng hội: “Ánh sáng của anh em phải chiếu giãi trước mặt thiên hạ (Mt 5, 16): Những môn đệ trung thành và sáng tạo trong một thế giới bị tổn thương”. Ngài nói: “Tổng hội là thời gian để dừng lại suy tư về đoàn sủng và sứ vụ của Hội dòng. Anh em là Dòng Ngôi Lời, trong những ngày này anh em trở lại với nguồn căn tính của mình: Chúa Giêsu là Lời cứu độ. Lời Chúa tạo dựng, ban sự sống, truyền cảm hứng và thúc đẩy. Đó là tâm điểm sứ vụ của anh em. Lời đó đã nhập thể trong Chúa Giêsu, mặc khải dung nhan Chúa Cha và tình yêu thương xót của Người. Bằng cách này, Lời nhập thể đã trở thành ánh sáng thế gian”.

Đức Thánh Cha diễn giải cụm từ “các môn đệ trung tín”: tất cả những ai đã được rửa tội đều được mời gọi trở thành môn đệ truyền giáo. Để trung thành với ơn gọi này luôn cần ân sủng Chúa và sự dấn thân của chúng ta. Môn đệ trung tín thể hiện trên khuôn mặt niềm vui Tin Mừng, qua công việc và lối sống. Trải nghiệm tình yêu Ba Ngôi và giữ cho ngọn lửa Thánh Thần luôn sống động là điều rất quan trọng cho sự phát triển sứ vụ.

Về việc trở thành “những nhà truyền giáo sáng tạo”, Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng sự sáng tạo này đến từ Lời và Thần Khí, nghĩa là từ Chúa Kitô sống trong mỗi người, Đấng làm cho chúng ta trở thành những người chia sẻ, qua Thánh Thần trong sứ vụ của Người. Các hoạt động truyền giáo sáng tạo được sinh ra từ tình yêu đối với Lời Chúa, chiêm niệm và phân định trong cộng đoàn.

Trong buổi nói chuyện, Đức Thánh Cha còn mời gọi các tu sĩ Dòng Ngôi Lời trở thành những người kiến tạo hoà bình, ngôn sứ của niềm hy vọng cho các nền văn hoá, và các nhà truyền giáo hiệp hành.

Sau cùng đề cập đến việc Hội dòng sẽ cử hành 150 năm thành lập vào năm 2025, Đức Thánh Cha cầu chúc các thành viên theo gương của vị thánh sáng lập Arnold Janssen, phân định và hướng dẫn Hội dòng đi theo thánh ý Chúa, để có những bước đi can đảm, khiêm nhường trong sự phó thác nơi Chúa. 

Link nội dung đầy đủ: https://giaophanmytho.net/giao-hoi-hoan-vu/duc-thanh-cha-tiep-tong-hoi-dong-ngoi-loi-41363.html