31/03/2025
128
Điểm lại những sự kiện xảy ra trong tháng 03.2025























ĐIỂM TIN THÁNG 03.2025

Thực hiện: Vp. Truyền thông

 


TIN GIÁO PHẬN MỸ THO

1. Chủng sinh khoá 28 tham dự tuần tu đức lần III năm 2025

 

Bài viết và hình: Hoài Bão

BTT Gp. Mỹ Tho


(WGPMT) Có 32 chủng sinh đang theo học khóa 28 tại Đại Chủng Viện Thánh Giuse Sài Gòn tham dự tuần tu đức lần III năm 2025 diễn ra từ ngày 04 – 13.03.2025 tại Trung tâm Mục vụ (TTMV) Giáo phận Mỹ Tho.

Với chủ đề “Mầu nhiệm vượt qua, con đường đào tạo người môn đệ của Đức Giêsu Kitô” quý cha đồng hành, cha Giuse Nguyễn Trọng Sơn - Linh hướng lớp tu đức; cha Gioan Baotixita Phạm Ngọc Phương - Linh hướng lớp tu đức và cha Phaolô Nguyễn Phú Cường - Đặc trách lớp tu đức. Nhờ ơn Chúa và sự hướng dẫn, đồng hành của quý cha sẽ giúp cho các thầy có “những kinh nghiệm hoang địa”, tức là kinh nghiệm gặp gỡ Thiên Chúa nơi các việc đạo đức thiêng liêng, được giải thoát nơi Bí tích Hoà Giải, được kết hiệp mật thiết với Chúa và lắng nghe sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần nơi Bí tích Thánh Thể.

Để tham dự tuần tu đức lần III tại TTMV Giáo phận Mỹ Tho, lúc 07g30 quý thầy đã khởi hành từ Đại Chủng Viện thánh Giuse Sài Gòn đến 09g00 ngày 03.03.2025 tới Trung tâm Hành hương (TTHH) Ba Giồng. Sau khi kính viếng mộ và được nghe về lịch sử của các vị tử đạo tại họ đạo Ba Giồng, quý thầy cùng nhau suy niệm về “Gương các vị tử đạo chứng nhân thuyết phục về niềm hy vọng vào mầu nhiệm vượt qua của Đức Giêsu Kitô’’. Sau đó, quý thầy tiếp tục trở về Hội trường TTHH cùng nhau xem lại phim “Áo Dòng Đẫm Máu” (một phim lịch sử của đạo diễn Nguyễn Thành Châu, ra mắt năm 1960 tại Miền Nam). Sau khi xem phim xong, đoàn cùng nhau đọc kinh và hôn xương cha thánh Phêrô Nguyễn Văn Lựu.

Sau đó, quý thầy di chuyển về TTMV Giáo phận Mỹ Tho để bắt đầu tuần tu đức diễn ra từ ngày 04 - 13.03.2025.

Link nội dung đầy đủ:  https://giaophanmytho.net/chung-sinh/chung-sinh-khoa-28-tham-du-tuan-tu-duc-lan-iii-nam-2025-42680.html

 

***

2. Đức Cha Phêrô khai mạc Mùa Chay

Bài viết và hình: Hoài Bão

BTT Gp. Mỹ Tho


(WGPMT) Vào lúc 17g45 thứ Tư ngày 05.03.2025, Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm - Giám mục Giáo phận Mỹ Tho đã dâng thánh lễ Tro, khai mạc mùa Chay Thánh tại Nhà thờ Chánh Toà Mỹ Tho.

Đồng tế với ngài có cha Giacôbê Hà Văn Xung – Cha sở Giáo xứ Chánh Tòa, cùng hai cha phó Phêrô Nguyễn Ngọc và Gioan Lâm Trọng Bổn. Đến hiệp dâng thánh lễ còn có quý Sơ, quý Dì và đông đảo giáo dân trong giáo xứ.

Theo những Quy luật Tổng quát của Năm Phụng vụ, ngày thứ Tư đầu Mùa Chay là thời điểm Giáo hội xức tro, ăn chay và thể hiện lòng thống hối. Nên sau bài giảng lễ, Đức Cha Phêrô đã làm phép và cùng với các thừa tác viên xức tro cho từng người có mặt và nói: “Hãy sám hối và tin vào Tin Mừng”, nghi thức này nói lên vị trí trọng yếu của ngày lễ trong đời sống tín hữu, khi mà mọi người cùng nhau nhớ lại sự hữu hạn của cuộc đời và lời mời gọi trở về với Thiên Chúa. Cũng với ý nghĩa đótrong bài giảng lễ, Đức Cha Phêrô đã nói: Mùa Chay được bắt đầu thứ Tư lễ Tro. Gọi là lễ Tro bởi vì trong thánh lễ hôm nay có nghi thức xức tro, các thừa tác viên sẽ xức tro trên đầu anh chị em và khi xức tro đọc câu Kinh Thánh: “Hãy nhớ mình là bụi tro và sẽ trở về với bụi tro” hoặc “Hãy sám hối và tin vào Tin Mừng” hai câu Kinh Thánh đó tóm gọn tất cả ý nghĩa của Mùa Chay.

Sau đó, thánh lễ tiếp tục như thường lệ với phần Phụng vụ Thánh Thể và kết thúc lúc 18g45. Mọi người ra về trong an bình, với ước mong mở rộng trái tim để đến được với Chúa và với nhau trong niềm tin và lòng mến trong Mùa Chay này.

Link nội dung đầy đủ:  https://giaophanmytho.net/giao-phan-my-tho/duc-cha-phero-khai-mac-mua-chay-42683.html

 

***

3. Hạt Cao Lãnh: Hành hương kính Các Thánh Tử Đạo Việt Nam và kính Lòng Thương Xót Chúa

Bài viết và hình: Hoài Bão

BTT Gp. Mỹ Tho

(WGPMT) Chiều ngày 07.03.2025, có khoảng 600 giáo dân của hạt Cao Lãnh hành hương kính các thánh tử đạo tại Trung tâm Hành hương (TTHH) Ba Giồng và kính Lòng Thương Xót Chúa tại Trung tâm Mục vụ (TTMV) Giáo phận Mỹ Tho.

Vào lúc 14g00 ngày 07.03.2025, giáo dân hạt Cao Lãnh đã đến TTHH Ba Giồng để kính viếng Cha thánh Phêrô Nguyễn Văn Lựu và các thánh tử đạo Việt Nam. Theo sự hướng dẫn của cha phó Giuse Nguyễn Huỳnh Bảo Sơn người tham dự cùng cung nghinh và thắp hương Cha thánh Phêrô và các thánh tử đạo. Sau khi kính viếng các thánh tử đạo xong, cha Antôn Nguyễn Văn Tiếng - Cha sở Giáo xứ An Long đã chia sẻ với cộng đoàn những xung đột thường xuyên xảy ra trong cuộc sống gia đình, nếu không có sự khiêm tốn, không loại bỏ cái tôi bản thân thì không thể hoà hợp với nhau. Để đi tới kết luận cha dẫn lời của nhà văn Pháp Saint Exupery: “Yêu nhau là nhìn về một hướng” để hướng cộng đoàn biết nhìn về Thiên Chúa khi gặp khó khăn.

Sau đó, cộng đoàn lại tiếp tục di chuyển đến TTMV để kính Lòng Thương Xót Chúa. Tại lễ đài kính Lòng Thương Xót Chúa, lúc 16g05 cha Antôn Trần Quốc Huy - Cha phó Giáo xứ Thiên Phước đã hướng dẫn mọi người lần chuỗi và hát kính Lòng Thương Xót Chúa. Tiếp đến, thánh lễ được diễn ra lúc 17g00 do Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm – Giám mục Giáo phận Mỹ Tho chủ sự. Đồng tế với ngài có cha Tổng Đại diện Phaolô Trần Kỳ Minh, cha Nicôla Nguyễn Tấn Hoàng - Hạt trưởng hạt Cao Lãnh và 36 cha trong giáo phận. Tham dự trong thánh lễ còn có quý tu sĩ nam nữ, và đông đảo giáo dân trong giáo phận.

Trước khi kết thúc thánh lễ, Đức Cha đã khen ngợi giáo dân hạt Cao Lãnh, tuy đường xa nhưng vẫn qui tụ để tham dự ngày hành hương, theo gương gia đình Thánh Gia. Ngài cũng yêu cầu cộng đoàn đọc một kinh Lạy Cha và một kinh Tin Kính, sau đó ban phép lành toàn xá cho cộng đoàn.

Thánh lễ kết thúc lúc 18g10, giáo dân Hạt Cao Lãnh ra về trong bình an.

Link nội dung đầy đủ: https://giaophanmytho.net/giao-phan-my-tho/hat-cao-lanh-hanh-huong-kinh-cac-thanh-tu-dao-viet-nam-va-kinh-long-thuong-xot-chua-42692.html

 

***

4. Hơn 1000 hội viên của các Hội đoàn Tông đồ hành hương Năm Thánh 2025

Bài viết và hình ảnh: Cecilia Kim Ngân

BTT hạt Cao Lãnh

(WGPMT) Sáng ngày 12.03.2025, các Hội đoàn Tông đồ của 2 hạt Cao Lãnh và Cù Lao Tây hành hương Năm Thánh 2025.

Vào lúc 08g00 sáng ngày 12.03.2025 có hơn 1000 hội viên của các Hội đoàn Tông đồ của 2 hạt Cao Lãnh và Cù Lao Tây đến Nhà thờ Cao Lãnh để thực hiện ngày hành hương Năm Thánh 2025.

Mở đầu ngày hành hương, cha Antôn Nguyễn Văn Tiếng – Cha sở Giáo xứ An Long đã chia sẻ ý niệm về tình yêu giữa người với người và giữa Thiên Chúa với con người nhằm khơi dậy niềm tin, tình yêu sâu thẳm trong trái tim của mỗi cá nhân: “Xin các anh chị em trong đoàn thể hãy mang những hạt tình yêu bé nhỏ sâu thẳm trong trái tim cô đọng lại thành những mầm ươm đẹp trong chính gia đình Giáo hội của chúng ta. Đặc biệt hơn, hãy để tình yêu của Thiên Chúa trở thành một vết dầu loang ra là sự bao la yêu thương của ngài dành cho chúng ta và chúng ta hãy mở lòng mà đón nhận lấy”.

Sau khi lắng nghe ý niệm, quý cha ngồi tòa giải tội cho các Hội đoàn Tông đồ để chuẩn bị thánh lễ lúc 09g30 do cha Phaolô Phạm Thế Hạnh – Cha sở Giáo xứ Fatima chủ tế, cùng đồng tế có cha Nicôla Nguyễn Tấn Hoàng – Cha sở Giáo xứ Cao Lãnh và hơn 20 cha trong 2 giáo hạt.

Trong bài giảng lễ, cha Phaolô Phạm Thế Hạnh đã giải thích Logo Năm Thánh 2025 để cho mọi người tìm ra được con đường hi vọng sống duy nhất đó chính là Thiên Chúa. Cha nói: “Chiếc mỏ neo là niềm hi vọng sống đã đâm sâu vào trong lòng của nhân loại, hình ảnh cây Thập Giá cong xuống chính là Chúa đã cong mình xuống để lắng nghe những nổi lòng, những ước nguyện dâng lên và chúng ta phải phải bám vào đấy. Hãy để Người trở thành chiếc phao cứu sinh giúp con người ta vượt qua mọi khó khăn thử thách trong cuộc sống. Nhờ đó, có sự hòa quyện của 2 tâm hồn giữa Thiên chúa và con người, giúp tình yêu nảy nở và khơi dậy đức tin của mỗi người trong lòng của chúng ta.

Thánh Lễ kết thúc vào lúc 11g00, cha Phaolô Phạm Thế Hạnh đã gửi lời cảm ơn, chúc bình an đến quý cha và mọi người.

Link nội dung đầy đủ:  https://giaophanmytho.net/giao-phan-my-tho/hon-1000-hoi-vien-cua-cac-hoi-doan-tong-do-hanh-huong-nam-thanh-2025-42721.html

 

***

5. Gần 700 hội viên Legio Mariae Giáo phận Mỹ Tho tham dự Đại hội Acies

 
Bài viết, hình: JB Chí Tâm
BTT Giáo phận

 

(WGPMT) Sáng ngày 25.03.2025 các hội viên Legio Mariae Giáo phận Mỹ Tho lặp lại lời tuyên thệ trung thành, cam kết tận hiến toàn thân cho Mẹ Maria, nhân dịp Đại hội Acies tại Trung tâm Hành hương (TTHH) Ba Giồng.

Vào lúc 08g00 ngày 25.03.2025, đã có 686 hội viên Legio Mariae Giáo phận Mỹ Tho đã cùng nhau quy tụ về TTHH Ba Giồng để tham dự Đại hội Acies. Đây là một dịp đặc biệt, khi các hội viên lặp lời tuyên thệ trung thành và tận hiến toàn thân cho Mẹ Maria. Đại hội Acies là một cử hành long trọng trong truyền thống của Legio Mariae, nơi các hội viên cam kết sống theo tinh thần của Mẹ, dâng hiến cuộc đời mình cho việc phục vụ Chúa và Giáo hội.

Mở đầu ngày họp mặt, các hội viên Legio Mariae sốt sắng đọc kinh khai mạc và lần hạt Mân Côi trong tình hiệp thông cùng cầu nguyện và dâng lên Mẹ Maria những ý nguyện. Đặc biệt trong giờ chia sẻ của cha Tổng Đại Diện Phaolô Trần Kỳ Minh đã nói lên ý nghĩa sâu sắc của ngày lễ, tầm quan trọng của việc tận hiến và trung thành với Mẹ Maria. Ngài nói thêm về tình yêu, sự che chở đặc biệt gương mẫu tuyệt vời về sự trung tín và khiêm nhường của Đức Mẹ. Tình yêu của Mẹ Maria trở thành nguồn sức mạnh, tiếp thêm nghị lực cho các hội viên Legio Mariae sống đức tin vững vàng và tận hiến trọn vẹn cho Chúa.

Sau đó, cha Phaolô Phạm Minh Thanh chia sẻ về sứ vụ truyền giáo của Legio Mariae trong Năm Thánh 2025. Cha nhấn mạnh ba điều mà hội viên cần noi gương Mẹ Maria: thăm viếng những người già, người nghèo và bệnh tật; tham gia các giờ kinh nguyện và Thánh lễ để củng cố đức tin; Và bảo vệ sự sống, nền hòa bình trong thế giới hôm nay. Trước khi kết thúc, Cha cũng nhấn mạnh về ơn toàn xá của Năm Hồng Ân và các điều kiện cần thiết để lãnh nhận ơn thánh này.

Tiếp theo là phần rất quan trọng trong Đại hội Acies, đó là nghi thức tuyên thệ của các hội viên Legio Mariae. Mỗi thành viên, một cách trang trọng, lần lượt đứng lên và lặp lại lời tuyên thệ trung thành, cam kết tận hiến toàn thân cho Mẹ Maria. Lời tuyên thệ này không chỉ là lời nguyện cầu mà còn là sự xác nhận mạnh mẽ về đức tin và sự trung thành của mỗi hội viên đối với Mẹ Maria, đồng thời cam kết sống theo tinh thần phục vụ Chúa và Giáo hội. Đây là một hành động sâu sắc, thể hiện sự tận hiến và lòng sùng kính Mẹ Maria trong hành trình đức tin của mỗi người.

Thánh lễ được cử hành lúc 10g30 do cha Tổng Đại Diện Phaolô Trần Kỳ Minh chủ tế, cùng đồng tế có cha Phêrô Lê Tấn Bảo – Hạt trưởng Cái Bè và 12 cha trong giáo phận.

Trong bài giảng lễ, Cha Phaolô Phạm Minh Thanh chia sẻ về những đức tín tốt lành và hành trình đức tin kiên trì của Mẹ Maria, bắt đầu từ khi Mẹ nhận được sứ điệp từ Sứ Thần Gabriel. Mẹ đã sẵn sàng "xin vâng" trong mọi hoàn cảnh, dù phải đối diện với những thử thách và khó khăn lớn lao. Cha cũng mời gọi các hội viên Legio Mariae noi gương Mẹ Maria, luôn trung thành và vững tin vào ý Chúa, sẵn sàng đáp lại lời mời gọi của Thiên Chúa trong mọi tình huống của cuộc sống.

Trước khi kết thúc thánh lễ, vị đại diện hội viên Legio Mariae có lời tri ân đến cha Tổng Đại diện và quý cha đã hy sinh cùng tạo mọi điều kiện để các hội viên Legio Mariae có ngày Đại hội thật ý nghĩa. 

Thánh lễ kết thúc lúc 11g35, mọi người ra về trong bình an.

Link nội dung đầy đủ:  https://giaophanmytho.net/giao-phan-my-tho/gan-700-hoi-vien-legio-mariae-giao-phan-my-tho-tham-du-dai-le-acies-42795.html

 

***

6.  Thánh lễ cung hiến bàn thờ và Nhà thờ Giáo xứ Sông Xoài

Bài viết

Hình: Giuse Đình Vũ

BTT hạt Tân An

 

(WGPMT) “Ngôi thánh đường Giáo xứ Sông Xoài không chỉ là một sự kiện tôn vinh công trình nhà Chúa mà còn là dịp để mỗi người trong cộng đoàn cảm nhận sâu sắc hơn về sự hiện diện, tình yêu thương của Thiên Chúa trong cuộc sống”. Đây là lời nhắn nhủ của Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm trong thánh lễ cung hiến bàn thờ và nhà thờ mới Giáo xứ Sông Xoài.

Vào lúc 09g30 thứ Ba ngày 25.03.2025, tại Giáo xứ Sông Xoài - Hạt Tân An - Giáo phận Mỹ Tho đã long trọng cử hành thánh lễ cung hiến bàn thờ và nhà thờ mới do Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm – Giám mục Giáo phận Mỹ Tho chủ tế, cùng đồng tế với ngài có cha Phêrô Ký Ngọc Tuấn – Cha sở Giáo xứ Sông Xoài cùng quý cha trong và ngoài giáo phận. Tham dự thánh lễ có quý tu sĩ, quý khách mời và đông đảo bà con giáo dân trong giáo xứ.

Giáo xứ Sông Xoài với số giáo dân 773 người, nằm trên địa bàn xã Thuận Nghĩa Hòa, huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An. Bắc giáp trường Thuận Nghĩa Hòa, Đông giáp đường liên xã, Đông Tây giáp sông Vàm Cỏ Tây.

Nhìn lại lịch sử, Giáo xứ Sông Xoài được thành lập khoảng năm 1867, cha Benoit đến truyền giáo tại đây và có 3 gia đình xin theo đạo Chúa.

- Năm 1940, thầy Phaolô Nguyễn Văn Lễ, dòng Kitô Vua cùng anh Phêrô Nguyễn Văn Bảy đến cất nhà thờ đầu tiên, vách bằng ván, mái lợp lá trong thời gian 2 năm tại rạch Sông Xoài (nay là rạch Vàm Lớn).

- Năm 1961, cha Phanxicô Xaviê Hồ Thiện Tri đã dời nhà thờ ra sông Vàm Lớn Tây, nhà thờ lợp ngói, vách tường. Do chiến tranh, nhà thờ bị tàn phá, hư hại và xuống cấp.

- Ngày 29.06.1992, cha Louis Hướng - Cha sở Giáo xứ Kinh Cùng, kiêm phụ trách Giáo xứ Sông Xoài đã cùng với giáo dân xây dựng lại nhà thờ và đến ngày 28.10.1993 đã làm lễ khánh thành nhà thờ mới.

- Sau hơn 23 năm, nhà thờ xuống cấp cùng với số giáo dân tăng, cha Phêrô Ký Ngọc Tuấn cùng với giáo dân tiến hành xây dựng nhà thờ và được Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm về dâng thánh lễ đặt viên đá đầu tiên vào ngày 19.05.2016.

Sau hơn 8 năm xây dựng, sáng ngày 25.03.2025 Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm long trọng cử hành thánh lễ cung hiến bàn thờ và nhà thờ mới.

Trước thánh lễ, Đức Cha Phêrô cử hành nghi thức cắt băng khánh thành. Sau đó, cha Phêrô Ký Ngọc Tuấn trình bày sơ lược công trình xây dựng nhà thờ và gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả những ai đã cùng đồng hành, chia sẻ, giúp đỡ giáo xứ để có được ngôi nhà thờ mới.

Trước khi kết thúc thánh lễ, Đức Cha nhắn nhủ: Ngôi thánh đường Giáo xứ Sông Xoài không chỉ là một sự kiện tôn vinh công trình nhà Chúa mà còn là dịp để mỗi người trong cộng đoàn cảm nhận sâu sắc hơn về sự hiện diện, tình yêu thương của Thiên Chúa trong cuộc sống. Ước mong rằng ngôi nhà thờ mới sẽ là nơi ươm mầm đức tin, để mọi tín hữu tìm về với Đức Mẹ Sông Xoài và là điểm tựa vững chắc để giáo dân nơi đây sống tốt hơn, phát triển trong đời sống đức tin mỗi ngày.

Link nội dung đầy đủ:  https://giaophanmytho.net/giao-phan-my-tho/thanh-le-cung-hien-ban-tho-va-nha-tho-giao-xu-song-xoai-42796.html

 

***

7.  Quý cha 2 Giáo hạt Mỹ Tho và Cái Bè hành hương Đức Mẹ Bãi Dâu

Ban Truyền thông Gp. Mỹ Tho

(WGPMT) Ngày 26.03.2025 quý cha trong Giáo phận Mỹ Tho thuộc 2 Giáo hạt Mỹ Tho và Cái Bè hành hương Năm Thánh tại Đức Mẹ Bãi Dâu – Giáo phận Bà Rịa.

Vào lúc 06g00 ngày 26.03.2025 quý cha 2 hạt Mỹ Tho và Cái Bè khởi hành cuộc hành hương đến Đức Mẹ Bãi Dâu - Giáo phận Bà Rịa. Tham dự ngày hành hương có cha Phaolô Trần Kỳ Minh - Tổng Đại diện (TĐD) quý cha quản hạt và gần 40 cha.

Lúc 11g45 quý cha viếng Chúa, dâng thánh lễ tại Nhà thờ Bãi Dâu do cha TĐD Phaolô chủ tế và giảng lễ. Trong bài giảng cha nhắn nhủ: "Chúng ta đang sống trong năm hy vọng và chúng ta đặt hết niềm hy vọng của mình vào tình yêu của Chúa và đồng thời Chúa cũng muốn mỗi người đem niềm hy vọng đó đến với mọi người, hy vọng được yêu thương, được nâng đỡ và sẻ chia".

Thánh lễ kết thúc lúc 12g45, cha TĐD và quý cha chụp hình lưu niệm tại cung thánh. Dù chuyến hành hương kết thúc, nhưng thiết nghỉ còn đọng lại nơi quý cha niềm vui và sự bình an, vì đây không chỉ là cuộc hành hương hưởng ơn toàn xá trong Năm Thánh mà còn là dịp để quý cha gặp gỡ, chia sẻ cũng như gắn kết tình huynh đệ trong linh mục đoàn giáo phận.

Link nội dung đầy đủ: https://giaophanmytho.net/giao-phan-my-tho/quy-cha-2-giao-hat-my-tho-va-cai-be-hanh-huong-duc-me-bai-dau-42804.html

 

***

8.  Hội Đồng Mục Vụ các giáo xứ hạt Đức Hoà tĩnh tâm mùa chay

Bài viết và hình: Antôn Đình Hưng

BTT hạt Đức Hoà

(WGPMT) Sáng ngày 26.03.2025 có 150 thành viên Hội Đồng Mục Vụ (HĐMV) các giáo xứ trong Giáo hạt Đức Hoà tham dự buổi tĩnh tâm mùa chay tại Nhà thờ Nhật Tân.

Lúc 08g00 sáng ngày 26.03.2025 các thành viên HĐMV đã tề tựu về Nhà thờ Nhật Tân để tham dự buổi tĩnh tâm mùa chay do cha Phêrô Nguyễn Ngọc Long - Cha sở Giáo xứ Lương Hòa Hạ giảng phòng. Tham dự buổi tĩnh tâm còn có cha Gabriel Nguyễn Tấn Di - Quản hạt Đức Hòa cùng 10 cha trong giáo hạt.

Khởi đầu buổi tĩnh tâm, cha Antôn Nguyễn Xuân Hà – Cha sở Giáo xứ Nhật Tân giới thiệu quý cha tham dự cùng 150 thành viên HĐMV đến từ 11 giáo xứ trong hạt Đức Hoà.

Trong bài giảng phòng, cha Phêrô Nguyễn Ngọc Long đưa ra một số gợi ý để sống năm thánh 2025 “Những người hành hương của hy vọng” và những thực hành cụ thể để sống năm sứ vụ “cùng nhau loan báo Tin Mừng”. Cha nhấn mạnh đến vai trò và trách nhiệm của HĐMV trong việc cộng tác với cha sở để tổ chức, thực hiện các sinh hoạt chung trong giáo phận, giáo xứ và hướng tới sứ vụ loan báo Tin Mừng.

Sau giờ nghỉ giải lao, mọi người được mời gọi bước vào những giờ thiêng liêng: xét mình, sám hối và lãnh nhận Bí tích Hòa Giải.

Ngày tĩnh tâm cho các thành viên HĐMV các giáo xứ kết thúc với thánh lễ tạ ơn do cha Quản hạt Gabriel Nguyễn Tấn Di chủ tế. Các thành viên trong HĐMV luôn là những nhân tố tích cực trong việc cộng tác, chia sẻ, phục vụ và xây dựng giáo xứ trong sự hiệp nhất yêu thương. Ước mong buổi tĩnh tâm đem lại tình yêu thương và tinh thần hy sinh phục vụ nơi các thành viên HĐMV, để các giáo xứ trong Hạt Đức Hòa luôn sinh động và thấm nhuần tinh thần của Tin Mừng.

Link nội dung đầy đủ:  https://giaophanmytho.net/giao-phan-my-tho/hoi-dong-muc-vu-cac-giao-xu-hat-duc-hoa-tinh-tam-mua-chay-42806.html

 

 

TIN GIÁO HỘI VIỆT NAM

1.  Nhịp sống Giáo Hội Việt Nam số 10 (03/3 - 10/3/2025) hãy cùng nhau bước đi trong hy vọng

 

Truyền thông HĐGMVN


WHĐ (10/03/2025) - Trong buổi phát hôm nay, thứ Hai, ngày 10 tháng Ba năm 2025, chúng tôi kính gửi đến quý vị và các bạn bản tin về Nghi thức khai mạc Mùa chay thánh 2025 và các hoạt động nổi bật của một số giáo phận.

Link nội dung đầy đủ: https://giaophanmytho.net/giao-hoi-viet-nam/nhip-song-giao-hoi-viet-nam-so-10-033---1032025--hay-cung-nhau-buoc-di-trong-hy-vong-42704.html

 

***

2. Thánh lễ kỷ niệm 12 năm triều đại Giáo hoàng của Đức Thánh Cha Phan-xi-cô: vị mục tử với sứ mạng cảnh báo điều xấu và loan báo Tin Mừng

Truyền thông TGP Hà Nội

WTGPHN (11/3/2025) – Nhân dịp kỷ niệm 12 năm Đức Giáo hoàng Phan-xi-cô được bầu chọn, ngày 11/3/2025, Tổng Giáo phận (TGP) Hà Nội tổ chức Thánh lễ tạ ơn, cầu nguyện cho vị chủ chăn, đồng thời bày tỏ tâm tình yêu mến của cộng đoàn Công giáo Việt Nam đối với Đấng kế vị Thánh Phê-rô.

Thánh lễ vào lúc 18h00 do Đức Tổng Giám mục (TGM) Marek Zalewski – Đại diện Thường trú của Tòa Thánh tại Việt Nam chủ sự. Đồng tế với ngài có quý Đức cha trong Ban Thường vụ Hội đồng Giám mục (HĐGM) Việt Nam, Đức Hồng Y Phê-rô Nguyễn Văn Nhơn, quý Đức cha và quý linh mục trong và ngoài TGP Hà Nội. Thánh lễ tạ ơn cũng có sự hiện diện của đông đảo quý tu sĩ và giáo dân Hà Nội.

Đầu Thánh lễ, Đức TGM Giu-se Nguyễn Năng – Chủ tịch HĐGM Việt Nam đại diện cộng đoàn gửi những lời nguyện chúc tốt đẹp đến Đức Thánh Cha (ĐTC) Phan-xi-cô. 

Nguồn: tonggiaophanhanoi.org

Link nội dung đầy đủ: https://giaophanmytho.net/giao-hoi-viet-nam/thanh-le-ky-niem-12-nam-trieu-dai-giao-hoang-cua-duc-thanh-cha-phan-xi-co-vi-muc-tu-voi-su-mang-canh-bao-dieu-xau-va-loan-bao-tin-mung-42714.html

 

 

***

3. Cử hành Tam Nhật Thánh: Toà Thánh ban sắc lệnh ngoại lệ cho Giáo hội Việt Nam

Bộ Phụng tự và Kỷ luật các Bí tích

WHĐ (15/3/2025) – Hôm qua, Văn phòng Đại diện Toà Thánh thường trú tại Việt Nam đã chuyển đến Hội đồng Giám mục Việt Nam thư của Bộ Phụng tự và Kỷ luật các Bí tích kèm sắc lệnh, theo cách thức ngoại lệ, cho phép “cử hành nhiều lần Nghi thức Tưởng niệm Cuộc Thương Khó của Chúa và Canh thức Vượt Qua” tại cùng một nơi.

Được biết, theo hướng dẫn của Sách lễ Rôma thì tại mỗi nơi, (nhà thờ, nhà nguyện, giáo điểm), chỉ được cử hành một Thánh lễ Vọng Phục Sinh mà thôi (x. Sách lễ Rôma [2002], “Đêm Vọng Phục Sinh”, số 2). Vì thế, khi nhu cầu mục vụ của các giáo xứ có đông tín hữu nhưng bị giới hạn cơ sở vật chất cần phải tổ chức hai hoặc nhiều lần các cử hành Nghi thức Tưởng niệm Cuộc Thương Khó của Chúa và Thánh lễ Vọng Phục Sinh thì giám mục giáo phận (Đấng Bản quyền) có thể cho áp dụng ngoại lệ như sắc lệnh đã cho phép. Uỷ ban Phụng tự hân hoan phổ biến sắc lệnh này.

 

BỘ PHỤNG TỰ VÀ KỶ LUẬT CÁC BÍ TÍCH

Prot. N. 105/25

 

Theo thỉnh nguyện của Đức Tổng Giám mục Giuse Nguyễn Năng, Tổng Giám mục Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh và Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam, qua thư đề ngày 13 tháng 1 năm 2025, với năng quyền đặc biệt được Đức Thánh Cha Phanxicô ban cho Bộ này, sau khi cân nhắc các lý do được trình bày, chúng tôi vui lòng ban phép, theo cách thức ngoại lệ, để mỗi Đấng Bản quyền tại Việt Nam, bất cứ khi nào xét thấy cần thiết vì lợi ích thiêng liêng của các tín hữu, được phép cử hành nhiều lần Nghi thức Tưởng niệm Cuộc Thương Khó của Chúa và Canh thức Vượt Qua trong cùng một nhà thờ hoặc cùng một nhà nguyện, với điều kiện luôn phải tuân giữ những quy định hiện hành, nhất là những quy định trong Giáo luật khoản 951. Ân huệ này được ban trong thời hạn 5 năm.

Bất chấp mọi quy định trái ngược.

Ban hành tại trụ sở Bộ Phụng tự và Kỷ luật các Bí tích, ngày 22 tháng 02 năm 2025, lễ kính Tòa Thánh Phêrô, Tông đồ.

Hồng y Arthur Roche

Bộ trưởng ấn ký

Vittorio Francesco Viola, O.F.M.

Tổng Giám mục Thư ký

Link nội dung đầy đủ: https://giaophanmytho.net/giao-hoi-viet-nam/cu-hanh-tam-nhat-thanh-toa-thanh-ban-sac-lenh-ngoai-le-cho-giao-hoi-viet-nam-42729.html

 

***

4. Bổ nhiệm Giám mục Phụ tá giáo phận Hưng Hoá

Lm. Giuse Đào Nguyên Vũ

Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã bổ nhiệm Linh mục Phaolô Nguyễn Quang Đĩnh, thuộc linh mục đoàn giáo phận Hưng Hoá, làm Giám mục Phụ tá giáo phận Hưng Hoá.

WHĐ (15/3/2025) – Hôm nay, ngày 15 tháng 3 năm 2025, Đức Tổng Giám mục Marek Zalewski, Đại diện Toà Thánh thường trú tại Việt Nam thông báo:

Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã bổ nhiệm Linh mục Phaolô Nguyễn Quang Đĩnh,
thuộc linh mục đoàn giáo phận Hưng Hoá,
làm Giám mục Phụ tá giáo phận Hưng Hoá.

Linh mục Giuse Đào Nguyên Vũ

Tiểu sử Linh mục Phaolô Nguyễn Quang Đĩnh

- Sinh ngày: 18/5/1973

- Quê quán: Thôn Phù Lao, xã Sơn Thủy, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ; thuộc giáo xứ Phù Lao, giáo hạt Tây Nam Phú Thọ, giáo phận Hưng Hóa.

- 1998 - 2005: Tu học tại Đại Chủng viện Thánh Giuse Hà Nội.

- Ngày 13/8/2005: Lãnh tác vụ Phó tế tại nhà thờ Sơn Tây.

- Ngày 29/11/2005: Được truyền chức linh mục qua nghi thức đặt tay của Đức Hồng Y Crescenzio Sepe, Bộ trưởng Bộ Loan báo Tin Mừng cho các dân tộc, tại Nhà thờ Chính tòa Hà Nội.

- 2006 - 2009: Quản xứ Ngô Xá, giáo hạt Tây Bắc Phú Thọ.

- 2009 - 2017: Tu nghiệp tại Học Viện Công Giáo Paris (Institut Catholique de Paris).

- Ngày 18/01/2017: Tốt nghiệp học vị Thạc sỹ Thần học Phụng vụ và các Bí tích tại Institut Catholique de Paris.

- 2017 - 2019: Chính xứ Yên Tập, kiêm nhiệm các giáo xứ: Tiên Phong, Ro Lục, chuẩn xứ Hương Tran và Mộ Xuân.

- 2017 - 2022: Trưởng ban Phụng tự giáo phận Hưng Hóa.

- 2019 - 2022: Chính xứ Tuyên Quang, kiêm nhiệm các giáo xứ: Ân Thịnh, Vân Du, Trại Cỏ và Lã Hoàng. Quản hạt Hà-Tuyên-Hùng.

- 2022 - nay: Tổng Đại diện giáo phận Hưng Hóa, đặc trách Ủy ban Giáo sỹ giáo phận Hưng Hóa.

- 2022 - nay: Chính xứ giáo xứ Sơn Lộc (xứ Chính Tòa), kiêm nhiệm giáo xứ

Sơn Đông.

- 2022 - nay: Phụ trách quý thầy năm Mục vụ (Quý chủng sinh giáo phận Hưng Hóa đã tốt nghiệp Đại Chủng viện).

- Ngày 15/3/2025: Được Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm làm Giám mục Phụ tá giáo phận Hưng Hóa.

(Nguồn: WHĐ)

Link nội dung đầy đủ:  https://giaophanmytho.net/giao-hoi-viet-nam/bo-nhiem-giam-muc-phu-ta-giao-phan-hung-hoa-42730.html

 

***

5. Hội thảo: "Giới trẻ sống đức tin dồi dào trong thế giới hôm nay" tại Học viện Công giáo Việt Nam

Đắc Quyền

WHĐ (15/3/2025) – Ngày 15/3/2025, hội thảo với đề tài "Giới trẻ sống đức tin dồi dào trong thế giới hôm nay" đã diễn ra tại Học viện Công giáo Việt Nam (HVCGVN), địa chỉ số 25 đường số 9, phường Bình Thọ, Tp Thủ Đức, Tp HCM.

Tham dự buổi hội thảo có sự hiện diện của Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm (Viện trưởng HVCGVN), Linh mục Giuse Nguyễn Văn Am (Trưởng khoa thần học), Linh mục Vinh Sơn Nguyễn Cao Dũng (Tổng thư ký), Linh mục G.B. Lê Đình Phương CSsR (Giám đốc trung tâm nghiên cứu và đào tạo luân lý), Linh mục Giuse Trần Sĩ Nghị (Giám đốc trung tâm nghiên cứu và đào tạo linh đạo), Linh mục Giuse Đỗ Cao Cương SVD (Giám đốc trung tâm nghiên cứu và đào tạo truyền giáo), Linh mục Gioan Phê Ny Ngân Giang, OP (Giám đốc trung tâm nghiên cứu và đào tạo văn hoá), Viện phụ Bảo Tịnh Nguyễn Đức Chánh (trưởng Ban dịch thuật) và Sr Têrêsa Đào Phượng (thành viên Ban dịch thuật).

Link nội dung đầy đủ: https://giaophanmytho.net/giao-hoi-viet-nam/hoi-thao-gioi-tre-song-duc-tin-doi-dao-trong-the-gioi-hom-nay-tai-hoc-vien-cong-giao-viet-nam-42731.html

 

***

6. Văn phòng Tổng Thư ký Thượng Hội đồng: Thư về tiến trình đồng hành trong giai đoạn thực hiện Thượng Hội đồng

Chuyển ngữ: Tâm Bùi

WHĐ (16/3/2025) – Văn phòng Tổng Thư ký Thượng Hội đồng Giám mục đã gửi đến tất cả các Giám mục thuộc Giáo hội Công giáo Rôma cũng như Giáo hội Công giáo Đông phương, và qua các ngài, đến toàn thể “Dân thánh của Thiên Chúa” được ủy thác cho các ngài chăm sóc, một Lá thư về tiến trình đồng hành trong giai đoạn thực hiện Thượng Hội đồng “Hướng tới một Giáo hội hiệp hành: hiệp thông, tham gia, sứ vụ”.

Tiến trình đồng hành và lượng giá trong giai đoạn thực hiện này, do Văn phòng Tổng Thư ký Thượng Hội đồng Giám mục điều phối, đã được Đức Thánh Cha Phanxicô phê chuẩn. Ngài đã yêu cầu phổ biến nội dung này đến các Giáo hội địa phương và các nhóm Giáo hội.

Một số thời điểm quan trọng để lượng giá tiến độ đạt được trong giai đoạn thực hiện sẽ kết thúc vào năm 2028 với một Đại hội Giáo hội tại Rôma.

VĂN PHÒNG TỔNG THƯ KÝ THƯỢNG HỘI ĐỒNG

 

Thư về Tiến trình Đồng hành trong Giai đoạn Thực hiện Thượng Hội đồng

 

Vatican, ngày 15 tháng 3 năm 2025

Link nội dung đầy đủ: https://giaophanmytho.net/giao-hoi-viet-nam/van-phong-tong-thu-ky-thuong-hoi-dong-thu-ve-tien-trinh-dong-hanh-trong-giai-doan-thuc-hien-thuong-hoi-dong-42735.html

 

***

7. Nhịp sống Giáo hội Việt Nam số 11 (10/3 - 17/3/2025): Dấu ấn 12 năm triều đại Đức Giáo Hoàng Phanxicô

Truyền thông HĐGMVN

WHĐ (17/3/2025) - Chuyên mục Nhịp sống Giáo hội Việt Nam số 11 kính gửi đến quý vị và các bạn những nội dung sau đây:

- Thông tin từ Văn phòng Hội đồng Giám mục Việt Nam

- Hoạt động của các giáo phận trong tuần qua

- Và sau cùng là phần: Điểm lại hành trình 12 năm Sứ vụ mục tử của Đức Thánh cha Phanxicô.

(Nguồn: WHĐ)

Link nội dung đầy đủ:  https://giaophanmytho.net/giao-hoi-viet-nam/nhip-song-giao-hoi-viet-nam-so-11-103---1732025-dau-an-12-nam-trieu-dai-duc-giao-hoang-phanxico-42741.html

 

***

8. Thư mục vụ của FABC: Lời kêu gọi hoán cải sinh thái

Đức Hồng y Filipe Neri Ferrao

WTGPSG (18/3/2025) – Ngày 15/3 vừa qua, Đức Hồng y Filipe Neri Ferrao, Chủ tịch Liên hội đồng Giám mục Á châu (FABC) đã có thư mục vụ gửi các Hội thánh địa phương tại châu Á về việc Chăm sóc Công trình Sáng tạo. Sau đây là toàn văn thư mục vụ bản dịch Việt ngữ do Linh mục Đaminh Ngô Quang Tuyên thực hiện.

LIÊN HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC Á CHÂU (FABC)

Prot. No.004/2025

Ngày 15 tháng 3 năm 2025

Thư Mục Vụ của FABC

gửi các Hội Thánh địa phương tại Châu Á

về việc Chăm sóc Công trình Sáng tạo:

Lời kêu gọi hoán cải sinh thái.

Link nội dung đầy đủ:  https://giaophanmytho.net/giao-hoi-viet-nam/thu-muc-vu-cua-fabc-loi-keu-goi-hoan-cai-sinh-thai-42749.html

 

***

9. Nhịp sống Giáo hội Việt Nam số 12 (17/3 - 24/3/2025): Mừng Lễ Thánh Giuse và truyền chức phó tế và linh mục

Truyền thông HĐGMVN

WHĐ (25/3/2025) - Trong buổi phát hôm nay, thứ Hai, ngày 24 tháng Ba năm 2025, Chuyên mục Nhịp sống Giáo hội Việt Nam - Số 12 có những nội dung sau đây:

- Đức Thánh Cha Phanxicô đã xuất viện vào Chúa Nhật ngày 23/3

- Truyền chức Phó tế tại các giáo phận: Giáo phận Phú Cường, Tổng Giáo phận Huế, Giáo phận Bắc Ninh, Giáo phận Thanh Hóa, Giáo phận Xuân Lộc

- Truyền chức Linh mục tại Giáo phận Hải Phòng

- tiếp theo là các hoạt động nổi bậc của một số Giáo Phận và các điểm hành hương Giáo phận Hưng Hoá 

(Nguồn: WHĐ)

Link nội dung đầy đủ:  https://giaophanmytho.net/giao-hoi-viet-nam/nhip-song-giao-hoi-viet-nam-so-12-173---2432025-mung-le-thanh-giuse-va-truyen-chuc-pho-te-va-linh-muc-42794.html

 

***

10. Lễ truyền chức cho Đức Giám mục Lào Gốc Việt đầu tiên

G. Trần Đức Anh, O.P. | RVA

Đài Chân Lý Á Châu (28/3/2025) – Sáng thứ Ba, ngày 25 tháng Ba vừa qua, Đại lễ Truyền tin, lễ truyền chức cho Đức giám mục Lào gốc Việt đầu tiên đã được cử hành tại Nhà thờ chính tòa Thánh Tâm của Địa phận Đại diện Tông tòa Viên Chăn, trước sự hiện diện của toàn thể các thành viên Hội đồng Giám mục Lào-Campuchia.

Tiến chức là Đức cha Antôn Hoàng Hữu Thư, tên Lào là Adoun Hongsaphong, năm nay 61 tuổi, được Đức Thánh cha Phanxicô bổ nhiệm ngày 23 tháng Mười Hai năm 2024, kế nhiệm Đức Hồng y Louis-Marie Ling Mangkhanekhoun, 80 tuổi.

Tại buổi lễ, ngoài Đức Hồng y Ling còn có hai giám mục của Địa phận Paksé và Savannakhet, cùng với Đức giám mục Địa phận Phnom Penh, cha Pierre Suon Hangly, Phủ doãn Tông tòa Kompongcham và cha Enrique Figaredo Alvargonzalez, Dòng Tên, Phủ doãn Tông tòa Battambang. Lễ truyền chức cho Đức tân Giám mục Viên Chăn là một “hy vọng lớn cho Giáo hội Công giáo tại Lào”. Cuộc sống hồi hộp của cộng đoàn Giáo hội này, nhỏ bé nhưng sinh động, tuy không có sự hiện diện của các thừa sai nước ngoài, vì nhà nước không có phép.

Tại Lào, hiện nay chỉ có tổng cộng hai mươi linh mục, nhưng cũng có nhiều ơn gọi. Điều này khích lệ các vị hữu trách tin tưởng và hy vọng nơi tương lai. Hiện nay, có năm mươi người trẻ Lào đang tiến bước trên con đường ơn gọi linh mục, gồm hai mươi tiểu chủng sinh, mười chủng sinh năm dự bị và hai mươi đại chủng sinh.

Đức tân giám mục

Đức cha Antôn Hoàng Hữu Thư sinh ngày 04 tháng Tư năm 1964, tại Paksé, học Triết và Thần học tại Đại chủng viện Thánh Carlo Borromeo và tốt nghiệp Cao học Thần học tại Đại học Fribourg, bên Thụy Sĩ. Thụ phong linh mục ngày 03 tháng Chín năm 1994 và thuộc Địa phận Đại diện Tông tòa Paksé ở miền trung Lào.

Sau đó, cha được gửi sang Roma du học và lấy Cao học Giáo luật tại Đại học Thánh Tôma Aquinô của Dòng Đa Minh, quen gọi là Đại học Angelicum (1994-1996). Trở về nước, cha lần lượt đảm nhận các nhiệm vụ khác nhau. Từ năm 2005, cha Hoàng Hữu Thư làm Giám đốc Đại chủng viện dự bị ở Paksé trong chín năm (2005-2014), đồng thời làm cha sở nhà thờ chính tòa và phụ trách mười hai giáo họ thuộc Địa phận Đại diện Tông tòa Paksé (2005-2014). Cùng thời gian đó, cha Antôn Thư làm giáo sư về các môn giáo luật, các bí tích, đại kết, dẫn nhập Kinh thánh tại Đại chủng viện quốc gia ở Thakhet (từ năm 2005); Rồi cha phụ trách mục vụ cho mười một giáo họ thuộc Địa phận Paksé từ năm 2014.

Giáo hội Công giáo tại Lào chỉ có khoảng 53.000 tín hữu Công giáo trên tổng số bảy triệu 300.000 dân, hầu hết theo Phật giáo. Giáo hội tại nước này có bốn Địa phận Đại diện Tông tòa, là Viên Chăn, Paksé, Savannakhet và Luang Prabang.

 (Fides 1-2, 25-3-2025)

Nguồn: vietnamese.rvasia.org

Link nội dung đầy đủ:  https://giaophanmytho.net/giao-hoi-viet-nam/le-truyen-chuc-cho-duc-giam-muc-lao-goc-viet-dau-tien-42814.html

 

 

TIN GIÁO HỘI HOÀN VŨ

1. Các học giả và lãnh đạo tôn giáo Indonesia thảo luận tác động cuộc viếng thăm của Đức Thánh Cha

Vào ngày 25/2/2025, các học giả, các lãnh đạo tôn giáo và sinh viên đã tập trung tại Đại học Công giáo Atma Jaya Indonesia để tham dự hội thảo và thảo luận về cuốn sách có tựa đề “Salve Peregrinans Spei!” (Xin chào người hành hương hy vọng). Sự kiện này được tổ chức nhằm suy tư về chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha Phanxicô tại Indonesia và khám phá các chủ đề về đối thoại liên tôn, khoan dung và công bằng xã hội.

Hồng Thủy - Vatican News

Cuộc thảo luận tập trung vào quan điểm của 33 nhân vật Hồi giáo nổi tiếng của Indonesia liên quan đến chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha.

Cuộc gặp gỡ với Đức Thánh Cha: một khoảnh khắc quan trọng trong đối thoại liên tôn

Trong bài phát biểu quan trọng của mình, Bộ trưởng Bộ Tôn giáo Indonesia, Giáo sư KH Nasaruddin Umar, đã nhấn mạnh tầm quan trọng của sự hòa hợp liên tôn và sự khoan dung tôn giáo, nhấn mạnh tính cấp thiết của việc thúc đẩy sự hòa hợp liên tôn trong một môi trường toàn cầu ngày càng phức tạp.

Ông nói: “Thách thức của chúng ta ngày nay là tạo ra những không gian củng cố các mối quan hệ liên tôn thay vì gia tăng sự chia rẽ. Chương trình giáo dục mà chúng ta thiết kế nhằm mục đích định hình các thế hệ tương lai với sự hiểu biết tôn giáo mạnh mẽ, không có giáo lý thù hận”.

Giáo sư Nasaruddin, cựu Đại Imam của Đền thờ Hồi giáo Istiqlal, nhắc lại cuộc gặp gỡ cá nhân của ông với Đức Thánh Cha tại khuôn viên của nhà thờ Hồi giáo và mô tả đó là một khoảnh khắc quan trọng trong đối thoại liên tôn.

Nhân dịp này, ông cũng mời các tham dự viên cầu nguyện cho Đức Thánh Cha. Ông cũng chia sẻ rằng ông đã nhập viện vào cùng ngày Đức Giáo hoàng lâm bệnh.

Chuyến viếng thăm Indonesia của Đức Thánh Cha vào năm ngoái được coi là một cột mốc trong việc thúc đẩy sự khoan dung tôn giáo và sự hiểu biết lẫn nhau. Các hoạt động của ngài với nhiều cộng đồng tôn giáo khác nhau đã nhấn mạnh tầm quan trọng của đối thoại trong việc duy trì xã hội đa dạng và đa nguyên của Indonesia.

Tầm quan trọng của buổi thảo luận:củng cố tình huynh đệ và tiếp tục thông điệp về lòng trắc ẩn và đoàn kết

Tầm quan trọng của buổi thảo luận đối với việc thúc đẩy hòa bình và liên đới đã được các tham dự viên nhấn mạnh.

Đức Cha Antonius Subianto Bunjamin, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Indonesia, mô tả sự kiện này là thời điểm quan trọng để củng cố tình huynh đệ và tiếp tục thông điệp về lòng trắc ẩn và đoàn kết của Đức Thánh Cha. Ngài nói: “Chúng ta phải đảm bảo rằng tinh thần này tiếp tục phát triển mạnh mẽ và mang lại những lợi ích hữu hình cho sự đoàn kết và công bằng xã hội ở Indonesia”.

Trong khi đó, Giám đốc điều hành Quỹ Frans Seda, ông Stefanus Ginting, bày tỏ hy vọng rằng cuộc thảo luận về cuốn sách sẽ giúp công chúng hiểu sâu hơn về chuyến thăm của Đức Giáo hoàng và những tác động rộng hơn của chuyến thăm đối với xã hội Indonesia. (LiCAS 27/02/2025)

(Nguồn: RV)

Link nội dung đầy đủ: https://giaophanmytho.net/giao-hoi-hoan-vu/cac-hoc-gia-va-lanh-dao-ton-giao-indonesia-thao-luan-tac-dong-cuoc-vieng-tham-cua-duc-thanh-cha-42658.html

 

***

2.  Đức Thánh Cha tại bệnh viện Gemelli (tối 2/3): tình trạng ổn định, không dùng máy thở

Đức Thánh Cha tiếp tục được cung cấp oxy, không sốt. Tiên lượng vẫn dè dặt. Sáng nay, ngài đã tham dự Thánh lễ.

Vatican News

Phòng Báo chí Toà Thánh cập nhật thông tin sức khỏe của Đức Thánh Cha (lúc 18:33):

Tình trạng sức khỏe của Đức Thánh Cha vẫn ổn định trong ngày hôm nay; ngài không cần thở máy không xâm lấn mà chỉ cần liệu pháp oxy lưu lượng cao; ngài không bị sốt.

Xét đến tính phức tạp của tình hình sức khỏe, tiên lượng vẫn còn dè dặt.

Sáng nay, Đức Thánh Cha đã tham dự Thánh lễ cùng với những người đang chăm sóc ngài trong những ngày qua. Sau đó, ngài dành thời gian nghỉ ngơi và cầu nguyện.

(Nguồn: RV)

Link nội dung đầy đủ: https://giaophanmytho.net/giao-hoi-hoan-vu/duc-thanh-cha-tai-benh-vien-gemelli-toi-23-tinh-trang-on-dinh-khong-dung-may-tho-42665.html

 

***

3. Giáo Hội Công Giáo và Anh Giáo ở Vương Quốc Anh cùng cầu nguyện cho Đức Thánh Cha

Tại Vương quốc Anh, tín hữu Công giáo và Anh giáo đang cầu nguyện cho sức khỏe của Đức Thánh Cha qua các Thánh lễ, giờ kinh Mân Côi và các giờ cầu nguyện khác tại các giáo phận Công giáo và Anh giáo. Đức Hồng y Nichols và Giáo chủ Anh giáo Cottrell đã bày tỏ sự gần gũi với Đức Thánh Cha, nhắc lại vai trò của ngài như vị lãnh đạo tinh thần của toàn thế giới.

Hồng Thủy - Vatican News

Giờ Kinh Mân Côi tại Nhà thờ chính tòa Công giáo Westminster

Tại mọi giáo xứ và giáo phận Công giáo ở Anh, hơn sáu triệu tín hữu cầu xin Thiên Chúa nhanh chóng chữa lành cho Đức Thánh Cha. Tại Nhà thờ chính tòa Westminster của Công giáo Anh, các tín hữu đọc Kinh Mân Côi vào lúc 1 giờ trưa hàng ngày để cầu nguyện cho Đức Thánh Cha.

Ngay cả các tín đồ của Giáo hội Anh giáo và các tôn giáo khác – Giám lý, Báp-tít, Do Thái và Hồi giáo – vẫn nhớ đến Đức Thánh Cha, vị Giáo hoàng nổi tiếng vì đã đảm bảo, ở cấp độ quốc tế, một sự lãnh đạo về mặt đạo đức mà ngay cả nhiều người vô thần cũng biết ơn.

Đức ông Roderick Strange: Đức Giáo hoàng Phanxicô đã chạm đến trái tim của nhiều người bằng sự nhấn mạnh về lòng thương xót

Đức ông Roderick Strange, giáo sư thần học tại Đại học Công giáo St. Mary ở London, người đã cử hành nhiều Thánh lễ cầu nguyện cho sức khỏe của Đức Thánh Cha trong những ngày gần đây và cũng đã tổ chức một giờ cầu nguyện với cùng ý chỉ này vào mỗi thứ Năm, chia sẻ: “Tôi nghĩ rằng Vương quốc Anh rất ngưỡng mộ những nỗ lực của Đức Giáo hoàng Phanxicô trong suốt triều đại của ngài. Đây là một đất nước có sự thế tục hóa sâu sắc, nhưng Đức Giáo hoàng Phanxicô đã chạm đến trái tim của nhiều người bằng sự nhấn mạnh về lòng thương xót, lòng trắc ẩn và lòng đạo đức ngay từ những giây phút đầu tiên của triều đại giáo hoàng của ngài. Người Công giáo Anh coi Đức Giáo hoàng Phanxicô là người kế thừa truyền thống do Đức Gioan XXIII khởi xướng vì lòng tốt, tính hài hước và sự cởi mở với các tín ngưỡng khác. Các tín hữu Anh giáo cũng ngưỡng mộ ngài vì sự dấn thân của ngài đối với cuộc đối thoại đại kết”.

Đức Hồng y Vincent Nichols cầu nguyện cùng Đức Mẹ Walsingham cho Đức Thánh Cha

Trong một lá thư gửi Đức Thánh Cha, Giáo chủ Công giáo Anh và xứ Wales, Đức Hồng y Vincent Nichols, đã đảm bảo với Đức Thánh Cha về “lời cầu nguyện của rất nhiều người ở đây tại Anh và xứ Wales” và nhắc lại “lòng kính mến đặc biệt mà người Công giáo ở những vùng đất này dành cho Đức Giáo hoàng, một lòng kính mến xuất phát từ lòng trung thành lịch sử của các tín hữu trên những hòn đảo này đối với ngài”.

Đức Hồng y đã viết cho Đức Giáo hoàng rằng nhiều người quý trọng ngài và đánh giá cao sự lãnh đạo của ngài thông qua sứ vụ Phêrô. “Chúng con cầu xin, qua sự chuyển cầu của Đức Mẹ, đặc biệt là qua tước hiệu Đức Mẹ Walsingham, ngài có thể nhận được sức mạnh và sự kiên trì trong những ngày này và tiếp tục mang đến cho thế giới niềm vui và lòng trắc ẩn vốn luôn nằm ở trung tâm sứ vụ của ngài”.

Đức Tổng giám mục Anh giáo Stephen Cottrell: cầu nguyện để Đức Thánh Cha được nâng đỡ bởi hy vọng của Phúc Âm

Về phía Giáo hội Anh giáo, trong một lá thư gửi cho Giáo chủ Công giáo Anh, Đức Hồng y Vincent Nichols, Đức Tổng giám mục Anh giáo của York, Stephen Cottrell, người hiện đang đứng đầu Giáo hội Anh, đã đảm bảo rằng "tôi và nhiều tín hữu Anh giáo khác sẽ cầu nguyện cho sức khỏe của Đức Giáo hoàng Phanxicô, ... Chúng tôi cầu nguyện cho ngài sớm bình phục và cho tất cả những người đang chăm sóc ngài lúc này”. Đức Tổng Giám mục của York cũng nhắc lại chuyến viếng thăm của ngài và cách Đức Thánh Cha, trong buổi đọc Kinh Chiều (ngày 25/1) cầu nguyện cho đại kết, đã nhấn mạnh rằng 'hy vọng là trọng tâm của Phúc Âm, của những nỗ lực đại kết và của Năm Thánh này'. Chúng tôi tiếp tục cầu nguyện để Đức Thánh Cha được nâng đỡ bởi hy vọng của Phúc Âm và biết được tình yêu của Chúa Giêsu Kitô trong thời điểm này và trong tương lai”.

Giám mục Anh giáo Graham Kings: nhìn thấy nơi Đức Giáo hoàng trung tâm của tình yêu Thiên Chúa dành cho tất cả mọi người

Cũng cầu nguyện cho Đức Thánh Cha là Giám mục Anh giáo Graham Kings, giám mục phụ tá tại giáo phận Ely. Ngài nói: “Tôi sử dụng một lời cầu nguyện trong ‘Sách Cầu nguyện chung’, một bộ sưu tập các nghi lễ được sử dụng rộng rãi trong Cộng đồng Anh giáo, có từ thế kỷ 16, khi Giáo hội của chúng tôi mới thành lập. Lời cầu nguyện chứa đựng mong muốn của chúng tôi là Đức Giáo hoàng Phanxicô được chữa lành, nhưng cũng chứa đựng nhận thức rằng chúng ta không biết hết kế hoạch của Thiên Chúa. Tôi tin chắc rằng tất cả các truyền thống trong Giáo hội của Anh – Anh giáo, Tin lành và Tự do – đều đang cầu nguyện cho Đức Giáo hoàng vào lúc này, bởi vì họ thấy ở ngài một trung tâm phi thường của tình yêu Thiên Chúa dành cho tất cả mọi người và đặc biệt là người nghèo. Trong những ngày này khi ngài bị bệnh, chúng tôi muốn cầu xin niềm vui vĩnh cửu cho ngài vào đúng thời điểm, ngay cả khi chúng ta không biết thời điểm đó sẽ là khi nào”.

(Nguồn: RV)

Link nội dung đầy đủ: https://giaophanmytho.net/giao-hoi-hoan-vu/giao-hoi-cong-giao-va-anh-giao-o-vuong-quoc-anh-cung-cau-nguyen-cho-duc-thanh-cha-42667.html

 

***

4.  Ý cầu nguyện của ĐTC trong tháng 3: Cầu cho các gia đình trong cơn khủng hoảng

Trong video ý cầu nguyện trong tháng 3, được công bố ngày 4/3/2025, cầu nguyện cho các gia đình đang trong cơn khủng hoảng, Đức Thánh Cha nói rằng sự tha thứ luôn làm mới lại gia đình, giúp gia đình hướng về phía trước với niềm hy vọng. Tha thứ mang lại bình an, vì nó giải thoát chúng ta khỏi nỗi buồn, và trên hết là sự oán giận. Ngài mời gọi cầu nguyện để những gia đình tan vỡ có thể tìm thấy phương dược chữa lành vết thương qua sự tha thứ.

Vatican News

Ý cầu nguyện của Đức Thánh Cha xuất phát từ thực tế là trong xã hội ngày nay, con số các gia đình ly thân và ly dị ngày càng gia tăng, thậm chí tại một số quốc gia, con số này còn cao hơn con số các cuộc hôn nhân.

Cần tôn trọng mỗi cá nhân

Đức Thánh Cha mở đầu video với nhận xét: “Ai trong chúng ta cũng đều mơ về một gia đình đẹp đẽ, hoàn hảo. Nhưng không có gia đình nào hoàn hảo cả”. Những xung đột trong gia đình xuất phát từ sự khác biệt của chính các thành viên. Do đó, theo ngài, cần tôn trọng mỗi cá nhân và xác tín rằng mỗi người có thể đóng góp điều gì đó cho sự hợp nhất của gia đình.

Tha thứ: Liều thuốc tốt nhất để chữa lành những vết thương trong gia đình

Khi xung đột tạo nên những vết thương, theo Đức Thánh Cha, “liều thuốc tốt nhất để chữa lành những vết thương trong gia đình chính là sự tha thứ”. Ngài giải thích: “Tha thứ có nghĩa là trao cho nhau một cơ hội khác” như Thiên Chúa luôn làm với chúng ta. “Sự tha thứ luôn làm mới lại gia đình, giúp gia đình hướng về phía trước với niềm hy vọng”.

Đức Thánh Cha nói thêm: “Ngay cả khi không thể có một ‘kết thúc có hậu’ như chúng ta mong muốn, ân sủng của Thiên Chúa vẫn ban cho chúng ta sức mạnh để tha thứ và mang lại bình an, vì nó giải thoát chúng ta khỏi nỗi buồn, và trên hết là sự oán giận”. 

Hòa giải giúp giải quyết các hôn nhân trục trặc

Đức Thánh Cha giải thích trong Tông huấn Amoris Laetitia, “kinh nghiệm cho thấy rằng với sự hỗ trợ thích hợp và các hành động hòa giải, thông qua ân sủng, một tỷ lệ lớn các cuộc hôn nhân gặp trục trặc sẽ tìm thấy giải pháp theo cách thỏa đáng. Biết cách tha thứ và cảm thấy được tha thứ là một kinh nghiệm cơ bản trong cuộc sống gia đình”.

5 thái độ có thể giúp nâng cao đời sống hằng ngày của gia đình

Cha Cristóbal Fones, Giám đốc quốc tế của Mạng lưới cầu nguyện toàn cầu của Đức Giáo hoàng, nói về 5 thái độ có thể giúp nâng cao đời sống hằng ngày của gia đình. Trước hết, chúng ta cần chấp nhận sự khác biệt của mọi người, coi đó là cơ hội để làm phong phú thêm các mối quan hệ gia đình. Thái độ thứ hai, và có liên quan chặt chẽ với thái độ đầu tiên, là trân trọng người khác, nhận ra sự phong phú và tài năng của họ. Điều này có nghĩa là không phán xét mọi người. Và thái độ quan trọng nhất trong gia đình đó là cầu xin sự tha thứ và tha thứ khi cần thiết. Và cuối cùng là đồng hành với nhau. (CSR_805_2025)

(Nguồn: RV)

Link nội dung đầy đủ: https://giaophanmytho.net/giao-hoi-hoan-vu/y-cau-nguyen-cua-dtc-trong-thang-3-cau-cho-cac-gia-dinh-trong-con-khung-hoang-42678.html

 

***

5. Công đồng Nixêa, nguồn mạch và hướng dẫn cho hành trình đại kết

Nhân kỷ niệm 1.700 năm Công đồng Nixêa, Đại học Giáo hoàng Gregoriana tổ chức một hội nghị và triển lãm có chủ đề “Kinh Tin Kính của Công đồng Nixêa: Lịch sử và Thần học”. Đây là một cơ hội để suy tư, trong Năm Thánh, về con đường hướng tới sự hiệp nhất dựa trên nền tảng chung của Kinh Tin Kính Nixêa, nền tảng của đức tin Kitô giáo.

Vatican News

Năm 2025 này các Giáo hội Kitô kỷ niệm 1700 năm Công đồng Nixêa, Công đồng chung đầu tiên trong lịch sử Giáo hội. Từ Công đồng này, Kinh Tin Kính Nixêa mà chúng ta tuyên xưng trong các Thánh lễ Chúa Nhật đã ra đời, một tuyên bố là nền tảng của đức tin chung Kitô giáo. Trong Năm Thánh 2025, kỷ niệm 1700 năm công đồng Nixêa là một cơ hội để các Giáo hội Kitô suy tư về hành trình hướng tới sự hiệp nhất trọn vẹn dựa trên nền tảng chung là Kinh Tin Kính Công đồng Nixêa.

Công đồng Nixêa được Hoàng đế Constantino triệu tập vào năm 325, với sự tham dự của khoảng 300 giám mục, bao gồm các sứ giả của Giáo hoàng và đại diện của Giáo hội Đông phương, lên án lạc giáo Ariô khi đó phủ nhận thiên tính của Chúa Giêsu Kitô và sự đồng bản tính của Người với Chúa Cha”.

Trong công đồng Nixêa, lần đầu tiên các nghị phụ sử dụng cụm từ “Chúng tôi tin”. Công đồng này vẫn còn là một lời mời gọi phù hợp cho đến ngày nay, được gửi đến tất cả các Giáo hội và cộng đồng giáo hội: hãy tiến bước trên con đường hướng tới sự hiệp nhất trọn vẹn.

Một hội nghị gồm hai giai đoạn

Trong tinh thần này, Đại học Giáo hoàng Gregoriana ở Roma tổ chức hội nghị có chủ đề “Kinh Tin Kính của Công đồng Nixêa: Lịch sử và Thần học”. Hội nghị có hai giai đoạn: trước hết là tại Đại học Giáo hoàng Gregoriana từ ngày 27/2 đến ngày 1/3 vừa qua, và sau đó tại Đại học Münster, Đức, từ ngày 15 đến ngày 17/10. Mục đích của hội nghị là thúc đẩy đối thoại giữa nghiên cứu lịch sử về Công đồng Nixêa và các vấn đề về thần học hệ thống liên quan đến ý nghĩa hiện tại của Kinh Tin Kính Nixêa.

Ngoài các sự kiện này, Đại học còn tổ chức một sự kiện khác: đó là triển lãm “Về Mọi điều hữu hình và vô hình”, mở cửa từ ngày 27/2 đến ngày 13/3, tại tiền sảnh của Đại học Gregoriana, nhằm mục đích nắm bắt ý nghĩa thần học của nghệ thuật liên quan đến Công đồng chung đầu tiên của Giáo hội. Những hình ảnh này đưa chúng ta đến thành phố cổ Nixêa, ngày nay được gọi là Iznik ở Thổ Nhĩ Kỳ.

Hội nghị “Kinh Tin Kính của Công đồng Nixêa: Lịch sử và Thần học” được Cha Mark Lewis, Viện trưởng Đại học Giáo hoàng Gregoriana, khai mạc sáng ngày 27/2.

Giáo sư Michael Seewald thuộc Đại học Münster nhấn mạnh rằng ý tưởng tổ chức một hội nghị chung giữa Đại học Gregoriana và Đại học Công giáo Đức đã nảy sinh trong một hội nghị về Công đồng được tổ chức cách đây hai năm tại Roma. Ông giải thích rằng cả hai đại học đều có sự nhạy cảm mạnh mẽ về đại kết.

Mục đích của hội nghị là cùng nhau suy nghĩ về các chiều kích của lịch sử và thần học liên quan đến Công đồng Nixêa.

Hội nghị có sự tham dự của các đại diện của nhiều giáo phái Kitô giáo khác nhau. Khoa trưởng Khoa Thần học, Cha Philipp Renczes, nhấn mạnh rằng hội nghị cũng tập trung vào Kitô giáo Đông phương. Hội nghị sẽ được tổ chức thành hai phiên và tại nhiều địa điểm khác nhau, đồng thời cũng sẽ mang đến cơ hội phân tích Công đồng Nixêa từ nhiều góc độ khác nhau.

Sự ra đời của Công đồng và tính mới mẻ của Công đồng Nixêa

Giáo sư Emanuela Prinzivalli, thuộc Đại học “La Sapienza” ở Roma, nhắc lại rằng thuật ngữ tiếng Hy Lạp σύνοδος (synodos), có nghĩa là cuộc họp và từ tiếng Latinh tương đương là concilium. Bà giải thích rằng Thượng Hội đồng Kitô giáo là cuộc họp của các đại biểu từ các Giáo hội khác nhau nhằm giải quyết các vấn đề và tranh luận. Ví dụ, các cuộc họp được tổ chức vào thế kỷ thứ hai để giải quyết những bất đồng về ngày lễ Phục sinh có thể được xác định là các “synodos”. Bên cạnh các “synodos” còn có các loại “đại hội” (assembly) khác, trong đó một số chuyên gia được triệu tập để giải quyết tranh chấp. Những nhân vật chính trong trường hợp này là các chuyên gia, những bậc thầy.

Giáo sư Prinzivalli nhận xét rằng có nhiều yếu tố hình thành nên Công đồng Nixêa: trên hết, chúng ta cần lưu ý rằng lịch sử của Đế quốc Roma và lịch sử của Kitô giáo có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Lịch sử của Đế quốc Roma thời đó “đang hướng tới chế độ Kitô giáo” và Hoàng đế Constantino triệu tập Công đồng với tư cách là “Pontifex Maximus”. Trong suốt thời cổ đại, các Công đồng được coi là mang tính đại kết vì được triệu tập bởi hoàng đế.

Một yếu tố mới lạ nằm ở chỗ “các điều khoản của Công đồng có giá trị lập pháp”. Mặc dù nhiều chủ đề đã được thảo luận tại Nixêa, bao gồm cả ngày lễ Phục sinh, nhưng trọng tâm của cuộc họp là tranh luận về đạo lý liên quan đến lạc thuyết Ariô. Kinh Tin Kính Nixêa có mục đích suy tư về tính nội tại của Thiên Chúa” và đây là lần đầu tiên một Công đồng quyết định chấp nhận một Kinh Tin Kính. Bộ luật Nixêa cũng là một sự mới lạ trong đó nhiều chủ đề được đề cập, bao gồm các khía cạnh pháp lý và kỷ luật. Trong cuộc phỏng vấn dành cho Radio Vatican - Vatican News, Giáo sư Prinzivalli đã phác thảo Công đồng Nixêa từ góc độ lịch sử và thần học.

“Công đồng Nixêa ra đời do những vấn đề ở một số tòa giám mục chính của Đông phương, bao gồm cả Alexandria và Antiokia”. Các cuộc thảo luận đòi hỏi sự can thiệp nhiều hơn và, giáo sư Prinzivalli nhấn mạnh, “các truyền thống thần học chưa từng gặp nhau trước đây đã gặp nhau tại Nixêa”. Một sự kiện, xảy ra vào năm 325, dạy cho chúng ta biết về sự tương phản sáng tối của lịch sử. Từ Nixêa xuất hiện “một cuộc đối thoại giữa các lập trường khác nhau”. Sự đóng góp của Hoàng đế Constantino là quyết định. Với tư cách là Pontifex Maximus (vị thủ lãnh tôn giáo thời đế quốc Roma. Khi Kitô giáo trở thành quốc giáo trong đế quốc Roma, từ ngữ này chỉ Đức Giáo hoàng). Hoàng đế Constantino là “người bảo đảm tối cao cho sự ổn định của Đế quốc thông qua việc duy trì pax deorum (hòa bình của các vị thần), điều mà đối với ông giờ đây chính là pax dei christianorum (hòa bình của các Kitô hữu)”. Điều này không làm thay đổi bản chất: “trách nhiệm của ông là đảm bảo hòa bình tôn giáo”. Điều tích cực là việc tìm kiếm sự hiệp nhất: “Hoàng đế Constantino theo cách riêng của mình đã tìm kiếm sự hiệp nhất, một nền hòa bình tôn giáo, điều cũng có thể được đảm bảo cho người dân”. Cũng là sự hiệp nhất khi thấy rằng Công đồng Nixêa - ngày nay là Iznik, một thành phố hành hương - bằng cách nào đó có mối liên hệ với thời điểm Hy vọng này. “Sự hiệp nhất không bao giờ là điều được bảo đảm, chúng ta phải luôn tìm kiếm nó”.

Công đồng Nixêa và Kitô giáo Đông phương

Trong số các diễn giả tại hội nghị, giáo sư Daniel Galadza của Học viện Giáo hoàng về Đông Phương đã đề cập đến chủ đề về nghi thức tiếp nhận phụng vụ của Công đồng Nixêa. Trong cuộc phỏng vấn dành cho Radio Vatican - Vatican News, trước tiên ông nhắc lại tầm quan trọng của sự kiện lịch sử này đối với các Giáo hội Đông phương.

Đối với các Giáo hội Đông phương, giáo sư Daniel Galadza nhận xét, Nixêa “là Công đồng chung đầu tiên”. Sự kiện này “được kỷ niệm trong hầu hết mọi truyền thống của các Giáo hội Đông phương trong năm phụng vụ với một ngày lễ đặc biệt”. Ví dụ, trong nghi lễ Byzantine, lễ kỷ niệm này “diễn ra vào Chúa Nhật sau lễ Thăng Thiên”. Điều này phản ánh sự kiện lịch sử vì “Công đồng diễn ra trong thời gian đó”. Và nó cũng liên quan đến sự Nhập thể của Chúa Kitô, đến thực tế rằng “nhân tính đã được thiên tính hóa”. Công đồng Nixêa, theo quan điểm của thế giới phương Đông, “được tiếp nhận trong bối cảnh của các Công đồng khác”. Tuyên bố rằng “Chúa Kitô là người thật và là Thiên Chúa thật” đáp lại lạc giáo Ariô. Thành ngữ Filioque được Giáo hội Roma thêm vào Kinh Tin Kính Nixêa-Constantinopoli, nghĩa là Chúa Thánh Thần phát xuất từ ​​Chúa Cha và Chúa Con, có hàm ý chính xác: nhằm nhấn mạnh thiên tính của Chúa Con. Filioque là một trong những nguyên nhân gây ra sự bất đồng giữa Giáo hội Đông phương và Giáo hội Tây phương. Vào thế kỷ XX, sau các cuộc đối thoại đại kết giữa Công giáo và Chính thống giáo, người ta thấy rằng đây thực ra không phải là vấn đề gây chia rẽ. “Có lẽ Giáo hội Roma có thể suy tư và xem xét liệu có thể gỡ bỏ thành ngữ Filioque để trở lại hình thức cổ xưa hơn hay không”.

Ngày lễ Phục sinh

Tại Công đồng Nixêa, vấn đề về ngày cử hành lễ Phục sinh cũng đã được thảo luận. Giáo sư Daniel Galadza nhắc lại rằng mong muốn “cùng nhau mừng lễ Phục sinh” đã được thể hiện vào thế kỷ thứ tư: theo Eusebius xứ Caesarea, hoàng đế Constantino đã muốn các Kitô hữu cử hành lễ này vào một ngày duy nhất. Một trong những quyết định được đưa ra trong Công đồng Nixêa là không cử hành Lễ Phục Sinh cùng với lễ Vượt Qua của người Do Thái. Vào thế kỷ thứ mười hai, nhiều nhà giáo luật Byzantine cũng đã thêm vào rằng “lễ Phục sinh không nên được cử hành trước ngày người Do Thái cử hành lễ Vượt Qua”. Ngày nay theo lịch Gregorio, lễ Phục sinh có thể diễn ra trước lễ Vượt Qua của người Do Thái. Theo giáo sư Daniel Galadza, “Điều cần hiểu là tại sao điều khoản đó lại được đưa ra ở Nixêa: các học giả lập luận rằng điều đó không phải do chủ nghĩa bài Do Thái mà là do thực tế rằng, sau nhiều lần Giêrusalem bị phá hủy, chính người Do Thái đã mất đi cách tính ngày Lễ Phục sinh một cách đáng tin cậy. Bây giờ, vào dịp kỷ niệm 1700 năm Công đồng Nixêa, chúng ta có thể xem xét lại vấn đề về cách thức cử hành lễ Phục sinh và thời điểm cử hành lễ này”. Ông kết luận, điều hy vọng là chúng ta có thể đạt được “một ngày lễ Phục sinh duy nhất”.

(Nguồn: RV)

Link nội dung đầy đủ: https://giaophanmytho.net/giao-hoi-hoan-vu/cong-dong-nixea-nguon-mach-va-huong-dan-cho-hanh-trinh-dai-ket-42681.html

 

***

6. Giáo Triều Rôma tĩnh tâm mùa chay và hiệp thông với Đức Thánh Cha đang đau bệnh

Từ 5 giờ chiều ngày 9/3/2025, Chúa Nhật thứ nhất Mùa Chay, đến trưa thứ Sáu ngày 14/3/2025, Giáo triều Roma sẽ tham dự tuần tĩnh tâm Mùa Chay hàng năm và hiệp thông trong tinh thần với Đức Thánh Cha khi ngài tiếp tục được điều trị tại bệnh viện Gemelli ở Roma.

Vatican News

Phòng Báo chí Tòa Thánh cho biết các bài suy niệm Mùa Chay năm 2025, về chủ đề “Niềm hy vọng về sự sống vĩnh cửu”, sẽ do Cha Roberto Pasolini, giảng thuyết viên Phủ Giáo hoàng, phụ trách, và diễn ra tại Hội trường Phaolô VI ở nội thành Vatican.

Sự sống lại, hy vọng, niềm an ủi

Trong thông cáo mời tham dự tuần tĩnh tâm, Phủ Giáo hoàng nhấn mạnh rằng sự phục sinh của Chúa Kitô, lời hứa về sự sống vĩnh cửu cho tất cả mọi người, là “hy vọng, bản chất và đỉnh cao của đức tin Kitô giáo được Công đồng Nixêa công bố”. Niềm tin này “trong nhiều thế kỷ đã là nguồn an ủi và hướng dẫn cho nhân loại, soi sáng ý nghĩa cùng đích của cuộc sống”. Tuy nhiên, theo thời gian, “một loại bụi đã bao phủ lời hứa này, với một bức màn che khuất ý nghĩa sâu xa hơn của nó”.

Thông cáo nhấn mạnh: Trong “Mùa Chay đặc biệt này, được cử hành trong Năm Thánh, chúng ta muốn chiêm niệm về sự sống vĩnh cửu không phải là điều gì đó sẽ xảy ra một ngày nào đó, mà là một ân sủng đã soi sáng cuộc sống của chúng ta”. Thông cáo kết luận rằng những thử thách và đau khổ “tiếp tục đánh dấu hành trình của nhân loại” chỉ là “bóng tối của vinh quang đang chờ được mặc khải nơi chúng ta: lời hứa về sự vĩnh cửu mà Thiên Chúa đã kêu gọi chúng ta ngay từ đầu”.

Vatican mời các Hồng y, Giám mục, các thành viên của Phủ Giáo hoàng, các linh mục và giáo dân làm việc tại Vatican tham dự tuần tĩnh tâm.

Tuần tĩnh tâm sẽ bắt đầu với Kinh Chiều vào Chúa Nhật ngày 9/3/2025. Mỗi ngày, từ thứ Hai đến thứ Năm, sẽ có hai bài suy niệm. Tuần tĩnh tâm sẽ kết thúc với bài suy tư cuối cùng vào sáng thứ Sáu.

Các tuần tĩnh tâm hàng năm của Giáo hoàng

Các tuần tĩnh tâm hàng năm của Giáo hoàng tại Vatican bắt đầu từ thời Đức Giáo hoàng Pio XI. Ban đầu các tuần tĩnh tâm được tổ chức vào Mùa Vọng, nhưng vào năm 1964, Thánh Phaolô VI đã đổi tuần tĩnh tâm sang Mùa Chay.

Bắt đầu từ Mùa Chay năm 2014, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chọn tổ chức các tuần tĩnh tâm Mùa Chay tại trung tâm tĩnh tâm ở thị trấn Ariccia, cách Roma khoảng 35km về phía đông nam. Trong tuần tĩnh tâm, Đức Thánh Cha cũng như các Hồng y đứng đầu các bộ thuộc Giáo triều Roma ngưng các hoạt động làm việc để tham gia tĩnh tâm.

Năm nay là lần đầu tiên sau 4 năm ngắt quãng, các Hồng y và Giáo triều Roma sẽ tham tuần tĩnh tâm Mùa Chay chung với nhau. Trong hai năm 2021 và 2022, do đại dịch COVID-19, Đức Thánh Cha và các viên chức giáo triều tĩnh tâm riêng. Trong năm 2023 và 2024, các ngài cũng tiếp tục tĩnh tâm riêng.

Đối với Đức Thánh Cha, đây sẽ là lần thứ sáu ngài không tĩnh tâm chung với Giáo triều Roma. Vào năm 2020, Văn phòng Báo chí Tòa thánh thông báo rằng Đức Thánh Cha bị cảm lạnh kéo dài và không tham dự tuần tĩnh tâm. Sau đó, từ năm 2021 đến năm 2024, Đức Thánh Cha và Giáo triều Roma đã tĩnh tâm cá nhân.

(Nguồn: RV)

Link nội dung đầy đủ: https://giaophanmytho.net/giao-hoi-hoan-vu/giao-trieu-roma-tinh-tam-mua-chay-va-hiep-thong-voi-duc-thanh-cha-dang-dau-benh-42686.html

 

***

7.  Tòa Thánh kêu gọi đầu tư cho hòa bình,  không đầu tư cho quân sự

Tại cuộc họp lần thứ ba của các quốc gia thành viên Hiệp ước Cấm Vũ khí Hạt nhân, diễn ra vào ngày 04/3 tại New York, Đức Tổng Giám mục Gabriele Caccia, Quan sát viên Thường trực của Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc kêu gọi các thành viên của Hiệp ước không đầu tư vào quân sự, nhưng đầu tư cho hoà bình.

Vatican News

Hiệp ước Cấm Vũ khí Hạt nhân (TPNW), có hiệu lực từ ngày 22/01/2021, là công cụ pháp lý đầu tiên có tính ràng buộc nhằm cấm hoàn toàn vũ khí hạt nhân. Tính đến nay, hiệp ước đã được 73 quốc gia phê chuẩn, trong đó có Tòa Thánh.

Phát biểu tại cuộc họp, Đức Tổng Giám Mục nói: “Điều cấp thiết là phải đánh giá lại các ưu tiên hiện tại, với các khoản đầu tư được hướng tới một mô hình hòa bình và an ninh đặt nền tảng trên tình huynh đệ, thay vì răn đe và leo thang quân sự”. Ngài cũng nhấn mạnh trách nhiệm của cộng đồng quốc tế trong việc đảm bảo một tương lai an toàn cho các thế hệ mai sau.

Nhân dịp kỷ niệm 80 năm vụ đánh bom nguyên tử xuống hai thành phố Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản vào ngày 6 và 9/8/1945, Đức Tổng Giám Mục đề cập đến tầm quan trọng đặc biệt của việc nhận thức rõ “nỗi đau không kể xiết do vũ khí hủy diệt hàng loạt này gây ra”. Những loại vũ khí này để lại những tác động tiêu cực sâu sắc và lâu dài, làm thay đổi các cộng đồng bị ảnh hưởng, không chỉ trong hiện tại mà còn qua nhiều thế hệ; không chỉ gây tổn thất về sinh mạng nhưng còn dẫn đến những hậu quả lâu dài về tâm lý, văn hóa và môi trường.

Theo ngài, thay vì sử dụng tiền để giải quyết các thách đố cấp bách toàn cầu, bao gồm nghèo đói, nhiều quốc gia đang ngày càng chuyển hướng nguồn tài nguyên quý giá vào việc tích trữ vũ khí. Đại diện Tòa Thánh, ngài bày tỏ sự lo ngại về sự thay đổi trong các ưu tiên này. Vì thế ngài kêu gọi cần phải chuyển hướng các khoản đầu tư vào “an ninh,” “phát triển con người toàn diện” và “hòa bình”.

Trong thế giới hiện đại, nơi vũ khí hủy diệt ngày càng mạnh mẽ hơn, đã đến lúc phải nghiêm túc nói “không” với chiến tranh, khẳng định rằng không có chiến tranh nào là chính nghĩa, mà chỉ có hòa bình là chính nghĩa: một hòa bình ổn định và lâu dài, không được xây dựng trên sự cân bằng mong manh của răn đe, mà trên tình huynh đệ nối kết chúng ta.

Đối với Tòa Thánh, mặc dù vẫn còn nhiều thách đố và xu hướng đáng lo ngại, Hiệp ước Cấm Vũ khí Hạt nhân là một “ngọn hải đăng hy vọng và tiến bộ” giúp “lấp đầy một khoảng trống quan trọng trong cơ cấu toàn cầu về giải trừ vũ khí.

Đại diện Toà Thánh kết thúc bài phát biểu nhắc lại lời của Đức Thánh Cha trong thông điệp cho Ngày Hòa Bình Thế giới lần thứ 53 năm 2020: “Ý thức con người phải ngày càng mạnh mẽ trước mọi ý định thống trị và hủy diệt. Chúng ta không thể để các thế hệ hiện tại và tương lai mất đi ký ức những gì đã xảy ra, bởi vì ký ức đó là bảo đảm và động lực để xây dựng một tương lai công bằng và huynh đệ hơn”.

(Nguồn: RV)

Link nội dung đầy đủ: https://giaophanmytho.net/giao-hoi-hoan-vu/toa-thanh-keu-goi-dau-tu-cho-hoa-binh-khong-dau-tu-cho-quan-su-42691.html

 

***

8. Cập nhật sức khoẻ của Đức Thánh Cha (tối 10/3): Dỡ bỏ tình trạng theo dõi đặc biệt

Tình trạng sức khỏe của Đức Thánh Cha tiếp tục tiến triển. Các bác sĩ đã quyết định dỡ bỏ tình trạng theo dõi đặc biệt.

Vatican News

Phòng báo chí Toà Thánh cập nhật sức khoẻ của Đức Thánh Cha tối thứ Hai ngày 10/3, lúc 19:49:

Tình trạng sức khỏe của Đức Thánh Cha tiếp tục ổn định. Những tiến triển tích cực trong những ngày qua đã tiếp tục được củng cố, được xác nhận qua các xét nghiệm máu, khám lâm sàng và phản ứng tốt với liệu pháp điều trị bằng thuốc.

Vì những tiến triển tích cực này, hôm nay các bác sĩ đã quyết định dỡ bỏ tình trạng theo dõi đặc biệt.

Tuy nhiên, do tính phức tạp của tình trạng lâm sàng và tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng khi nhập viện, Đức Thánh Cha vẫn cần tiếp tục điều trị bằng thuốc trong môi trường bệnh viện thêm một số ngày nữa.

Sáng nay, Đức Thánh Cha đã tham dự các bài tĩnh tâm qua kết nối trực tuyến từ Hội trường Phaolô VI, sau đó ngài đã lãnh nhận Thánh Thể và đến nhà nguyện của căn hộ riêng để dành thời gian cầu nguyện. Vào buổi chiều, ngài tiếp tục tham dự các bài tĩnh tâm của Giáo triều Roma qua kết nối video. Trong ngày, Đức Thánh Cha đã dành thời gian xen kẽ giữa cầu nguyện và nghỉ ngơi.

Xin cộng đoàn tín hữu tiếp tục hiệp ý cầu nguyện cho Đức Thánh Cha, để ngài sớm bình phục và tiếp tục sứ vụ mục tử của mình.

(Nguồn: RV)

Link nội dung đầy đủ:  https://giaophanmytho.net/giao-hoi-hoan-vu/cap-nhat-suc-khoe-cua-duc-thanh-cha-toi-103-do-bo-tinh-trang-theo-doi-dac-biet-42707.html

 

***

9.  Giọng nói yếu ớt và huấn quyền của sự mong manh

Vatican News

Vatican News (12/3/2025) - Kỷ niệm 12 năm triều giáo hoàng của Đức Thánh Cha Phanxicô, Tổng Biên tập Vatican News có bài suy tư. Nhắc đến những lời yếu ớt của Đức Thánh Cha tại buổi đọc kinh Mân Côi ở Quảng trường Thánh Phêrô gần đây, ông Andrea Tornielli viết: Một giọng nói mong manh vẫn tiếp tục kêu gọi hòa bình chứ không phải chiến tranh, đối thoại chứ không phải áp bức, lòng trắc ẩn chứ không phải sự thờ ơ. Xin chúc mừng Đức Thánh Cha nhân ngày kỷ niệm này, chúng con vẫn rất cần giọng nói của Đức Thánh Cha”.

Nội dung bài viết như sau:

Năm nay, kỷ niệm 12 năm triều giáo hoàng của Đức Thánh Cha Phanxicô vào thời điểm đặc biệt đối với ngài. Gần một tháng qua, Đức Thánh Cha sống tại lầu 10 của bệnh viện Gemelli. Theo các bản tin y tế gần đây, tình trạng sức khoẻ của ngài khả quan, tình trạng theo dõi đặc biệt đã được dỡ bỏ, hy vọng ngài sẽ sớm có thể trở về Vatican, nhưng chắc chắn những gì Đức Thánh Cha đang trải qua trong những ngày này là một kỷ niệm rất đặc biệt cho triều giáo hoàng của ngài. Năm đánh dấu tông du liên lục địa dài nhất (Indonesia, Papua New Guinea, Đông Timor và Singapore), năm kết thúc Thượng Hội đồng về Hiệp hành và mở Cửa Thánh bắt đầu Năm Thánh, giờ đây ghi lại sự chuyển tiếp tế nhị này. Người kế vị Thánh Phêrô, đau yếu giữa những người đau yếu, chịu đau khổ và cầu nguyện cho hòa bình, cùng với lời cầu nguyện chung của rất nhiều người trên khắp thế giới. Trong mười hai năm qua, ngài chưa bao giờ kết thúc một cuộc gặp gỡ, một bài giáo lý hay kinh Truyền tin mà không nói “Xin đừng quên cầu nguyện cho tôi”, ngày nay ngài nhận được sự yêu mến của rất nhiều người tin và không tin.

Đây là thời điểm bộc lộ tấm lòng. Đây là thời điểm mà việc đặt câu hỏi về bản chất của Giáo hội và sứ vụ của Giám mục Roma, rất khác so với sứ mạng của tổng giám đốc một công ty đa quốc gia, là điều không vô ích. Mười hai năm trước, khi phát biểu tại các phiên họp chung của các Hồng y trước khi vào mật viện bầu Giáo hoàng, Hồng y Bergoglio đã trích dẫn điều mà Henri De Lubac coi là “điều xấu xa nhất” mà Giáo hội có thể rơi vào, đó là “tinh thần thế tục”. Nguy cơ của một Giáo hội “tin rằng mình có ánh sáng riêng” bằng cách dựa vào sức mạnh riêng, chiến lược riêng, hiệu quả riêng, do đó không còn là “mysterium lunae”, nghĩa là không còn phản chiếu ánh sáng của Đấng Khác, không còn sống và làm việc được hỗ trợ và thực hiện chỉ bởi ân sủng của Đấng đã phán: “Không có Ta, các con chẳng làm gì được”.

Hôm nay, một lần nữa, khi nhớ lại những lời đó, chúng ta nhìn với tình cảm và hy vọng vào những cửa sổ trên tầng mười của bệnh viện Gemelli. Chúng ta cám ơn Đức Thánh Cha Phanxicô vì huấn quyền về sự mong manh này, vì giọng nói vẫn còn yếu ớt của ngài trong những ngày gần đây khi cùng đọc kinh Mân Côi tại Quảng trường Thánh Phêrô. Một giọng nói mong manh vẫn tiếp tục kêu gọi hòa bình chứ không phải chiến tranh, đối thoại chứ không phải áp bức, lòng trắc ẩn chứ không phải sự thờ ơ. Xin chúc mừng Đức Thánh Cha nhân ngày kỷ niệm này, chúng con vẫn rất cần giọng nói của Đức Thánh Cha.

(Nguồn: RV)

Link nội dung đầy đủ:  https://giaophanmytho.net/giao-hoi-hoan-vu/giong-noi-yeu-ot-va-huan-quyen-cua-su-mong-manh-42713.html

 

***

10. Đức cha Baturi: ngay cả khi đau bệnh, Đức Thánh Cha vẫn đưa ra một chứng tá vĩ đại

Vatican News

Vatican News (13/3/2025) - Trong cuộc họp báo trong buổi kết thúc phiên họp của Hội đồng Thường trực của Hội đồng Giám mục Ý, Đức Cha Giuseppe Baturi, Tổng thư ký Hội đồng Giám mục Ý, đã nói rằng khi nằm viện, Đức Thánh Cha cũng đưa ra chứng tá “theo Chúa Kitô” và “hiến dâng cho sự sống của Giáo hội, ngay cả trong lúc đau ốm và yếu đuối”.

Trả lời câu hỏi của các nhà báo, Đức Cha Baturi nhắc lại việc Hội đồng đã quy tụ trong bầu khí cầu nguyện cho Đức Thánh Cha khi ngài đang đau bệnh. Đức Cha nói rằng “Sự mong manh yếu đuối không phải là không có ý nghĩa”.

Ngài cũng nhấn mạnh đến việc phục vụ quý giá của các nhân viên bệnh viện và lên án rất nhiều sự tấn công chống lại họ tại nơi làm việc.

Trả lời các câu hỏi về khả năng Đức Thánh Cha từ chức, Đức Cha Tổng thư ký Hội đồng Giám mục nói rằng là điều “thiếu tôn trọng” khi muốn ép buộc lương tâm tự do của một Giáo hoàng vào những lý luận. Ngài nói: “Nếu có một điểm mà chúng ta phải dừng lại”, thì đó chính xác là “điểm của lương tâm”.

Tuyên bố chung kết của Hội đồng Thường trực của các Giám mục Ý 

Trong tuyên bố chung kết của Hội đồng Thường trực, các Giám mục Ý nhấn mạnh tầm quan trọng của Năm Thánh đang diễn ra như là “thời điểm của những lựa chọn can đảm”. Các ngài tái khẳng định cam kết tiếp tục “trên con đường sinh thái toàn diện” và thực hiện lời kêu gọi của Đức Thánh Cha về việc giảm nợ kinh tế cho các nước nghèo và giảm bớt đau khổ cho tù nhân, thông qua “các hình thức ân xá hoặc miễn án”.

Sau đó, tuyên bố đề cập đến bối cảnh quốc tế tế nhị, bày tỏ sự đau buồn “về tình trạng bạo lực đang tàn phá nhiều nơi trên hành tinh” và nhấn mạnh nhu cầu “cẩn trọng hơn trong ngôn từ”, tránh “lời lẽ hiếu chiến”, để quay lại đàm phán về hòa bình thông qua các sáng kiến đa phương. Các giám mục Ý nhấn mạnh rằng “chiến tranh, thường được thúc đẩy bởi chủ nghĩa dân tộc phản nhân loại”, đã “quay trở lại châu Âu đẫm máu”, đồng thời nhấn mạnh đến những thách thức mà lục địa này phải đối mặt.

Tuyên bố của các Giám mục Ý viết: “Vào thời điểm lịch sử khi người ta chú trọng đến các vấn đề an ninh và quốc phòng, điều cần thiết là những mối quan tâm này không biến thành tiếng trống chiến tranh”. Các Giám mục hy vọng rằng châu Âu sẽ quay trở lại với “thiên chức” ban đầu của mình, được xây dựng trên các giá trị như “hòa bình, tự do, dân chủ”.

Nguồn: vaticannews.va/vi

Link nội dung đầy đủ: https://giaophanmytho.net/giao-hoi-hoan-vu/duc-cha-baturi-ngay-ca-khi-dau-benh-duc-thanh-cha-van-dua-ra-mot-chung-ta-vi-dai-42717.html

 

***

11. Đức Thánh Cha: Chiến tranh là vô lý, hãy giải trừ vũ khí khỏi Trái Đất

Trong thư đề ngày 13/3, gửi đến ông Luciano Fontana Giám đốc báo “Corriere della Sera - Người đưa tin chiều” của Ý, để cám ơn ông về sự gần gũi trong thời gian ngài bị bệnh, Đức Thánh Cha Phanxicô yêu cầu Giám đốc tái khởi động và phổ biến lời kêu gọi hoà bình và giải trừ vũ khí của ngài trên các chuyên mục của tờ báo.

Vatican News

Đức Thánh Cha viết:

Ông Giám đốc thân mến,

Tôi muốn cám ơn ông vì những lời gần gũi mà ông đã bày tỏ với tôi trong lúc bệnh tật, vào thời điểm mà như tôi đã nói, chiến tranh dường như còn vô lý hơn nữa. Sự mong manh của con người có sức mạnh khiến chúng ta sáng suốt hơn về những gì trường tồn và những sẽ qua đi, những gì mang lại sự sống và những gì giết chết. Có lẽ vì lý do này, chúng ta thường có xu hướng phủ nhận giới hạn và tránh xa những người yếu đuối và bị tổn thương: họ có quyền đặt câu hỏi về hướng đi mà chúng ta đã chọn, với tư cách là cá nhân và cộng đồng.

Tôi muốn khuyến khích ông và tất cả những ai cống hiến công sức và trí tuệ để truyền tải thông tin, qua các công cụ truyền thông hiện đang nối kết thế giới chúng ta theo thời gian thực: hãy cảm nhận tầm quan trọng của ngôn từ. Chúng không bao giờ chỉ là những lời nói: chúng là những sự thật định hình nên môi trường sống con người. Chúng có thể kết nối hoặc chia rẽ, phục vụ chân lý hoặc sử dụng chân lý cho mục đích khác. Chúng ta phải giải trừ vũ khí của ngôn từ, giải trừ vũ khí của tâm trí và giải trừ vũ khí của Trái Đất. Rất cần sự suy tư, điềm tĩnh và cảm thức về sự phức tạp.

Trong lúc chiến tranh chỉ tàn phá cộng đồng và môi trường, không đưa ra giải pháp cho xung đột, thì ngoại giao và các tổ chức quốc tế cần có sức sống mới và uy tín mới. Hơn nữa, tôn giáo có thể kín múc tâm linh con người để khơi dậy khát vọng về tình huynh đệ, công lý và hy vọng về hòa bình.

Tất cả những điều này đòi hỏi sự dấn thân, nỗ lực, thinh lặng và lời nói. Chúng ta hãy cảm thấy liên kết trong nỗ lực này, mà Ân sủng thiên đàng sẽ tiếp tục truyền cảm hứng và đồng hành.

Phanxicô

Roma, Bệnh viện đa khoa Gemelli, ngày 14/3/2025

Link nội dung đầy đủ:  https://giaophanmytho.net/giao-hoi-hoan-vu/duc-thanh-cha-chien-tranh-la-vo-ly-hay-giai-tru-vu-khi-khoi-trai-dat-42748.html

 

***

12. Thư mục vụ của FABC: Lời kêu gọi hoán cải sinh thái

Đức Hồng y Filipe Neri Ferrao

WTGPSG (18/3/2025) – Ngày 15/3 vừa qua, Đức Hồng y Filipe Neri Ferrao, Chủ tịch Liên hội đồng Giám mục Á châu (FABC) đã có thư mục vụ gửi các Hội thánh địa phương tại châu Á về việc Chăm sóc Công trình Sáng tạo. Sau đây là toàn văn thư mục vụ bản dịch Việt ngữ do Linh mục Đaminh Ngô Quang Tuyên thực hiện.

----------

Bản dịch tiếng Việt (2025)

Lm. Đaminh Ngô Quang Tuyên
Thư ký UBLBTM/HĐGMVN

Chuyển ngữ từ: fabc.org

Nguồn: tgpsaigon.net

Link nội dung đầy đủ: https://giaophanmytho.net/giao-hoi-viet-nam/thu-muc-vu-cua-fabc-loi-keu-goi-hoan-cai-sinh-thai-42749.html

 

***

13. Các nữ tu Ghana trợ giúp các thai phụ và nữ bệnh nhân ở vùng nông thôn Amankwakrom

Nt. Sylvie Lum Cho, MSHR

Hình: Các nữ tu cùng Đức cha John Alphonse Asiedu và các vị đứng đầu và trưởng lão của làng Amankwakrom trong lễ khánh thành khu vực khoa sản mới. (Foto: Sr. Sylvie Lum Cho, MSHR/Ghana)

Vatican News (18/3/2025) - Tại làng Amankwakrom, Ghana, nhiều phụ nữ vẫn sinh con tại nhà vì sợ chi phí y tế cao. Để đáp ứng nhu cầu của người nghèo, các Nữ tu Truyền giáo Đức Mẹ Mân Côi đang cung cấp dịch vụ chăm sóc và hỗ trợ cho những phụ nữ mang thai và bị bệnh trong cộng đồng.

(Nguồn: RV)

Link nội dung đầy đủ:  https://giaophanmytho.net/giao-hoi-hoan-vu/cac-nu-tu-ghana-tro-giup-cac-thai-phu-va-nu-benh-nhan-o-vung-nong-thon-amankwakrom-42754.html

 

***

14. Đức Thượng Phụ Bartolomeo I hy vọng hiệp thông Kitô giáo dịp cử hành 1.700 năm Công đồng Nicea

Vatican News

Vatican News (19/3/2025) - Đức Thượng Phụ Đại kết Bartholomeo I của Constantinople đưa ra một đánh giá lịch sử đầy hy vọng về ngày truyền thống năm 1054, với “Đại ly giáo” giữa Giáo hội Roma và Constantinople, ngài cho rằng điều này “có thể vượt qua”.

Tại buổi gặp gỡ một nhóm hành hương của Hiệp hội Đức của Thánh Địa, ngày 12/3, Đức Thượng Phụ nói: “Tất nhiên, các vấn đề đã chồng chất trong hơn một ngàn năm, nhưng chúng tôi tràn đầy hy vọng. Chúng sẽ được giải quyết trong một vài năm nữa”.

Khả năng cho một bước đột phá lịch sử trong quan hệ đại kết đã được hình thành từ lâu. Trong thư gửi Đức Thánh Cha nhân lễ trọng kính hai Thánh Tông đồ Phêrô và Phaolô vào ngày 29/6/2024, Đức Thượng Phụ tái bày tỏ mong muốn hiệp thông trọn vẹn giữa hai Giáo hội Chính Thống và Công giáo. Ngài khẳng định “sự hiệp nhất Kitô giáo vừa là một ân sủng khôn tả vừa là một nhiệm vụ thường xuyên”. Ngài cũng bày tỏ sự nóng lòng chờ đợi với niềm hân hoan thiêng liêng “về lễ kỷ niệm chung của chúng ta, vào năm 2025, kỷ niệm 1700 năm Công đồng Đại kết đầu tiên tại Nicea”.

Vào tháng 01, trong giờ Kinh chiều kết thúc Tuần lễ Cầu nguyện cho Sự Hiệp nhất Kitô giáo, Đức Thánh Cha đã nhấn mạnh sự “quan phòng” của lễ Phục Sinh năm nay rơi trùng ngày theo cả lịch Gregoriano và lịch Giuliano. Dịp đó ngài kêu gọi: “Hãy cùng nhau tái khám phá cội nguồn chung của đức tin. Hãy gìn giữ sự hiệp nhất!”

Cũng vào chiều hôm đó, trước khi kết thúc buổi cử hành, Đức Hồng Y Kurt Koch, Tổng trưởng Bộ Cổ võ sự Hiệp nhất các Kitô hữu, nhấn mạnh rằng dịp kỷ niệm 1700 năm Công đồng Nicea là lời nhắc nhở rằng sự hiệp nhất chỉ có thể đạt được khi các Kitô hữu chia sẻ một đức tin chung và mạnh mẽ tuyên xưng đức tin vào Đức Kitô.

Nguồn: vaticannews.va/vi

Link nội dung đầy đủ:  https://giaophanmytho.net/giao-hoi-hoan-vu/duc-thuong-phu-bartolomeo-i-hy-vong-hiep-thong-kito-giao-dip-cu-hanh-1700-nam-cong-dong-nicea-42758.html

 

***

15. Sứ điệp của Đức Thánh Cha nhân Ngày Thế Giới Cầu nguyện cho Ơn gọi lần thứ 62 năm 2025

Vatican News

Vatican News (19/3/2025) - Trong Sứ điệp có tựa đề “Những Người Hành hương hy vọng: quà tặng sự sống”, cho Ngày Thế giới Cầu nguyện cho Ơn gọi lần thứ 62, sẽ được cử hành vào ngày 11/5/2025, Đức Thánh Cha nói rằng mọi ơn gọi đều là dấu chỉ hy vọng mà Thiên Chúa dành cho thế giới và cho con cái của Người. Đức Thánh Cha mời gọi các bạn trẻ lắng nghe tiếng Chúa trong tâm hồn, trở thành những chứng nhân của hy vọng, những người tuyên bố bằng cuộc sống của họ rằng việc theo Chúa Kitô là nguồn mạch của niềm vui. Sau đây là toàn văn sứ điệp của Đức Thánh Cha:

Roma, Bệnh viện đa khoa Gemelli, ngày 19/3/2025

PHANXICÔ

Nguồn: vaticannews.va/vi

Link nội dung đầy đủ: https://giaophanmytho.net/giao-hoi-hoan-vu/su-diep-cua-duc-thanh-cha-nhan-ngay-the-gioi-cau-nguyen-cho-on-goi-lan-thu-62-nam-2025-42759.html

 

***

16. Thống kê năm 2025: trên toàn thế giới có 1 tỷ 406 triệu người Công giáo

Vatican News

Vatican News (21/3/2025) - Theo thống kê mới nhất về Giáo hội Công giáo, trong giai đoạn 2022-2023, số tín hữu Công giáo tăng 1.15%, từ khoảng 1 tỷ 390 triệu lên 1 tỷ 406 triệu người.

“Niên Giám thống kê về Giáo hội Công giáo”, được báo Quan sát viên Roma của Toà Thánh công bố hôm 20/3/2025, có thể cho thấy những thông tin liên quan đến đời sống Giáo hội Công giáo trên thế giới, trong giai đoạn hai năm 2022-2023.

Số tín hữu

Trên toàn cầu, số tín hữu Công giáo là 1 tỷ 406 triệu người, tăng thêm 16 triệu so với năm trước đó. 

Châu Á, nơi sinh sống của khoảng 11% người Công giáo trên thế giới, trong giai đoạn này mức tăng là 0,6%. 76,7% người Công giáo tập trung ở Philippines, với 93 triệu người, và ở Ấn Độ, với 23 triệu người.

Châu Phi là khu vực năng động nhất, với mức tăng 3,31% từ 272 triệu lên 281 triệu. Cộng hòa Dân chủ Congo có dân số Công giáo lớn nhất với gần 55 triệu người, tiếp theo là Nigeria với 35 triệu người.

Tại châu Âu, số người Công giáo chỉ tăng 0,2%. Ý, Ba Lan và Tây Ban Nha có đa số người Công giáo vượt 90% dân số.

Châu Mỹ tăng 0,9%. Brazil vẫn là quốc gia có số người Công giáo đông nhất thế giới với 182 triệu người, 13% tổng số toàn cầu.

Dân số Công giáo ở châu Đại Dương tăng 1,9%, tổng cộng hơn 11 triệu tín hữu.

Số giám mục, linh mục và phó tế vĩnh viễn

Theo thống kê này, tổng số giám mục trong Giáo hội hiện nay là 5.430 vị, tăng 77 vị so với năm trước đó.

Số linh mục trên thế giới là 406.996 vị, giảm 734 vị so với năm 2022. Sự giảm sút nhiều nhất xảy ra tại Âu châu, tiếp theo đó là Mỹ châu và Úc châu. Tuy nhiên, số linh mục gia tăng tại Phi châu và Á châu.

Số phó tế vĩnh viễn tiếp tục gia tăng trong Giáo hội, tổng cộng có 51.433 thầy, tăng 2,6%. Mức tăng được ghi nhận ở châu Đại Dương và châu Mỹ; và giảm ở châu Phi và châu Âu

Số tu sĩ và chủng sinh

Số nữ tu giảm mạnh trên toàn cầu, từ 599.228 vị trong năm 2022 xuống còn 589.423 vị trong năm 2023, tương đương với 1,6%. Trong khi số nữ tu tăng tại châu Phi (2,2%) và châu Á (0,1%) thì lại giảm mạnh tại châu Âu (3,8%), châu Mỹ (3%).

Số chủng sinh trên toàn cầu giảm từ 108.481 trong năm 2022 xuống còn 106.495 vào năm 2023. Trong hai năm 2022-2023, số đại chủng sinh giảm tại các châu lục: châu Âu giảm 4,9%, châu Mỹ 1,3% và châu Á 4,2%, trừ châu Phi tăng 1,1%.

Nguồn: vaticannews.va/vi

Link nội dung đầy đủ: https://giaophanmytho.net/giao-hoi-hoan-vu/thong-ke-nam-2025-tren-toan-the-gioi-co-1-ty-406-trieu-nguoi-cong-giao-42769.html

 

***

17. Đức Thánh Cha sẽ xuất viện vào Chúa Nhật ngày 23/3

Vatican News

Vatican News (22/3/2025) - Trong buổi họp báo với giới truyền thông quốc tế tối thứ Bảy ngày 22/3, các bác sĩ tại Bệnh viện Đa khoa Gemelli đã thông báo Đức Thánh Cha sẽ được xuất viện vào Chúa Nhật ngày 23/3. Vatican News Tiếng Việt sẽ truyền hình trực tiếp buổi Kinh Truyền Tin với sự xuất hiện của Đức Thánh Cha sau gần 40 ngày nằm viện, lúc 12:00 giờ Roma, tức 18:00 giờ Việt Nam, trước khi ngài xuất viện trở về Vatican.

Sức khỏe của Đức Thánh Cha đã có những tiến triển trong hai tuần qua, ngài sẽ tiếp tục thời gian dài dưỡng bệnh tại Nhà Thánh Marta trước khi trở lại các hoạt động thường ngày. Bác sĩ Alfieri cho biết: “Các nhiễm trùng nghiêm trọng nhất đã được đánh bật. Đức Thánh Cha không mắc Covid-19, cũng không bị tiểu đường, dù có những giai đoạn nguy hiểm”. Sau những tổn thương do viêm phổi, ngài cần thời gian để phục hồi giọng nói. Các bác sĩ khuyến cáo ngài tránh tiếp xúc với các nhóm hoặc cá nhân.

Link nội dung đầy đủ:  https://giaophanmytho.net/giao-hoi-hoan-vu/duc-thanh-cha-se-xuat-vien-vao-chua-nhat-ngay-233-42779.html

 

***

18. Huấn dụ Chúa Nhật 3 Mùa Chay năm C (23/3/2025) - Lòng kiên nhẫn của Thiên Chúa

Vatican News

Vatican News (23/3/2025) - Sau gần 40 ngày nằm viện tại bệnh viện Gemelli ở Roma, Đức Thánh Cha đã được xuất viện để trở về Vatican.

Trước khi trở về, Đức Thánh Cha đã xuất hiện tại tầng 5 của bệnh viện để chào các tín hữu đang chờ đợi ngài bên ngoài, với giọng còn yếu ngài đã nói: “Xin cảm ơn. Tôi thấy bà đang cầm bó hoa vàng”. Ngài đã cho thấy như các bác sĩ đã nói trong các bản tin y tế: “Đức Thánh Cha rất tỉnh”. Sau đó với cánh tay vẫn còn yếu, ngài đã ban phép lành cho mọi người.

Link nội dung đầy đủ:  https://giaophanmytho.net/giao-hoi-hoan-vu/huan-du-chua-nhat-3-mua-chay-nam-c-2332025---long-kien-nhan-cua-thien-chua-42782.html

***

19. Cha Fabio Attard được bầu làm tân Bề trên Cả dòng Salêdiêng

Vatican News (26/3/2025) - Trong tổng tu nghị thứ 29, vào ngày 25/3, các tu sĩ Salêdiêng đã bầu chọn Cha Fabio Attard, 64 tuổi, người Malta, làm người kế vị thứ 11 của Thánh Don Bosco.

Hiện nay Dòng Salêdiêng Don Bosco là dòng lớn thứ hai trên thế giới, gồm 13.750 thành viên tuyên khấn hiện diện tại 136 quốc gia.

Với kinh nghiệm sâu rộng về thần học, mục vụ và học thuật, Cha Attard được kêu gọi dẫn dắt Dòng Salêdiêng hướng tới một tương lai mới, mang giấc mơ của người sáng lập vào trung tâm thế giới đương đại.

Cha Fabio Attard sinh ngày 23/3/1959 tại Gozo, Malta, khấn dòng ngày 8/9/1980 tại Ai Len. Sau đó, ngài theo học thần học thần học và hoàn thành chương trình cử nhân Thần học Luân lý tại Học viện Alfonsianum ở Roma, và được thụ phong linh mục ngày 4/7/1987. Năm 1999 ngài đã hoàn thành luận án tiến sĩ cũng tại Học viện này.

Tinh thần truyền giáo

Tinh thần truyền giáo của tân Bề trên Cả dòng Salêdiêng đã thể hiện ngày từ những năm đầu đời tu trì trong dòng. Từ năm 1988 đến năm 1991, ngài là thành viên của nhóm truyền giáo bắt đầu sự hiện diện của dòng tại Tunisia, trong bối cảnh đa số người dân không phải là Kitô hữu, nơi ngài đặt nền móng cho một sứ vụ truyền giáo và giáo dục. Khi trở về Malta, ngài đảm nhận vai trò lãnh đạo với tư cách là hiệu trưởng Trường Salêdiêng St Patrick và nhà giới trẻ Salêdiêng, nơi ngài phục vụ từ năm 1993 đến năm 1996.

Cha Attard cũng là giảng viên của Đại học Giáo hoàng Salesianum và đóng góp vào việc đào tạo học thuật cho các nhà thần học tương lai.

Mục vụ Giới trẻ

Vai trò lãnh đạo toàn cầu của Cha Attard đã được hiện thực hóa vào năm 2008, khi ngài được bầu làm Tổng cố vấn về Mục vụ Giới trẻ trong Tổng hội lần thứ 26. Được bầu lại nhiệm kỳ thứ hai vào năm 2014, cha đã phục vụ trên cương vị này cho đến năm 2020, lãnh đạo dòng trong sứ mạng dành cho và cùng với giới trẻ.

Các trách nhiệm hành chính

Ngoài nhiệm vụ hành chính, Cha Attard luôn chứng tỏ mình là người xây dựng cầu nối giữa thần học và mục vụ. Những đóng góp của ngài cho Giáo hội hoàn vũ đã được ghi nhận vào năm 2018, khi Đức Thánh Cha bổ nhiệm ngài làm cố vấn cho Bộ Giáo dân, Gia đình và Sự sống. Với linh đạo sâu sắc, tầm nhìn lôi cuốn, con đường học vấn xuất sắc và nhiều thập kỷ kinh nghiệm, Cha Attard đã sẵn sàng để truyền cảm hứng và lãnh đạo Dòng Salêdiêng trong thế kỷ 21.

Theo sứ vụ của Thánh Gioan Bosco

Việc bầu chọn ngài đại diện cho một bình minh mới cho Hội dòng; dưới sự lãnh đạo của ngài, Hội dòng sẽ tiếp tục phát triển thành một lực lượng toàn cầu về giáo dục, truyền giáo và biến đổi xã hội. Cha Attard sẽ có thể lôi kéo và thúc đẩy các tu sĩ Salêdiêng, cộng tác viên giáo dân và những người trẻ trên khắp thế giới tiếp tục sứ mạng của Don Bosco: trở thành chứng nhân và người mang tình yêu của Thiên Chúa đến với những người trẻ, đặc biệt là những người cần nhất.

Nguồn: vaticannews.va/vi

Link nội dung đầy đủ:  https://giaophanmytho.net/giao-hoi-hoan-vu/cha-fabio-attard-duoc-bau-lam-tan-be-tren-ca-dong-saledieng-42810.html

 

***

20. Ban điều hành mới của Ủy ban Truyền thông Xã hội - Liên Hội đồng Giám mục Á Châu

Lm. G. B. Trần Thanh Thế, O.P.

Đức cha Marcelino Antonio M. Maralit Jr., Giám mục Giáo phận San Pablo, Philippines được bổ nhiệm làm Chủ tịch Ủy ban Truyền thông Xã hội trực thuộc Liên Hội đồng Giám mục Á Châu (FABC-OSC).

Ban Điều hành mới của Ủy ban Truyền thông Xã hội - Liên Hội đồng Giám mục Á Châu

Linh mục Gioan Baotixita Trần Thanh Thế, O.P. | RVA

Đức cha Marcelino Antonio M. Maralit Jr., Giám mục Giáo phận San Pablo, Philippines được bổ nhiệm làm Chủ tịch Ủy ban Truyền thông Xã hội trực thuộc Liên Hội đồng Giám mục Á Châu (FABC-OSC).

Link nội dung đầy đủ:  https://giaophanmytho.net/giao-hoi-hoan-vu/ban-dieu-hanh-moi-cua-uy-ban-truyen-thong-xa-hoi---lien-hoi-dong-giam-muc-a-chau-42811.html