31/05/2024
7777
Điểm lại những sự kiện xảy ra trong tháng 05.2024 

 














 




ĐIỂM TIN THÁNG 05.2024

Thực hiện: Vp. Truyền thông

       

TIN GIÁO PHẬN MỸ THO

 

1. Giáo xứ Thận Cần: Mừng bổn Mạng giáo xứ và làm phép khánh thành tượng đài Thánh Giuse

Bài viết và hình: Dom Xuân

(WGPMT) – Sáng ngày 01.05.2024, Cha Giacôbê Nguyễn Duy Hiếu đã cử hành thánh lễ kính thánh Giuse - Quan Thầy của Giáo xứ Thận Cần và làm phép tượng Đài Thánh Giuse.

Lúc 09g30 ngày 01.05.2024, cha Giacôbê Nguyễn Duy Hiếu – cha Sở Giáo xứ Bắc Hoà và Giáo xứ Thận Cần đã long trọng cử hành thánh lễ kính thánh Giuse – Quan Thầy của Giáo xứ Thận Cần và làm phép khánh thành tượng đài Thánh Giuse. Đồng tế với ngài có 9 cha ở các giáo xứ lân cận. Tham dự thánh lễ còn có quý tu sĩ, quý khách mời và đông đảo bà con giáo dân giáo xứ Thận Cần và Bắc Hoà.

Trước thánh lễ, cộng đoàn hướng về tượng đài Thánh Giuse mới được xây dựng tham dự nghi thức làm phép tượng Thánh Giuse .

Được biết, tượng đài Thánh Giuse – Quan Thầy của giáo xứ nằm trước sân nhà thờ với ước muốn mọi người có thể đến cầu nguyện, khấn xin thánh Giuse luôn yêu thương, gìn giữ giáo xứ và mọi gia đình trong giáo xứ. Tượng đài được khởi công xây dựng vào ngày 16.02.2024. có chiều cao 5,5 mét, diện tích 25 mét vuông.

Trong phần giảng lễ, cha Gioakim nguyễn Ngọc Huynh - cha Sở Giáo xứ Thạnh Trị chia sẻ: Nhìn lên Thánh Giuse, mẫu gương cho các gia đình. trong vai trò làm cha mẹ nhất là việc giáo dục con cái. Bố mẹ phải là mẫu gương đạo đức thánh thiện cho con cái noi theo. Cách riêng, người chồng, người cha hãy sống biết quảng đại, hy sinh cho gia đình. Cuối bài giảng, cha cầu chúc cho những người chồng là trụ cột trong gia đình, biết noi gương Thánh Giuse sống thầm lặng, ít nói, khiêm tốn, vâng phục ý Chúa và làm cho gia đình mình trở thành gia đình Nazarét.

Sau lời nguyện hiệp lễ, Vị đại diện giáo xứ có lời cám ơn đến quý cha đã vì yêu thương đến Giáo xứ Thận Cần nhỏ bé để dâng lễ tạ ơn Thiên Chúa, cầu nguyện cho giáo xứ, ông cũng ngỏ lời cám ơn quý tu sĩ, quý ân nhân và quý khách đã quan tâm giúp đỡ cho giáo xứ.

Thánh lễ kết thúc lúc 10g30, quý cha, quý tu sĩ và quý khách cùng dự tiệc mừng trong khuôn viên của nhà xứ.

Link nội dung đầy đủ: https://giaophanmytho.net/giao-phan-my-tho/giao-xu-than-can-mung-bon-mang-giao-xu-va-lam-phep-khanh-thanh-tuong-dai-thanh-giuse-41121.html

 

 

2. Giáo hạt Đức Hoà: Hành hương kính Lòng Thương Xót Chúa và các Thánh Tử Đạo tại Ba Giồng

Bài viết: Maria Tuyết Như

Hình: Tôma Thái Sơn

BTT  Gp. Mỹ Tho 

(WGPMT) Chiều ngày 03.05.2024 các giáo xứ trong Giáo hạt Đức Hoà, Giáo phận Mỹ Tho hành hương kính các thánh tử đạo tại Trung tâm Hành hương (TTHH) Ba Giồng và Kính Lòng Thương Xót Chúa tại Trung tâm Mục vụ (TTMV) Giáo phận Mỹ Tho.

Được biết, vào năm 2004 Đức Giám mục Phaolô Bùi Văn Đọc đã công bố: Nhà thờ Ba Giồng là nơi hành hương của Giáo phận Mỹ Tho. Đến năm 2018, Hội đồng Giám mục Việt Nam đã chỉ định Trung tâm hành hương Ba Giồng thành địa điểm hành hương cho Giáo tỉnh Sài Gòn trong Năm Thánh 2018 của Giáo Hội Việt Nam. Kể từ đó đến nay, TTHH Ba Giồng trở thành điểm hành hương của nhiều Kitô hữu khắp nơi. Đặc biệt trong Giáo phận Mỹ Tho, cứ mỗi thứ Sáu đầu tháng, TTHH Ba Giồng còn là nơi hành hương kính Cha thánh Phêrô Nguyễn Văn Lựu và các thánh tử đạo tại Ba Giồng.

Lúc 14g00 nhiều giáo dân ở các giáo xứ trong Giáo hạt Đức Hoà tề tựu về TTHH Ba Giồng để kính viếng, dâng hương, tôn vinh Cha thánh Phêrô Nguyễn Văn Lựu và các thánh tử đạo tại Ba Giồng. Sau đó, đoàn hành hương di chuyển về TTMV Giáo Phận Mỹ Tho (số 23 đường Lý Thường Kiệt, Tp. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang ) vào lúc 16g30. Tại đây giáo dân lần chuỗi Lòng Thương xót Chúa và tham dự thánh lễ do Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm – Giám mục Giáo phận Mỹ Tho chủ sự. Đồng tế với ngài có quý cha trong Hạt Đức Hoà, hiệp dâng thánh lễ còn có quý tu sĩ, bà con giáo dân trong giáo hạt và các xứ trong Tp. Mỹ Tho. Sau đó, thánh lễ kết thúc lúc 18g00.

Link nội dung đầy đủ: https://giaophanmytho.net/giao-phan-my-tho/giao-hat-duc-hoa-hanh-huong-kinh-cac-thanh-tu-dao-va-long-thuong-xot-chua-41127.html

 

 

3. Giáo xứ Bằng Lăng:Thánh lễ tạ ơn và cung hiến nhà thờ

Bài viết: Matta Ngọc Yến

Hình: Fx Thanh

BTT Gp Mỹ Tho

 

(WGPMT) Sau gần 10 năm khởi công xây dựng, sáng ngày 13.05.2024 Nhà thờ Bằng Lăng thuộc Giáo hạt Cái Bè – Giáo phận Mỹ Tho được khánh thành và cung hiến.

Lúc 09g30 sáng ngày 13.05.2024, Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm – Giám Mục Giáo phận Mỹ Tho đã chủ sự dâng thánh lễ tạ ơn và cung hiến ngôi nhà thờ mới Giáo xứ Bằng Lăng. Đồng tế với ngài có quý cha quản hạt: Cái Bè, Mỹ Tho và hơn 60 cha trong và ngoài giáo phận. Tham dự thánh lễ còn có quý tu sĩ nam nữ, quý ân nhân, thân nhân, quý khách xa gần và đông đảo bà con giáo dân trong giáo xứ.

Trước khi bước vào thánh lễ là nghi thức làm phép chuông nhà thờ mới. Kế đến, đoàn rước kiệu xương các thánh bắt đầu khởi đi từ cửa nhà thờ di chuyển lên cung thánh. Sau đó, một vị đại diện giáo xứ trình bày đôi nét về lịch sử của giáo xứ và công trình xây dựng nhà thờ:

- Giáo xứ Bằng Lăng được thành lập năm 1926

- Năm 1975 Cha Phaolô Nguyễn Văn Hoàng được bổ nhiệm về làm cha sở trông coi giáo xứ, lúc bấy giờ Giáo xứ Bằng Lăng chỉ là ngôi nhà thờ tạm bằng tre lá.

- Ngày 01.01.1990 Đức cố Giám mục Anrê Nguyễn Văn Nam – Nguyên Giám mục Giáo phận Mỹ Tho đã dâng thánh lễ đặt viên đá xây dựng nhà thờ và đến tháng 06 năm 1993 công trình xây dựng ngôi nhà thờ được hoàn thành.

Thế nhưng theo thời gian số lượng giáo dân tăng lên, nhà thờ cũng xuống cấp trầm trọng do bị lũ lụt liên tiếp. Cha cố Phêrô Nguyễn Văn Vĩnh – Nguyên cha sở Giáo xứ Bằng Lăng đã cùng với giáo dân quyết định xây dựng lại ngôi nhà thờ.

- Lúc 9g30 ngày 07.10.2014, Giáo xứ Bằng Lăng được Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm chủ sự thánh lễ đặt viên đá đầu tiên xây dựng nhà thờ mới. Sau gần 10 năm xây dựng, đến ngày 13.05.2024 ngôi nhà thờ mới được hoàn thành. Ngôi nhà thờ mới có diện tích dài 40m, rộng 26m, tháp chuông cao 43m, với kinh phí xây dựng là 20 tỷ.

Sau lời vị đại diện giáo xứ, Đức Cha Phêrô đã làm phép nước và rảy trên bàn thờ, trên cộng đoàn cùng tường nhà thờ để thánh hoá ngôi nhà thờ mới.

Trong bài giảng, Đức Cha nhắc lại ngày về Giáo xứ Bằng Lăng dâng thánh lẽ đặt viên đá đầu tiên vào ngày 07.10.2014 và gần 10 năm đến ngày 13.05.2024 mới hoàn thành. Điều đó cho thấy sự khó khăn vất vả cùng với lòng quản đại yêu mến Chúa của giáo dân Giáo xứ Bằng Lăng và của cả mọi người ân nhân, thân nhân trong và ngoài giáo phận.  Đức Cha nói tiếp, Ngôi nhà thờ được cung hiến hôm nay một cách long trọng là nơi thờ phượng Thiên Chúa, để bà con giáo dân ý thức hơn về Giáo xứ Bằng Lăng của mình, không phải xây dựng ngôi nhà thờ mới xong là chấm dứt, mà là để mở đầu cho việc xây dựng và phát triển cộng đoàn giáo xứ ngày càng tốt đẹp hơn. Cụ thể qua đời sống đức tin, mọi người hãy sốt sắng đi lễ, tham gia các hoạt động đức tin của giáo xứ để trở thành một cộng đoàn đức ái. Đức Cha mời gọi mọi người theo gương Đức Mẹ, “Đức Mẹ có phúc hơn mọi người nữ” vì Đức Mẹ đã vững tin vào Chúa bằng lòng khiêm nhường và đức mến yêu…Cuối bài giảng, Đức Cha chúc cho cộng đoàn Giáo xứ Bằng Lăng được Mẹ Maria che chở bảo ban, chúc phúc cho những ân nhân xa gần đã góp phần xây dựng nên ngôi nhà thờ mới, và xin Đức Mẹ cho Giáo xứ Bằng Lăng ngày một phát triển hơn.

Sau bài giảng là phần nghi thức cung hiến bao gồm: Kinh cầu các Thánh; đặt xương Thánh, lời nguyện cung hiến, xức dầu bàn thờ, xông hương bàn thờ và thắp sáng bàn thờ. Sau đó, cha Anphongsô Khuất Đăng Tôn – Hạt trưởng Hạt Cái Bè đọc Văn thư công bố Cung hiến Nhà thờ Giáo xứ Bằng Lăng.

Thánh lễ tiếp tục với phần Phụng vụ Thánh Thể.

Sau lời nguyện hiệp lễ, cha Phaolô Nguyễn Văn Tuấn – cha sở Giáo xứ Bằng Lăng đại diện giáo dân Giáo xứ Bằng Lăng nói lời tạ ơn vì sự quan phòng của Thiên Chúa, Mẹ Maria và Thánh cả Giuse đã cho giáo xứ có ngôi nhà thờ mới. Ngài cũng gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Đức Cha Phêrô đã yêu thương, quan tâm, đến dâng thánh lễ đặt viên đá đầu tiên cũng như về dâng thánh lễ tạ ơn và cung hiến nhà thờ mới hôm nay. Cha sở cũng gửi lời cám ơn cha Tổng Đại diện, quý cha đồng tế, quý tu sĩ nam nữ, quý ân nhân, thân nhân và quý khách đã không ngại đường xá xa xôi đến hiệp dâng thánh lễ tạ ơn. Cách riêng, cha gửi lời cảm ơn đến bà con giáo dân, các hội đoàn trong giáo xứ đã tích cực đóng góp và chuẩn bị cho thánh lễ diễn ra hôm nay thật trang nghiêm và sốt sắng.

Trong phần đáp từ, Đức Cha đã nói lên niềm vui hôm nay không chỉ riêng của Giáo xứ Bằng Lăng mà còn là niềm vui cho cả Giáo phận Mỹ Tho. Ngài cũng nói lên sự khó khăn, vất vả của Giáo xứ Bằng Lăng trong việc xây dựng nhà thờ. Qua đó để thấy được niềm vui lớn lao khi ngôi nhà thờ được cung hiến. Ngài cũng gửi lời cám ơn các ân nhân xa gần đã hết lòng giúp đỡ để công trình được hoàn thành.

Thánh lễ kết thúc vào lúc 11g30, Đức Cha cùng chụp hình lưu niệm với quý cha tại cung thánh.

Link nội dung đầy đủ: https://giaophanmytho.net/giao-phan-my-tho/giao-xu-bang-langthanh-le-ta-on-va-cung-hien-nha-tho-41167.html

 

4. Trại hè “hiệp nhất trong Giêsu”

Bài viết và hình: Maria Kim

BTT hạt Mỹ Tho

(WGPMT) Sáng ngày 19.05.2024 thiếu nhi hai Giáo xứ thánh Antôn và Tân Long vui chơi trong tinh thần yêu thương và hiệp thông.

Ngày 19.05.2024, được sự cho phép của cha Gioan Baotixita Nguyễn Văn Sáng – cha sở Giáo xứ Thánh Antôn và cha Phêrô Nguyễn Thanh Hùng – cha sở Giáo xứ Tân Long, các em thiếu nhi của hai Giáo xứ Thánh An-tôn và Tân Long có cơ hội được gặp gỡ, vui chơi và sinh hoạt cùng nhau.

Trại hè được tổ chức tại Giáo xứ Tân Long với chủ đề “Hiệp nhất trong Giê-su”. Tham gia trại hè có quý Soeurs dòng Thánh Phaolô, các bạn huynh trưởng và hơn 60 thiếu nhi của hai giáo xứ. Đây là dịp để các bạn thiếu nhi kết thân, học tập và giúp đỡ lẫn nhau trong các hoạt động của giáo xứ.

Đúng 08g00, các trại sinh đã tập trung đông đủ tại sân nhà xứ - Giáo xứ Tân Long và được cha Phêrô nêu lí do, ý nghĩa ngày trại hè đồng thời tuyên bố khai mạc. Sau đó, cha Phêrô, quý Soeurs, các bạn huynh trưởng và trại sinh cùng chụp hình lưu niệm và nghi thức nhập trại.

Lúc 9g30 các trại sinh tham gia các trò chơi vận động ngoài trời: kéo co trên xà phòng, nhảy bao bố, truyền bột,… các bạn chơi rất vui và nhiệt tình. Đến 11h30 mọi người cùng đọc kinh, dùng cơm trưa và nghỉ ngơi.

Lúc 12g30 được sự hướng dẫn của quý Soeurs, các bạn huynh trưởng và trại sinh tham gia hành trình sa mạc. Đây là khoảng thời gian các bạn được ôn lại giáo lý, trau dồi thêm kiến thức và có những trải nghiệm thú vị: nhổ cỏ, chặt củi, giải mật thư...

Sau khi đã hoàn thành xong nhiệm vụ, các bạn trở về trại tổng kết, phát thưởng và bế mạc lúc 16g30.

Mặc dù trại hè chỉ diễn ra trong ngày, nhưng đã đem đến cho các em thiếu nhi những người bạn mới, kiến thức mới và nhất là sự gắn kết, tình yêu thương dành cho nhau.

Link nội dung đầy đủ: https://giaophanmytho.net/giao-phan-my-tho/trai-he-hiep-nhat-trong-giesu-41202.html

 

 

5. Tòa Giám Mục Mỹ Tho Mừng Lễ Phật Đản PL. 2568 – DL.2024 đến Ban Trị Sự Phật giáo tỉnh Tiền Giang

Bài viết: Mary FX. Thúy Nga

Hình: Gioan Ngọc Linh

BTT Gp. Mỹ Tho

 

(WGPMT) Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm cùng phái đoàn Tòa Giám Mục (TGM) Mỹ Tho đến thăm và mừng lễ Phật Đản PL. 2568 – DL.2024.

Vào lúc 15g ngày 20.05.2024, Phái Đoàn TGM Mỹ Tho đã đến Chùa Vĩnh Tràng tọa lạc tại đường Nguyễn Trung Trực, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang để thăm và mừng lễ Phật Đản PL. 2568 – DL. 2024 đến Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam (BTS GHPGVN) tỉnh Tiền Giang và quý Tăng Ni, Phật tử.

Phái đoàn TGM gồm: Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm – Giám mục Giáo phận Mỹ Tho, cha Phêrô Phạm Bá Đương – Thư ký văn phòng TGM, cha Phêrô Nguyễn Thanh Hùng – Trưởng ban Truyền thông, cha Ambrôsiô Nguyễn Hoàng Khôn – cha phó Giáo xứ Chánh Tòa.

Tiếp đón phái đoàn có Thượng tọa Thích Quảng Lộc - Ủy viên Hội đồng Trị sự, trưởng Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Tiền Giang, Thượng tọa Thích Nhuận Đức – Phó trưởng BTS GHPGVN tỉnh Tiền Giang và chư tôn đức đại diện Ban Thường trực BTS GHPGVN tỉnh Tiền Giang.

Trong buổi gặp gỡ và trò chuyện, Đức cha Phêrô đại diện gửi lời chúc mừng đến chư tôn đức, Tăng Ni và Phật tử trong tỉnh Tiền Giang nhân dịp lễ Phật Đản PL.2568. Song đó, ngài gửi đến Thượng Tọa Thích Quảng Lộc sứ điệp của Hội đồng Tòa thánh về Đối thoại liên tôn đến các Phật tử nhân dịp Đại lễ Phật Đản Vesakh.

Thay mặt Thường trực BTS GHPGVN tỉnh Tiền Giang, Thượng Tọa Thích Quảng Lộc cám ơn Đức cha và Phái đoàn về những lời chúc tốt đẹp và chuyến viếng thăm thân tình. Thượng Tọa bày tỏ niềm vui về sự liên đới giữa hai tôn giáo trong nhiều năm qua và gửi đến Đức cha cùng Phái đoàn món quà lưu niệm, chúc Đức cha, quý cha cùng toàn thể bà con giáo dân luôn an lành, mạnh khỏe.

Buổi gặp gỡ kết thúc vào lúc 15g30.

Link nội dung đầy đủ: https://giaophanmytho.net/giao-phan-my-tho/toa-giam-muc-my-tho-mung-le-phat-dan-pl-2568--dl2024-den-ban-tri-su-phat-giao-tinh-tien-giang-41203.html

 

 

 

TIN GIÁO HỘI VIỆT NAM

 

1. Đại Hội Thánh Nhạc Lần Thứ 52

Bích Vân

“Hướng dẫn chọn bài hát trong Thánh lễ với Nghi thức Cử hành Hôn phối và Nghi thức An táng” là đề tài trong Đại hội Thánh nhạc 52 do Ủy ban Thánh nhạc (UBTN), trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam (HĐGMVN) tổ chức lúc 8g00, thứ Ba, ngày 23/04/2024, tại Hội trường B.102, Trung tâm Mục vụ Tổng giáo phận Sài Gòn, số 6 bis Tôn Đức Thắng, Phường Bến Nghé, Quận 1, Tp.HCM.

Trong vai trò điều khiển buổi Hội thảo, NS P. Kim giới thiệu Ban Chủ tọa có sự hiện diện của:

1. Đức Giám mục (ĐGM) Aloisiô Nguyễn Hùng Vị - Chủ tịch UBTN trực thuộc HĐGMVN

2. Lm Rôcô Nguyễn Duy - Thư ký UBTN trực thuộc HĐGMVN - kiêm Trưởng Ban thánh nhạc (BTN) TGP.SG

3. Ban thường vụ Ủy ban Thánh nhạc toàn quốc

4. Các Trưởng ban Thánh nhạc các giáo phận và các thành viên

5. Các linh mục đặc trách Thánh nhạc của các Đại Chủng viện

6. Các vị phụ trách Thánh nhạc các Hội Dòng

7. Các linh mục cộng tác viên UBTN toàn quốc và các nhạc sĩ

8. Các ca trưởng Thánh nhạc

9. Các giảng viên Thánh nhạc tại TTMVTGP

Trước đó, Ban tổ chức đã gửi cho mỗi tham dự viên (có 200 TDV) các ấn phẩm:

1. Hương Trầm số 37 (Tháng 4 – 2024)

2. Thánh Vịnh và Thánh Ca

Đại hội bắt đầu, NS P.Kim cho biết: UBTN có nhận được:

1. Những tác phẩm thánh nhạc phân định để chọn dùng của linh mục nhạc sĩ Bùi Ninh

2. Sách hát Hãy Ca Khen Thiên Chúa - Nhạc sĩ Quang Huy

3. Sách hát Cát Biển Sao Trời 2 - Nhạc sĩ Phanxicô

4. Tài liệu Học Nhạc “Nghệ Thuật Sáng Tác” - Nhạc sĩ Ngọc Linh biên soạn

5. Sách hát Thánh Vịnh và Thánh Ca - Lm Kim Long

6. Hiệu Organ mới Allen Ringway do ông Nguyễn Quang Trung (Doanh nhân công giáo) giới thiệu.

Tiếp đến, NS P. Kim mời Lm Phêrô Trần Văn Tịnh - Trưởng Ban Thánh nhạc Phát Diệm dâng lời cầu nguyện xin Chúa thánh hóa buổi Hội thảo trong tiếng đệm đàn của NS Giang Tâm.

ĐGM Aloisiô khai mạc buổi Hội thảo, ngài nói: Có được những tài liệu “Hướng dẫn chọn bài hát trong Thánh lễ với Nghi thức Cử hành Hôn phối và Nghi thức An táng” là thuận tiện cho các ca trưởng và những người phụ trách trong việc chọn bài hát phù hợp với Thánh ca phụng vụ mà Sách Nghi Lễ Rôma đã chỉ dạy.

A. Hướng dẫn chọn bài trong THÁNH LỄ với NGHI THỨC CỬ HÀNH HÔN PHỐI - Do Lm. Rôcô Nguyễn Duy trình bày Thực hành cụ thể:

I. THÁNH VỊNH ĐÁP CA:

Có nhiều Thánh vịnh đáp ca để chọn:

1. Tv 32 (33): Lượng từ bi Chúa trải khắp địa cầu

2. Tv 33: Tôi chúc tụng Chúa trong mọi lúc

3. Tv 102 (103): Chúa là Đấng từ bi nhân ái

5. Tv 111: Phúc thay người hết lòng mộ mến huấn lệnh Ngài

5. Tv 127: Phúc thay những ai kính sợ Chúa.

Hoặc: Đó là ân lộc dành cho những kẻ kính sợ Chúa.

6. Tv 144: Chúa hiền dịu với mọi người

7. Tv 148: Hãy ca tụng danh Chúa

Hoặc: Alleluia

II. ALLELUIA VÀ CÂU XƯỚNG TRƯỚC BÀI TIN MỪNG:

1. Người nào yêu thương thì đã được sinh ra bởi Thiên Chúa và nhận biết Thiên Chúa.

2. Thiên Chúa là Tình yêu; chúng ta phải yêu thương nhau như Thiên Chúa đã yêu thương chúng ta.

3. Nếu chúng ta yêu thương nhau, thì Thiên Chúa ở trong chúng ta và tình yêu của Ngài nơi chúng ta nên trọn hảo.

4. Ai ở trong tình yêu thì ở trong Thiên Chúa và Thiên Chúa ở trong người ấy.

III. LỄ HÔN PHỐI

MẪU A:

1. Ca nhập lễ (x. Tv 19, 3.5)

Từ thánh điện, xin Chúa trợ giúp các bạn và từ Sion xin Chúa thương bảo vệ, xin Ngài ban ơn theo lòng các bạn nguyện ước.

2. Ca hiệp lễ (x. Ep 5, 25.27)

Đức Kitô đã yêu thương Hội Thánh và đã hiến mình cho Hội Thánh để Hội Thánh trở nên hiền thê thánh thiện và tinh tuyền cho Người.

MẪU B:

1. Ca nhập lễ (x. Tv 89, 14.17)

Từ sớm mai xin cho con no thỏa tình thương của Chúa để suốt đời được vui sướng hân hoan.

Xin Chúa tỏa ánh huy hoàng của Chúa trên chúng con và trên mọi việc tay chúng con làm.

2. Ca hiệp lễ (x. Ga 13,14)

Chúa nói: Thầy ban cho các con điều răn mới là các con hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương các con.

MẪU C:

1. Ca nhập lễ (x.Tv 144, 2.9)

Lạy Chúa, hằng ngày con sẽ chúc tụng Chúa và ca ngợi danh Chúa đến muôn đời vì Chúa hiền dịu với hết mọi người và nhân ái với muôn loài Ngài tác tạo nên.

2. Ca hiệp lễ (x.Tv 33,2.9)

Tôi chúc tụng Chúa trong mọi lúc, miệng tôi liên lỉ ngợi khen Ngài; hãy nếm thử mà xem Chúa thiện hảo dường bao; phúc thay người tin cậy vào Chúa.

NS Phanxicô tiếp nối lời Lm Nguyễn Duy: Chọn bài có Nghi thức Hôn phối khó hơn chọn bài có Nghi thức An táng. Hầu hết chọn các bài hát thay thế là nhiều, chứ chưa đi vào tinh thần của Giáo hội là hát đúng bản văn phụng vụ. Trong đó, hát Thánh vịnh là chủ yếu. Về hiệp lễ nên hát ca tụng tình yêu Thiên Chúa. Hát thế nào cho đẹp lòng Chúa và đúng với Giáo hội.

NS Phanxicô cho biết thêm: Bài hát Nguyện Cầu Cho Nhau dùng kết lễ hoặc giờ cầu nguyện trong gia đình, lễ gia tiên.

B. Hướng dẫn chọn bài trong THÁNH LỄ với NGHI THỨC AN TÁNG - Do Nhạc sĩ Phanxicô trình bày, Thực hành cụ thể:

I. THÁNH VỊNH ĐÁP CA:

Có nhiều Thánh vịnh đáp ca để chọn:

1. Tv 22: Chúa chăn nuôi tôi … (Dù bước qua thung lũng…)

2. Tv 24: Lạy Chúa, con nâng hồn con lên tới Chúa.

(Lạy Chúa, ai trông cậy Chúa sẽ chẳng hổ ngươi).

3. Tv 26: Chúa là ánh sáng, là ơn cứu độ của tôi

4. Tv 41: Linh hồn con khát khao Thiên Chúa hằng sống

5. Tv 102: Chúa là Đấng từ bi nhân ái

Hoặc: Chúa ban ơn cứu độ cho người công chính…

6. Tv 114: Tôi sẽ bước đi trước nhan thánh Chúa… (hoặc: Alleluia)

7. Tv 129: Lạy Chúa, từ vực sâu, con kêu lên Ngài.

8. Tv 142: Lạy Chúa, xin nghe lời con khẩn nguyện

9. Tv 148: Hãy ca tụng danh Chúa (hoặc Alleluia)

II. ALLELUIA VÀ CÂU XƯỚNG TRƯỚC BÀI TIN MỪNG:

1. Lạy Cha là Chúa trời đất, chúc tụng Cha vì đã mạc khải…

2. Chúa phán: Hỡi những người Cha Ta chúc phúc, hãy đến…

3. Thiên Chúa yêu thương thế gian đến nỗi đã ban…

4. Chúa nói: Đây là ý của Cha Tôi, là tất cả những ai…

5. Chúa nói: Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống…

6. Chúa phán: Ta là sự sống lại và là sự sống…

7. Quê hương chúng ta ở trên trời, chúng ta mong đợi…

8. Nếu chúng ta cùng chết với Đức Kitô, thì chúng ta…

9. Đức Giêsu Kitô là trưởng tử giữa những kẻ chết,…

10. Phúc cho những người đã chết mà được chết trong Chúa,…

III. LỄ AN TÁNG:

NGOÀI MÙA PHỤC SINH:

MẪU 1:

1. Ca nhập lễ (x.Esd 2, 34-35)

Lạy Chúa, xin cho các linh hồn được nghỉ yên muôn đời. Và cho ánh sáng ngàn thu chiếu soi trên các linh hồn ấy.

2. Ca hiệp lễ (x.Ep 25.27)

Lạy Chúa, xin cho ánh sáng ngàn thu chiếu soi trên các linh hồn cùng với các Thánh của Chúa đến muôn đời, vì Chúa là Đấng từ ái.

Lạy Chúa, xin cho các linh hồn được nghỉ yên muôn đời. Và cho ánh sáng ngàn thu chiếu soi trên các linh hồn ấy, cùng với các Thánh của Chúa đến muôn đời.

MẪU 2:

1. Ca nhập lễ (x.Esd 2, 34-35)

Xin Chúa mở cửa Thiên đàng cho linh hồn này được trở về quê hương mình, nơi không còn chết chóc, nhưng có niềm vui tồn tại đến muôn đời.

2. Ca hiệp lễ (x.Pl 3, 20-21)

Chúng ta mong đợi Đấng Cứu Chuộc là Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta. Người sẽ biến đổi thân xác hèn hạ của chúng ta nên giống thân xác hiển vinh của Người. 

TRONG MÙA PHỤC SINH:

a. Ca nhập lễ (x. 1Tx 4,14; 1Cr 15,22)

Như Chúa Giêsu đã chết và đã sống lại thì những kẻ đã an nghỉ trong Chúa Giêsu cũng được Thiên Chúa dẫn về với Người. Cũng như nơi Ađam, mọi người đều phải chết, thì trong Đức Kitô mọi người cũng sẽ được tái sinh, Alleluia.

b. Ca hiệp lễ (x. Ga 11, 25-26)

Chúa phán: Ta là sự sống lại và là sự sống, ai tin Ta, dù có chết cũng sẽ được sống, và ai sống mà tin Ta sẽ không chết bao giờ, Alleluia.

LỄ AN TÁNG TRẺ EM ĐÃ ĐƯỢC RỬA TỘI:

a. Ca nhập lễ (x. Mt 25,34)

Chúa nói: Hỡi những người Cha Ta chúc phúc, hãy đến và lãnh nhận Nước Trời đã chuẩn bị cho các ngươi từ khi tạo dựng vũ trụ. (MPS. Alleluia)

b. Ca hiệp lễ (x. Rm 6,4.8)

Nhờ phép Rửa, chúng ta được mai táng với Đức Kitô trong sự chết, chúng ta tin rằng chúng cũng được sống với Đức Kitô (MPS. Alleluia)

LỄ AN TÁNG TRẺ EM CHƯA ĐƯỢC RỬA TỘI:

a. Ca nhập lễ (x. Kh 21,4)

Thiên Chúa sẽ lau sạch nước mắt họ, sự chết sẽ không còn nữa, cũng không còn than khóc, không còn kêu la, không còn đau khổ, vì các việc cũ đã qua đi.

b. Ca hiệp lễ

Chúa sẽ tiêu diệt sự chết đến muôn đời, và Thiên Chúa sẽ lau sạch nước mắt trên mọi khuôn mặt.

C. SÁCH HÁT CHÍNH THỨC CỦA GIÁO HỘI GIÚP CHỌN BÀI HÁT TRONG THÁNH LỄ CÓ NGHI THỨC HÔN PHỐI HOẶC NGHI THỨC AN TÁNG - Do NS P. Kim trình bày Thực hành cụ thể:

Theo tài liệu Hướng dẫn Mục vụ Thánh nhạc, khi chọn các bài Nhập Lễ, Tiến Lễ và Hiệp Lễ, ưu tiên hàng đầu là chọn “Đối ca với Thánh vịnh” trong hai quyển sách hát chính thức của Giáo hội: Graduale Romanum và Graduale Simplex.

Cho tới thời điểm này, vì có rất ít bài thánh ca Việt Nam diễn tả đúng và đầy đủ ý nghĩa của những bài “Đối ca với Thánh vịnh” trong hai quyển sách nói trên, nên chúng ta được phép dùng những bài thay thế. Tuy nhiên, với điều kiện những bài ca thay thế phải “phù hợp với cử hành phụng vụ, với tính chất của ngày lễ hay mùa phụng vụ” và “bản văn bài hát này phải được Hội đồng Giám mục chuẩn nhận”.

Thánh lễ có cử hành Nghi thức Hôn phối: Đối ca trong Graduale Simplex ngắn gọn và được hát đối đáp với nhiều câu Thánh vịnh. Đối ca trong Graduale Romanum dài hơn và được hát với giai điệu ngân nga nhiều nốt. Vì vậy sau khi hát đối ca, thường hát với ít câu Thánh vịnh hơn.

Thánh lễ có cử hành Nghi thức An táng: Cả hai sách Graduale Simplex và Graduale Romanum đều sắp xếp riêng biệt hai phần “Thánh lễ cầu cho tín hữu qua đời” và “Nghi thức An táng” bao gồm nhiều giai đoạn từ những buổi cầu nguyện tại nhà tang cho đến khi kết thúc phần mộ.

Sau phần truyết trình của NS P.Kim, nghỉ giải lao.

Lúc 10g30, sau phần giải lao, mọi người tiếp tục hội thảo, NS Nguyễn Duy nhắc đến Thánh lễ có ban Bí tích Thêm Sức: hầu hết các ca đoàn toàn hát về Chúa Thánh Thần.

NS. Phanxicô có nhận xét: Nhìn chung, các bài hát về an táng trước đây hầu hết mang tính trầm buồn. Rất cần những bài hát lạc quan hơn, có sự tin tưởng, hy vọng, trông cậy vào lòng Chúa thương xót. Để cùng nhau thực hiện tốt hơn, sẽ có những lớp đào tạo các Ca trưởng cũng như các Nhạc sĩ theo đường lối phụng vụ mới, mang tính Kinh Thánh nhiều hơn, đẹp lòng Chúa và hợp với Giáo hội.

D. GIẢI ĐÁP THẮC MẮC:

Giám mục giáo phận Imprimatur một bài hát, thì bài hát đó có được hát tại giáo phận khác không? Trên trang UBTN có cập nhật các bài hát đã được Imprimatur để cho các nơi sử dụng, không có tính áp đặt.

Trong một Thánh lễ, có ca đoàn “mashup” bài hiệp lễ. Như vậy có được phép không? - Việc hát “trộn” các bài thánh ca trong Thánh lễ là không được phép. Hát hết một bài rồi hát tiếp bài thứ hai; hoặc hát một số câu bài một, rồi dừng lại qua bài hai; chứ không hát nối, hát trộn trong Thánh lễ. Bởi mỗi bài Thánh ca đều được tác giả cầu nguyện với Chúa Thánh Thần soi sáng để có những tâm tình riêng, không thể pha trộn như khi trình diễn Thánh ca.

- Có những nhạc sĩ trẻ, xin Imprimatur bài hát để “thử nghiệm” - Thánh ca là không có thử nghiệm. Những tác phẩm khi mang đến để Imprimatur phải hội đủ các điều kiện: có tính Phụng vụ, Mục vụ và tính Âm nhạc.

- Các bài đáp ca trong Thánh lễ Hôn phối, chỉ được sử dụng bài Vinh phúc thay - Lm Kim Long; Vinh phúc thay - Thanh Lâm. Bài "Phúc cho những ai tôn sợ Thiên Chúa" sẽ không được dùng, vì tác giả viết quá xa với Thánh vịnh 127. (*)

Một bài hát được Giám mục Imprimatur tại Việt Nam, bài hát này dịch sang tiếng Pháp để hát tại nước Pháp, thì có cần Imprimatur lời dịch hay không? - Một bài hát được dịch sang ngôn ngữ khác, phải duyệt lời lại.

Thánh lễ có Nghi thức Hôn phối: đôi hôn phối ký tên vào sổ gia đình công giáo ngay khi kết thúc Thánh lễ.

Trong ngày lễ Đức Mẹ, Thánh Giuse, hoặc các Thánh, có được hát về Đức Mẹ, về Thánh Giuse hoặc Các Thánh không? - Đối tượng trong Thánh lễ là Chúa. Cũng như Chầu Thánh Thể, chầu lượt: khi nào cất Mình Thánh rồi mới hát Đức Mẹ hoặc các bài kết thúc khác.

Lễ Truyền Tin vào 8/4, nhưng hội Legio xin lễ vào Chúa nhật II Phục sinh, xin giúp chúng con hiểu hơn về việc này. - Ngày lễ Truyền Tin là 25/3, nhưng năm nay (2024) Lễ Truyền Tin vào thứ Hai Tuần Thánh, nên được dời đến ngày 8/4. Ngày 8/4 ưu tiên đọc kinh của Chúa Nhật II Phục Sinh, chứ không đọc kinh của Lễ Truyền Tin.

Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống: theo sách lễ Roma, sách Bài đọc nêu rõ, không chỉ hát Chúa Thánh Thần.

- Vào Tuần Thánh không có Thánh lễ An táng, có thể cử hành Nghi thức An táng.

- Bài Exsultet chỉ một người hát, vì đây là bài Tin Mừng.

- Việc danh xưng dùng “tôi” hoặc “con”: không ảnh hưởng đến lòng tôn kính đối với Chúa. Trước kia, từ “tôi” ví như là “tôi tớ”.

Cuối cùng, ĐGM chủ tịch Aloisiô thông báo: Hội thảo Thánh nhạc lần thứ 53 sẽ tổ chức Đêm Thánh Nhạc vào thứ Hai, 23/9/2024 và Hội thảo Thánh Nhạc vào thứ Ba, 24/9/2024.

Buổi Hội thảo kết thúc lúc 11g45, mọi người cùng chia sẻ niềm vui qua bữa cơm thân mật tại tầng trệt Khu B của Trung tâm Mục vụ.

Nguồn: tgpsaigon.net

(*) Cập nhật lúc 19g05 ngày 03.05.2024

Link nội dung đầy đủ: https://giaophanmytho.net/giao-hoi-viet-nam/dai-hoi-thanh-nhac-lan-thu-52-41136.html

 

 

2. Phỏng Vấn Linh Mục Việt Nam Tham Gia Cuộc Gặp Gỡ Quốc Tế Các Cha Xứ Với Thượng Hội Đồng

Giáo hội Việt Nam có hai linh mục đại diện tham gia cuộc gặp gỡ quốc tế này, đó là Linh mục Anphongso Phạm Hùng, Tổng Giáo phận Hà Nội, và Linh mục Gioan Lê Quang Việt, Tổng Giáo phận Sài Gòn.

Cuộc gặp gỡ quốc tế quy tụ khoảng 300 cha xứ đến từ khắp nơi trên thế giới để góp ý cho Thượng Hội đồng, diễn ra từ ngày 29.04 đến ngày 02.05 tại nhà tĩnh tâm Fraterna Domus ở Sacrofano, bắc Roma, Ý. Giáo hội Việt Nam có hai linh mục đại diện tham gia cuộc gặp gỡ quốc tế này, đó là Linh mục Anphongso Phạm Hùng, Tổng Giáo phận Hà Nội, và Linh mục Gioan Lê Quang Việt, Tổng Giáo phận Sài Gòn. Vatican News Tiếng Việt đã có cuộc phỏng vấn với hai ngài.

Phỏng vấn Cha Anphongso Phạm Hùng:

Link nội dung đầy đủ: https://giaophanmytho.net/giao-hoi-viet-nam/phong-van-linh-muc-viet-nam-tham-gia-cuoc-gap-go-quoc-te-cac-cha-xu-voi-thuong-hoi-dong-41138.html

 

 

3. Sứ điệp gửi quý Phật tử nhân dịp Đại lễ Vesak 2024

SỨ ĐIỆP GỬI QUÝ PHẬT TỬ NHÂN DỊP ĐẠI LỄ VESAK 2024: KITÔ HỮU VÀ PHẬT TỬ CÙNG NHAU HỢP TÁC XÂY DỰNG HÒA BÌNH BẰNG HÒA GIẢI VÀ LÒNG KIÊN CƯỜNG

Nhân dịp Đại lễ Vesak 2024 – Phật lịch 2568, Bộ Đối thoại Liên tôn gửi đến quý Phật tử sứ điệp với chủ đề: “Kitô hữu và Phật tử: Cùng nhau hợp tác xây dựng hòa bình bằng hòa giải và lòng kiên cường”. Sau đây là toàn văn bản dịch Việt ngữ của Sứ điệp do Văn phòng Đối thoại Đại kết và Liên tôn trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam thực hiện.

Link nội dung đầy đủ: https://giaophanmytho.net/giao-hoi-viet-nam/su-diep-gui-quy-phat-tu-nhan-dip-dai-le-vesak-2024-41145.html

 

4. Việt Nam-Vatican nhất trí tăng cường trao đổi đoàn, tiếp xúc cấp cao

 

Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng đánh giá cao những đóng góp tích cực của Giáo hội Công giáo Việt Nam trong các hoạt động thiện nguyện, giáo dục... đóng góp vào sự phát triển và thịnh vượng của đất nước.

Ngày 17/5, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng và Thứ trưởng Ngoại giao Tòa thánh Vatican, Đức ông Miroslaw Wachowski đã đồng chủ trì Cuộc họp thường niên Vòng XI Nhóm công tác hỗn hợp Việt Nam-Vatican.

Bày tỏ vui mừng trở lại Việt Nam để tổ chức Cuộc họp Nhóm Công tác hỗn hợp, Thứ trưởng Ngoại giao Tòa thánh Miroslaw Wachowski chúc mừng những thành tựu về kinh tế-xã hội, đối ngoại của Việt Nam trong thời gian gần đây; vui mừng chứng kiến sự phát triển của cộng đồng Công giáo với đời sống đức tin mạnh mẽ; nhấn mạnh Đức Giáo hoàng Phanxicô mong muốn cộng đồng Công giáo Việt Nam thực hiện đường hướng “giáo dân tốt là công dân tốt” và khuyến khích cộng đồng Công giáo đóng góp vào đời sống quốc gia.

Thứ trưởng Ngoại giao Miroslaw Wachowski khẳng định Giáo hoàng luôn dành sự quan tâm đặc biệt đối với Việt Nam và mong muốn sớm thăm Việt Nam trong thời gian tới.

Đánh giá cao quan hệ Việt Nam-Tòa thánh thời gian qua đã đạt được nhiều tiến triển nổi bật, kể từ Cuộc họp vòng X Nhóm công tác hỗn hợp Việt Nam-Vatican (3/2023), trong không khí thân thiện, cởi mở và hiểu biết lẫn nhau, hai bên nhất trí tăng cường trao đổi đoàn, tiếp xúc cấp cao; duy trì cơ chế hợp tác, đối thoại, nhất là tiếp tục phát huy vai trò quan trọng Nhóm công tác hỗn hợp Việt Nam-Vatican.

Thứ trưởng Ngoại giao Tòa thánh Miroslaw Wachowski bày tỏ cảm ơn sự quan tâm của Chính phủ, chính quyền các cấp và địa phương của Việt Nam đã tạo điều kiện cho các hoạt động của Đại diện thường trú Tòa thánh tại Việt Nam./.

Nguồn: vietnamplus.vn

Link nội dung đầy đủ: https://giaophanmytho.net/giao-hoi-viet-nam/viet-nam---vatican-nhat-tri-tang-cuong-trao-doi-doan-tiep-xuc-cap-cao-41191.html

 

 

5. Buổi Thường huấn của Ủy ban Giáo dân Giáo tỉnh Sài Gòn ngày 16-17/05/2024

Đức cha Giuse Trần Văn Toản nhắc nhở rằng: Sứ vụ loan báo Tin Mừng của Giáo hội phải định hình cho cơ cấu, tổ chức và sinh hoạt của giáo xứ trong tầm nhìn Nước Thiên Chúa, tinh thần tham gia đồng trách nhiệm trong Hội đồng mục vụ giáo xứ, trong các sinh hoạt phụng tự, sinh hoạt đạo đức, hoạt động tông đồ.

WHĐ (18.05.2024) – Tại Trung tâm Hành hương Đức Mẹ Bãi Dâu, Giáo phận Bà Rịa, hai ngày thường huấn 16,17/5/2024 dành cho Giáo tỉnh Sài Gòn trong năm 2024 đã được diễn ra. Buổi thường huấn nằm trong chương trình thường huấn tổng thể tại ba giáo tỉnh:

+ Giáo tỉnh Huế ngày 9-10/5/2024 tại Qui Nhơn;

+ Giáo tỉnh Sài Gòn ngày 16-17/5/2024 tại trung tâm hành hương Đức Mẹ Bãi Dâu, Bà Rịa;

+ Giáo tỉnh Hà Nội ngày 23-24/5/2024 tại Tòa Giám Mục Hà Nội.

Ngày đầu tiên, thứ Năm ngày 16 tháng 5, toàn thể 140 thành viên tham dự từ mười giáo phận thuộc Giáo tỉnh Sài Gòn quy tụ, gặp gỡ trong bữa ăn trưa. Chương trình học hỏi bắt đầu lúc 14g00. Cha Phaolô Phạm Minh Tân, đặc trách Ủy ban Giáo dân (UBGD) Giáo phận (Gp) Bà Rịa, kiêm đặc trách UBGD giáo tỉnh Sài Gòn, Trưởng ban tổ chức chương trình tại Giáo tỉnh Sài Gòn nói lời chào mừng.

Thành phần tham dự viên thường huấn gồm:

1) Đức cha Giuse Trần Văn Toản Chủ tịch Ủy ban Giáo dân

2) Quý cha trong Ban điều hành UBGD

3) Quý cha đặc trách và quý tham dự viên giáo dân của Ban Giáo dân thuộc 10 giáo phận: Đà Lạt, Phú Cường, Xuân Lộc, Phan Thiết, Long Xuyên, Mỹ Tho, Sài Gòn, Bà Rịa, Vĩnh Long, và Cần Thơ.

Chủ đề của hai ngày thường huấn là “Thúc đẩy sự tham gia, người giáo dân làm tông đồ với tinh thần tham gia đồng trách nhiệm”.

Tựa đề ba bài thường huấn:

1) Vai trò của giáo xứ trong bối cảnh địa phương, do cha Giuse Maria Lê Quốc Thăng trình bày.

3) Giáo xứ như một cộng đoàn của các cộng đoàn, cha Tôma Vũ Ngọc Tín, SJ trình bày.

Sau đó đại diện của 17 nhóm phát biểu ý kiến của đóng góp của nhóm. Tất cả ý kiến thảo luận từ mười bảy nhóm sau đó được lắng nghe, được ghi nhận với sự trân trọng.

Quý cha đặc trách hiện diện cùng quý tham dự viên giáo dân và chính các ngài cùng tham gia thảo luận đóng góp ý kiến của mình trong ngày sinh hoạt thứ nhất và nhường lại diễn đàn thảo luận trong ngày thứ hai để dành trọn giờ ưu tiên lắng nghe giáo dân phát biểu, chia sẻ cảm nhận.

Cuối cùng, Đức cha lượng giá:

+ Công tác tổ chức được thực hiện khá tốt, Ban tổ chức tích cực phục vụ;

+ Có tình liên đới giữa các tham dự viên với nhau, có sinh hoạt đạo đức, đọc kinh, chầu Thánh Thể, thánh lễ;

+ Ba bài thường huấn tạo được ấn tượng;

+ Trong phần tọa đàm, dưới sự soi sáng của Chúa Thánh Thần, anh chị em giáo dân ngày càng phát biểu nhiều hơn qua các đợt thường huấn, ý kiến đóng góp mang tính xây dựng hơn chỉ trích.

Để kết, Đức cha không quên nói lời cảm ơn, tất cả thành viên đại hội cảm ơn nhau, khích lệ nhau tiếp tục tham gia, hiệp thông đồng trách nhiệm và cùng hiệp ý tạ ơn Chúa.

Lúc 15g00, Đức cha Emmanuel, Giám mục Giáo phận Bà Rịa, cùng với Đức cha Giuse và toàn thể tham dự viên đại hội hiệp ý dâng thánh lễ trong tâm tình tạ ơn Chúa, bế mạc cuộc thường huấn. Đức cha Emmanuel nhắn nhủ: Mỗi người hãy khẩn cầu nài xin ơn Chúa Thánh Thần để Ngài tiếp tục hướng dẫn, soi sáng toàn thể tham dự viên đại hội, sau khi được lĩnh hội Lời Chúa sẽ ra đi và tiếp tục sứ vụ nơi giáo phận, giáo xứ mình.

Trước khi chia tay, Cha Antôn Hà Văn Minh, Thư Ký UBGD/HĐGMVN thay mặt Đức cha chủ tịch cám ơn Đức cha Emmanuel, cùng tất cả các thành phần tham dự buổi thường, đã cộng tác trong tinh thần hiệp thông đã làm cho buổi thường huấn đạt được kết quả tốt đẹp. Nhờ sự cộng tác này, mỗi tham dự viên ra về với nụ cười hài lòng vì những hoa trái gặt hái được trong hai ngày thường huấn.

Và Đức cha Emmanuel đã gửi gấm trước khi chia tay ra về: Hy vọng mỗi người ra về với ngọn lửa nhiệt huyết được Chúa Thánh Thần hun đúc, sẽ mạnh dạn tích tham gia vào sứ vụ của Giáo hội theo bậc sống của mình, để làm cho giáo xứ thực sự trở thành ngôi nhà chung tràn đầy hơi ấm của tình gia đình, nhờ đó Giáo xứ sẽ không còn là một ngôi nhà khép kín, nhưng được mở ra để đón tiếp mọi người, làm cho lương dân tìm gặp được dung mạo Chúa Kitô qua sự hiệp thông và tình yêu thương của mọi thành phần Dân Chúa trong giáo xứ.

(Nguồn: WHĐ)

Link nội dung đầy đủ: https://giaophanmytho.net/giao-dan/buoi-thuong-huan-cua-uy-ban-giao-dan-giao-tinh-sai-gon-ngay-16-17052024-41194.html

 

 

6. Tổng Giáo phận Sài Gòn: Hội luận Liên tôn Hiệp hành Chăm sóc Môi sinh

Tiến Hương & Quang Nam 

WGPSG (26.05.2024) - “Tội ác chống lại thiên nhiên là tội ác chống lại chính chúng ta và là tội chống lại Thiên Chúa, phá hủy thiên nhiên là một tội thuộc bình diện luân lý” (LS 8) 

Nhân dịp kỷ niệm 9 năm (24-5-2015 - 2024) ban hành Thông điệp Laudato Si’, của Đức Thánh Cha Phanxicô, về việc chăm sóc ngôi nhà chung của chúng ta là trái đất, Tòa Tổng Giám mục Tổng Giáo phận TP. HCM gởi thư mời quý khách tham dự Hội luận Liên Tôn có chủ đề: “Hiệp hành chăm sóc môi sinh”, vào sáng thứ Năm ngày 23-5-2024, tại hội trường GB. Phạm Minh Mẫn, Trung tâm Mục vụ TGPSG.

Trong bầu khí hân hoan, tưng bừng, Văn phòng Đối thoại Đại kết và Liên tôn trực thuộc Hội đồng Giám Mục Việt Nam (VPĐTĐK & LT/ HĐGMVN) đón tiếp khoảng 450 quý khách từ các tôn giáo bạn và trong Giáo hội Công giáo, đến tham dự buổi Hội luận Liên Tôn.

Trong dịp này, ban tổ chức (BTC) có khai mạc triển lãm tranh “23 Nghệ nhân vun đắp môi sinh” (Từ ngày 23 đến 27/6/2024) của Họa sĩ Lê Hữu Nghiệm. Khách tham dự được chiêm ngưỡng các tác phẩm ấn tượng sâu sắc tại sảnh Hội trường trước khi vào Hội trường Hội luận.

Là tín đồ các tôn giáo, chúng ta không chỉ bảo vệ môi trường sống mà còn vun trồng môi sinh tâm linh. Các hiền nhân hay thánh nhân có thể được xem như những nghệ nhân góp phần xây dựng môi trường tâm linh cho nhân loại. Dù họ không còn tại thế, nhưng ảnh hưởng và năng lượng tích cực của họ tạo cảm hứng cho con người thời đại chúng ta. Đây là mục đích cuộc triển lãm tranh.

Lúc 9g15, Ban tổ chức giới thiệu các thành phần tham dự Hội luận Liên Tôn:

Về phía các tôn giáo bạn: Các chức sắc, chức việc, đạo hữu, đạo tâm, tu sĩ và tín hữu, mục sư, của các tôn giáo Phật giáo, Cao Đài, Minh Lý Thánh hội, Baha’i, Islam, Hòa Hảo và Tin lành.

Về phía Giáo hội Công giáo có: Đức ông Giuse Indunil - Thư ký Bộ Đối thoại Liên tôn Vatican, Đức Giám mục (ĐGM) Giuse Châu Ngọc Tri - Giám mục GP Lạng Sơn, Phụ trách VPĐTĐK & LT/ TGPSG, ĐGM Phêrô Nguyễn Văn Khảm - GM GP Mỹ Tho, ĐGM phụ tá Giuse Bùi Công Trác - GM GP Sài Gòn, quý bề trên các nhà Dòng, quý linh mục, nam nữ tu sĩ, đại diện các Ban Mục vụ, Hội đoàn, quý giảng viên, học viên, nhân viên TTMV và quý khách mời đặc biệt.

Tuyên bố lý do và khai mạc

Cách đây 9 năm, ngày 24-5- 2015, Đức Giáo hoàng Phanxicô đã chia sẻ mối bận tâm về môi trường và mời gọi mọi công dân trên hành tinh này chung tay bảo vệ ngôi nhà chung của nhân loại là trái đất này. Hôm nay, quý đạo hữu các tôn giáo chúng ta họp mặt nơi đây để bày tỏ sự đồng cảm trong hướng đi chung này và chia sẻ thao thức của những người có niềm tin trong việc cùng nhau chăm sóc môi sinh thiên nhiên cũng như tâm linh.

Ban tổ chức đã mời Đạo Huynh Tường Lãm, Đạo huynh Thiện Trí, ĐGM Giuse Ngọc Tri và Giuse Công Trác; lên sân khấu cùng gióng hồi chiêng trống và thả chim bồ câu để khai mạc.

Chương trình có bốn tham luận được trình bày.

Tham luận 1 chủ đề: Bảo vệ môi trường - nguy cơ do điện hạt nhân - bà Yoshii Michiko trình bày.

Bà đã trình bày các nội dung chính: về nhà máy điện hạt nhân tại Nhật Bản, lợi ích và hiểm họa của nó. Bà đã nói lên kinh nghiệm của bản thân là người Nhật Bản, chịu ảnh hưởng hậu quả của chất phóng xạ hạt nhân. Công giáo tại Nhật bản có tỷ lệ rất thấp (0,3%), nhưng cũng đã tham gia cùng thầy sư Phật giáo, và cộng đồng trong việc lên tiếng bảo vệ môi sinh.

Cách đây 13 năm (11-3-2011), do động đất và sóng thần làm nổ 3 trong số 6 lò điện hạt nhân ở Fukushima Daiichi, chất phóng xạ tan chảy bay ra chung quanh làm ảnh hưởng đến môi trường rất nguy hiểm cho sức khỏe con người, mọi thứ bị nhiễm phóng xạ, điển hình là gia đình của bà chịu ảnh hưởng. Cho đến nay hậu quả của chất phóng xạ này vẫn còn gây hiểm họa cho đất nước và con người. Nhà máy điện hạt nhân cũng thải ra rác hạt nhân, người ta đem chôn vào lòng đất 100 ngàn năm. Đây không phải là giải pháp tốt.

Giáo hội Công giáo và Phật giáo đã biểu tình phản đối yêu cầu chính phủ phải chấm dứt sử dụng nhà máy điện hạt nhân, nên Chính phủ Nhật ngưng xây dựng; nhưng lại đem xuất khẩu nhà máy điện hạt nhân đi một số nước khác, người dân Nhật cũng đã vẫn phản đối, vì không muốn người Nhật xuất khẩu sự bất hạnh đến các nước khác. Cuối cùng kế hoạch xuất khẩu điện hạt nhân bị hủy bỏ. Bà hy vọng có sự hợp tác giữa tôn giáo và người dân để nước Nhật không còn sử dụng điện hạt nhân trong thời gian sớm nhất.

Tham luận 2 chủ đề: “Hiệp hành chăm sóc môi sinh”, do Đạo huynh Huệ Khải trình bày.

Tôn giáo Cao Đài chăm sóc môi sinh theo các cách: Định hình nền tảng đạo đức nội tại ở mỗi tín đồ; Giáo dục để xây dựng chăm sóc môi sinh; Gắn kết tâm linh với thiên nhiên; Lựa chọn lối sống; Hợp tác liên tôn.

Đạo huynh đã giải thích chi tiết các phần mục trên, và trong lời kết ông nhấn mạnh đến việc tôn giáo có thể truyền bá rộng rãi thông điệp chăm sóc môi sinh trong tín đồ cũng như huy động họ tham gia các sáng kiến về chăm sóc môi sinh, truyền cảm hứng cho các tín đồ nhận ra trách nhiệm chung của mình đối với trái đất và hành động để bảo tồn, duy trì cho các thế hệ tương lai. Các nhà lãnh đạo đầy uy tín có thể định hình ý kiến công chúng và tác động đến chính sách nhà nước. Tôn giáo Cao Đài nói rằng nếu chúng ta hành động như thế là không đóng khung đạo vào trong Thánh đường, mà chúng ta đang sống đạo. Đạo là đường đi, một hành trình lâu dài. Chủ đề “Hiệp hành chăm sóc môi sinh” hàm ý các tôn giáo cùng nhau đối thoại, hợp tác lâu dài chăm sóc môi sinh trong quy mô rộng lớn.

Ông nhấn mạnh đến lời ĐGH trong Laudato Si’ số 201: “Tính chất nghiêm trọng của khủng hoảng sinh thái đòi hỏi chúng ta phải hướng tới lợi ích chung, dấn thân vào một hành trình đối thoại vốn dĩ đòi hỏi sự kiên nhẫn, tính kỷ luật và lòng độ lượng.

Kết thúc, Đạo huynh Huệ Khải cầu nguyện cho các tôn giáo hiệp hành cùng nhau làm theo như lời ánh sáng soi đường trên của Đức Giáo Hoàng Phanxicô trong Tông thư Laudato Si’.

Tham luận 3 chủ đề: Đạo đức môi sinh, do ĐGM Phêrô Nguyễn Văn Khảm trình bày.

Khi nói đến đạo đức môi sinh là muốn nói đến cách ứng xử với trái đất, với môi trường mình đang ở đó; nó còn tùy thuộc vào cách nhìn về thế giới, trái đất, thiên nhiên, vũ trụ và con người. ĐGM Phêrô Nguyễn Khảm chia sẻ theo góc nhìn của Kitô giáo, tóm gọn trong 3 điều.

1. Trái đất, thiên nhiên và con người, vạn vật là công trình tạo dựng của Thiên Chúa và tất cả mọi sự đều tốt đẹp. (sách Sáng Thế Ký). Trong đó, con người có vị trí đặc biệt, bởi vì con người được dựng nên giống hình ảnh Thiên Chúa và được Ngài trao trách nhiệm quản lý trái đất, cầy cấy và canh giữ đất đai.

2. Theo giáo huấn Công giáo, tài nguyên của trái đất này thuộc về tất cả mọi người. “Thiên Chúa đã muốn đặt để trái đất cho mọi người và mọi dân tộc sử dụng, làm sao của cải được tạo ra phải phân phối cho tất cả mọi người một cách hợp lý, theo sự hướng dẫn của luật công bằng đi đôi với tình bác ái” (Hiến chế Mục vụ). Đối với GH Công giáo, một đàng nhìn nhận quyền tư hữu là chính đáng, đàng khác nó còn phụ thuộc của cải trái đất dành cho mọi người - Luật vàng cho ứng xử xã hội và là nguyên tắc đầu tiên của toàn bộ nền đạo đức và chuẩn mực xã hội (theo ĐGH Phanxicô).

3. Công ích, được hiểu là toàn bộ những điều kiện của đời sống xã hội cho phép các tập thể hay các phần tử riêng rẽ có thể đạt tới sự hoàn hảo của mình một cách đầy đủ và dễ dàng hơn. Công ích ấy không chỉ nhắm cho chúng ta thế hệ này mà còn hướng tới cho cả thế hệ tương lai. Vậy chúng ta muốn để lại những gì cho thế hệ tương lai?

Từ đó, một số thái độ cần quan tâm, gồm 3 điều:

- Đừng khai thác thiên nhiên quá mức, phải tôn trọng vạn vật là quà tặng của tình yêu Thiên Chúa.

- Vun trồng, đừng hủy diệt. Con người và thiên nhiên tương thuộc vào nhau, phải gìn giữ, chăm sóc Thiên nhiên.

- Tài nguyên trái đất do Thiên Chúa ban tặng dành cho mọi người, vì vậy phải chia sẻ hơn là lạm dụng ích kỷ cho riêng mình. ĐGH Phanxicô nói: “Nếu chúng ta có thể vượt qua chủ nghĩa cá nhân thì chúng ta sẽ có thể thực sự phát huy một lối sống khác, mang lại sự thay đổi đáng kể trong xã hội.”

Sau cùng, ĐGM Phêrô chia sẻ suy tư: ĐGH Bênêdictô XVI nói: “Những sa mạc bên ngoài đang gia tăng trên thế giới ngày nay là vì những sa mạc tâm hồn đang quá lớn.” Sa mạc bên ngoài đang thiếu vắng tình người, thiên nhiên bị tàn phá, vạn vật bị hủy diệt; có mối liên hệ mật thiết với sa mạc nội tâm. Tâm ích kỷ, tính kiêu căng, sự ham muốn quá lớn và tìm mọi cách để thỏa mãn. Như vậy, việc chăm sóc sa mạc nội tâm sao cho biết mở lòng ra với tha nhân, thiên nhiên, vạn vật; đó chẳng phải là nhiệm vụ chính yếu của các tôn giáo hay sao?

Tham luận 4 chủ đề: “Chăm sóc môi sinh theo giáo lý nhà Phật”, do Ni sư Thích Nữ Hương Nhũ, Giảng viên Học viện Phật giáo tại Tp.HCM trình bày.

Phật giáo ý thức rằng, con người phải đối xử với giới tự nhiên theo nguyên tắc trung đạo, phải sống dựa vào tự nhiên, bảo tồn tự nhiên để tồn tại và phát triển Thân Tâm.

Thực hành chánh niệm tỉnh thức theo Đức Phật dạy: tu dưỡng thân tâm, thực hành lối sống chánh niệm, sống tiết kiệm, giảm thiểu chất thải độc hại, tái sử dụng vật dụng

Những nguyên tắc vì lợi ích cộng đồng, vì môi trường thân yêu: Sống tỉnh thức, chánh niệm, thiền tập, với tâm từ bi, yêu thương chúng sanh, giúp đời sống chúng ta trọn vẹn ý nghĩa, đem lại lợi ích cho bản thân cho mọi người và môi trường chung quanh, trong từng giây phút.

Ni sư Thích Nữ Hương Nhũ đã cảm nhận sâu sắc trong bài viết: "Lắng nghe Lời Chúa trong thinh lặng" của Louis Mảtine, nói về phẩm tính thinh lặng mang dấu ấn thánh thiêng trong cuộc đời Thầy Chí Thánh Giêsu. Ba mươi năm đầu đời của Chúa Giêsu được bao trùm bởi sự thinh lặng ấn tượng, và sau đó là ba năm đời sống công khai rao giảng của Người. Đó là thời gian Thiên Chúa cất lời và đối thoại với con người. Dẫu vậy, ngay cả trong thời kỳ này cũng chất chứa nhiều điều kỳ diệu của sự thinh lặng, và sự thinh lặng là một nét đặc thù trong cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu.

Lời kết:

- Tỉnh thức, chánh niệm trong mỗi phút giây với tình yêu thương là có niềm vui, hạnh phúc cho chính mỗi con người.

- Sống tiết kiệm, tối giản, bảo vệ môi trường, trồng cây gây rừng, làm từ thiện, sống chay trường giảm thiểu nhà kính.

Sau cùng, Ni sư xin ơn trên gia hộ độ trì cho tất cả cho mọi người.

Đức ông Indunil chia sẻ

Ngài bày tỏ niềm vui được tham dự Hội luận hôm nay. Ngài chia sẻ, một trong những vấn đề nổi lên hiện nay trên thế giới là khủng hoảng môi sinh, khai mạc buổi Hội luận hôm nay bằng cuộc triển lãm “23 Nghệ nhân vun đắp môi sinh tâm linh”, tiếp theo có 4 Tham luận nói về môi trường. Đức Ông bày tỏ niềm xúc động với bài hát của các em mầm non trường Kirin, một số em gần như hét lên lời cầu nguyện với Chúa.

Năm 2016, ĐGH Phanxicô nói rằng thế hệ tương lai sẽ không tha thứ cho chúng ta nếu chúng ta không bảo vệ môi trường. Chúng ta được thừa kế khu vườn cho nên không thể biến thành nó sa mạc để lại cho con cháu. Hôm nay nhiều lãnh đạo tôn giáo quan tâm đến vấn đề môi trường; chúng ta có những sa mạc bên ngoài bởi vì sa mạc trong lòng quá lớn. Nói cách khác đạo đức môi sinh cũng là đạo đức về sự công bằng. Chúng ta có thể gọi là tội lỗi là tham, sân, si hay vô minh. Đây là vấn đề khó khăn, có điều gì đó không đúng với tâm hồn con người, do đó vấn đề khủng hoảng môi sinh phát sinh từ lòng con người.

Do đó để giải quyết phải khởi đi từ tâm hồn con người nếu như chúng ta muốn chữa lành môi trường. ĐGH Phanxicô trong Laudato Si’ số 53 đã tóm kết vấn đề chúng ta bàn thảo hôm nay. Dù cho vấn đề môi sinh phức tạp và có nhiều nguyên nhân khác nhau, chúng ta phải chuyển hóa nó; tôn trọng các nền văn hóa và tôn giáo. Chúng ta có thể diễn dịch nó bằng nghệ thuật, bằng áng văn thơ, tâm linh… Nếu chúng ta thực lòng muốn phát triển. Chúng ta cũng thực lòng nhìn nhận những gì chúng ta gây hại, những sự bỏ lỡ, bao gồm cả tôn giáo và ngôn ngữ.

Khi ngài đến Campuchia, một Giám Mục trao cho ngài hình con hươu cao cổ và một cuốn sách nhỏ. Campuchia sau cuộc chiến nên đang chữa lành vết thương, họ dùng hình ảnh 2 con thú: con ếch và hươu cao cổ. Hươu cao cổ thì cổ cao, tầm nhìn xa và trái tim lớn. Vì thế có nhiều con thú vây quanh nó, nhờ nó biết được những gì xảy ra từ xa; nó được ví như sự cao thượng. Ngược lại con ếch nhìn xuống, tầm nhìn thấp, trái tim nhỏ; nó được ví như sự thấp kém.

Tóm lại: Khủng hoảng môi sinh là vấn đề lớn, muốn thoát khỏi phải có tầm nhìn cao sâu, các tôn giáo có thể đóng góp rất nhiều. Chỉ có tầm nhìn thôi thì chưa đủ, chúng ta cần hoán cải, thay đổi tâm hồn, mở rộng tâm hồn, chăm sóc môi trường, liên kết cùng nhau trong mọi thành phần xã hội, vì đây là vấn đề của tất cả mọi người, cần thay đổi lối sống, cố gắng hướng thượng, và cần ánh sáng từ trời cao. Ngài cầu xin Chúa chúc lành cho mọi người.

Xen kẽ các Tham luận là phần phục vụ văn nghệ do các tín hữu các đạo trình bày cống hiến như:

- Bài hát “Trái đất này là của chúng mình”, do bé Thư kỳ là một Phật tử hát, với phần múa minh họa của thiếu nhi giáo xứ Phanxicô Đakao.

- Hát và làm cử điệu, “Bài ca cảm tạ”, nhạc nước ngoài, lời việt: cô Diệp Đào; do các bé trường Kirin trình bày. Các bé tuổi mầm non, dễ thương, toát vẻ ngây thơ, trong trang phục truyền thống nhiều dân tộc, tôn giáo; với giọng trẻ con hát lập đi lập lại “Sing Hallelujah to the Lord (Ngợi khen Thiên Chúa) - Xin hạnh phúc cho muôn người, bình an đến cho mỗi gia đình, trái đất tươi đẹp đầy yêu thương.” kèm với cử điệu chắp tay giơ lên cao, khiến nhiều tham dự viên xúc động rơi nước mắt, đã lưu lại nhiều ấn tượng.

- “Thượng đế có màu gì?” - trình bày do Tam ca của Cơ quan Phổ thông Giáo lý Đại đạo.

- Hòa tấu Lễ nhạc - do Ban Lễ nhạc thánh Thất Sài Gòn - Tòa Thánh Tây Ninh trình bày.

- Tiếng đàn violon réo rắt trong tác phẩm “Dòng sông xanh”, do bé Duyên An trình bày và phần đệm đàn Piano của cô Hoàng Yến.

Sau đó, Lm PX Bảo Lộc, Trưởng ban MV ĐTLT và Soeur Anna Nguyễn Thị Phượng trong Ban tổ chức đã trao kỷ niệm chương cho quý Giám mục, 4 thuyết trình viên và Họa sĩ Lê Hữu Nghiệm (tác giả “23 nghệ nhân chăm sóc môi sinh”).

Đúc kết Hội luận

Lm PX Bảo Lộc, Thư ký Văn phòng ĐT Đại Kết và Liên tôn, đại diện Ban tổ chức có lời cảm ơn tất cả tham dự viên và đúc kết buổi Hội luận liên tôn dựa qua các bài phát biểu và Tham luận:

1. Từ phát biểu của Đức ông, bằng 5 chữ C: Chân thực - Chuyển Hóa - Conversion (Hoán cải) - Chăm sóc - Chữa lành.

2. Từ Tham luận của Ni sư Thích Nữ Hương Nhũ, bằng 4 chữ T: Tỉnh thức - Thanh tâm - Tối giản - Thân lẫn tâm.

3. Từ Tham luận của ĐGM Phêrô Nguyễn Văn Khảm, bằng 3 điều: Vun trồng - Chia sẻ - Tôn trọng.

4. Từ Tham luận của Đạo huynh Huệ Khải, ấn tượng khi nói về tiếng vỗ tay, của một người, và tiếng vỗ của nhiều người, sẽ có khác, mọi người sẽ trả lời theo cảm nhận của mình. Ngoài ra, ông có nhắc đến từ linh quang (ánh sáng thiêng liêng), Lm PX liên tưởng đến lời ĐGH nói ở Mông Cổ: “Hãy mở rộng căn lều và bước đi trong ánh sáng từ trời cao.”

5. Từ Tham luận của bà Yoshii Michiko trình bày, Lm PX thấy một từ được lập lại nhiều lần “may mắn thay”. May mắn thay những dự án nhà máy điện hạt nhân đó đã bị hủy; May mắn thay dân Nhật không còn xuất khẩu cái bất hạnh của mình cho các nước khác.

6. Các em đóng góp phần văn nghệ. Nhìn các em thấy gợi lên lời mời gọi và sự thách đố chúng ta là những người trưởng thành sẽ để lại cho thế hệ hậu bối những di sản nào từ trái đất mà chúng ta đã sử dụng.

7. Hình ảnh hai chú chim bồ câu ung dung đi lại trước sân khấu, như đồng cảm với mọi người nơi đây, theo ngôn ngữ vô ngôn của động vật.

8. Logo của Hội luận Liên tôn, thanh trúc có 7 đốt, tượng trưng cho 7 tôn giáo họp nơi đây; tượng trưng cho 7 ơn Chúa Thánh Thần. Khăn đống của quý Đạo huynh Cao Đài có 7 tầng (ý nghĩa để thành nhân phải vượt trên thất tình: Hỷ, Nộ, Ái, Ố, Ai, Lạc, Cụ).

Sau cùng, Lm PX Bảo Lộc ước gì Hội luận hôm nay mang lại: Thiên - Địa - Nhân - Vật - Hòa.

Trước khi kết thúc chương trình, BTC mời mọi người cùng hiệp tâm trong bài hát Kinh Hòa Bình, để cầu mong sự an lành cho toàn thể thế nhân.

Chương trình hội luận kết thúc lúc 12g. BTC đã cảm ơn sự có mặt của quý tham dự, các vị thân tâm thường an lạc, để chung tay chăm sóc môi sinh và phát triển tâm linh để phục vụ nhân sinh.

BTC mời quý chức sắc và đạo hữu các tôn giáo lên lễ đài ghi ảnh lưu lại những khoảnh khắc đáng nhớ trong ngày hôm nay. Sau đó mời quý vị đại diện các TG dùng bữa cơm chay thân mật tại cantine.

BTC cảm ơn những món quà từ Nam thành Thánh Thất Cao Đài, Ban cai quan Liên Hoa Cửu cung Thiên Hoa Học đường, và Họ đạo Lộ Đỏ.

BTC cũng đã gởi giỏ quà cho tất cả khách tham dự, gồm 2 cuốn sách: Kể chuyện Kinh Thánh, và Đạo yêu thương.

Nguồn: tgpsaigon.net (26.05.2024)

Xem thêm hình ảnh: tại đây

Link nội dung đầy đủ:https://giaophanmytho.net/giao-hoi-viet-nam/tong-giao-phan-sai-gon-hoi-luan-lien-ton-hiep-hanh-cham-soc-moi-sinh-41239.html

 

 

 

TIN GIÁO HỘI HOÀN VŨ

1. Đối với Đức Thánh Cha, việc đền tạ Kitô Giáo phải chạm đến trái tim của người bị xúc phạm

Đức Thánh Cha Phanxicô rằng việc đền tạ hoàn toàn đôi khi là không thể, tuy nhiên ngài khẳng định rằng “ý hướng đền tạ và thực hiện hành động cụ thể là điều chủ yếu cho tiến trình hòa giải và trả lại sự bình an cho tâm hồn”

Nhân dịp kỷ niệm 350 năm Chúa Giêsu hiện ra tại Paray-le-Monial, Đức Phanxicô đã tiếp kiến các tham dự viên hội nghị quốc tế về chủ đề đền tạ (sửa chữa) được tổ chức tại Rôma bởi Đền thánh Paray-le-Monial, Pháp. Cho rằng việc đền tạ hoàn toàn đôi khi là không thể, tuy nhiên ngài khẳng định rằng “ý hướng đền tạ và thực hiện hành động cụ thể là điều chủ yếu cho tiến trình hòa giải và trả lại sự bình an cho tâm hồn

Đây là trái tim đã yêu thương con người rất nhiều cho đến độ kiệt sức và suy mòn đi để chứng tỏ cho họ tình yêu của mình. Thay vì lòng biết ơn, Ta chỉ nhận được sự vô ơn từ hầu hết mọi người.” Những lời Chúa Giêsu nói với thánh nữ Marguerite-Marie Alacoque vào tháng 6 năm 1674 là tâm điểm của hội thảo “Đền tạ điều bất khả đền tạ” được tổ chức tại Rôma cho đến ngày 5 tháng năm, nhân dịp Năm Thánh 350 năm Chúa Giêsu hiện ra cho thánh nữ ở Paray-le-Monial. Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp kiến 130 người tham gia hội nghị này tại phòng Clementine của DinhTông Tòa, thứ Bảy ngày 4/5/2024

Việc đền tạ và hy tế Thập Giá

Trong bài phát biểu của mình, Đức Thánh Cha trước tiên nhắc lại chiều kích xã hội của việc đền tạ trong Cựu Ước và chiều kích thiêng liêng của việc đền tạ trong Tân Ước. Ngài nói : “Việc đền tạ là một khái niệm chúng ta thường thấy trong Thánh Kinh. Trong Cựu Ước, nó mang một chiều kích xã hội về việc đền bù cho tội lỗi đã phạm. Đây là trường hợp của luật Môsê quy định việc hoàn trả những gì đã bị đánh cắp hoặc đền bù những thiệt hại đã gây ra (x. Xh 22, 1-15, Lv 6, 1-7). Đó là một hành động công lý nhằm bảo vệ đời sống xã hội. Trái lại, trong Tân Ước, nó mang hình thức chiều kích tâm linh, trong khuôn khổ ơn cứu chuộc do Chúa Kitô thực hiện. Việc đền tạ được thể hiện trọn vẹn nơi hy tế thập giá. Điều mới mẻ ở đây, đó là nó mặc khải lòng thương xót của Chúa đối với tội nhân. Do đó, việc đền tạ góp phần vào sự hòa giải giữa con người với nhau, nhưng cũng góp phần vào sự hòa giải với Thiên Chúa, vì tội lỗi chống lại người lân cận cũng là xúc phạm đến Thiên Chúa. Như Ben Sirac người hiền triết đã nói, “nước mắt của bà góa không chảy xuống má Chúa sao?” (x. Hc 35, 15). Các bạn thân mến, biết bao giọt nước mắt vẫn còn chảy dài trên má Thiên Chúa trong khi thế giới chúng ta trải qua vô số sự lạm dụng chống lại phẩm giá con người, kể cả trong Dân Thiên Chúa”.

“Việc đền tạ hoàn toàn đôi khi dường như là không thể”

Với tiêu đề của cuộc hội thảo, “Đền tạ điều bất khả đền tạ”, Đức Phanxicô hy vọng vào một sự chữa lành mọi vết thương. Ngài nói tiếp : “Chủ đề hội thảo của anh chị em đặt cùng nhau hai cách diễn đạt có vẻ trái ngược nhau: “Đền tạ điều bất khả đền tạ”. Nó mời gọi chúng ta hy vọng rằng mọi vết thương đều có thể được chữa lành, ngay cả khi nó rất sâu. Việc đền tạ hoàn toàn đôi khi dường như là bất khả, khi tài sản, những người thân yêu bị mất vĩnh viễn hoặc khi các hoàn cảnh trở nên không thể cứu vãn được. Nhưng ý hướng đền tạ và thực hiện hành động cụ thể là điều chủ yếu cho tiến trình hòa giải và trả lại sự bình an trong tâm hồn”.

Tiếp đến, Đức Thánh Cha tập trung vào hai thái độ cần thiết để việc đền tạ không phải chỉ là một hành vi công bằng giao hoán, nhưng còn thực sự mang tính Kitô giáo và chạm đến trái tim của người bị xúc phạmnhìn nhận mình sai lỗi và xin tha thứ.

“Tình yêu luôn có thể được tái sinh”

Trước tiên, Đức Thánh Cha nhắc nhớ : “Nhìn nhận mình sai lỗi. Bất kỳ sự đền tạ nào, về mặt nhân bản hay tâm linh, đều bắt đầu bằng việc nhìn nhận tội lỗi của mình: “Việc nhận mình sai lỗi là một phần của sự khôn ngoan Kitô giáo, điều đó làm vui lòng Chúa, vì Chúa đón nhận tấm lòng ăn năn thống hối” (Bài suy niệm buổi sáng tại nhà nguyện Nhà Thánh Marta, ngày 6 tháng 3 năm 2018). Chính từ sự thừa nhận chân thành này về lỗi lầm đã gây ra cho người anh em, và từ tình cảm sâu xa và chân thành rằng tình yêu đã bị tổn thương, mà ước muốn đền tạ nảy sinh.

Tiếp đến là xin tha thứ. Đức Thánh Cha nói : “Xin tha thứ. Đó là việc thú nhận tội lỗi đã phạm, theo gương người con hoang đàng đã nói với Cha mình: “Con đã phạm tội với Trời và với Cha” (Lc 15, 21). Việc cầu xin sự tha thứ lại mở ra cuộc đối thoại và biểu lộ mong muốn kết nối lại trong tình bác ái huynh đệ. Và việc đền tạ – thậm chí là khởi đầu của việc đền tạ hoặc chỉ là ước muốn đền tạ – xác thực lời cầu xin tha thứ, nó thể hiện chiều sâu, sự chân thành của nó, nó chạm đến trái tim của người anh em, an ủi họ và khơi dậy trong họ việc đón nhận lời cầu xin tha thứ. Vì vậy, nếu không thể đền tạ hoàn toàn điều bất khả đền tạ, thì tình yêu luôn có thể tái sinh, khiến vết thương có thể chịu đựng được.”

Làm mới lại thực hành đền tạ Thánh Tâm Chúa Giêsu

Để kết luận, Đức Thánh Cha đã khích lệ các tham dự viên hãy đổi mới và đào sâu ý nghĩa của đền tạ. Ngài nói : “Chúa Giêsu đã xin thánh Margarita Maria những hành vi đền tạ vì những xúc phạm do tội lỗi của con người gây ra. Nếu những hành vi này đã an ủi trái tim Người, thì điều này có nghĩa là việc đền tạ cũng có thể an ủi trái tim của mọi người bị tổn thương. Ước gì công việc của cuộc hội thảo của anh chị em không chỉ đổi mới và đào sâu ý nghĩa của việc thực hành tốt đẹp này là đền tạ Thánh Tâm Chúa Giêsu, một thực hành mà ngày nay có thể hơi bị lãng quên hoặc bị đánh giá sai là lỗi thời. Mong sao công việc này cũng tham gia vào việc đánh giá đúng vị trí đúng đắn của nó trong tiến trình sám hối của mọi người đã được rửa tội trong Giáo hội”.

Hội thảo sẽ được tiếp tục vào chiều thứ Bảy ngày 4 tháng Năm với phần lắng nghe ba nạn nhân và sẽ kết thúc vào Chúa Nhật 5/5/2024. Năm Thánh kỷ niệm 350 năm Chúa Giêsu hiện ra ở Paray-le-Monial sẽ kết thúc vào tháng 6 năm 2025.

Chuyển ngữ: Tý Linh

Chuyển ngữ từ: vaticannews.va

Nguồn: xuanbichvietnam.net

Link nội dung đầy đủ: https://giaophanmytho.net/giao-hoi-hoan-vu/doi-voi-duc-thanh-cha-viec-den-ta-kito-giao-phai-cham-den-trai-tim-cua-nguoi-bi-xuc-pham-41139.html

 

 

2. ĐTC Phanxicô gặp các lãnh đạo Phong trào hỗ trợ các vợ chồng Kitô giáo

Sáng ngày 4/5/2024, gặp gỡ các lãnh đạo quốc tế của Phong trào Équipes Notre-Dame, Đức Thánh Cha mời gọi họ giúp các đôi vợ chồng mới cưới tái khám phá đức tin trong đời sống hôn nhân và sống đức tin bằng cách cầu nguyện, để cùng với Chúa Kitô họ có thể chăm sóc cho hôn nhân của họ.

Hồng Thủy - Vatican News

Équipes Notre-Dame là một phong trào giáo dân về linh đạo hôn nhân, được thành lập ở Pháp vào khoảng năm 1938, để giúp đỡ nhu cầu của các cặp vợ chồng sống trọn vẹn bí tích của mình. Phong trào ngày nay có hàng ngàn nhóm trải rộng khắp thế giới, nhiều gia đình đang cố gắng sống hôn nhân Kitô giáo như một ân sủng.

Trong bài nói chuyện, trước hết Đức Thánh Cha nhận định rằng gia đình Kitô giáo, trong sự thay đổi của thời đại này, đang trải qua một "cơn bão văn hóa" và thấy mình bị đe dọa và bị cám dỗ trên nhiều lĩnh vực. Ngài khen ngợi công việc quý giá của phong trào Équipes Notre-Dame trong việc đồng hành với các đôi vợ chồng để họ không cảm thấy cô đơn trước những khó khăn của cuộc sống và trong mối quan hệ vợ chồng.

Giúp người trẻ khám phá rằng hôn nhân Kitô giáo là một ơn gọi

Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng ngày nay việc đồng hành với các đôi hôn nhân là một sứ vụ thực sự. Ngài nói: "bảo vệ hôn nhân có nghĩa là bảo vệ cả một gia đình, có nghĩa là bảo vệ mọi mối quan hệ do hôn nhân phát sinh: tình yêu giữa vợ chồng, giữa cha mẹ và con cái, giữa ông bà và con cháu". Theo Đức Thánh Cha, điều rất cấp bách là "giúp người trẻ khám phá ra rằng hôn nhân Kitô giáo là một ơn gọi, một lời mời gọi cụ thể mà Thiên Chúa ngỏ với người nam và người nữ để họ có thể nhận ra chính mình một cách trọn vẹn bằng cách sinh con cái, trở thành cha và mẹ và mang Ân Sủng Bí tích của họ đến với thế giới.

Sự hiện diện của Thiên Chúa trong hôn nhân

Phủ nhận tư tưởng cho rằng sự thành công của hôn nhân chỉ phụ thuộc vào ý chí của con người, Đức Thánh Cha nhắc rằng hôn nhân là một "bước đi của 3 bên", trong đó sự hiện diện của Chúa Kitô giữa hai vợ chồng làm cho cuộc hành trình trở nên khả thi, với sự quan tâm giữa hai người phối ngẫu, tương quan giữa hai vợ chồng và Chúa Kitô.

Giúp các đôi vợ chồng mới cưới tái khám phá đức tin

Và Đức Thánh Cha nhắn nhủ phong trào Équipes Notre-Dame hai điều. Trước hết là chăm sóc các đôi vợ chồng mới cưới: giúp họ cảm nghiệm được vẻ đẹp của Bí tích và linh đạo của hôn nhân. Trong những năm đầu tiên của hôn nhân, đôi vợ chồng cần khám phá ra đức tin, thưởng thức và tận hưởng nó bằng cách học cầu nguyện cùng nhau, để với đức tin, họ học cách nhường chỗ cho Chúa Giêsu và cùng với Người, có thể chăm sóc cho hôn nhân của họ.

Tinh thần đồng trách nhiệm giữa các vợ chồng và các linh mục

Điểm thứ hai Đức Thánh Cha chia sẻ là tầm quan trọng của tinh thần đồng trách nhiệm giữa các vợ chồng và các linh mục trong phong trào. Ngài đề cao tính hỗ tương của hai ơn gọi, sự phong phú và cần thiết của chúng. Theo ngài, điều này sẽ giúp vượt qua chủ nghĩa giáo sĩ và cũng sẽ giúp các cặp vợ chồng khám phá ra rằng, qua hôn nhân, họ được kêu gọi thực hiện sứ mạng.

(Nguồn: RV)

 

Link nội dung đầy đủ: https://giaophanmytho.net/giao-hoi-hoan-vu/dtc-phanxico-gap-cac-lanh-dao-phong-trao-ho-tro-cac-vo-chong-kito-giao-41144.html

 

 

3. Diễn văn Đức Thánh Cha dành cho tham dự viên Hội nghị các Thủ lãnh của Liên hiệp Anh giáo năm 2024

Chỉ có tình yêu trở thành sự phục vụ vô vị lợi, chỉ có tình yêu mà Chúa Giêsu đã dạy và thể hiện, mới đưa các Kitô hữu ly tán đến gần nhau hơn. 

WHĐ (06.05.2024) - Sáng hôm mồng 02.05, Đức Thánh Cha đã tiếp kiến các tham dự viên Hội nghị các Thủ lãnh của Liên hiệp Anh giáo, được tổ chức tại Roma từ ngày 29.04 đến ngày 03.05.2024. Hội nghị thường được diễn ra 2 đến 3 năm một lần để các vị lãnh đạo cùng nhau suy tư về những ưu tiên và thách đố chung của Giáo hội Anh giáo trên thế giới.

Được biết, Liên hiệp Anh giáo hiện có khoảng từ 77 đến 85 triệu tín hữu thuộc 39 giáo tỉnh tự trị, được điều hành bởi các Tổng Giám mục đứng đầu mỗi giáo tỉnh. Ngoài ra, Liên hiệp có một vị chủ tịch Liên hiệp, là Giáo chủ của Anh giáo tại Anh quốc, hiện nay là Đức Tổng giám mục Justin Welby của Giáo phận Canterbury.

Trong buổi tiếp kiến, sau lời chào mừng của Đức Tổng giám mục Justin Welby, Đức Thánh Cha đã có bài đáp từ. Dưới đây là toàn văn Việt ngữ diễn văn của Đức Thánh Cha:

Link nội dung đầy đủ: https://giaophanmytho.net/giao-hoi-hoan-vu/dien-van-duc-thanh-cha-danh-cho-tham-du-vien-hoi-nghi-cac-thu-lanh-cua-lien-hiep-anh-giao-nam-2024-41140.html

 

 

4. Đức Thánh Cha kêu gọi phẩm giá cho người lao động

Sáng thứ Tư, ngày 08/5/2024, Đức Thánh Cha tiếp các tham dự viên buổi gặp gỡ “Chăm sóc là công việc, công việc là chăm sóc” do Bộ Phục vụ Phát triển Con người Toàn diện tổ chức. Ngài tập trung bài nói chuyện vào 5 vấn đề quan trọng mà các tham dự viên đang thảo luận: công việc xứng phẩm giá và công nghiệp khai thác mỏ, an ninh lương thực, di cư, công bằng xã hội, chuyển đổi sinh thái công bằng.

Vatican News

Các tham dự viên là đối tác của Tổ chức Lao động Quốc tế, các Hội đồng Giám mục, các Hội dòng, các tổ chức Công giáo và các tổ chức khác tham gia vào dự án “Tương lai của Công việc: Việc làm sau Laudato si'”. Vì thế mở đầu bài nói chuyện Đức Thánh Cha nhận xét rằng trong 6 năm qua, những người dấn thân trong lĩnh vực này đã suy tư, đối thoại và nghiên cứu, đề xuất các mô hình hoạt động đổi mới vì công việc công bằng và xứng đáng cho tất cả mọi người trên thế giới.

Đề cập đến chủ đề của cuộc gặp gỡ, Đức Thánh Cha nói: “Xây dựng một cộng đồng chuyển đổi toàn cầu: Điều này sẽ giúp anh chị em tiến tới giai đoạn thứ hai của dự án, sử dụng phương pháp phân định xã hội chung”.

Tiếp đến, Đức Thánh Cha tập trung bài nói chuyện vào 5 vấn đề quan trọng mà các tham dự viên đang thảo luận. Trước hết là công việc xứng phẩm giá và công nghiệp khai thác mỏ. Trong lĩnh vực này cần phải liên kết điều kiện làm việc và tác động môi trường với sức khoẻ thể chất và tinh thần cũng như sự an toàn của những người có liên quan.

Về chủ đề thứ hai: việc làm xứng phẩm giá và an ninh lương thực, Đức Thánh Cha đưa là con số được công bố gần đây với hơn 280 triệu người ở 59 quốc gia và một số vùng lãnh thổ đang phải đối diện với tình trạng mất an ninh lương thực ở mức độ cao, cần phải có những nỗ lực cứu trợ khẩn cấp. Ngài cũng nhắc đến các khu vực đang bị chiến tranh tàn phá và biến đổi khí hậu.

Đối với vấn đề thứ ba, liên quan đến mối liên hệ giữa công việc xứng phẩm giá và di cư, Đức Thánh Cha mời gọi không quên những người di cư và người lao động dễ bị tổn thương không được tôn trọng các quyền, do không được tiếp cận các dịch vụ y tế, hỗ trợ, kế hoạch tài chính và các dịch vụ tâm lý xã hội.

Từ quan điểm này theo ngài phải tập trung vào mối quan hệ giữa công việc xứng phẩm giá và công bằng xã hội. Ngài cảnh báo về sự thụ động đang diễn ra xung quanh chúng ta, do sự thờ ơ hoặc không có đủ khả năng để giải quyết các vấn đề thường phức tạp và tìm ra giải pháp thích hợp cho chúng.

Khía cạnh cuối cùng được Đức Thánh Cha đề cập là công việc xứng phẩm giá và sự chuyển đổi sinh thái công bằng. Nghĩa là cần phải suy nghĩ lại về các loại công việc cần được thúc đẩy để chăm sóc ngôi nhà chung của chúng ta, đặc biệt là về các nguồn năng lượng mà chúng cần.

Đức Thánh Cha kết luận bằng cách chỉ ra rằng năm khía cạnh này đại diện cho những thách đố. Vì thế ngài cám ơn mọi người vì đã chấp nhận những thử thách đố và giải quyết chúng bằng niềm đam mê và năng lực của mình. Thế giới cần sự dấn thân đổi mới, một hiệp ước xã hội mới có thể gắn kết chúng ta, các thế hệ già và trẻ, với nhau để chăm sóc công trình sáng tạo cũng như cho tình liên đới và bảo vệ lẫn nhau trong cộng đồng nhân loại.

(Nguồn: RV)

Link nội dung đầy đủ: https://giaophanmytho.net/giao-hoi-hoan-vu/duc-thanh-cha-keu-goi-pham-gia-cho-nguoi-lao-dong-41153.html

 

 

5. Ủy nhiệm thư Đức Thánh Cha gửi các cha xứ nhân cuộc gặp gỡ quốc tế các cha xứ với Thượng hội đồng” 

WHĐ (10.05.2024) – Hôm thứ Tư ngày mồng 08.05, phòng Báo chí Toà thánh đã cho công bố Ủy nhiệm thư Đức Thánh Cha Phanxicô dành cho các cha xứ đã tham gia Cuộc gặp gỡ quốc tế “Các cha xứ với Thượng hội đồng” được tổ chức tại Roma từ ngày 29.04 đến ngày 02.05.2024. Sau đây là toàn văn Việt ngữ Ủy nhiệm thư của Đức Thánh Cha:

ỦY NHIỆM THƯ ĐỨC THÁNH CHA GỬI CÁC CHA XỨ

Tôi có một điều muốn yêu cầu anh em, những người đã đến đây đại diện cho các cha xứ trên toàn thế giới: chúng tôi cần sự giúp đỡ của anh em để tiếp tục lắng nghe tiếng nói của các cha xứ trước Khoá họp thứ hai của Thượng Hội đồng Giám mục. Cuộc gặp gỡ này rất quan trọng, nhưng vẫn chưa đủ: chúng ta phải làm nhiều hơn nữa nếu muốn có thêm nhiều cha xứ tham gia vào tính năng động của Thượng Hội đồng. Và điều này không thể chỉ được thực hiện bởi Tổng Thư ký Thượng Hội đồng và các Bộ của Giáo triều Rôma, vốn là những đơn vị đã tổ chức cuộc gặp gỡ này.

Vì vậy, hôm nay tôi yêu cầu anh em, một khi trở về nhà, hãy trở thành những nhà thừa sai hiệp hành với các cha xứ anh em của mình: trong việc truyền cảm hứng suy tư về việc canh tân thừa tác vụ của cha xứ dưới ánh sáng hiệp hành và truyền giáo, trong việc thúc đẩy những khoảnh khắc đối thoại trong Thánh Thần giữa các cha xứ, cách trực tiếp hoặc trực tuyến, và trong việc tận dụng tối đa cơ hội của các cuộc gặp gỡ đã được tổ chức hoặc tổ chức cuộc gặp gỡ cụ thể cho mục đích này. Và sau đó, tôi yêu cầu anh em thông tri cho Ban Thư ký Thượng Hội đồng về kết quả của những cuộc gặp gỡ này, theo những hướng dẫn sẽ được gửi cho anh em. Khi trở về nhà, anh em hãy trình bày về ý tưởng này với các giám mục của anh em, và với các Hội đồng giám mục, đồng thời thưa với các ngài rằng đây là nhiệm vụ mà Đức Thánh Cha đã giao phó cho anh em.

Về phần mình, tôi đã viết một lá thư gửi tới tất cả các cha xứ trên toàn thế giới để thông báo về sáng kiến này, và giới thiệu anh em với tư cách là những nhà thừa sai hiệp hành giữa họ. Bây giờ tôi sẽ ký, và sau đó mỗi người trong anh em sẽ nhận được một bản sao để phổ biến khi trở về nhà.

Xin cảm ơn vì sự hợp tác của anh em. Tôi sẽ đồng hành với anh em trong lời cầu nguyện, và xin anh em cũng đừng quên cầu nguyện cho tôi.

PHANXICÔ

Nt. Anna Ngọc Diệp, OP

Dòng Đa Minh Thánh Tâm

Chuyển ngữ từ: press.vatican.va (08. 05. 2024)
(Nguồn: WHĐ)

Link nội dung đầy đủ: https://giaophanmytho.net/giao-hoi-hoan-vu/uy-nhiem-thu-duc-thanh-cha-gui-cac-cha-xu-nhan-cuoc-gap-go-quoc-te-cac-cha-xu-voi-thuong-hoi-dong-41154.html

 

 

6. ĐTC Phanxicô yêu cầu các cha xứ hãy là những nhà truyền giáo hiệp hành

Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi sứ điệp đến các cha xứ vừa tham gia cuộc họp quốc tế chia sẻ về kinh nghiệm hiệp hành tại Vatican từ ngày 29/4 đến ngày 2/5/2024. Ngài yêu cầu các cha xứ này giúp đỡ để tiếp tục lắng nghe tiếng nói của các cha xứ và mời gọi phát triển những khoảnh khắc trò chuyện trong Thánh Thần giữa các cha xứ.

Vatican News

Mở đầu sứ điệp được công bố ngày 8/5/2024, Đức Thánh Cha viết: “Tôi có một điều yêu cầu anh em, những người đã đến đây đại diện cho các cha xứ từ khắp nơi trên thế giới: chúng tôi cần sự giúp đỡ của anh em để tiếp tục lắng nghe tiếng nói của các cha xứ trước phiên họp thứ hai của Thượng Hội đồng Giám mục”.

Cần thêm các linh mục tham gia vào tính hiệp hành

Đức Thánh Cha nói rằng cuộc họp quốc tế “Các cha xứ với Thượng hội đồng” vừa qua là một cuộc họp rất quan trọng nhưng vẫn chưa đủ: “Chúng ta phải làm nhiều hơn nữa nếu muốn đưa một số đông các linh mục hơn vào tính năng động hiệp hành. Và điều này không thể chỉ được thực hiện bởi Ủy ban Tổng Thư ký Thượng Hội đồng và các Bộ của Giáo triều Rôma, những đơn vị đã tổ chức cuộc họp này”.

Do đó, Đức Thánh Cha yêu cầu các cha xứ đã tham dự cuộc họp, khi trở về nhà, “trở thành những nhà truyền giáo của tính hiệp hành” với các cha xứ khác. Ngài đưa ra các đề nghị cụ thể mà các cha xứ có thể khuyến khích việc thực thi tính hiệp hành: “Hướng dẫn suy tư về việc canh tân thừa tác vụ của cha xứ theo tinh thần hiệp hành và truyền giáo, thúc đẩy những khoảnh khắc đối thoại trong Thần Khí giữa các cha xứ, cách trực tiếp hoặc trực tuyến, tận dụng cơ hội của các cuộc họp đã được tổ chức hoặc tổ chức một cách cụ thể”. Ngài cũng yêu cầu các cha xứ “thông báo cho Ban Thư ký Thượng Hội đồng về kết quả của những cuộc họp này”.

Nhiệm vụ Đức Thánh Cha trao phó

Hơn nữa, Đức Thánh Cha yêu cầu các cha xứ đã tham dự cuộc họp, khi trở về nhà, hãy trình bày ý tưởng này với các Giám mục và với các Hội đồng Giám mục, đồng thời nói với họ rằng đó là nhiệm vụ mà Đức Thánh Cha đã giao phó.

Về vấn đề này, Đức Thánh Cha nói rằng trong thư gửi các cha xứ trên thế giới vào ngày 2/5, ngài đã thông báo cho họ về sáng kiến này và giới thiệu các cha xứ tham dự cuộc họp tại Vatican như là những nhà truyền giáo hiệp hành giữa họ. Ngài viết: “Bây giờ tôi sẽ ký nó và sau đó một bản sao sẽ được chuyển cho mỗi người trong anh em, để anh em có thể phổ biến nó khi trở về nhà”.

Kết thúc sứ điệp, Đức Thánh Cha cảm ơn sự hợp tác của các cha xứ và hứa cầu nguyện cho họ cũng như xin họ cầu nguyện cho ngài.

(Nguồn: RV)

Link nội dung đầy đủ: https://giaophanmytho.net/giao-hoi-hoan-vu/dtc-phanxico-yeu-cau-cac-cha-xu-hay-la-nhung-nha-truyen-giao-hiep-hanh-41158.html

 

 

7. Những ước mơ của ĐTC Phanxicô trong Sắc chỉ công bố Năm Thánh 2025

Chiều ngày 9/5/2024, trong giờ Kinh chiều II Lễ Chúa Lên Trời, Đức Thánh Cha Phanxicô đã trao Sắc chỉ công bố Năm Thánh 2025 có tựa đề “Spes non confundit” - Niềm Hy vọng không làm thất vọng. Trong Sắc chỉ, ngài đưa ra các lời kêu gọi cho các tù nhân, người di cư, người bệnh, người già và người trẻ là nạn nhân của ma túy và các tội phạm. Ngài tuyên bố ngài sẽ mở Cửa Thánh tại một nhà tù, kêu gọi xóa nợ cho các nước nghèo, kêu gọi tỷ lệ sinh cao hơn, chào đón người di cư và tôn trọng thụ tạo, vv.

Salvatore Cernuzio – Vatican City

Hy vọng là điều Đức Thánh Cha khẩn cầu như một ơn trong Năm Thánh 2025 cho một thế giới bị đánh dấu bởi sự ồn ào chát chúa của vũ khí, sự chết chóc, sự hủy diệt, sự hận thù đối với người khác, nạn đói kém, “nợ sinh thái”, tỷ lệ sinh thấp. Chính hy vọng là dầu xoa dịu mà Đức Thánh Cha muốn bôi trên những vết thương của một nhân loại “đã quên đi những bi kịch trong quá khứ”, đang phải chịu “một thử thách mới và khó khăn” khi chứng kiến “​"nhiều dân tộc bị áp bức bởi sự tàn bạo của bạo lực” hoặc trong bối cảnh tỷ lệ nghèo đói tăng theo cấp số nhân, mặc dù thực tế là các nguồn lực không thiếu và chúng chủ yếu được sử dụng cho chi phí quân sự.

Spes non confundit, hy vọng không làm thất vọng, trích từ Thư gửi tín hữu Roma (Rm 5,5), là tựa đề của Sắc chỉ công bố Năm Thánh, được Đức Thánh Cha trao cho các Giáo hội trên năm châu lục chiều ngày 9/5/2024, trong Kinh Chiều II lễ Chúa Lên Trời. Sắc chỉ, được chia thành 25 điểm, bao gồm các lời kêu gọi và đề xuất, những ước mơ của ngài trong Năm Thánh 2025.

Sau đây là một số điểm chính trong Sắc chỉ công bố Năm Thánh 2025.

Một ngày chung cho Lễ Phục Sinh

Trong Sắc chỉ, Đức Thánh Cha nhắc lại hai ngày kỷ niệm quan trọng: kỷ niệm 2.000 năm Ơn Cứu Độ vào năm 2033 và 1700 năm Công đồng Đại kết đầu tiên ở Nicea. Trong số các chủ đề khác, ngài cũng đề cập đến việc xác định thời gian của Lễ Phục sinh. Ngài ngài nhấn mạnh rằng ngay cả ngày nay, “các lập trường khác nhau” vẫn ngăn cản việc cử hành “sự kiện hình thành đức tin” trong cùng một ngày, và nhắc nhở rằng tuy nhiên “bởi một cơ hội được Chúa quan phòng, điều này sẽ xảy ra chính vào Năm 2025” (17).

Đức Thánh Cha viết: “Xin cho đây là lời kêu gọi tất cả các Kitô hữu Đông phương và Tây phương thực hiện một bước quyết định hướng tới sự hiệp nhất quanh một ngày chung cho lễ Phục sinh. Điều đáng ghi nhớ là nhiều người không còn hiểu biết về những lời chỉ trích trong quá khứ và không hiểu làm sao có thể tồn tại sự chia rẽ trong vấn đề này”.

Việc mở Cửa Thánh

Giữa những “giai đoạn quan trọng” này, Đức Thánh Cha quyết định rằng Cửa Thánh của Đền thờ Thánh Phêrô sẽ được mở vào ngày 24/12/2024, từ đó bắt đầu Năm Thánh. Chúa Nhật tuần sau đó, ngày 29/12, Đức Thánh Cha sẽ mở Cửa Thánh tại Đền thờ Thánh Gioan Laterano, nơi sẽ kỷ niệm 1700 năm cung hiến vào ngày 9/11. Sau đó, vào ngày 1/1/2025, Lễ Trọng Đức Maria Mẹ Thiên Chúa, Cửa Thánh sẽ được mở tại Đền thờ Đức Bà Cả. Cuối cùng, vào ngày 5/1, Cửa Thánh của Đền thờ Thánh Phaolô Ngoại thành sẽ được mở. Ba Cửa Thánh này sẽ được đóng trước Chúa Nhật ngày 28/12 cùng năm 2025.

Vào ngày 29/12/2024, các Giám mục sẽ phải cử hành Thánh lễ tại tất cả các nhà thờ chính tòa và nhà thờ đồng chính tòa khai mạc trọng thể Năm Thánh. Năm Thánh sẽ kết thúc với việc đóng Cửa Thánh Đền thờ Thánh Phêrô vào ngày 6/1/2026, Lễ Hiển Linh. (6)

Hòa bình trên thế giới

Đức Thánh Cha mời gọi nhận ra niềm hy vọng nơi “những dấu chỉ của thời đại”, tuy nhiên hãy nhìn vào “những điều tốt đẹp đang hiện diện trên thế giới để không rơi vào cơn cám dỗ cho rằng mình bị sự ác và bạo lực đè bẹp”. Ngài hy vọng rằng dấu chỉ đầu tiên của hy vọng trong Năm Thánh “chuyển thành hòa bình cho thế giới, thế giới mà một lần nữa lại thấy mình chìm đắm trong bi kịch chiến tranh”.

“Quên đi những bi kịch trong quá khứ, nhân loại phải đối mặt với một thử thách mới và khó khăn khi chứng kiến ​​nhiều dân tộc bị áp bức bởi sự tàn bạo của bạo lực. Những dân tộc này còn thiếu điều gì mà họ chưa phải chịu đựng? Làm sao tiếng kêu cứu tuyệt vọng của họ không thúc đẩy các nhà lãnh đạo các Quốc gia muốn chấm dứt quá nhiều xung đột khu vực, nhận thức được những hậu quả có thể nảy sinh ở cấp độ toàn cầu? Có quá đáng không khi mơ rằng vũ khí sẽ im tiếng và ngừng mang đến sự hủy diệt và chết chóc?”. (số 8)

Lời kêu gọi sinh con

Với sự quan tâm, Đức Thánh Cha nhìn vào “sự sụt giảm tỷ lệ sinh con” được ghi nhận ở nhiều quốc gia và vì nhiều lý do khác nhau: “Nhịp sống điên cuồng”, “những lo ngại về tương lai”, “thiếu đảm bảo việc làm và bảo trợ xã hội”, “các mô hình xã hội” trong đó việc tìm kiếm lợi nhuận, chứ không phải các tương quan, chiếm ưu thế. Do đó, cộng đồng Kitô hữu “không thể đứng sau bất kỳ ai” trong việc ủng hộ nhu cầu có “một liên minh xã hội vì niềm hy vọng, mang tính toàn diện và phi ý thức hệ, và hoạt động vì một tương lai được đánh dấu bằng nụ cười của nhiều bé trai và bé gái đến để lấp đầy quá nhiều cái nôi trống ở nhiều nơi trên thế giới”. (9)

Kêu gọi tôn trọng, điều kiện sống xứng đáng cho tù nhân, bãi bỏ án tử hình

Trong Năm Thánh, Đức Thánh Cha kêu gọi chúng ta đưa ra “những dấu hiệu hy vọng hữu hình” cho các tù nhân “hàng ngày, bên cạnh sự khắc nghiệt của tù đày, còn phải mang cảm xúc trống rỗng, những hạn chế bị áp đặt và, trong một số trường hợp, thiếu tôn trọng”. Đức Thánh Cha đề xuất với các chính phủ là trong Năm Thánh “các hình thức ân xá hoặc xóa bỏ hình phạt” sẽ được thông qua, cũng như “các con đường tái hòa nhập cộng đồng tương ứng với cam kết cụ thể trong việc tuân thủ luật pháp”. Trên hết, Đức Thánh Cha hy vọng rằng “ở mọi nơi trên trái đất” “một tiếng nói” sẽ được hình thành để can đảm yêu cầu “những điều kiện xứng đáng cho các tù nhân, tôn trọng nhân quyền và trên hết là việc bãi bỏ án tử hình, một biện pháp trái ngược với đức tin Kitô giáo và điều này phá hủy mọi hy vọng về sự tha thứ và đổi mới”. (10)

Để trao cho các tù nhân một dấu hiệu cụ thể của sự gần gũi, chính Đức Thánh Cha, như ngài tuyên bố trong Sắc chỉ, sẽ mở Cửa Thánh trong một nhà tù.

Niềm hy vọng cho bệnh nhân và nhiệt huyết cho người trẻ

Đức Thánh Cha nói rằng những dấu hiệu hy vọng cũng nên được trao cho người bệnh, tại nhà hoặc tại bệnh viện: “Việc điều trị cho họ là một bài thánh ca ca ngợi phẩm giá con người”. (11) Những người trẻ thường thấy “ước mơ của mình sụp đổ” cũng cần có hy vọng. Ngài viết: “Ảo tưởng về ma túy, nguy cơ vi phạm và việc tìm kiếm sự phù du tạo ra trong họ nhiều hoang mang hơn những người khác và che giấu vẻ đẹp cũng như ý nghĩa của cuộc sống, khiến họ rơi vào vực thẳm tối tăm và đẩy họ thực hiện những hành vi tự hủy hoại bản thân”. “Chúng ta không thể làm họ thất vọng”. (12)

Không có thành kiến và khép kín đối với người di cư

Đức Thánh Cha một lần nữa yêu cầu những mong đợi của người di cư “không bị thất vọng bởi những thành kiến ​​và sự khép kín”. Ngài viết: “Nhiều người lưu vong, di dời và tị nạn, những người bị buộc phải chạy trốn do các sự kiện quốc tế gây tranh cãi để tránh chiến tranh, bạo lực và phân biệt đối xử, phải được đảm bảo an toàn và tiếp cận với công việc và giáo dục, những công cụ cần thiết để họ hòa nhập vào bối cảnh xã hội mới”. (13)

Con số người nghèo trên thế giới là một điều tai tiếng

Trong Sắc chỉ, Đức Thánh Cha không quên nhiều người già đang sống trong cô đơn và bị bỏ rơi. Ngài nói: đó là “một sự dấn thân” đối với cộng đồng Kitô hữu và xã hội dân sự để “cùng nhau làm việc vì sự liên minh giữa các thế hệ”. (14) Và ngài không quên “hàng tỷ” người nghèo không có những thứ thiết yếu để sống. Ngài nói: “Chúng ta gặp những người nghèo hoặc khó khăn mỗi ngày và đôi khi họ có thể là hàng xóm của chúng ta. Họ thường không có nhà ở hoặc thức ăn đầy đủ trong ngày. Họ phải chịu đựng sự loại trừ và thờ ơ của nhiều người”. Theo Đức Thánh Cha, “thật là tai tiếng” khi người nghèo chiếm phần lớn dân số của một thế giới “được ban tặng những nguồn tài nguyên khổng lồ, phần lớn dành cho vũ khí”. (15)

Một quỹ toàn cầu để xóa đói

Do đó, điều cần thiết là “những người giàu có phải quảng đại” đối với những người thiếu nước và lương thực: “Đói kém là một tai họa gây tai tiếng trong cơ thể nhân loại chúng ta và mời gọi mọi người thức tỉnh lương tâm”. Đức Thánh Cha lặp lại lời kêu gọi, được đưa ra nhân dịp Cop28, để “với số tiền sử dụng cho vũ khí và các chi tiêu quân sự khác, chúng ta thành lập một quỹ toàn cầu để xóa bỏ nạn đói và vì sự phát triển của các nước nghèo nhất, để cư dân của họ không dùng đến các giải pháp bạo lực hoặc lừa đảo và không bị buộc phải rời bỏ đất nước của mình để tìm kiếm một cuộc sống xứng đáng hơn”. (16)

Xóa nợ cho các nước nghèo

Một lời mời chân thành khác dành cho các quốc gia giàu có nhất là “đồng ý xoá nợ cho những quốc gia không bao giờ có khả năng trả được”. Đức Thánh Cha viết: “Trước khi là một sự cao thượng, đó là vấn đề công lý, ngày nay trở nên trầm trọng hơn bởi một hình thức tội ác mới” chẳng hạn như “nợ sinh thái”, đặc biệt là giữa phía Bắc và phía Nam, liên quan đến “sự mất cân bằng thương mại với những hậu quả trong môi trường sinh thái”, chẳng hạn như việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên không cân xứng trong lịch sử của một số quốc gia”. (16)

Chứng tá của các vị tử đạo

Trong Sắc chỉ Năm Thánh Đức Thánh Cha mời gọi chúng ta nhìn vào chứng tá của các vị tử đạo, thuộc các truyền thống Kitô giáo khác nhau: “Những hạt giống hiệp nhất vì chúng diễn tả tính đại kết bằng máu”. Do đó, ngài bày tỏ “mong muốn sâu sắc” rằng trong Năm Thánh “sẽ không thiếu một buổi cử hành đại kết” nhằm làm nổi bật “sự phong phú” của chứng tá này. (20)

Tầm quan trọng của việc xưng tội

Sau đó, Đức Thánh Cha nói về Bí tích Sám hối “không chỉ là một cơ hội thiêng liêng tốt đẹp”, mà còn là “một bước quyết định, thiết yếu và không thể thiếu đối với hành trình đức tin của mỗi người”. (23) Do đó, ngài yêu cầu các Giáo hội địa phương phải đặc biệt quan tâm đến việc chuẩn bị các linh mục và tín hữu xưng tội và lãnh nhận bí tích dưới hình thức cá nhân.

“Thực ra, không có cách nào tốt hơn để nhận biết Thiên Chúa hơn là để mình được Người hòa giải và nếm hưởng ơn tha thứ của Người”.

Công việc phục vụ của các Thừa Sai Lòng Thương Xót sẽ được tiếp tục

Về vấn đề này, Đức Thánh Cha thông báo rằng các Thừa sai Lòng Thương Xót, được thành lập trong Năm Thánh ngoại thường, tiếp tục thực hiện “sứ vụ quan trọng” của họ, và mời gọi các Giám mục gửi họ đến những nơi mà “sự hy vọng bị thử thách mạnh mẽ”, chẳng hạn như nhà tù và bệnh viện, hoặc ở nơi “phẩm giá con người bị chà đạp”, “trong những hoàn cảnh thiệt thòi nhất và trong bối cảnh bị suy thoái nặng nề nhất”. (23)

“Đừng để ai bị tước đoạt cơ hội nhận được ơn tha thứ và sự an ủi của Thiên Chúa”.

Hành hương đến Roma

Những cuộc hành hương là “yếu tố cơ bản” của mọi sự kiện Năm Thánh. Đức Thánh Cha cho biết sẽ có một số hành trình đức tin được thực hiện vào năm tới tại Roma bên cạnh những hành trình truyền thống của các hang toại đạo và Bảy Nhà thờ.

 “Các nhà thờ Năm Thánh, dọc theo các tuyến đường và trong thành phố, có thể sẽ là ốc đảo thiêng liêng, nơi chúng ta làm tươi mới hành trình đức tin và kín múc những nguồn suối hy vọng”. (5)

Lời mời các Giáo hội Đông phương và Chính Thống

Đức Thánh Cha ngỏ “lời mời đặc biệt” các tín hữu của các Giáo hội Đông phương đến Roma, đặc biệt là các Giáo hội đã hiệp thông với Người kế vị Thánh Phêrô, những người “đã phải chịu đau khổ rất nhiều, thường cho đến hy sinh mạng sống, vì lòng trung thành với Chúa Kitô và với Giáo hội”. Đức Thánh Cha viết: Những anh em này “phải cảm thấy được chào đón đặc biệt ở Roma này, nơi cũng là Mẹ của họ và lưu giữ nhiều kỷ ức về sự hiện diện của họ”. Đối với các anh chị em Chính Thống, những người đang trải qua “cuộc hành hương Đàng Thánh Giá”, bị buộc phải rời bỏ quê hương của mình vì bạo lực và bất ổn, Đức Thánh Cha nói: “Đối với họ, niềm hy vọng được Giáo hội yêu thương, rằng Giáo hội sẽ không bỏ rơi họ, nhưng sẽ theo họ bất cứ nơi nào họ đi, làm cho dấu chỉ Năm Thánh càng mạnh mẽ hơn”. (5)

Dừng lại cầu nguyện tại các đền thánh Đức Mẹ

Đức Thánh Cha cũng mời gọi các tín hữu hành hương đến cầu nguyện tại các đền thánh Đức Mẹ để tôn kính Đức Maria và cầu xin sự bảo vệ của Mẹ, để như thế, “đặc biệt những người đau khổ và gặp khó khăn, sẽ có thể cảm nghiệm được sự gần gũi của những người mẹ trìu mến nhất, người không bao giờ bỏ rơi con mình”. (24)

Mong ước cuối cùng

Đức Thánh Cha hy vọng rằng Năm Thánh 2025 sẽ giúp mọi người “tái khám phá niềm tin tưởng cần thiết vào Giáo hội cũng như vào xã hội, vào các mối quan hệ giữa các cá nhân, trong các mối quan hệ quốc tế, vào việc thăng tiến phẩm giá của mỗi người và tôn trọng thụ tạo”. (25).

(Nguồn: RV)

Link nội dung đầy đủ: https://giaophanmytho.net/giao-hoi-hoan-vu/nhung-uoc-mo-cua-dtc-phanxico-trong-sac-chi-cong-bo-nam-thanh-2025-41159.html

 

 

8. Đức Thánh Cha chủ sự nghi thức trao và đọc Sắc chỉ công bố Năm Thánh 2025

Vào lúc 5 giờ rưỡi chiều thứ Năm ngày 09/5/2024, tại Đền thờ Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha đã chủ sự buổi cử hành Kinh chiều II lễ Chúa Lên Trời, cùng nghi thức trao và đọc Sắc chỉ công bố Năm Thánh 2025.

Vatican News

Hiện diện tại buổi cử hành với Đức Thánh Cha, có khoảng 50 Hồng y, 40 Giám mục, 100 linh mục và rất đông các tín hữu.

Trao và đọc Sắc chỉ

Buổi cử hành được bắt đầu bằng lời chào phụng vụ của Đức Thánh Cha và giới thiệu nghi thức cử hành. Ngài đọc: “Anh chị em thân mến, Thiên Chúa toàn năng và nhân hậu làm sống lại trong chúng ta niềm hy vọng chắc chắn về vinh quang mà ân sủng đã được dành cho chúng ta. Hôm nay, vào lễ trọng Chúa Lên Trời, trước Cửa Thánh của Đền thờ Thánh Phêrô, trước sự hiện diện của Giáo hội lữ hành Roma, tôi gửi đến các vị Giám quản 4 Đền thờ Roma, một số đại diện Giáo hội trên toàn thế giới và Công chứng viên Tông toà, Sắc chỉ Spes non confundit công bố Năm Thánh năm 2025, để đọc. Xin Chúa Thánh Thần, Đấng Phục Sinh đã hứa, mở lòng chúng ta đón nhận hồng ân hy vọng, để nhờ sự chuyển cầu của Đức Trinh Nữ Maria, cuộc sống của chúng ta có thể được đổi mới bởi đức tin và tình yêu”.

Tiếp đến Đức Thánh Cha trao Sắc chỉ Năm Thánh 2025 cho bốn vị Giám quản Đền thờ ở Roma, gồm Đền thờ Thánh Phêrô, Đền thờ Latêranô, Đền thờ Đức Bà Cả và Đền thờ Thánh Phaolô ngoại thành. Ngài cũng trao Sắc chỉ cho các vị đại diện của các Giáo hội trên toàn thế giới và một Công chứng viên Tông toà để đọc một số đoạn quan trọng của Sắc chỉ.

Nội dung chính của Sắc chỉ

Trong Sắc chỉ, Đức Thánh Cha tuyên bố ngài mong muốn sẽ mở Cửa Thánh trong một nhà tù, kêu gọi xoá nợ cho các nước nghèo, tỷ lệ sinh cao hơn, chào đón người di cư và tôn trọng Thụ tạo. Ngài hy vọng thành lập một Quỹ xoá đói và cam kết ngoại giao cho hoà bình lâu dài.

Công chứng viên Tông toà đọc ngắn gọn 25 điểm của Sắc chỉ. Điểm đầu tiên bắt đầu với tựa đề Sắc chỉ “Spes non confundit - Niềm Hy vọng không làm thất vọng” (Rm 5,5). Đức Thánh Cha nghĩ đến tất cả những người hành hương hy vọng sẽ đến Roma trong Năm Thánh, và cả những người không thể đến thành phố của Tông đồ Phêrô và Phaolô sẽ cử hành Năm Thánh trong các Giáo hội địa phương. Ngài mong ước đây là thời gian sống động và gặp gỡ cá nhân của mọi người với Chúa Giêsu, “Cánh cửa” ơn cứu độ.

Đức Thánh Cha cũng ấn định rằng vào Chúa nhật ngày 29/12/2024, tất cả các Nhà thờ Chính toà, các Giám mục sẽ cử hành Thánh lễ long trọng khai mạc Năm Thánh. Và Năm Thánh sẽ kết thúc bằng nghi thức đóng Cửa Thánh Đền thờ Thánh Phêrô vào ngày 06/01/2026, lễ Hiển Linh.

Phần cuối cùng được đọc thể hiện mong muốn của Đức Thánh Cha dựa trên Lời Chúa trong Thánh vịnh 27 câu 4: “Hãy cậy trông vào Chúa, mạnh bạo lên, can đảm lên nào! Hãy cậy trông vào Chúa”.

Buổi cử hành được tiếp tục với đoàn rước tiến đến Bàn thờ Tuyên xưng đức tin, và hát Phụng vụ Kinh chiều II lễ Chúa Lên Trời.

Lời Chúa được công bố trong giờ Kinh chiều trích thư thứ nhất của Thánh Phêrô Tông đồ: “Đức Kitô đã chịu chết một lần vì tội lỗi, Đấng Công Chính đã chết cho kẻ bất lương hầu dẫn đưa chúng ta đến cùng Thiên Chúa. Thân xác Người đã bị giết chết, nhưng nhờ Thần Khí, Người đã được phục sinh. Đấng đang ngự bên hữu Thiên Chúa sau khi đã lên trời, đã bắt các thiên sứ và toàn thể thần minh phải phục quyền” (1Pr 3, 18.22).

Sau đây là bài giảng của Đức Thánh Cha:

Link nội dung đầy đủ: https://giaophanmytho.net/giao-hoi-hoan-vu/duc-thanh-cha-chu-su-nghi-thuc-trao-va-doc-sac-chi-cong-bo-nam-thanh-2025-41156.html

 

 

9. Đức Tổng Giám mục Seoul mời Phật tử tham dự Đại hội Giới trẻ Thế giới 2027

Trong thư chúc mừng các Phật tử nhân dịp lễ Vesak - lễ Phật Đản, Đức Tổng Giám mục Peter Soon-taick Chung của Seoul đã mời họ tham dự Đại hội Giới trẻ Thế giới năm 2027, dự kiến diễn ra tại thủ đô Hàn Quốc.

Hồng Thủy - Vatican News

Trong thư đề ngày 9/5/2024, gửi lời chào mừng Phật tử nhân dịp kỷ niệm ngày sinh của Đức Phật, năm nay được cử hành vào ngày 23/5, Đức Tổng Giám mục của Seoul nói rằng trong bối cảnh hiện nay, khẩu hiệu của Đại lễ Phật đản năm nay “Hòa bình tâm trí, Hạnh phúc của thế giới” vang lên với tầm quan trọng ngày càng lớn, có một nhu cầu cấp bách toàn cầu về hòa bình và hạnh phúc.

Ngài nói: “Cộng đồng tôn giáo phải hiệp nhất trong tình liên đới và hợp tác, cống hiến hết mình để cổ võ hòa bình”.

Thư của Tổng Giám mục của Seoul nhắc lại Triển lãm Phật giáo Quốc tế Seoul vào tháng 4 và nói rằng nó “đã thu hút trái tim của nhiều cá nhân trẻ đa dạng, vượt qua ranh giới tôn giáo”.

Mời các Phật tử tham dự Đại hội Giới trẻ Thế giới

Đại hội Giới trẻ Thế giới năm 2027 dự kiến diễn ra tại Seoul. Đức Tổng Giám mục Peter Chung nói: “Chúng tôi nhiệt thành hy vọng đây sẽ là một dịp lễ vui tươi của tinh thần trẻ trung, chào đón mọi niềm tin tôn giáo”. Ngài viết: “Chúng tôi chân thành mời các bạn hãy tham gia cùng chúng tôi với tư cách là những người bạn đồng hành keo sơn trong hành trình tâm linh của cộng đồng Phật giáo”.

Ngài cầu nguyện rằng mùa lễ hội Phật đản sẽ “tái hiện lòng từ bi vô biên của Đức Phật và nuôi dưỡng những hạt giống giác ngộ trong cuộc sống của chính chúng ta. Chớ gì những lời dạy sâu sắc của Đức Phật sẽ tỏa sáng trên toàn thế giới”. (UCA News 09/05/2024)

(Nguồn: RV)

 

 

10. ĐTC Phanxicô: không phải con cái, nhưng chính sự ích kỷ là vấn đề của thế giới

Sáng ngày 10/5/2024, Đức Thánh Cha đã tham dự và phát biểu tại cuộc gặp gỡ các giới chính quyền, xã hội và doanh nghiệp Ý về tình trạng suy giảm dân số trầm trọng tại nước này. Ngài nói rằng con cái không phải là vấn đề của thế giới chúng ta, nhưng vấn đề chính là sự ích kỷ, chủ nghĩa tiêu thụ và chủ nghĩa cá nhân, khiến con người trở nên thỏa mãn, cô đơn và bất hạnh.

Hồng Thủy - Vatican News

Cuộc gặp gỡ diễn ra trong 2 ngày 9 và 10/5/2024 là cuộc gặp gỡ lần thứ tư do Hiệp Hội các gia đình ở Ý tổ chức về sự sinh sản và dân số với mục đích cổ võ dư luận lưu tâm về tình trạng mùa đông dân số trầm trọng tại Ý cũng như nhiều nơi trên thế giới

Theo Đức Thánh Cha, điều quan trọng là phải gặp gỡ và làm việc cùng nhau để thúc đẩy tỷ lệ sinh bằng tính thực tế, tầm nhìn xa và lòng dũng cảm.

Không phải con cái, mà là sự ích kỷ, tạo ra những bất công và cơ cấu tội lỗ

Trước hết, Đức Thánh Cha viện dẫn rằng trong quá khứ, có những nghiên cứu và lý thuyết cảnh báo về số lượng cư dân trên Trái Đất, bởi việc sinh ra quá nhiều trẻ em sẽ tạo ra sự mất cân bằng kinh tế, thiếu tài nguyên và ô nhiễm. Ngài lưu ý rằng những luận văn dạng này, hiện đã lỗi thời, nói về con người như thể là những vấn đề. “Nhưng sự sống con người không phải là một vấn đề, nó là một món quà. Và nền tảng của tình trạng ô nhiễm và nạn đói trên thế giới không phải là những trẻ em được sinh ra mà là sự lựa chọn của những người chỉ nghĩ đến bản thân mình, sự mê sảng của một chủ nghĩa duy vật tràn lan”.

Ngài nói tiếp: “Vấn đề không phải là có bao nhiêu người trên thế giới mà là chúng ta đang xây dựng thế giới nào; không phải con cái, mà là sự ích kỷ, tạo ra những bất công và cơ cấu tội lỗi”. Ngược lại, “tỷ lệ sinh là dấu hiệu đầu tiên cho thấy niềm hy vọng của một người. Không có trẻ em và người trẻ, một đất nước sẽ mất đi khát vọng về tương lai”.

Cần có những lựa chọn nghiêm túc và hiệu quả có lợi cho gia đình

Đức Thánh Cha lưu ý rằng nếu dựa vào độ tuổi trung bình thì Châu Âu, Lục địa già đang ngày càng biến thành một lục địa già nua, mệt mỏi và cam chịu. Do đó cần có tầm nhìn xa. Ngài giải thích: “Ở cấp độ thể chế, cần có những chính sách hiệu quả và những lựa chọn dũng cảm, cụ thể và lâu dài để gieo trồng hôm nay, để con cái có thể gặt hái vào ngày mai. Cần phải có sự cam kết lớn hơn từ phía tất cả các chính phủ, để các thế hệ trẻ được đặt vào vị trí có thể thực hiện được những ước mơ chính đáng của mình. Đó là việc đưa ra những lựa chọn nghiêm túc và hiệu quả có lợi cho gia đình. 

Một nền văn hóa quảng đại và liên đới giữa các thế hệ

“Tiếp đến, điều quan trọng là phải cổ vũ, ở cấp độ xã hội, một nền văn hóa quảng đại và liên đới giữa các thế hệ, xem xét lại các thói quen và lối sống, từ bỏ những gì không cần thiết để mang lại cho người trẻ niềm hy vọng vào tương lai”. Đức Thánh Cha nhắc đến những hy sinh thầm lặng của cha mẹ và ông bà. Ngài nhấn mạnh rằng việc người trẻ công nhận và biết ơn họ là phản ứng lành mạnh làm cho xã hội trở nên vững chắc và vững mạnh. Đây là những giá trị cần đề cao, đây là nét văn hóa cần lan tỏa, nếu chúng ta muốn có một ngày mai.

Kêu gọi giới trẻ can đảm

Điểm thứ ba Đức Thánh Cha chia sẻ là lòng can đảm. Ngài đặc biệt nói với giới trẻ: “Tôi biết rằng đối với nhiều người trong số các bạn, tương lai có thể có vẻ đáng lo ngại, và giữa tỷ lệ sinh giảm, chiến tranh, đại dịch và biến đổi khí hậu, thật không dễ để duy trì niềm hy vọng. Nhưng đừng bỏ cuộc, hãy có niềm tin, bởi vì ngày mai không phải là điều không thể tránh khỏi: chúng ta cùng nhau xây dựng nó, và trong cái ‘cùng nhau’ này trước hết chúng ta tìm thấy Chúa”. (CSR_2012_2024)

(Nguồn: RV)

Link nội dung đầy đủ: https://giaophanmytho.net/giao-hoi-hoan-vu/dtc-phanxico-khong-phai-con-cai-nhung-chinh-su-ich-ky-la-van-de-cua-the-gioi-41157.html

 

 

11. Diễn văn của Đức Thánh Cha nhân cuộc họp lần thứ IV của Hiệp hội các gia đình ý về tỷ lệ sinh

WHĐ (11.05.2024) – Sáng ngày 10.05, Đức Thánh Cha đã tham dự cuộc gặp gỡ lần thứ IV về tỷ lệ sinh do Hiệp Hội các gia đình của Ý tổ chức từ ngày mồng 09 đến ngày mồng 10.05.2024. Đây là một sự kiện thường niên, quy tụ các giới chính quyền, giới trí thức, nhà báo, doanh nhân, và vận động viên, nhằm mục đích gây ý thức về tình trạng suy giảm dân số trầm trọng tại nước này và tìm ra những giải pháp thích hợp. Sau đây là toàn văn Việt ngữ bài Diễn văn của Đức Thánh Cha:

Link nội dung đầy đủ: https://giaophanmytho.net/giao-hoi-hoan-vu/dien-van-cua-duc-thanh-cha-nhan-cuoc-hop-lan-thu-iv-cua-hiep-hoi-cac-gia-dinh-y-ve-ty-le-sinh-41163.html

 

 

12. ĐTC Phanxicô: Chiến tranh là một sự lừa dối; hòa bình đạt được khi nhận ra nhau trong nhân loại chung

Sáng thứ Bảy ngày 11/7/2024, tiếp khoảng 350 tham dự viên Cuộc Gặp gỡ thế giới về tình huynh đệ, Đức Thánh Cha nhắc rằng "Chiến tranh là một sự lừa dối, cũng như ý tưởng về an ninh quốc tế dựa trên sự răn đe sợ hãi. Để bảo đảm hòa bình lâu dài, chúng ta cần quay trở lại với việc nhìn nhận mình trong nhân loại chung và đặt tình huynh đệ vào trung tâm đời sống của các dân tộc".

Hồng Thủy - Vatican News

Mở đầu bài nói chuyện, Đức Thánh Cha đề cao cuộc gặp gỡ: "Trên một hành tinh đang chìm trong biển lửa, anh chị em đã quy tụ với ý định nhắc lại tiếng "không" với chiến tranh và nói "có" với hòa bình, và làm chứng cho tình nhân loại liên kết chúng ta và giúp chúng ta nhận ra nhau như anh em, trong món quà chung là những khác biệt văn hóa tương ứng của chúng ta".

Cần lòng trắc ẩn để phát triển nghệ thuật chung sống

Nhắc lại những lời của ông Martin Luther King: "Chúng ta đã học bay như chim, bơi như cá, nhưng chúng ta vẫn chưa học được nghệ thuật đơn giản để chung sống với nhau như anh em" (MARTIN LUTHER KING, Bài phát biểu nhân dịp trao giải Nobel Hòa bình, ngày 11/12/1964), Đức Thánh Cha mời gọi mọi người tự hỏi: "làm cách nào chúng ta có thể quay trở lại phát triển nghệ thuật chung sống trở thành nghệ thuật thực sự mang tính nhân bản?".

Và Đức Thánh Cha đề xuất lòng trắc ẩn, theo gương mẫu của người Samaria nhân hậu đối với người Do Thái trong Tin Mừng Thánh Luca (xem 10,25-37). Ngài nhận định: "Nền văn hóa của họ là kẻ thù của nhau, câu chuyện của họ khác biệt và xung đột, nhưng một người trở thành anh em của người kia ngay khi anh ta để mình được hướng dẫn bởi lòng trắc ẩn dành cho người kia - chúng ta có thể nói: anh ta để mình bị thu hút bởi Chúa Giêsu hiện diện nơi người xa lạ bị thương tích đó".

"Hiến chương của nhân loại"

Đề cập đến sự kiện "Bàn Hòa bình" với các "bàn làm việc" đã được chuẩn bị để đưa ra cho xã hội dân sự một số đề xuất, tập trung vào phẩm giá con người, nhằm xây dựng những chính sách tốt, dựa trên nguyên tắc tình huynh đệ, Đức Thánh Cha đánh giá cao sự lựa chọn này và khuyến khích họ tiếp tục công việc gieo hạt thầm lặng của mình. Ngài hy vọng từ đó một "Hiến chương của nhân loại" có thể ra đời, trong đó, cùng với các quyền, còn có những hành vi và lý do thực tế khiến chúng ta có nhiều tình người hơn trong cuộc sống.

Đừng nản lòng

Đức Thánh Cha cũng mời gọi họ đừng nản lòng, bởi vì "cuộc đối thoại kiên trì và can đảm không tạo ra những tin tức như đụng độ và xung đột, nhưng nó kín đáo giúp thế giới sống tốt hơn, nhiều hơn những gì chúng ta có thể nhận ra" (ibid., 198). Ngài cũng cám ơn sự dấn thân của những người được nhận giải Nobel cho tình huynh đệ và mời gọi họ phát triển tinh thần huynh đệ này và cổ vũ, bằng hành động ngoại giao, vai trò của các tổ chức đa phương. (CSR_2041_2024)

(Nguồn: RV)

Link nội dung đầy đủ: https://giaophanmytho.net/giao-hoi-hoan-vu/dtc-phanxico-chien-tranh-la-mot-su-lua-doi-hoa-binh-dat-duoc-khi-nhan-ra-nhau-trong-nhan-loai-chung-41164.html

 

 

13. Diễn văn Đức Thánh Cha dành cho Hội nghị Thế giới về Tình huynh đệ Nhân loại lần thứ II - năm 2024

WHĐ (13.05.2024) - Sáng thứ Bảy ngày 11.05.2024, Đức Thánh Cha đã tiếp kiến khoảng 350 tham dự viên Hội nghị Thế giới về Tình huynh đệ Nhân loại (World Meeting on Human Fraternity) lần thứ II với chủ đề #BeHuman, do Quỹ Fratelli tutti tổ chức trong 2 ngày 10 và 11.05.2024. Trong số các diễn giả và tham dự viên lần này, có khoảng 30 người đoạt giải Nobel Hòa bình đã tham gia các nhóm thảo luận vì hòa bình vào hôm trước.

Được biết, Hội nghị Thế giới về Tình huynh đệ Nhân loại lần thứ I được diễn ra tại Quảng trường Thánh Phêrô, và đồng thời tại 8 quảng trường khác trên thế giới với việc ký bản Tuyên bố về Tình huynh đệ Nhân vào ngày 10.06.2023.

Sau đây là toàn văn Việt ngữ bài Diễn văn của Đức Thánh Cha:

Link nội dung đầy đủ: https://giaophanmytho.net/giao-hoi-hoan-vu/dien-van-duc-thanh-cha-danh-cho-hoi-nghi-the-gioi-ve-tinh-huynh-de-nhan-loai-lan-thu-ii---nam-2024-41169.html

 

 

14. Diễn văn Đức Thánh Cha dành cho các tín hữu của Giáo hội Công giáo nghi lễ Syro-Malabar

WHĐ (14.05.2024) – Tại Dinh Tông toà sáng thứ Hai ngày 13.05, Đức Thánh Cha đã tiếp kiến phái đoàn do Đức cha Raphael Thattil, Tổng giám mục Trưởng Giáo chủ làm trưởng đoàn gồm 6 Giám mục, một số linh mục, và khoảng 150 tín hữu thuộc nghi lễ Siro-Malaba từ Ấn Độ cũng như ở Roma.

Được biết, là một trong số 22 Giáo hội Công giáo nghi lễ Đông phương hiệp nhất với Tòa Thánh, Giáo hội Công giáo nghi lễ Syro Malabar có khoảng hơn 4 triệu tín hữu thuộc 35 giáo phận trong và ngoài Ấn Độ.

Sau đây là toàn văn Việt ngữ bài Diễn từ của Đức Thánh Cha:

Link nội dung đầy đủ: https://giaophanmytho.net/giao-hoi-hoan-vu/dien-van-duc-thanh-cha-danh-cho-cac-tin-huu-cua-giao-hoi-cong-giao-nghi-le-syro-malabar-41175.html

 

 

15. Đức Thánh Cha gặp gỡ các linh mục Giáo phận Roma để thảo luận về Năm Thánh

Lúc 3 giờ 30 chiều thứ Ba ngày 14/5, Đức Thánh Cha đến giáo xứ Giuse ở quận Trionfale, để thăm và gặp gỡ các linh mục của Giáo phận Roma, đã thụ phong linh mục được 40 năm trở lên. Sau đó, vào ngày 29/5, ngài sẽ gặp các linh mục được thụ phong từ năm 2014 đến 2024, để thảo luận về Năm Thánh.

Vatican News

Hiện diện tại cuộc gặp gỡ chiều thứ Ba, có khoảng 60 linh mục cùng với Đức cha Baldo Reina, Phó Giám quản Giáo phận Roma, Đức cha Michele Di Tolve, đại diện việc đảm trách chăm sóc các linh mục, phó tế và tu sĩ.

Về cuộc viếng thăm này, Đức cha Di Tolve giải thích: “Sau khi hoàn thành cuộc viếng thăm theo các khu vực của Giáo phận Roma, Đức Thánh Cha mong muốn gặp gỡ tất cả các linh mục theo nhóm được thụ phong. Ngài muốn tiếp tục duy trì một cuộc đối thoại trực tiếp với các linh mục của Giáo phận”.

Đức cha nói thêm: “Đức Thánh Cha bắt đầu thực hiện các cuộc viếng thăm bằng cuộc gặp gỡ đầu tiên với các linh mục lớn tuổi, những mục tử đã trải qua nhiều giai đoạn khác nhau trong đời sống Giáo phận Roma. Việc công bố Sắc chỉ gần đây về Năm Thánh sẽ là một trong những chủ đề thảo luận và đối thoại”.

Theo kế hoạch, vào thứ Tư ngày 29/5, tại tu viện của các nữ tu Dòng Môn đệ Chúa Giêsu,  Đức Thánh Cha cũng sẽ có cuộc gặp gỡ khác với các linh mục được thụ phong từ năm 2014 đến 2024.

(Nguồn: RV)

Link nội dung đầy đủ: https://giaophanmytho.net/giao-hoi-hoan-vu/duc-thanh-cha-gap-go-cac-linh-muc-giao-phan-roma-de-thao-luan-ve-nam-thanh-41176.html

 

16. Sứ điệp Đức Thánh Cha cho Ngày Thế giới Ông bà và Người cao tuổi lần thứ IV năm 2024

WHĐ (15.05.2024) – Sáng ngày 14.05, Phòng báo chí Toà Thánh đã công bố sứ điệp của Đức Thánh Cha Phanxicô dành cho Ngày Thế giới Ông bà và Người cao tuổi lần thứ IV, sẽ được cử hành vào ngày 28.07.2024. Sau đây là toàn văn Việt ngữ Sứ điệp của Đức Thánh Cha:

Link nội dung đầy đủ: https://giaophanmytho.net/giao-hoi-hoan-vu/su-diep-duc-thanh-cha-cho-ngay-the-gioi-ong-ba-va-nguoi-cao-tuoi-lan-thu-iv-nam-2024-41179.html

 

 

17. Năm Thánh 2025: Quy định về ban Ân xá

Ngày 13/5, Toà Ân giải Tối cao đã công bố tài liệu liên quan đến cách thức, thực hành và các nơi thánh tại Roma và trên thế giới để lãnh nhận Ân xá trong Năm Thánh thông thường 2025.

Link nội dung đầy đủ: https://giaophanmytho.net/phung-vu/nam-thanh-2025-quy-dinh-ve-ban-an-xa-41180.html

 

 

18. Quy định mới về các hiện tượng siêu nhiên

Vatican News (17.05.2024) - Ngày 16/5/2024, Bộ Giáo lý Đức tin công bố những quy định mới về các hiện tượng siêu nhiên và có hiệu lực vào ngày 19/5/2024. Nội dung gồm 6 điểm để phân định các trường hợp hiện ra, theo đó xác định cả Giám mục và Toà Thánh không được tuyên bố xác định bản chất siêu nhiêu của hiện tượng, nhưng ở mức độ cho phép và thúc đẩy lòng sùng kính và hành hương. Chỉ có Đức Thánh Cha mới có quyền cho phép tiến hành các thủ tục.

Link nội dung đầy đủ: https://giaophanmytho.net/giao-hoi-hoan-vu/quy-dinh-moi-ve-cac-hien-tuong-sieu-nhien-41187.html

 

 

19. Diễn văn Đức Thánh Cha Phanxicô dành cho Hội nghị Thượng đỉnh về Khủng hoảng khí hậu, năm 2024

WHĐ (17.05.2024) – Sáng thứ Năm ngày 16.05, Đức Thánh Cha đã tiếp khoảng 200 tham dự viên Hội nghị Thượng đỉnh về khí hậu do Hàn Lâm Viện Tòa Thánh về Khoa học (The Pontifical Academy of Sciences) và Hàn Lâm Viện Tòa Thánh về Khoa học Xã hội tổ chức tại Vatican từ ngày 15-17. 05.2024.

Hội nghị quy tụ các nhà khoa học, các nhà lãnh đạo khu vực và chính quyền địa phương đang đối diện với tác động của biến đổi khí hậu đến từ Châu Mỹ, Châu Á và Châu Phi, cũng như các nhà nghiên cứu từ các trường đại học trên khắp thế giới để thảo luận về chủ đề: “Từ khủng hoảng khí hậu đến khả năng phục hồi khí hậu”.

Sau đây là toàn văn Việt ngữ bài Diễn văn của Đức Thánh Cha:

Link nội dung đầy đủ: https://giaophanmytho.net/giao-hoi-hoan-vu/dien-van-duc-thanh-cha-phanxico-danh-cho-hoi-nghi-thuong-dinh-ve-khung-hoang-khi-hau-nam-2024-41189.html

 

 

20. Tòa Thánh: Quyền tự do của Giáo hội tại Việt Nam vì thiện ích của toàn xã hội

Vatican News (17.05.2024) - Trong tuyên bố ngày 17/5 về cuộc gặp tại Hà Nội, nhóm công tác hỗn hợp Việt Nam – Toà Thánh đã nhắc lại mối quan hệ tốt đẹp và nhấn mạnh rằng “cộng đồng Công giáo Việt Nam sẽ tiếp tục lấy cảm hứng từ Huấn quyền của Giáo hội về việc thực hành ‘sống Phúc Âm giữa lòng dân tộc’ và đồng thời vừa là Kitô hữu tốt và công dân tốt”.

Sự thân thiện, cởi mở và tôn trọng lẫn nhau là đặc điểm của cuộc họp của nhóm làm việc chung giữa Việt Nam và Tòa Thánh, diễn ra hôm nay, ngày 17 tháng 5, tại Hà Nội. Đây là cuộc gặp đầu tiên sau khi ký kết Hiệp định giữa Việt Nam và Tòa thánh vào ngày 27 tháng 7 năm 2023 về quy chế của Đại diện Giáo hoàng thường trú và Văn phòng Đại diện Giáo hoàng thường trú của Tòa thánh tại Việt Nam. Hai bên, như thông cáo báo chí của Tòa Thánh cho biết, “đã trao đổi rộng rãi và sâu sắc về quan hệ Việt Nam – Tòa Thánh, bao gồm cả các vấn đề liên quan đến Giáo hội Công giáo tại Việt Nam”.

Sự tự do của Giáo Hội tại Việt Nam

Cuộc họp, do Bà Lê Thị Thu Hằng, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Trưởng Phái đoàn Việt Nam, và Đức ông Mirosław Wachowski, Thứ trưởng Đặc trách Quan hệ với các Quốc gia, Trưởng Phái đoàn Tòa thánh đồng chủ trì, đã tái khẳng định “quyền tự do của Giáo hội trong việc thực thi sứ mạng của mình vì thiện ích của toàn xã hội”, cũng như “Cộng đồng Công giáo tại Việt Nam sẽ tiếp tục lấy cảm hứng từ Huấn quyền của Giáo hội về việc thực hành ‘sống Phúc Âm giữa lòng dân tộc’ và đồng thời là Kitô hữu tốt và công dân tốt”.

Sự tiến triển của các mối quan hệ

Tuyên bố giải thích, hai bên cũng công nhận “sự tiến bộ trong quan hệ Việt Nam – Tòa thánh, nhờ các liên lạc và tham vấn thường xuyên, trao đổi các phái đoàn cấp cao và các hoạt động của Đại diện Giáo hoàng thường trú, Đức Tổng Giám mục Marek Zalewski”. Trước khi rời Việt Nam, Phái đoàn Tòa Thánh đã đến chào hữu nghị một số Cơ quan Nhà nước và gặp Đức Tổng Giám mục Giuse Vũ Văn Thiên, Tổng Giám mục Hà Nội.

Nguồn: vaticannews.va/vi

Link nội dung đầy đủ: https://giaophanmytho.net/giao-hoi-hoan-vu/toa-thanh-quyen-tu-do-cua-giao-hoi-tai-viet-nam-vi-thien-ich-cua-toan-xa-hoi-41190.html

 

 

21. Đức Thánh Cha gặp gỡ các linh mục và tu sĩ của Giáo phận Verona

Vào lúc 6 giờ rưỡi sáng thứ Bảy ngày 18/5/2024, từ Vatican, Đức Thánh Cha đáp trực thăng tới Verona, Bắc Ý, cách Roma 421 km, để dành trọn một ngày viếng thăm Giáo phận này.

Cuộc viếng thăm nằm trong khuôn khổ Lễ hội Học thuyết Xã hội của Giáo hội lần thứ 14, và kỷ niệm 1.650 năm ngày qua đời của Thánh Zeno thành Verona, Giám mục địa phương vào thế kỷ thứ 4 và là vị thánh bảo trợ thành phố.

Đến Verona vào lúc 8 giờ sáng, Đức Thánh Cha được Đức cha Domenico Pompili, Giám phục Verona và chính quyền địa phương đón tiếp. Sau đó, ngài đến Vương cung thánh đường Thánh Zeno gặp gỡ các linh mục và tu sĩ. Đức Thánh Cha nói với các linh mục và tu sĩ:

Bài nói chuyện của Đức Thánh Cha

Link nội dung đầy đủ: https://giaophanmytho.net/giao-hoi-hoan-vu/duc-thanh-cha-gap-go-cac-linh-muc-va-tu-si-cua-giao-phan-verona-41196.html

 

 

22. Đức Thánh Cha viếng thăm nhà tù Montorio ở Giáo phận Verona

Sau cuộc Gặp gỡ "Đấu trường Hòa bình", vào lúc 11 giờ 45 phút, Đức Thánh Cha đến thăm nhà tù Montorio để nói chuyện với các tù nhân và chia sẻ bữa trưa với họ. Trong bài nói chuyện, Đức Thánh Cha khích lệ các tù nhân không nản lòng, nhưng luôn biết bắt đầu lại. Bởi vì cuộc đời luôn đáng sống, sự hiện hữu của mỗi người rất quan trọng, là hồng ân duy nhất cho chúng ta và cho người khác, cho tất cả mọi người, và trên hết là cho Thiên Chúa

Đức Thánh Cha nói với các tù nhân:

Link nội dung đầy đủ: https://giaophanmytho.net/giao-hoi-hoan-vu/duc-thanh-cha-vieng-tham-nha-tu-montorio-o-giao-phan-verona-41197.html

 

 

23. Đức Thánh Cha đã chủ sự Cuộc Gặp gỡ "Đấu trường Hòa bình”

Đức Thánh Cha đã chủ sự Cuộc Gặp gỡ "Đấu trường Hòa bình - Công lý và Hòa bình sẽ ôm hôn nhau". Cuộc gặp gỡ quy tụ những người, các hiệp hội và các phong trào thuộc các thế giới khác nhau, đã chia sẻ một con đường, rộng mở cho tất cả mọi người, để xây dựng hòa bình, công lý và chăm sóc ngôi nhà chung của chúng ta.

Đức Thánh Cha đã trả lời các câu hỏi về các chủ đề thăng tiến, chuẩn bị, bảo vệ, trải nghiệm và tổ chức hòa bình.

Đức Thánh Cha chủ sự Cuộc Gặp gỡ "Đấu trường Hòa bình"

Link nội dung đầy đủ: https://giaophanmytho.net/giao-hoi-hoan-vu/duc-thanh-cha-da-chu-su-cuoc-gap-go-dau-truong-hoa-binh-41198.html

 

 

24. Các Giám mục Kenya kêu gọi liên đới với các nạn nhân lũ lụt

Kể từ tháng 3/2024, đã có 289 người chết do lũ lụt tấn công Kenya. Trong tuyên bố ngày 7/5/2024, các Giám mục Kenya đã xác định lũ lụt là một “thảm họa” và kêu gọi chính phủ can thiệp nhanh chóng để hỗ trợ người dân “đang phải vật lộn để đối phó với những hậu quả trước mắt của thảm họa này” trong khi “mưa vẫn tiếp tục, làm trầm trọng thêm tình hình vốn đã khủng khiếp”.

Hồng Thủy - Vatican News

Những cơn mưa có thể tiếp tục do Bão Hidaya tấn công nước láng giềng Tanzania vào ngày 4/5/2024. Kenya chỉ bị thiệt hại nhẹ do lốc xoáy nhưng các nhà khí tượng học cho biết mưa và lũ lụt có thể tiếp tục kéo dài suốt tháng. Ngoài số người chết, lũ lụt còn khiến gần 293.000 người phải di dời và phá hủy mùa màng trên gần 10.000 héc-ta.

Mặc dù các nhà khí tượng học liên kết sự gia tăng lũ lụt với biến đổi khí hậu, một số người Kenya tin rằng tình hình đã trở nên tồi tệ hơn do chính phủ thiếu đầu tư.

Ví dụ, ở Mathare, một khu định cư không chính thức ở ngoại ô Nairobi, người dân địa phương cho rằng lũ lụt là do việc bảo trì kém và các cống thoát nước thường bị tắc khiến nước tích tụ. Chính phủ đã ra lệnh di dời những ngôi nhà được xây dựng dọc theo bờ sông hoặc ở những nơi khác có nguy cơ cao bị nước lũ tràn ngập. Tuy nhiên, hoạt động di dời đã bị phe đối lập chỉ trích, nhấn mạnh rằng chính phủ không có kế hoạch tái định cư cho những người đã mất nhà cửa.{C}{C}{C}{C}

Trong tuyên bố được ký bởi Đức Cha Maurice Muhatia Makumba, Tổng Giám mục Kisumu, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Công giáo Kenya, các Giám mục nước này nói: “Bây giờ là lúc sử dụng hiệu quả các nguồn lực được phân bổ cho những cuộc khủng hoảng như vậy. Chúng tôi kêu gọi hành động nhanh chóng để cứu mạng sống, bảo vệ tài sản và ở những khu vực đã giảm mưa, hãy bắt đầu công việc tái thiết và phục hồi cần thiết”. “Người lớn phải đi đầu trong việc đảm bảo sự an toàn cho trẻ em của chúng ta, đặc biệt là ở những khu vực dễ bị lũ lụt. Chúng tôi kêu gọi các cộng đồng hãy cảnh giác và chủ động bảo vệ mọi thành viên, đặc biệt là những người dễ bị tổn thương nhất”.

Nhắc lại đợt quyên góp do Hội đồng Giám mục phát động nhằm quyên góp những nhu yếu phẩm cơ bản cho người dân bị ảnh hưởng bởi lũ lụt, các Giám mục khẳng định rằng “Cho đến nay, phản ứng đã rất tốt nhưng chúng tôi yêu cầu hỗ trợ nhiều hơn để giúp đỡ những người đang gặp hoàn cảnh tuyệt vọng. Chúng ta hãy thể hiện tình yêu thương và lòng trắc ẩn của mình thông qua những hành động bác ái quảng đại, phản ánh những lời dạy của Chúa Kitô bằng hành động của chúng ta”. (Fides 16/05/2024)

(Nguồn: RV)

Link nội dung đầy đủ: https://giaophanmytho.net/giao-hoi-hoan-vu/cac-giam-muc-kenya-keu-goi-lien-doi-voi-cac-nan-nhan-lu-lut-41201.html

 

 

25. Đức Thánh Cha: Giáo hội mở cửa cho tất cả, nhưng “không” chúc lành cho kết hợp đồng giới

Trong cuộc phỏng vấn với đài truyền hình CBS của Hoa Kỳ, tại Nhà Thánh Marta vào ngày 24/4, và được phát sóng trong chương trình truyền hình “60 phút” trong hai ngày 19 và 20/5, Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng Giáo hội mở cửa cho tất cả các cá nhân, nhưng không chúc lành cho kết hợp đồng giới. Ngài cũng phê bình việc mang thai hộ, lên án sự dửng dưng lan rộng đối với người di cư.

Trước hết, Đức Thánh Cha nói “Tin Mừng dành cho tất cả, kể cả người tội lỗi”, và cảnh báo rằng nếu Giáo hội thiết lập các “trạm kiểm soát hải quan”, thì Giáo hội không còn là Giáo hội của Chúa Kitô nữa.

Về vấn đề chúc lành cho các cặp đồng giới được đề cập trong Tuyên bố Fiducia Supplicans, Đức Thánh Cha nói rõ rằng chúc lành cho các cá nhân, nhưng không chúc lành cho các kết hợp đồng giới vì điều này đi ngược lại “luật Giáo hội”.

Cuộc phỏng vấn được tiếp tục với câu hỏi về mang thai hộ, Đức Thánh Cha lên án hoạt động này vì “nó trở thành một hoạt động kinh doanh, rất tệ, rất tiêu cực”. Phóng viên chỉ ra rằng đối với một số phụ nữ, như bị bệnh thì mang thai hộ là niềm hy vọng duy nhất thì sao, Đức Thánh Cha nói có niềm hy vọng khác đó là nhận con nuôi, đồng thời kêu gọi không bỏ qua nguyên tắc đạo đức.

Tập trung vào cuộc xung đột ở Israel và Gaza, các cuộc biểu tình trong khuôn viên trường đại học và thái độ bài Do Thái đang gia tăng, Đức Thánh Cha nhắc lại rằng mọi hệ tư tưởng đều xấu, và thái độ bài Do Thái là một hệ tư tưởng, và nó rất tệ. Ngài nói:  “Bạn có thể chỉ trích chính phủ này hay chính phủ khác, chính phủ Israel hoặc chính phủ Palestine. Bạn có thể chỉ trích, nhưng không được ‘chống’ một dân tộc. Không chống người Palestine cũng không chống người Do Thái”.

Đề cập đến đau khổ của người di cư, Đức Thánh Cha lên án sự dửng dưng lan rộng, và so sánh điều này với việc Philatô rửa tay: “Nhiều người ngoài kia chứng kiến những gì đang xảy ra, những cuộc chiến, bất công, tội ác… Đó là sự dửng dưng. Một lần nữa, chúng ta phải để cho trái tim mình cảm nhận điều này. Chúng ta không thể dửng dưng với những bi kịch của con người. Thờ ơ toàn cầu là một căn bệnh rất tồi tệ”.

Nhận xét về thông tin bang Texas của Hoa Kỳ đang tìm cách đóng cửa tổ chức Công giáo cung cấp hỗ trợ nhân đạo cho người nhập cư không giấy tờ, ở biên giới với Mexico, Đức Thánh Cha nói đó là “sự điên rồ thuần tuý. Người di cư phải được chào đón. Sau đó, tìm cách quản lý họ. Có thể họ cần phải trở về, tôi không biết, nhưng mỗi trường hợp phải được xem xét một cách nhân đạo”.

Nguồn: vaticannews.va/vi

Link nội dung đầy đủ: https://giaophanmytho.net/giao-hoi-hoan-vu/duc-thanh-cha-giao-hoi-mo-cua-cho-tat-ca-nhung-khong-chuc-lanh-cho-ket-hop-dong-gioi-41210.html

 

 

26. Sứ điệp Đức Thánh Cha gửi hội nghị chuyên đề về Chăm sóc giảm nhẹ, năm 2024

An tử thường được trình bày một cách sai lầm như một hình thức của lòng trắc ẩn. Tuy nhiên, “lòng trắc ẩn”, một từ có nghĩa là “đau khổ với”, không có nghĩa cố ý kết thúc một cuộc đời, mà là sẵn sàng chia sẻ gánh nặng của những người đang đối diện với giai đoạn cuối của cuộc hành trình trần thế của họ.

WHĐ (23.05.2024) - Trong khuôn khổ của Hội nghị chuyên đề Liên tôn Quốc tế về Chăm sóc giảm nhẹ lần thứ I, được tổ chức tại Toronto, Canada, từ ngày 21 đến 23.05.2024, Đức Thánh Cha đã gửi một Sứ điệp tới các tham dự viên, do Đức Tổng Giám mục Ivan Jurkovic, Sứ thần Tòa thánh tại Canada, tuyên đọc vào đêm khai mạc Hội nghị.

Với chủ đề “Hướng tới câu chuyện về niềm hy vọng”, Hội nghị có sự tham gia của Đức Tổng Giám mục Vincenzo Paglia, chủ tịch Hàn lâm viện Toà Thánh về Sự sống; Đức Giám mục William McGrattan, chủ tịch Hội đồng Giám mục Canada; và nhiều bác sĩ, y tá chuyên gia trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe đến từ khắp nơi trên thế giới và thuộc các tôn giáo khác nhau.

Sau đây là toàn văn Việt ngữ Sứ điệp của Đức Thánh Cha:

Link nội dung đầy đủ: https://giaophanmytho.net/giao-hoi-hoan-vu/su-diep-duc-thanh-cha-gui-hoi-nghi-chuyen-de-ve-cham-soc-giam-nhe-nam-2024-41213.html

 

 

27. ĐTC Phanxicô tiếp các tham dự viên đại hội toàn thể của các Hội Giáo hoàng truyền giáo

Gặp gỡ các tham dự viên Đại hội toàn thể của các Hội Giáo hoàng truyền giáo vào sáng ngày 24/5/2024, dựa trên mầu nhiệm của Thiên Chúa Ba Ngôi, một mầu nhiệm của tình yêu tự hiến, trao ban, hy sinh hoàn toàn vì ơn cứu độ của nhân loại, Đức Thánh Cha chia sẻ về 3 từ khóa cho Giáo hội truyền giáo: hiệp thông, sáng tạo và kiên định.

Hồng Thủy - Vatican News

Sống linh đạo hiệp thông với Thiên Chúa và với anh chị em

Thiên Chúa Ba Ngôi là sự hiệp thông giữa các ngôi, là mầu nhiệm tình yêu. Do đó, Đức Thánh Cha nhắc rằng chúng ta được kêu gọi sống linh đạo hiệp thông với Thiên Chúa và với anh chị em. Ngài nói: “Sứ mạng của Kitô giáo không phải là truyền tải một chân lý trừu tượng nào đó hay một xác tín tôn giáo nào đó, nhưng trước hết là để cho những người chúng ta gặp gỡ có thể có được cảm nghiệm nền tảng về tình yêu của Thiên Chúa, và họ sẽ có thể tìm thấy nó trong cuộc sống của chúng ta và trong đời sống của Giáo hội nếu chúng ta là những chứng nhân sáng ngời, phản chiếu tia sáng của mầu nhiệm Ba Ngôi”.

Do đó, Đức Thánh Cha khuyến khích mọi người tiến tới trong linh đạo hiệp thông truyền giáo này. Sứ vụ của Giáo hội là giúp mọi người nhận biết và sống sự hiệp thông mới trong Con Thiên Chúa làm người.

Mọi hoạt động truyền giáo đều có tính sáng tạo với nền tảng là lòng bác ái

Từ khóa thứ hai Đức Thánh Cha chia sẻ chính là tính sáng tạo. Ngài nói rằng tính sáng tạo gắn liền với sự tự do và chỉ có tình yêu mới sáng tạo. Ngài nhắc rằng tính sáng tạo của Tin Mừng phát sinh từ tình yêu Thiên Chúa, và mọi hoạt động truyền giáo đều có tính sáng tạo theo mức độ mà lòng bác ái của Chúa Kitô là nguồn gốc, hình thức và mục đích. Đức Thánh Cha nói rằng một biểu hiện của lòng bác ái này là các khoản quyên góp truyền thống dành cho các quỹ liên đới phổ quát cho các sứ mạng. Cần phải thúc đẩy, khuyến khích sự tham gia của mọi người mong muốn hỗ trợ nhiều thực tại truyền giáo của Giáo hội.

Kiên định và kiên trì trong ý định và hành động

Cuối cùng, Đức Thánh Cha nói đến sự kiên trì, tức là sự kiên định và kiên trì trong ý định và hành động. Thiên Chúa đã thực hiện kế hoạch cứu độ, với lòng thành tín liên lỉ. Vì lý do này, Giáo hội sẽ tiếp tục vượt qua mọi biên giới, ra đi mà không mệt mỏi hay nản lòng trước những khó khăn và trở ngại, để trung thành thực hiện sứ mạng đã nhận từ Chúa”. (CSR_2327_2024)

Link nội dung đầy đủ: https://giaophanmytho.net/giao-hoi-hoan-vu/dtc-phanxico-tiep-cac-tham-du-vien-dai-hoi-toan-the-cua-cac-hoi-giao-hoang-truyen-giao-41232.html

 

 

28. Đô trưởng Roma chào mừng các trẻ em đến thánh đô tham dự Ngày Thế giới Trẻ em

Ngày 23/5, ông Roberto Gualtieri, Đô trưởng Roma gửi thư chào mừng đến tất cả các trẻ em từ khắp nơi trên thế giới, đến Roma tham dự “Ngày Thế giới Trẻ em”, diễn ra trong hai ngày 25 và 26/5.

Vatican News

Trong thư có tựa đề “Chúng ta cần một cái nhìn trong sáng của trẻ em về thế giới”, ông Roberto nhấn mạnh đây là một sự kiện lớn đầu tiên hướng tới Năm Thánh mà Roma đang chuẩn bị chào đón.

Ông bày tỏ sự ủng hộ đối với cuộc gặp gỡ do Đức Thánh Cha khởi xướng, và cám ơn ngài vì sự thấu hiểu và gần gũi với thành phố. Ông tin chắn rằng mỗi trẻ em sẽ mang đến Roma một mầm hy vọng từ đất nước các em, cùng với nụ cười, mong ước và suy nghĩ về tương lai.

Sau khi nhắc lại biểu tượng của Roma với Sói mẹ đang cho hai bé Romulus và Remus bú, dựa trên nền tảng lịch sử của thành phố, ông Roberto nhấn mạnh rằng “chăm sóc tuổi thơ với tình thương là nghĩa vụ của tất cả mọi người và là ơn gọi của thành phố này, điều người lớn chúng ta thường quên mất”. Tất cả chúng ta đều cần “cái nhìn trong sáng về thế giới” và “yêu cầu đúng đắn về tình huynh đệ và sự quan tâm đến thụ tạo”, đồng hành cùng trẻ em, làm cho tiếng nói các em được cả thế giới lắng nghe.

(Nguồn: RV)

Link nội dung đầy đủ: https://giaophanmytho.net/giao-hoi-hoan-vu/do-truong-roma-chao-mung-cac-tre-em-den-thanh-do-tham-du-ngay-the-gioi-tre-em-41218.html

 

 

29. Diễn từ Đức Thánh Cha gửi đại hội mạng lưới "Talitha Kum" quốc tế năm 2024

WHĐ (25.05.2024) - Nhân kỷ niệm 15 năm thành lập, mạng lưới Talitha Kum quốc tế đã tổ chức Đại hội lần thứ II tại Sacrofano gần Roma từ ngày 18 - 24.05.2024. Với chủ đề: “Cùng nhau bước đi để chấm dứt nạn buôn người: Lòng trắc ẩn trong hành động để chuyển đổi”, Đại hội quy tụ khoảng 200 đại biểu của 90 quốc gia thành viên, bao gồm tu sĩ nam nữ, giáo dân, giới trẻ và những người sống sót tích cực tham gia chống nạn buôn người. Vì không thể tham dự Đại hội như dự kiến, nên hôm thứ Năm, ngày 23.05, Đức Thánh Cha đã gửi tới các tham dự viên một Diễn từ.

Được biết, mạng lưới Talitha Kum chính thức được Liên hiệp Quốc tế các Bề trên Tổng quyền dòng nữ (UISG- International Union Superiors General) thành lập vào năm 2009, với cam kết hợp tác để đương đầu với thách thức của nạn buôn người trên toàn thế giới. Hiện nay mạng lưới có sự hợp tác của 5.871 thành viên tích cực và cộng tác viên, bao gồm 777 dòng tu nữ, 93 dòng tu nam và 48 cộng tác viên liên tôn.

Sau đây là toàn văn Việt ngữ Diễn từ của Đức Thánh Cha:

Link nội dung đầy đủ:

Link nội dung đầy đủ: https://giaophanmytho.net/giao-hoi-hoan-vu/dien-tu-duc-thanh-cha-gui-dai-hoi-mang-luoi-talitha-kum-quoc-te-nam-2024-41231.html

 

 

30. Một phút cầu nguyện cho hòa bình cùng với Đức Thánh Cha Phanxicô

WHĐ (25.05.2024) - Ngày 23 tháng 5 vừa qua, Văn phòng Thư ký Liên Hội đồng Giám mục châu Á (FABC) đã gửi đến các Hội đồng Giám mục bản văn “Mẫu cầu nguyện chung” cho hoà bình. Đây là sáng kiến của International Forum Catholic Action, tổ chức giáo dân được Toà Thánh chuẩn y, đã thực hiện 10 năm nay. Uỷ ban Phụng tự Hội đồng Giám mục Việt Nam trân trọng giới thiệu bản Việt ngữ để các cộng đoàn cùng hiệp thông và cầu nguyện trong ngày 8 tháng 6 năm 2024.

Link nội dung đầy đủ: https://giaophanmytho.net/giao-hoi-viet-nam/mot-phut-cau-nguyen-cho-hoa-binh-cung-voi-duc-thanh-cha-phanxico-41230.html

 

 

31. Khai mạc Ngày Thế giới Trẻ em lần thứ nhất (25/5/2024)

Vào lúc 3 giờ chiều ngày 25/5/2024, tại Sân vận động Olympic ở Roma, Ngày Thế giới Trẻ em lần thứ nhất đã được khai mạc. Trong bài chào mừng các thiếu nhi, Đức Thánh Cha nhắc lại khẩu hiệu của Ngày này “Này đây Ta đổi mới mọi sự”, và mời gọi các em cầu nguyện cho hoà bình, cho những trẻ em đang phải đau khổ vì chiến tranh.

Buổi khai mạc được bắt đầu bằng một cuộc diễu hành trẻ em trong trang phục truyền thống, đại diện cho 101 quốc gia, để mang đến một thông điệp hoà bình. Tiếp đến là lời chào mừng của Đức Hồng Y José Tolentino de Mendonça, Tổng trưởng Bộ Văn hóa và Giáo dục, và trình diễn bài ca chủ đề của sự kiện, được điều khiển bởi Đức ông Marco Frisina, trưởng ca đoàn của tòa Giám quản Roma, và được biểu diễn bởi ca đoàn trẻ em “Zecchino d’oro” (Đồng tiền vàng) nổi tiếng ở Ý, cùng các ca đoàn khác với tổng số khoảng 1500 ca sĩ trẻ em. Chương trình được tiếp tục với phần trình bày chứng từ, các màn biểu diễn văn nghệ, tiếng nói của các trẻ em, và cuộc đối thoại với Đức Thánh Cha.

Bài nói chuyện của Đức Thánh Cha

Trong bài nói chuyện với các em từ khắp nơi trên thế giới đến Roma để tham dự Ngày Thế giới Trẻ em, Đức Thánh Cha nói:

Chúng ta ở đây! Bắt đầu cuộc phiêu lưu của Ngày Thế giới Trẻ em. Chúng ta tập trung ở đây tại Sân vận động Olympic, để “khởi động” phong trào của các thiếu nhi, những người muốn xây dựng một thế giới hòa bình, nơi tất cả chúng ta đều là anh chị em, một thế giới có tương lai, bởi vì chúng ta muốn chăm sóc môi trường xung quanh chúng ta. Bài hát “Thế giới tươi đẹp” của các con đã nói lên tất cả. Cám ơn các con vì điều đó!

Nơi các con, tất cả đều nói lên sự sống và tương lai. Và Giáo hội là mẹ, chào đón và đồng hành với các con với sự dịu dàng và hy vọng. Ngày 06/11 vừa qua, cha đã vui mừng chào đón hàng ngàn thiếu nhi từ nhiều nơi trên thế giới đến Vatican. Ngày hôm đó các con mang đến một làn sóng niềm vui; và các con đã chia sẻ với cha những vấn đề của các con về tương lai. Cuộc gặp gỡ đó đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng cha. Cha nhận ra rằng cuộc trò chuyện của chúng ta phải tiếp tục và mở rộng đến nhiều trẻ em khác. Và đây là lý do tại sao chúng ta có mặt ở đây ngày hôm nay: để tiếp tục đối thoại, cùng nhau đặt câu hỏi và tìm kiếm câu trả lời.

Cha biết các con đang buồn vì những cuộc chiến. Cha hỏi các con: Các con có buồn vì chiến tranh không? [các em trả lời]: “Có”. Hôm nay, cha gặp gỡ các trẻ em chạy trốn khỏi Ucraina đang chịu nhiều đau đớn vì chiến tranh. Một số các em bị thương. Chiến tranh có phải là một điều tốt đẹp không? [các em trả lời]: “Không”. Và hoà bình có phải là một điều tốt đẹp không? [các em trả lời]: “Có”. Các con đau buồn vì nhiều bạn bè cùng tuổi mình không thể đến trường. Đây là những thực tế mà cha cũng mang trong lòng và cầu nguyện cho các em. Chúng ta cùng cầu nguyện cho những trẻ em không thể đến trường, những trẻ em phải chịu đựng chiến tranh, những trẻ em không có gì để ăn, những trẻ em đau ốm và không có ai chăm sóc.

Một câu hỏi khác. Các con chú ý nghe. Các con có biết khẩu hiệu của Ngày Thế giới Trẻ em này là gì không? Chủ đề của Ngày. Khẩu hiệu được lấy từ Kinh Thánh “Này đây Ta đổi mới mọi sự” (Kh 21, 5). Bây giờ chúng ta cùng nói “Này đây Ta đổi mới mọi sự”. Khẩu hiệu này thật đẹp phải không? Các con nghĩ xem: Chúa muốn điều này. Thiên Chúa luôn mới. Người luôn ban cho chúng ta sự mới lạ.

Các con thân mến, chúng ta hãy tiến về phía trước và vui vẻ. Niềm vui là sức khoẻ cho tâm hồn. Trong Tin Mừng Chúa Giêsu đã nói Người yêu thương các con. Chúa Giêsu có yêu thương các con không? [các em trả lời]: “Có”. Và ma quỷ có yêu thương các con không? [các em trả lời]: “Không”. Tốt lắm! hãy tiến bước với lòng dũng cảm.

Bây giờ tất cả chúng ta cùng cầu nguyện với Đức Mẹ, Mẹ Thiên Đàng.

Xin Chúa chúc lành cho các con!

Nguồn: vaitcannews.va/vi

Link nội dung đầy đủ: https://giaophanmytho.net/giao-hoi-hoan-vu/khai-mac-ngay-the-gioi-tre-em-lan-thu-nhat-2552024-41238.html

 

 

32. Diễn văn Đức Thánh Cha dành cho Đại hội của các Hội Giáo hoàng truyền giáo năm 2024

WHĐ (27.05.2024) – Sáng ngày 25.05, Đức Thánh Cha đã dành cho các tham dự viên Đại hội của các Hội Giáo hoàng truyền giáo buổi tiếp kiến riêng. Đại hội thường niên do Phân bộ Loan báo Tin mừng tổ chức từ ngày 24-31.05.2024 tại Sacrofano, gần Rôma, quy tụ các đại biểu từ hơn 120 quốc gia trên khắp 5 Châu lục. Sau đây là toàn văn Việt ngữ bài Diễn văn của Đức Thánh Cha:

Link nội dung đầy đủ: https://giaophanmytho.net/giao-hoi-hoan-vu/dien-van-duc-thanh-cha-danh-cho-dai-hoi-cua-cac-hoi-giao-hoang-truyen-giao-nam-2024-41245.html