02/03/2024
861
Điểm lại những sự kiện xảy ra trong tháng 02.2024 

 














 




ĐIỂM TIN THÁNG 02.2024

Thực hiện: Vp. Truyền thông

     

TIN GIÁO PHẬN MỸ THO

 

1. Trường Khuyết tật Nhân Ái: Văn nghệ Mừng Xuân Nhâm Thìn 2024

Bài và hình ảnh: Trường KT Nhân Ái

(WGPMT) sáng ngày 02.02.2024 Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm – Giám mục Giáo phận Mỹ Tho tham dự buổi văn nghệ Mừng Xuân Nhâm Thìn 2024 tại Trường Khuyết tật Nhân Ái, toạ lạc 290 Lý Thường Kiệt, P.5, Tp. Mỹ Tho, Tiền Giang.

Sáng nay, ngày 02.02.2024, cha Giacôbê Hà Văn Xung – Giám đốc Trường Khuyết tật Nhân Ái đã chủ sự thánh lễ lúc 5g15 tại Trường Khuyết tật với sự tham dự của quý sơ, quý thầy cô và các em học sinh của Trường.

Sau đó, lúc 9g00 buổi Văn nghệ Mừng Xuân Nhâm Thìn 2024 đã được diễn ra với sự hiện diện của Đức Cha Phêrô, quý sơ, quý ân nhân, quý phụ huynh cùng 143 học sinh trường Khuyết tật Nhân Ái.

Mở đầu chương trình soeur Elisabeth Nguyễn Thị Sương – Hiệu trưởng trường đọc lời chúc tết và tri ân đến Đức Cha Phêrô và khách mời tham dự. Tiếp theo với các tiết mục múa “Vui Tết”, múa Aerobic: “Mái trường nơi học bao điều hay”“Bé đón tết sang” do các em của trường biểu diễn. Với những điệu nhảy vui tươi và thật rập ràng cho thấy sự nỗ lực rất lớn của giáo viên, nhất là của cám em khuyết tật của trường.

Đặc biệt hơn với tiết mục nhạc cảnh “Xin yêu thương em” các em muốn gửi đến mọi người thông điệp: "Chúng con tuy là những đứa trẻ không được may mắn như các bạn khác, … nhưng chúng con luôn hi vọng sẽ được sống tốt và cống hiến cho cuộc sống này,… ". Tiếp theo lần lượt các tiết mục “Biểu diễn thời trang”, “Tết này con sẽ về” đã được các em trình diễn thật sôi động và dễ thương.

Buổi văn nghệ mừng Xuân Nhâm Thìn kết thúc lúc 9g45. Đức Cha cùng chụp hình lưu niệm và sau đó dự tiệc Buffet cùng với các em trong không khí ấm áp của những ngày Xuân gần kề.

 

Link nội dung đầy đủ: http://giaophanmytho.net/giao-phan-my-tho/truong-khuyet-tat-nhan-ai-van-nghe-mung-xuan-nham-thin-2024-40751.html

 

 

2. Hạt Mỹ Tho: Hành Hương Kính Các Thánh Tử Đạo Việt Nam và Kính Lòng Thương Xót Chúa

Bài viết và hình: Mary FX. Thúy Nga

BTT Giáo phận

(WGPMT) Ngày 02.02.2024, Giáo Hạt Mỹ Tho hành hương Các Thánh Tử Đạo tại Trung tâm hành hương Ba Giồng và Kính Lòng Thương xót Chúa tại Trung tâm Mục vụ Giáo phận Mỹ Tho.

Lúc 14g00, giáo dân từ các giáo xứ trong Giáo Hạt Mỹ Tho đã đến Trung tâm Hành hương Ba Giồng để kính viếng Cha thánh Phêrô Nguyễn Văn Lựu và các Thánh Tử Đạo. Mọi người cùng cung nghinh Cha thánh Phêrô và các Thánh Tử Đạo, lần chuỗi và hôn xương Thánh.

Sau khi kính viếng các Thánh Tử Đạo xong, mọi người di chuyển đến Trung tâm Mục vụ giáo phận.

Tại TTMV, cộng đoàn cùng nhau đọc kinh Kính Lòng Thương xót Chúa. Đỉnh cao của ngày Hành hương là thánh lễ được diễn ra lúc 17g00, do Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm – Giám mục Giáo phận Mỹ Tho chủ sự. Đồng tế với ngài có cha Tổng Đại diện Phaolô Trần Kỳ Minh, cha Hạt trưởng hạt Mỹ Tho và quý cha trong giáo phận. Hiện diện trong thánh lễ có quý tu sĩ nam nữ và giáo dân trong giáo phận.

Hôm nay Giáo Hội mừng Kính lễ Dâng Chúa Giêsu trong Đền Thánh, trước khi bắt đầu thánh lễ Đức cha đã cử hành nghi thức làm phép nến, mọi người trên tay cầm nến cháy sáng, rước nến và thánh lễ bắt đầu với Kinh Vinh danh.

Trong bài giảng, Đức cha mời gọi cộng đoàn cầu nguyện cho tất cả những người sống đời sống thánh hiến theo gương Chúa Giêsu. Tiếp theo, ngài nói về ý nghĩa của việc làm phép nến và rước nến: cử chỉ đó diễn tả chúng ta tuyên xưng Chúa Giêsu là ánh sáng muôn dân, xua tan bóng tối của ma quỷ và tội lỗi, ánh sáng soi chiếu con đường dẫn con người đến hạnh phúc chân thật và bền vững. Những cây nến được làm phép khi mang về gia đình có thể thắp lên khi cầu nguyện, xin ánh sáng xua tan ma quỷ khỏi gia đình, cho mọi người trong gia đình sống đẹp lòng Chúa, sưởi ấm gia đình khi gặp khó khăn thử thách. Ngài nói tiếp, nến còn nhắc nhớ Bí tích Rửa tội nơi mỗi người, nhắc nhớ mỗi người là con cái Thiên Chúa, con cái sự sáng xin Chúa cho mỗi người sống đúng với danh nghĩa là con cái Thiên Chúa và sống đẹp lòng Chúa. Cuối cùng, với những ngày cuối năm, Đức cha mời gọi cộng đoàn tạ ơn Chúa về mọi ơn lành mà Chúa đã ban cho tất cả mọi người trong năm qua, và cũng tạ ơn về những khó khăn thử thách để mỗi người được lớn lên trong đời sống đức tin. Đồng thời, dâng lên Chúa năm mới để trong bất cứ hoàn cảnh nào đều luôn sống xứng đáng là con cái của sự sáng.

Thánh lễ tiếp tục với lời nguyện tín hữu và phần Phụng vụ Thánh Thể.

Sau lời nguyện Hiệp lễ, cha Hạt trưởng Hạt Mỹ Tho đại diện quý cha và cộng đoàn chúc Tết Đức cha và cha Tổng Đại diện. Với tâm tình con thảo, cha cám ơn Đức cha luôn yêu thương, quan tâm và đồng hành cùng giáo phận và gửi đến Đức cha năm mới nhiều sức khỏe và tràn đầy ơn lành của Chúa.

Đáp từ, Đức cha cám ơn những tâm tình đã dành cho ngài. Ngài gửi lời chúc mừng năm mới đến quý cha và cộng đoàn. Với chủ đề của Năm Phụng vụ 2024, Đức cha mong muốn tất cả mọi người cùng nhau Tham gia sứ vụ vào đời sống Giáo Hội và thiết thực nhất là nơi Giáo phận Mỹ Tho.

Thánh lễ kết thúc lúc 18g00.

 

Link nội dung đầy đủ: http://giaophanmytho.net/giao-phan-my-tho/hat-my-tho-hanh-huong-kinh-cac-thanh-tu-dao-viet-nam-va-kinh-long-thuong-xot-chua-40753.html

 

 

3. Giáo xứ Phaolô: Tặng quà Tết cho người khiếm thị và người nghèo

Gx. Thánh Phaolô

(WGPMT) sáng ngày 07.02.2024 người khiếm thị và người nghèo được nhận quà tết tại Nhà thờ Thánh Phaolô, toạ lạc ấp Gãnh, xã Phú Đông, huyện Tân Phú Đông, Tiền Giang.

Vào lúc 9g00 ngày 7/2/2024 (nhằm ngày 28 Tết), Giáo xứ Phaolô có chia sẻ 200 phần quà cho người khiếm thị và người nghèo, phần quà bao gồm: 2kg thịt heo, 10kg gạo thơm và 1 thùng mì tôm. Theo lời chia sẻ của cha Giacôbê Nguyễn Minh Phụng – cha Sở Giáo xứ Thánh Phaolô, những phần quà này là sự chung tay đóng góp của các mạnh thường quân cùng với cha giúp cho bà con nghèo, người khiếm thị trong giáo xứ có thêm niềm vui nhân dịp tết đến.

 

Link nội dung đầy đủ: http://giaophanmytho.net/giao-phan-my-tho/giao-xu-phaolo-tang-qua-tet-cho-nguoi-khiem-thi-va-nguoi-ngheo-40771.html

 

 

4. Giáo xứ Lương Hoà Hạ: Đức Cha Phêrô dâng lễ cầu bình an cho năm mới

Bài viết: Phêrô Thanh Dũng

Hình: Giuse Thái Hoàng

BTT hạt Đức Hoà – Gp. Mỹ Tho
 

(WGPMT) Chiều ngày 10.02.2024 (Mồng Một Tết Giáp Thìn), Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm – Giám mục Giáo Phận Mỹ Tho dâng thánh lễ cầu bình an cho năm mới tại Giáo xứ Lương Hoà Hạ, Giáo hạt Đức Hoà.

Đức Cha Phêrô chủ sự thánh lễ, cùng đồng tế với ngài có cha Phêrô Nguyễn Ngọc Long - cha Sở Giáo xứ Lương Hoà Hạ, cha Phaolô Hà Văn Thuận, cha Mareel Trần Văn Tốt. Tham dự thánh lễ có quý tu sĩ nam nữ, các đoàn thể và đông đảo bà con giáo dân trong giáo xứ.

Sau lời nguyện hiệp lễ, vị đại diện giáo xứ tri ân và chúc mừng năm mới Đức Cha trong dịp đầu năm

Thánh lễ kết thúc lúc 18g30, Đức Cha chụp hình lưu niệm với các đoàn thể tại cung thánh.

 

Link nội dung đầy đủ: http://giaophanmytho.net/giao-phan-my-tho/giao-xu-luong-hoa-ha-duc-cha-phero-dang-le-cau-binh-an-cho-nam-moi-40779.html

 

 

5. Gx Hoà Đồng: Thánh lễ tạ ơn làm phép nhà thờ và bàn thờ

Bài viết: Maria Hải Yến
Hình: Stêphanô Quốc Dũng
BTT hạt Mỹ Tho

(WGPMT) Lúc 16g45 ngày 18 .02.2024 Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm – Giám mục Giáo Phận Mỹ Tho chủ sự thánh lễ làm phép nhà thờ và bàn thờ tại Giáo xứ Hòa Đồng ngụ ấp Hạ, thị trấn Vĩnh Bình, huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang.

Đồng tế với Đức Cha có quý cha Giacôbê Hà Văn Xung – Hạt trưởng hạt Mỹ Tho, Cha Giuse Phạm Phú Cường - Cha sở Giáo xứ Hòa Đồng cùng quý cha trong giáo phận. Tham dự thánh lễ có quý tu sĩ nam nữ, quý ân nhân, thân nhân, khách mời và bà con giáo dân trong và ngoài giáo xứ.

Trong bài giảng với tâm tình của mùa chay, Đức cha Phêrô nhắn gửi tới cộng đoàn: “Khi tôi đến đây dâng lễ và làm phép nhà thờ, bàn thờ thì ngôi nhà thờ này trở thành nhà của Chúa và ngôi thánh đường này sẽ trở thành trung tâm đời sống đức tin của họ đạo. Nhà thờ này không phải nhà của Đức cha hay của một vị linh mục nào mà là nhà của chính anh chị em giáo dân ở đây”.

Sau bài giảng lễ Đức cha cử hành nghi thức làm phép nhà thờ và bàn thờ. Sau đó, thánh lễ diễn như thường lệ.

Sau lời nguyện hiệp lễ, Cha Giuse Phạm Phú Cường cảm ơn Đức cha, Cha hạt trưởng, quý cha đã dành thời gian quý báu tới dâng lễ, cầu nguyện cho giáo xứ. Sau đó, Cha Giuse trình bày sơ lược lịch sử xây dựng họ đạo Hòa Đồng:

Năm 1958 do nhu cầu truyền giáo thầy Hai và thầy Năm cất lên một ngôi nhà nguyện đơn sơ vách và mái nhà đều làm bằng lá.

Năm 1963 nhà thờ được xây dựng lại bằng vách tường và mái lợp bằng tôn trên thửa đất của bà Hai Lé dâng tặng. Đồng thời núi Đức Mẹ cũng được ông Quận Tiên xây dựng ở mặt tiền phía bên trái.

Năm 2015 Cha Giuse Phạm Phú Cường về quản nhiệm nhà thờ. Cha thấy nhà thờ đã xuống cấp trầm trọng và do nhu cầu mục vụ nên năm 2018 cha Giuse lên kế hoạch xây dựng lại trên thửa đất hiện tại và phần đất được mua thêm phía sau với sự giúp đỡ của cô Trần Thị Bạch Cúc.

Ngày 11.07.2023 Nhà thờ Hoà Đồng được khởi công đến ngày 02.02.2024 hoàn thành. Nhà thờ Hoà Đồng kết hợp phong cách cổ điển và hiện đại mang đến không gian trang nghiêm và thoáng mát.

Tiếp lời cha Giuse, Đức Cha thay mặt Giáo phận Mỹ Tho gửi lời tri ân và xin Chúa ban muôn phúc lành tới quý ân nhân đã giúp cho Nhà thờ Hoà Đồng. Đồng thời, ngài cũng chúc mừng Giáo xứ Hòa Đồng có được một ngôi thánh đường đẹp, khang trang và chắc chắn. Chúc cho giáo xứ luôn Hòa Đồng, luôn yêu thương trong tình yêu Thiên Chúa!

Thánh lễ kết thúc lúc 18g20, Đức Cha và quý cha cùng chụp hình lưu niệm tại cung thánh.

 

Link nội dung đầy đủ: http://giaophanmytho.net/giao-phan-my-tho/gx-hoa-dong-thanh-le-ta-on-lam-phep-nha-tho-va-ban-tho-40802.html

 

6. Gx. Tân Long: Chia sẻ Mùa Chay

Bài viết và hình ảnh: Mary FX. Thúy Nga

BTT Giáo phận

 

(WGPMT) Ngày 29.02.2024, Giáo xứ Tân Long chia sẻ Mùa Chay cho người nghèo, khó khăn, bán vé số, trong và ngoài giáo xứ.

Với tâm tình Mùa Chay – Mùa chia sẻ, lúc 12g, ngày 29.02.2024, Giáo xứ Tân Long – Giáo phận Mỹ Tho đón tiếp phái đoàn người đến từ Tổng Giáo phận Sài Gòn để chia sẻ bác ái cho những người nghèo, khó khăn, bán vé số trong và ngoài giáo xứ. Đón tiếp đoàn có cha Phêrô Nguyễn Thanh Hùng – cha sở Giáo xứ Tân Long và các thành viên Hội đồng Mục vụ giáo xứ.

Mọi người lần lượt nhận quà trên tay gồm gạo và nhu yếu phẩm, ai cũng đều vui vẻ mặc dù chờ đợi hơi lâu. Cô Tư là một người lương dân, sinh sống bằng việc bán vé số chia sẻ: Thật sự rất vui mừng, khi được nhận những món quà trên tay. Tuy mình không là giáo dân trong nhà thờ mà vẫn được quan tâm, thật là có phúc. Còn ông Tám, tuổi đã cao, khi đến nhận quà ông cũng vui vẻ nói: Già cả lớn tuổi nhưng được nhà thờ tặng quà, tôi mừng lắm, lại còn nhiệt tình đưa ra đến xe nữa.

Buổi phát quà kết thúc lúc 13g00. Được biết, số lượng quà được phát là 210 phần, mỗi phần trị giá 350.000 đồng. Mọi người ra về với phần quà trên tay lòng đầy niềm vui vì được yêu thương và chia sẻ.

Link nội dung đầy đủ: http://giaophanmytho.net/giao-phan-my-tho/gx-tan-long-chia-se-mua-chay-40835.html

 

 

TIN GIÁO HỘI HOÀN VŨ

 

1. Ý cầu nguyện của ĐTC trong tháng 2: Cầu nguyện cho các bệnh nhân nan y

Ngày 30/1/2024, trong video ý cầu nguyện trong tháng 2, tháng Giáo hội cử hành Ngày Thế giới Bệnh nhân vào ngày 11, Đức Thánh Cha kêu gọi để người bệnh nan y nhận được sự trợ giúp và chăm sóc cần thiết về y tế và theo chiều kích con người.

Vatican News

Mở đầu video Đức Thánh Cha nói rằng "Khi nhắc đến các bệnh nan y, có sự nhầm lẫn giữa hai từ: không thể chữa khỏi và không thể chăm sóc. Nhưng chúng không giống nhau".

"Hãy chữa trị nếu có thể được; hãy luôn luôn chăm sóc"

Trong video ý cầu nguyện trong tháng 2 có hình ảnh "từ phía sau của một cặp đôi đang ngồi ngắm biển, chàng trai ôm lấy cô gái trẻ bị rụng tóc do hóa trị; một cô gái trong phòng bệnh ôm người ông của mình; một người đàn ông bên giường bệnh của cha mình, với cuốn Kinh Thánh trong lòng và một chuỗi Mân Côi trên tay; một bệnh nhân không còn đi được nữa đang được y tá giúp đỡ đi trong vườn; một bác sĩ giải thích cho một gia đình về con đường khó khăn mà họ sẽ phải đi cùng người thân yêu của mình".

Tùy thuộc vào cách chúng được giải thích mà những hình ảnh từ video mô tả một loạt thất bại hoặc thành công: là thất bại, nếu kết quả duy nhất có thể chấp nhận được là một phương pháp chữa trị; là thành công, nếu mục tiêu là chăm sóc bệnh nhân. Chữa bệnh và chăm sóc dường như đồng nghĩa với nhau, nhưng thực ra không phải vậy. Đức Thánh Cha Phanxicô giải thích điều này một cách rõ ràng: ngay cả khi có rất ít cơ hội chữa khỏi, "mọi người bệnh đều có quyền được hỗ trợ về y tế, tâm lý, tinh thần và con người". Và ngài nói tiếp: "Không phải lúc nào cũng có thể chữa lành bệnh, nhưng chúng ta luôn có thể chăm sóc người bệnh, quan tâm đến họ". Ngài trích lời Thánh Gioan Phaolô II: "Hãy chữa trị nếu có thể được; hãy luôn luôn chăm sóc".

Chăm sóc giảm nhẹ và gia đình

Trong nền văn hóa vứt bỏ của chúng ta, không còn chỗ cho những người bệnh nan y. Và không phải ngẫu nhiên mà trong những thập niên vừa qua, cám dỗ chọn "cái chết êm dịu" đã gia tăng ở nhiều quốc gia. Thay vào đó, Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi chúng ta hãy nhìn người bệnh một cách yêu thương - ví dụ, để hiểu rằng sự tiếp xúc thể xác có thể mang lại rất nhiều điều ngay cả với những người không còn khả năng nói và những người dường như không còn nhận ra người thân của mình nữa - và để hỗ trợ họ một cách tốt nhất có thể miễn là họ cần.

Vấn đề không phải là kéo dài đau khổ một cách không cần thiết. Đúng hơn, Đức Thánh Cha nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc chăm sóc giảm nhẹ và vai trò của gia đình, như Bộ Giáo lý Đức tin viết trong lá thư Samaritanus bonus năm 2020, "vẫn ở bên giường bệnh nhân để làm chứng cho giá trị độc đáo và không thể lặp lại của họ"; "chăm sóc giảm nhẹ đảm bảo cho bệnh nhân không chỉ sự chăm sóc y tế mà còn cả sự trợ giúp và sự gần gũi của con người".

Đức Thánh Cha cũng nhắc nhở không nên để các gia đình cô đơn trong những thời điểm khó khăn này. Họ có vai trò mang tính quyết định và cần được có những phương tiện thích hợp để cung cấp sự trợ giúp thích hợp về thể chất, tinh thần và xã hội. (CSR_409_2024)

(Nguồn: RV)

 

Link nội dung đầy đủ: http://giaophanmytho.net/giao-hoi-hoan-vu/y-cau-nguyen-cua-dtc-trong-thang-2-cau-nguyen-cho-cac-benh-nhan-nan-y-40747.html

 

 

2. Sứ điệp của ĐTC Phanxicô cho Mùa Chay 2024

Trong Sứ điệp Mùa Chay năm 2024, được công bố ngày 1/2/2024, với tựa đề: "Thiên Chúa dẫn chúng ta đi qua sa mạc đến tự do", Đức Thánh Cha thừa nhận rằng nhân loại ngày nay đã đạt đến “các trình độ phát triển khoa học, kỹ thuật, văn hóa và pháp lý có khả năng bảo đảm phẩm giá cho tất cả mọi người”, nhưng có nguy cơ là nếu không xem xét lại lối sống thì chúng ta sẽ nhượng bộ trước “sự nô lệ” của những thực hành hủy hoại hành tinh và nuôi dưỡng bất bình đẳng.

SỨ ĐIỆP CỦA ĐTC PHANXICÔ
MÙA CHAY 2024
Thiên Chúa dẫn chúng ta đi qua sa mạc đến tự do

{C}

Anh chị em thân mến!

Khi Thiên Chúa mặc khải về Người, thông điệp của Người luôn là thông điệp tự do: “Ta là Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, đã đưa ngươi ra khỏi đất Ai Cập, khỏi cảnh nô lệ” (Xh 20,2). Đây là những lời mở đầu Mười Điều Răn được ban cho ông Môsê trên Núi Sinai. Những người nghe những lời này biết rõ về cuộc xuất hành mà Thiên Chúa đang nói đến: kinh nghiệm nô lệ vẫn còn đè nặng trên thân xác họ. Trong sa mạc, họ đã nhận được "Mười Lời" như một con đường dẫn đến tự do. Chúng ta gọi đó là “các điều răn”, để nhấn mạnh sức mạnh của tình yêu mà Thiên Chúa dùng để dạy dỗ dân Người. Lời kêu gọi đến với tự do là một lời kêu gọi đòi hỏi, khắt khe. Nó không thể được đáp lại chỉ trong một biến cố, nhưng được thực hiện cách trọn vẹn trong hành trình. Giống như Israel trong sa mạc vẫn bám chặt lấy Ai Cập – thực ra, họ thường luyến tiếc quá khứ và lẩm bẩm chống lại Đức Chúa và chống lại ông Môsê – thì ngày nay dân Chúa cũng mang trong lòng những mối ràng buộc đè nặng tâm hồn mà họ phải chọn từ bỏ. Chúng ta nhận ra điều đó khi chúng ta thiếu hy vọng và lang thang trong cuộc sống như thể đang ở một vùng đất hoang vắng, không có một miền đất hứa để cùng nhau hướng đến. Mùa Chay là thời gian ân sủng, trong đó sa mạc một lần nữa trở thành - như ngôn sứ Ôsê đã loan báo - nơi của tình yêu ban đầu (x. Os 2,16-17). Thiên Chúa giáo dục dân Người để họ thoát khỏi cảnh nô lệ và trải nghiệm quá trình chuyển đổi từ sự chết sang sự sống. Như một chàng rể, Người lại kéo chúng ta đến với Người và thì thầm những lời yêu thương vào trái tim chúng ta.

Cuộc xuất hành từ nô lệ đến tự do không phải là một hành trình trừu tượng. Để Mùa Chay của chúng ta cũng trở nên cụ thể, bước đầu tiên là muốn nhìn thấy thực tế. Khi Chúa gọi ông Môsê từ bụi gai đang cháy và nói với ông, ngay lập tức Người mặc khải Người là Thiên Chúa Đấng nhìn thấy và trên hết là lắng nghe: “Ta đã thấy rõ cảnh khổ cực của dân Ta bên Ai Cập, Ta đã nghe tiếng chúng kêu than vì bọn cai hành hạ. Phải, Ta biết các nỗi đau khổ của chúng. Ta xuống giải thoát chúng khỏi tay người Ai Cập, và đưa chúng từ đất ấy lên một miền đất tốt tươi, rộng lớn, miền đất tuôn chảy sữa và mật” (Xh 3,7-8). Ngay cả ngày nay, tiếng kêu than của nhiều anh chị em bị áp bức đã thấu tới tận trời. Chúng ta hãy tự hỏi: tiếng kêu than đó có thấu đến chúng ta không? Nó có đánh động chúng ta không? Nó có làm chúng ta cảm động không? Nhiều yếu tố khiến chúng ta xa cách nhau, phủ nhận tình anh em vốn nối kết chúng ta từ thuở ban đầu.

Trong chuyến viếng thăm của tôi đến Lampedusa, tôi phản đối việc toàn cầu hóa của sự thờ ơ bằng hai câu hỏi vốn ngày càng trở nên hợp thời hơn: "Ngươi đang ở đâu?" (St 3,9) và “Anh/em ngươi đang ở đâu?” (St 4,9). Hành trình Mùa Chay sẽ cụ thể nếu khi nghe lại những câu hỏi này, chúng ta nhận ra rằng ngày nay chúng ta vẫn còn ở ách thống trị của Pharaô. Đó là sự thống trị khiến chúng ta kiệt sức và tê liệt. Đó là một mô hình tăng trưởng chia rẽ chúng ta và đánh cắp tương lai của chúng ta. Trái đất, không khí và nước bị ô nhiễm, nhưng tâm hồn cũng bị ô nhiễm. Thực ra, mặc dù Bí tích Rửa Tội bắt đầu tiến trình giải thoát của chúng ta g, nhưng trong lòng chúng ta vẫn còn một nỗi nhớ nhung không thể giải thích được về tình cảnh nô lệ. Nó giống như sự thu hút hướng tới sự an toàn của những thứ quen thuộc, gây tổn hại đến tự do của chúng ta.

Tôi muốn chỉ ra cho anh chị em, trong câu chuyện Xuất Hành, một chi tiết không kém quan trọng: chính Thiên Chúa là Đấng nhìn thấy, cảm động và giải thoát; không phải là Israel yêu cầu điều đó. Trên thực tế, Pharaô cũng dập tắt những giấc mơ, chặn tầm nhìn lên trời cao, khiến cho có vẻ như là thế giới này, trong đó phẩm giá bị chà đạp và những mối ràng buộc đích thực bị phủ nhận, không bao giờ có thể thay đổi. Ông ta cột chặt mọi thứ với ông. Chúng ta hãy tự hỏi: tôi có muốn một thế giới mới không? Tôi có sẵn sàng bỏ lại đàng sau những thỏa hiệp với thế giới cũ không? Chứng từ của nhiều anh em giám mục và đông đảo những người hoạt động vì hòa bình và công lý càng ngày càng thuyết phục tôi rằng chúng ta cần đấu tranh chống lại sự thiếu hy vọng. Đó là một trở ngại cho giấc mơ, một tiếng kêu thầm lặng thấu tới trời và lay động trái tim của Thiên Chúa. Nó giống như nỗi hoài niệm về cảnh nô lệ đã làm dân Israel tê liệt trong sa mạc, ngăn cản họ tiến lên. Cuộc xuất hành có thể bị gián đoạn: nếu không thì không thể giải thích được tại sao một nhân loại đã đạt tới ngưỡng của tình huynh đệ đại đồng và trình độ phát triển khoa học, kỹ thuật, văn hóa và pháp lý có khả năng bảo đảm phẩm giá cho tất cả mọi người lại đang mò mẫm trong bóng tối của những bất bình đẳng và xung đột.

​ Thiên Chúa không hề mệt mỏi vì chúng ta. Chúng ta hãy đón nhận Mùa Chay như thời gian mạnh mẽ trong đó Lời Chúa lại được ngỏ với chúng ta: “Ta là Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, đã đưa ngươi ra khỏi đất Ai Cập, khỏi cảnh nô lệ” (Xh 20,2). Đó là thời gian hoán cải, thời gian tự do. Chính Chúa Giêsu, như chúng ta nhớ hàng năm vào Chúa Nhật thứ nhất Mùa Chay, đã được Thánh Thần thúc đẩy vào sa mạc để thử thách sự tự do. Trong bốn mươi ngày, Người sẽ ở trước mặt chúng ta và ở với chúng ta: Người là Ngôi Con nhập thể. Không giống như Pharaô, Chúa không muốn thần dân mà là con cái. Sa mạc là nơi chốn trong đó sự tự do của chúng ta có thể lớn lên thành một quyết định của cá nhân không quay trở lại tình trạng nô lệ. Trong Mùa Chay, chúng ta tìm thấy những tiêu chuẩn phán đoán mới và một cộng đoàn mà chúng ta có thể cùng tiến bước trên con đường chúng ta chưa từng đi.

Điều này đòi hỏi một cuộc chiến đấu: sách Xuất hành và những cơn cám dỗ của Chúa Giêsu trong sa mạc thuật lại điều này với chúng ta cách rõ ràng. Những lời dối trá của kẻ thù chống lại tiếng nói của Thiên Chúa, Đấng phán: “Con là Con yêu dấu của Cha” (Mc 1,11) và “Ngươi sẽ không có thần nào khác ngoại trừ Ta” (Xh 20,3). Những thần tượng còn đáng sợ hơn Pharaô: chúng ta có thể coi chúng như tiếng của hắn đang nói trong lòng chúng ta. Có thể làm được mọi việc, được mọi người ngưỡng mộ, thống trị người khác: mỗi con người đều ý thức được sự quyến rũ của lời nói dối này trong lòng mình. Đó là một con đường cũ chúng ta đã quen đi. Chúng ta có thể trở nên gắn bó với tiền bạc, với những dự án, ý tưởng, mục tiêu, với địa vị của mình, với một truyền thống, thậm chí với một số người. Thay vì giúp chúng ta tiến bước, chúng sẽ làm chúng ta tê liệt. Thay vì đưa chúng ta gặp gỡ nhau, chúng sẽ khiến chúng ta xung đột. Tuy nhiên, cũng có một nhân loại mới, một dân tộc của những người nhỏ bé và khiêm tốn không khuất phục trước sự quyến rũ của sự dối trá. Trong khi các thần tượng làm cho những người phục vụ chúng trở nên câm, mù, điếc, bất động (xem Tv 114,4), thì những người có tinh thần nghèo khó lại ngay lập tức cởi mở và sẵn sàng: một sức mạnh tốt lành thầm lặng chăm sóc và nâng đỡ thế giới.

Mùa Chay là thời gian hành động, và trong Mùa Chay, hành động cũng có nghĩa là dừng lại. Dừng lại trong cầu nguyện, để đón nhận Lời Chúa, và dừng lại như người Samaria, trước sự hiện diện của người anh em bị thương tích. Tình yêu Thiên Chúa và tình yêu tha nhân là một tình yêu duy nhất. Không có các thần khác có nghĩa là dừng lại trước sự hiện diện của Thiên Chúa, bên cạnh thân xác của tha nhân. Vì thế, cầu nguyện, bố thí và ăn chay không phải là ba việc làm độc lập, mà là một động tác duy nhất cởi mở và dứt bỏ: loại bỏ những thần tượng đang đè nặng chúng ta, loại bỏ những ràng buộc đang giam cầm chúng ta. Khi đó trái tim teo tóp và cô độc sẽ thức tỉnh. Vì thế hãy chậm lại và dừng lại. Chiều kích chiêm niệm của cuộc sống mà Mùa Chay giúp chúng ta khám phá lại, sẽ sinh ra những nguồn năng lượng mới. Trước sự hiện diện của Thiên Chúa, chúng ta trở thành anh chị em, nhạy cảm hơn với nhau: thay vì những mối đe dọa và kẻ thù, chúng ta tìm thấy những người bạn đồng hành. Đây là giấc mơ của Thiên Chúa, miền đất hứa mà chúng ta hướng tới một khi thoát khỏi cảnh nô lệ.

Hình thức hiệp hành của Giáo hội mà chúng ta đang tái khám phá và vun trồng trong những năm gần đây, gợi ý rằng Mùa Chay cũng là thời gian của những quyết định của cộng đoàn, của những lựa chọn lớn nhỏ đi ngược với dòng đời. Những quyết định này có khả năng thay đổi cuộc sống hàng ngày của con người và của toàn bộ khu xóm: thói quen mua sắm, quan tâm đến thụ tạo, nỗ lực hòa nhập những người không được nhìn đến hoặc bị coi thường. Tôi mời gọi mọi cộng đoàn Kitô hữu hãy làm điều này: tạo cho các tín hữu của mình những giây phút để họ suy nghĩ lại về lối sống của mình; hãy dành thời gian để xét lại sự hiện diện của mình trong khu vực và sự đóng góp của mình để làm cho nó tốt hơn. Khốn cho chúng ta nếu việc sám hối của Kitô giáo giống như loại sám hối đã khiến Chúa Giêsu buồn lòng. Người cũng nói với chúng ta: “Anh em chớ làm bộ rầu rĩ như bọn đạo đức giả: chúng làm cho ra vẻ thiểu não, để thiên hạ thấy là chúng ăn chay” (Mt 6,16). Ngược lại, hãy để người khác nhìn thấy niềm vui trên khuôn mặt, ngửi mùi hương của tự do và trải nghiệm một tình yêu làm cho mọi thứ trở nên mới mẻ, bắt đầu từ những người bé nhỏ nhất và gần gũi chúng ta nhất. Điều này có thể xảy ra trong mọi cộng đồng Kitô giáo.

Tùy theo mức độ chúng ta thực hành hoán cải thế nào trong Mùa Chay này mà nhân loại đã lạc hướng sẽ cảm nhận được một sự sáng tạo trào dâng: một tia sáng hy vọng mới. Tôi muốn nói với anh chị em, như với những người trẻ tôi đã gặp ở Lisbon mùa hè năm ngoái: "Hãy tìm kiếm và sẵn sàng mạo hiểm. Vào thời điểm lịch sử này, chúng ta đối diện với những thách đố to lớn, chúng ta nghe những tiếng van nài đau đớn của nhiều người. Chúng ta đang chứng kiến ​​một cuộc chiến tranh thế giới thứ ba từng mảnh. Nhưng chúng ta hãy can đảm để thấy rằng thế giới của chúng ta không phải đang hấp hối mà là đang trong quá trình sinh nở; không phải ở cuối, mà là ở đầu của một chương mới vĩ đại của lịch sử. Chúng ta cần phải can đảm để nghĩ như thế” (Diễn từ với sinh viên đại học, ngày 3 tháng 8 năm 2023). Đó là lòng can đảm của sự hoán cải, nảy sinh từ việc thoát khỏi cảnh nô lệ. Vì đức tin và đức ái nắm  tay hy vọng, đứa bé này. Chúng dạy nó bước đi, và đồng thời, nó kéo chúng về phía trước [1].

Tôi chúc lành cho tất cả anh chị em và hành trình Mùa Chay của anh chị em.

 Roma, San Giovanni in Laterano, ngày 3 tháng 12 năm 2023, Chúa nhật I Mùa Vọng.

 [1] Xem Ch. Péguy, Il portico del mistero della seconda virtù, Milano 1978, 17-19.

 

Link nội dung đầy đủ: http://giaophanmytho.net/giao-hoi-hoan-vu/su-diep-cua-dtc-phanxico-cho-mua-chay-2024-40760.html

 

 

3. Sứ điệp Đức Thánh Cha gửi Tham dự viên Đại hội Quốc tế Nghiên cứu Học thuật về Hồi giáo, năm 2024

WHĐ (06.02.2024) – Hôm Chúa Nhật mồng 04.02, Đức Thánh Cha đã gửi một Sứ điệp tới các tham dự viên Đại hội quốc tế Nghiên cứu Đại học về Hồi giáo ở Châu Âu và Lebanon (PLURIEL - the University Research Platform on Islam in Europe and Lebanon) lần thứ IV, diễn ra tại Abu Dhabi, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, từ ngày 04-07.02.2024.

Với chủ đề “Hồi giáo và tình huynh đệ nhân loại: Tác động và viễn cảnh của Văn kiện Abu Dhabi về Chung sống”, nhằm đánh dấu 5 năm ngày ký Văn kiện về tình huynh đệ nhân loại vì hòa bình thế giới và chung sống, 04.02.2019, Đại hội quy tụ khoảng 180 tham dự viên với 57 diễn giả và chủ tịch từ 40 trường Đại học và Viện nghiên cứu trên 4 châu lục.

Được Liên đoàn các trường Đại học Công giáo Châu Âu (FECU- Federation of European Catholic Universities) thành lập vào năm 2014, Diễn đàn Nghiên cứu Học thuật Quốc tế là một không gian dành cho các học giả nghiên cứu về Hồi giáo và đối thoại Kitô giáo-Hồi giáo để chia sẻ nghiên cứu và ý tưởng, đồng thời khuyến khích sự tương tác giữa các học giả và các tác nhân xã hội.

Nt. Anna Ngọc Diệp, OP
Dòng Đa Minh Thánh Tâm
Chuyển ngữ từ: vatican.va (04. 02. 2024)

(Nguồn: WHĐ)

Link nội dung đầy đủ: http://giaophanmytho.net/giao-hoi-hoan-vu/su-diep-duc-thanh-cha-gui-tham-du-vien-dai-hoi-quoc-te-nghien-cuu-hoc-thuat-ve-hoi-giao-nam-2024-40768.html

 

 

4. “Các cha sở cho Thượng Hội đồng”, 300 linh mục từ khắp nơi trên thế giới tụ tập tại Rôma

“CÁC CHA SỞ CHO THƯỢNG HỘI ĐỒNG”, 300 LINH MỤC TỪ KHẮP NƠI TRÊN THẾ GIỚI TỤ TẬP TẠI RÔMA

Sự kiện này, dự kiến diễn ra từ ngày 28 tháng 4 đến ngày 2 tháng 5, được tổ chức bởi Ban Tổng thư ký của Thượng Hội đồng và Bộ Giáo sĩ, với sự đồng ý của các Bộ Loan báo Tin Mừng và các Giáo hội Đông phương. Mục đích của nó là lắng nghe và đánh giá cao kinh nghiệm của các linh mục của các Giáo hội địa phương và mang đến cơ hội sống tính năng động của công việc hiệp hành ở cấp độ phổ quát. Những người tham gia được lựa chọn bởi các Hội đồng Giám mục và các Giáo hội Công giáo Đông phương.

300 cha sở được các Hội đồng Giám mục và các Giáo hội Công giáo Đông phương lựa chọn sẽ tham dự vào cuộc gặp gỡ toàn cầu về lắng nghe, cầu nguyện và phân định tại Vatican. Cuộc họp quốc tế này được xúc tiến bởi Ban Tổng thư ký của Thượng Hội đồng và Bộ Giáo sĩ, với sự đồng ý của Bộ Loan báo Tin Mừng (Bộ phận cho việc loan báo Tin Mừng đầu tiên và các Giáo hội địa phương mới) và Bộ Giáo hội Đông phương.

Với tựa đề “Các cha sở cho Thượng Hội đồng. Một cuộc gặp gỡ quốc tế”, sự kiện này nhằm mục đích lắng nghe và đánh giá cao kinh nghiệm mà các linh mục sống trong các Giáo hội địa phương tương ứng của họ và mang đến cho họ cơ hội sống tính năng động của công việc hiệp hành ở cấp độ phổ quát. Nó sẽ diễn ra từ Chúa Nhật ngày 28 tháng 4 đến Thứ Năm ngày 2 tháng 5 năm 2024 tại Fraterna Domus de Sacrofano, gần Rôma. Vào Thứ Năm, ngày 2 tháng 5, Đức Thánh Cha sẽ tiếp kiến những người tham dự.

Câu trả lời cho khóa họp đầu tiên của Thượng Hội đồng

Sáng kiến này đáp lại chỉ dẫn của những người tham gia khóa họp đầu tiên của Thượng Hội đồng Giám mục thông thường lần thứ XVI (từ ngày 4 đến ngày 29 tháng 10 năm 2023) mà, trong báo cáo tổng hợp, đã xác định nhu cầu “phát triển các phương tiện để đạt được nhiều hơn sự tham gia tích cực của các phó tế, linh mục và giám mục vào tiến trình hiệp hành trong năm tới. Một Giáo hội hiệp hành không thể hoạt động nếu không có tiếng nói, kinh nghiệm và sự đóng góp của họ”. Cuộc họp sẽ đòi hỏi sự tham gia tích cực của những người tham gia với các bàn chia sẻ các thực hành tốt, các hội thảo về các đề xuất mục vụ, đối thoại với các chuyên gia, các buổi cử hành phụng vụ.

Các tiêu chí tham dự

Số lượng người tham dự được xác định theo một tiêu chí tương tự như tiêu chí được sử dụng để bầu chọn các thành viên của Thượng Hội đồng. Đối với Giáo hội theo nghi lễ Latinh – tùy theo số lượng thành viên của mỗi Hội đồng Giám mục: một đại diện cho các Hội đồng Giám mục với không quá 25 thành viên; hai đại diện cho các Hội đồng Giám mục có từ 26 đến 50 thành viên; ba đại diện cho các Hội đồng Giám mục có từ 51 đến 100 thành viên; 4 đại diện dành cho các Hội đồng Giám mục có hơn 100 thành viên. Ngoài ra, phải có thêm một cha sở từ mỗi châu lục đại diện cho các giáo hạt không có Hội đồng Giám mục. Đối với các Giáo hội Công giáo Đông phương: một đại diện cho mỗi Thượng hội đồng Giám mục hoặc Hội đồng Giáo phẩm của các Giáo hội Công giáo Đông phương có không quá 25 thành viên; hai đại diện cho mỗi Thượng Hội đồng hoặc Hội đồng có từ 26 đến 50 thành viên; ba đại diện cho mỗi Thượng Hội đồng hoặc Hội đồng với hơn 50 thành viên.

Để lựa chọn các tham dự viên, các Hội đồng Giám mục và các Giáo hội Công giáo Đông phương được mời gọi xem xét, ở mức độ có thể, các tiêu chí sau: ưu tiên các mục tử có kinh nghiệm quan trọng trong viễn cảnh của một Giáo hội hiệp hành; thúc đẩy một sự đa dạng nào đó của các bối cảnh xuất xứ mục vụ (nông thôn, thành thị, bối cảnh văn hóa xã hội đặc thù, v.v.). Kết quả của cuộc gặp gỡ sẽ góp phần soạn thảo Tài liệu làm việc cho khóa họp thứ hai của Thượng hội đồng vào tháng 10 năm 2024.

Chuyển ngữ: Tý Linh
Theo nhật báo Vatican News (03.02.2024)
Nguồn: 
xuanbichvietnam.net (04.02.2024)

(Nguồn: RV)

Link nội dung đầy đủ: http://giaophanmytho.net/giao-hoi-hoan-vu/cac-cha-so-cho-thuong-hoi-dong-300-linh-muc-tu-khap-noi-tren-the-gioi-tu-tap-tai-roma-40769.html

 

 

4. Đức Thánh Cha gửi sứ điệp Ngày Thế giới chống nạn buôn người lần thứ 10

Thứ Sáu 08/02, nhân Ngày Thế giới cầu nguyện và suy tư chống nạn buôn người lần thứ 10, với chủ đề “Bước đi vì phẩm giá. Lắng nghe, ước mơ, hành động”, Đức Thánh Cha gửi sứ điệp video, kêu gọi những ai dấn thân trong lĩnh vực này lắng nghe tiếng kêu cứu của những nạn nhân và để cho mình bị chất vấn bởi những câu chuyện của họ.

Vatican News

Ngày thế giới cầu nguyện và suy tư chống nạn buôn người được Đức Thánh Cha Phanxicô thiết lập năm 2014 và ấn định vào ngày 08/2 hằng năm, trùng vào lễ kính thánh nữ Josephine Bakhita người Sudan: vị thánh từ năm lên 8 tuổi đã bị bắt làm nô lệ và bị bán đi bán lại nhiều lần, cho đến khi sang Ý và tại đây chị đã trở lại Công Giáo và gia nhập dòng Bác Ái thánh nữ Canossa.

Trong phần mở đầu sứ điệp, Đức Thánh Cha nhắc lại cuộc đời và ơn gọi của thánh Bakhita và nói: “Thánh Bakhita khuyến khích chúng ta mở rộng đôi mắt và đôi tai để nhìn thấy những người không được biết đến và lắng nghe những người không có tiếng nói, nhìn nhận phẩm giá của mỗi người và chống lại nạn buôn người cũng như mọi hình thức bóc lột”.

Đức Thánh Cha nhận xét rằng trong thực tế hoạt động buôn người thường không được phát hiện. Nhưng dấn thân chống lại hiện tượng này không bao giờ là quá muộn. Ngài tạ ơn Chúa vì ngày này có nhiều người trẻ tham gia vào hoạt động chống buôn người. Sự nhiệt tình và dấn thân của nhiều bạn trẻ chỉ cho chúng ta thấy con đường, nhắc nhở chúng ta rằng chúng ta được mời gọi lắng nghe, ước mơ và hành động để chống lại thảm trạng này.

Theo Đức Thánh Cha, điều đầu tiên phải làm trong hoạt động chống buôn người là phải lắng nghe những người đau khổ. Về điều này, ngài nghĩ đến các nạn nhân chiến tranh và xung đột, những người bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu, những người bị buộc phải di cư và những phụ nữ và trẻ em bị bóc lột tình dục tại nơi làm việc. Cần phải lắng nghe tiếng kêu cứu của những người này và phải để cho mình bị chất vấn bởi những câu chuyện của họ.

Đức Thánh Cha viết: “Cùng với các nạn nhân và giới trẻ, một lần nữa chúng ta hãy mơ về một thế giới nơi mọi người có thể sống với tự do và nhân phẩm”. Và ngài nói thêm: “Nhờ quyền năng Thánh Thần của Chúa Giêsu Kitô, chúng ta hãy biến giấc mơ này thành hiện thực bằng cách thực hiện những hành động cụ thể để chống lại nạn buôn người. Chúng ta hãy nhiệt thành cầu nguyện và tích cực hoạt động vì mục đích này, bảo vệ phẩm giá con người, bằng cầu nguyện và hành động”.

Ngài kết thúc sứ điệp với việc bày tỏ lòng biết ơn đến tất cả những người tham gia cử hành Ngày cầu nguyện và suy tư chống nạn buôn người, và chúc lành cho tất cả những ai dấn thân chống nạn buôn người và mọi hình thức bóc lột để xây dựng một thế giới huynh đệ và hoà bình hơn.

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết này. Nếu bạn muốn nhận các bản tin qua email, vui lòng đăng ký newsletter bằng cách nhấp vào đây.

(Nguồn: RV)

 

Link nội dung đầy đủ: http://giaophanmytho.net/giao-hoi-hoan-vu/duc-thanh-cha-gui-su-diep-ngay-the-gioi-chong-nan-buon-nguoi-lan-thu-10-40776.html

 

 

5. Đức Thánh Cha: Khi rao giảng Tin Mừng, không bỏ cuộc trước nghịch cảnh

Sáng thứ Sáu ngày 09/02, Đức Thánh Cha tiếp phái đoàn hành hương 300 người đến từ Argentina, để tham dự Thánh lễ phong thánh cho Chân phước Maria Antonia hay còn gọi là Mẹ Antula, vị thánh đầu tiên của quốc gia. Ngài nói Chân phước trao cho chúng ta một sứ điệp: không bỏ cuộc trước nghịch cảnh, không từ bỏ ý định tốt đẹp mang Tin Mừng đến cho mọi người mặc dù khó khăn.

Vatican News

Chân phước María Antonia de San José hay còn gọi là Mama Antula, vị sáng lập Nhà Linh thao ở Buenos Aires, đã dành phần lớn cuộc đời để cổ võ các cuộc tĩnh tâm theo truyền thống I-nhã sau khi các tu sĩ Dòng Tên bị trục xuất khỏi Tây Ban Nha vào nửa sau thế kỷ 18.

Trong bài nói chuyện với đoàn hành hương, sau khi chào thăm mọi người, Đức Thánh Cha nói: ngày nay, lòng bác ái của Mẹ Antula, đặc biệt trong việc phục vụ những người cần giúp đỡ nhất, đang thể hiện một sức mạnh to lớn, giữa một xã hội đang có nguy cơ quên rằng “chủ nghĩa cá nhân cực đoan là thứ virus khó loại trừ nhất. Nó lừa dối chúng ta. Nó khiến chúng ta tưởng rằng tất cả hệ tại ở việc để cho tham vọng cá nhân được tự do vận hành” (Thông điệp Fratelli tutti, 105). Ngài nhấn mạnh: “Nơi vị Chân phước này chúng ta tìm thấy một gương mẫu và một nguồn cảm hứng làm sống lại sự lựa chọn cho những người rốt cùng, những người bị xã hội loại bỏ. Vì thế, ước gì mẫu gương của Mẹ Antula giúp anh chị em trở thành dấu chỉ tình yêu và sự dịu dàng giữa mọi người”.

Đức Thánh Cha nhắc lại con đường nên thánh bao gồm sự tin tưởng và từ bỏ, như khi Chân phước Maria Antonia đến Buenos Aires chẳng có gì ngoài cây Thánh giá. Bởi vì Mẹ đã không đặt sự an toàn vào chính mình, nhưng nơi Chúa, tin tưởng hoạt động tông đồ khó khăn của mình là của Chúa. Chân phước đã trải nghiệm điều Chúa muốn nơi mỗi người, đó là có thể khám phá tiếng gọi trong bậc sống của mình, được tổng hợp trong việc thực hiện “mọi sự vì vinh quang Chúa và phần rỗi các linh hồn”. Nhưng điều này không dễ. Và ở điều này, Chân phước tiếp tục đưa ra một thông điệp khác cho chúng ta đó là không bỏ cuộc trước nghịch cảnh, không từ bỏ ý định tốt đẹp mang Tin Mừng đến cho mọi người mặc dù khó khăn.

Kết thúc bài nói chuyện, Đức Thánh Cha mời mọi người noi gương Mẹ Antula về lòng nhiệt thành với Thánh Thể, trung tâm đời sống Kitô hữu, nguồn sức mạnh cho hoạt động tông đồ.

(Nguồn: RV)

Link nội dung đầy đủ: http://giaophanmytho.net/giao-hoi-hoan-vu/duc-thanh-cha-khi-rao-giang-tin-mung-khong-bo-cuoc-truoc-nghich-canh-40777.html

 

 

6. Diễn từ Đức Thánh Cha dành cho Đại hội của Hàn lâm viện Toà Thánh về Sự sống năm 2024

WHĐ (14.02.2024) – Sáng thứ Hai ngày 12.02, Đức Thánh Cha đã dành cho các tham dự viên Đại hội của Hàn lâm viện Toà Thánh về Sự sống buổi tiếp kiến riêng tại Dinh Tông toà. Nhân kỷ niệm 30 năm thành lập, cuộc gặp gỡ có chủ đề “Con người. Ý nghĩa và Thách đố”, được tiến hành từ ngày 12-13.02.2024.

Vào năm 1994Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II thành lập Hàn lâm viện Toà Thánh về Sự sống nhằm mục đích bảo vệ sự sống con người, chống phá thai và an tử.

Sau đây là nội dung bài Diễn từ của Đức Thánh Cha:

 

 

DIỄN TỪ ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ
DÀN
H CHO THAM DỰ VIÊN ĐẠI HỘI CỦA HÀN LÂM VIỆN TOÀ THÁNH VỀ SỰ SỐNG

Dinh Tông toà
Thứ Hai, ngày 12 tháng 02 năm 2024

Con người. Ý nghĩa và Thách đố

Thưa quý vị,

Tôi xin chào Đức Tổng Giám mục Paglia, Đức Hồng y, và Đức Tân Tổng Giám mục của Santiago de Chile. Đồng thời, tôi cảm ơn quý vị vì sự dấn thân thúc đẩy nghiên cứu trong các lĩnh vực khoa học đời sống, sức khỏe và y tế, một sự dấn thân đánh dấu công việc của Hàn lâm viện Toà Thánh về Sự sống trong 30 năm hiện diện của mình.

Vấn đề mà quý vị đang thảo luận trong Đại hội này là một trong những vấn đề hết sức quan trọng, đó là làm thế nào chúng ta có thể hiểu được điều gì làm nên phẩm giá của con người. Đây là một vấn đề cổ xưa nhưng luôn mới mẻ, một vấn đề mà những nguồn tài nguyên đáng kinh ngạc có được nhờ các công nghệ mới lại đặt ra cho chúng ta theo cách thức thậm chí còn phức tạp hơn. Các học giả luôn nói rõ rằng người ta không thể tiên nghiệm, 'ủng hộ' hoặc 'chống lại' máy móc và công nghệ; bởi vì xét về mặt kinh nghiệm của con người, một phản đề như vậy là vô nghĩa. Ngày nay cũng vậy, lời kêu gọi phân biệt giữa các tiến trình tự nhiên và nhân tạo, coi tiến trình tự nhiên là con người đích thực và tiến trình nhân tạo là xa lạ hoặc thậm chí trái ngược với những gì là con người, cũng tỏ ra bất cập. Trái lại, điều cần phải làm là đưa kiến thức khoa học và công nghệ vào một tầm nhìn rộng hơn, từ đó tránh được quyền bá chủ của mô hình kỹ trị (x. Laudato Si’, 108).

Chúng ta hãy lấy ví dụ về nỗ lực tái tạo con người bằng các phương tiện và phương pháp của công nghệ. Cách tiếp cận như vậy hàm ý giảm thiểu con người thành một tập hợp các màn trình diễn có thể tái tạo dựa trên một ngôn ngữ kỹ thuật số, vốn giả định rằng mọi loại thông tin đều có thể được thể hiện qua các mã số. Sự tương đồng hiển nhiên với câu chuyện Tháp Babel trong Kinh thánh (x. St 11,1-9) cho thấy rằng ước muốn tạo cho mình một ngôn ngữ duy nhất đã ăn sâu vào lịch sử nhân loại ra sao. Sự can thiệp của Thiên Chúa, thường chỉ được hiểu như một hình phạt mang tính hủy diệt, nhưng thay vào đólại hàm chứa một phúc lành theo nghĩa tích cực, thể hiện nỗ lực điều chỉnh xu hướng hướng tới một “ý nghĩ duy nhất” thông qua sự phát triển và đa dạng của ngôn ngữ. Do đó, con người phải đối diện với những giới hạn  tính dễ bị tổn thương của mình, đồng thời được mời gọi tôn trọng sự khác biệt và thể hiện sự quan tâm lẫn nhau.

Chắc chắn rằng, khả năng ngày càng gia tăng của khoa học và công nghệ có thể khiến con người nghĩ mình đang tham gia vào hành động sáng tạo giống như Thiên Chúa đã thực hiện, đó là tạo ra hình ảnh và giống với sự sống con người, bao gồm cả khả năng ngôn ngữ mà dường như được ban tặng cho những cỗ máy biết nói. Vậy thì liệu con người có khả năng truyền linh hồn vào vật chất vô tri chăng? Đây là sự cám dỗ ngấm ngầm. Do đó, chúng ta được yêu cầu phân định làm sao để khả năng sáng tạo được ủy thác cho con người có thể được thực thi một cách có trách nhiệm. Nói cách khác, làm sao chúng ta có thể đầu tư những tài năng đã lãnh nhận trong việc ngăn chặn con người khỏi bị biến dạng và những khác biệt cơ bản vốn mang lại trật tự cho vũ trụ không bị hủy bỏ (x. St 1-3).

Do đó, nhiệm vụ chính yếu là một nhiệm vụ mang tính nhân học: chúng ta phải phát triển một nền văn hóa bằng việc tích hợp các nguồn lực khoa học và công nghệ, có khả năng nhìn nhận và thăng tiến con người trong tính đặc thù không thể lặp lại của mình. Cần phải khám phá xem liệu tính đặc thù này có nên được đặt ngay cả ở thượng nguồn của ngôn ngữ, trong phạm vi cảm hứng và cảm xúc, ước muốn và chủ ý, vốn chỉ con người mới có thể nhận thức, trân trọng và chuyển đổi thành các mối tương quan tích cực và hữu ích cho người khácvới sự trợ giúp bởi ân sủng của Đấng Tạo Hóa hay không. Đây rốt cuộc là một nhiệm vụ văn hóa, vì văn hóa định hình và định hướng các lực lượng tự phát của cuộc sống và các tập tục xã hội.

Thưa quý vị, chủ đề mà quý vị đang thảo luận thực sự là một thách đố, và hai cách thế mà quý vị dự định thực hiện cũng thách đố không kém. Trước hết, tôi nhận thấy rằng quý vị đang nỗ lực tiến hành một cuộc đối thoại hiệu quả, một cuộc trao đổi liên ngành theo hình thức mà Tông hiến Veritatis Gaudium mô tả là “sự sắp xếp và khuyến khích mọi kỷ luật dựa trên bối cảnh của ánh sáng và sự sống do sự Khôn ngoan tuôn chảy từ mạc khải của Thiên Chúa” (Số 4c). Tôi cũng đánh giá cao việc suy tư của quý vị diễn ra theo nhãn quan một “phòng thí nghiệm văn hóa đích thực, trong đó Giáo hội thực hiện việc giải thích thực tại phát sinh từ sự kiện Đức Kitô, và được nuôi dưỡng bởi các ơn khôn ngoan và hiểu biết mà nhờ đó Chúa Thánh Thần làm phong phú Dân Chúa” (sđd, 3). Vì thế, tôi khuyến khích hình thức đối thoại này, vốn cho phép mỗi người đưa ra những suy tư của riêng mình khi tương tác với người khác trong sự trao đổi hỗ tương. Đây là cách thế để vượt ra ngoài sự sắp xếp kiến thức cạnh nhauvà thực hiện việc duyệt xét lại kiến thức thông qua việc lắng nghe nhau và phản ánh có phê phán.

Thứ đến, trong cách lên kế hoạch cho các cuộc thảo luận của quý vị, chúng ta có thể thấy một phương pháp tiến trình hiệp hành, được điều chỉnh cách phù hợp để xem xét các chủ đề trọng tâm trong sứ mạng của Hàn lâm viện. Tiến trình này đòi hỏi khắt khe, vì nó bao gồm sự chú ý cẩn thận và sự tự do của tinh thần, cũng như sự cởi mở để sẵn sàng khám phá những lộ trình chưa được khám phá và chưa được biết đến, thoát khỏi bất kỳ nỗ lực chuyển động lạc hậu” vô ích nào. Đối với những người tham gia vào cuộc canh tân tư tưởng một cách nghiêm túc và mang tính Tin Mừng, điều cần thiết là phải đặt vấn đề ngay cả những ý kiến và giả định đã được thu thập mà chưa được xem xét một cách nghiêm túc.

Về khía cạnh này, Kitô giáo luôn có những đóng góp quan trọng, tiếp thu những yếu tố có ý nghĩa từ mọi nền văn hóa, nơi mà Kitô giáo bén rễ và diễn giải lại dưới ánh sáng của Đức Kitô và Tin Mừng, và sử dụng các nguồn ngôn ngữ và khái niệm hiện diện trong các bối cảnh văn hóa khác nhau. Đây là một tiến trình lâu dài và không ngừng đòi hỏi một cách tiếp cận trí tuệ có khả năng bao trùm nhiều thế hệ; tiến trình này có thể được so sánh với sự khôn ngoan và tầm nhìn của những người trồng cây khi biết rằng con cháu họ sẽ ăn hoa trái, hoặc của những người xây dựng những thánh đường khi biết rằng con cháu họ sẽ hoàn thành.

Đó cũng chính là thái độ cởi mở, có trách nhiệm và ngoan nguỳ trước Thánh Thần, Đấng giống như gió, muốn thổi đâu thì thổi (x. Ga 3, 8), mà tôi muốn cầu xin Chúa ban cho quý vị. Tôi chân thành gửi đến quý vị những lời chúc tốt đẹpxin cho các cuộc thảo luận của quý vị trở nên phong phú và mang lại thành quả. Tôi ưu ái ban phép lành cho quý vị và xin quý vị cũng nhớ đến tôi trong lời cầu nguyện. Xin cảm ơn!

Nt. Anna Ngọc Diệp, OP
Dòng Đa Minh Thánh Tâm

Chuyển ngữ từ: vatican.va (12. 02. 2024)

(Nguồn: RV)

Link nội dung đầy đủ: http://giaophanmytho.net/giao-hoi-hoan-vu/dien-tu-duc-thanh-cha-danh-cho-dai-hoi-cua-han-lam-vien-toa-thanh-ve-su-song-nam-2024-40792.html

 

 

7. ‘Sự cô đơn’ là trọng tâm chủ đề được Đức Thánh Cha chọn cho Ngày Ông bà lần thứ 4

Đức Thánh Cha Phanxicô đưa ra chủ đề cho sứ điệp Ngày Thế giới Ông bà và Người cao tuổi năm 2024: “Xin đừng sa thải con lúc tuổi già”.

Vatican News

Vào Chúa Nhật, ngày 28 tháng 7, Ngày Thế giới Ông bà và Người cao tuổi lần thứ 4, người Công giáo trên khắp thế giới được mời gọi dành thời gian để suy tư về di sản và sự khôn ngoan vĩ đại mà ông bà và người cao tuổi đã truyền lại.

Bộ Giáo dân, Gia đình và Sự sống đã công bố chủ đề cho Ngày Thế giới Ông bà và Người cao tuổi lần thứ 4, do Đức Thánh Cha chọn, dựa theo câu Thánh Vịnh 71,9: “Xin đừng sa thải con lúc tuổi già” (x. Tv 71:9). Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ suy tư về lời cầu xin của một người già khi suy ngẫm về câu chuyện tình bạn của họ với Thiên Chúa.

Theo thông cáo báo chí của Bộ, điều này muốn “chú ý đến thực tế rằng, thật đáng buồn, sự cô đơn là nỗi cay đắng trong cuộc sống của nhiều người già, thường là nạn nhân của nền văn hóa vứt bỏ”.

Thông cáo nhấn mạnh: “Bằng cách trân trọng các đặc sủng của ông bà và người cao tuổi, cũng như sự đóng góp của họ đối với đời sống của Giáo hội, Ngày Thế giới Ông bà và Người cao tuổi sẽ tìm cách hỗ trợ những nỗ lực của mọi cộng đoàn Giáo hội nhằm củng cố mối liên kết giữa các thế hệ và chống lại sự cô đơn, với ý thức rằng – như Kinh thánh đã nói – ‘Con người ở một mình thì không tốt’ (St 2:18)”.

Đức Hồng Y Kevin Farrell, Bộ trưởng Bộ Giáo dân, Gia đình và Sự sống, cho biết: “Đối diện với thực tế ngày nay, các gia đình và cộng đoàn Giáo hội được kêu gọi đi tiên phong trong việc thúc đẩy nền văn hóa gặp gỡ, tạo ra những không gian để chia sẻ, lắng nghe, đưa ra sự hỗ trợ và tình cảm: do đó, tình yêu Tin Mừng trở nên cụ thể”.

Đức Hồng Y Tổng trưởng nhìn nhận rằng sự cô đơn là một tình trạng không thể tránh khỏi của cuộc sống con người, cũng như một lời mời gọi hướng về Thiên Chúa Cha để được an ủi. Ngài nói, với tư cách là Kitô hữu, Ngày Thế giới Ông bà và Người cao tuổi mời gọi chúng ta loại trừ văn hóa vứt bỏ và thể hiện “sự dịu dàng và sự quan tâm trìu mến” đối với những thành viên yếu đuối nhất trong cộng đoàn của chúng ta.

Ngày Thế giới Ông bà và Người cao tuổi năm 2024 diễn ra trong Năm Cầu nguyện, năm được Đức Thánh Cha Phanxicô chọn để giúp các tín hữu chuẩn bị cho Năm Thánh 2025.

Ngày Thế giới Ông bà và Người cao tuổi được Đức Thánh Cha thiết lập năm 2021, được cử hành vào Chúa nhật thứ tư của tháng 7, gần Lễ thánh Joachim và Anna, ông bà của Chúa Giêsu.

 (Nguồn: RV)

Link nội dung đầy đủ: http://giaophanmytho.net/giao-hoi-hoan-vu/su-co-don-la-trong-tam-chu-de-duoc-duc-thanh-cha-chon-cho-ngay-ong-ba-lan-thu-4-40794.html

 

 

8. ĐTC Phanxicô với các nghệ sĩ: chúng tôi cần các bạn mơ về một thế giới tốt đẹp hơn

Sáng 15/2, Đức Thánh Cha đã tiếp phái đoàn từ hiệp hội Pháp “Diaconie de la beauté”. Ngài nói về cái đẹp như một lời mời về “một cách sống khác trong thế giới”, một cách “tạo ra sự sống, hy vọng và khao khát hạnh phúc”. Trong một thế giới bị chao đảo bởi chiến tranh và bạo lực, nghệ thuật rất quan trọng để thể hiện giá trị của sự hòa hợp giữa các dân tộc và với thiên nhiên.

Vatican News

“Diaconie de la beauté” là tên của hiệp hội, được thành lập tại Pháp vào năm 2012, được Đức Thánh Cha Phanxicô chào đón nhân dịp Hội nghị chuyên đề kỷ niệm 10 năm “Lễ hội” ở Roma, được quảng bá hàng năm bởi hiệp hội. Trong buổi gặp, Đức Thánh Cha nhấn mạnh các đặc điểm và tầm quan trọng của hiệp hội, và kêu gọi các thành viên “trở thành những giọng ca hài hoà” giữa một nhân loại đang bị rung chuyển bởi bạo lực, cần quay trở lại để mơ về một thế giới khác tươi đẹp.

Chiều kích thiêng liêng của việc phục vụ

Chiều kích đầu tiên trong việc phục vụ của hiệp hội là chiều kích thiêng liêng. Đức Thánh Cha nói: đây là điều dẫn đến sự chiêm niệm, thúc giục chúng ta sống một cuộc sống “hướng tới sự viên mãn”. Ngài nói: “Nghề nghiệp của anh chị em là giúp các nghệ sĩ tạo nên cầu nối giữa trời và đất. Anh chị em muốn đánh thức trong họ việc tìm kiếm sự thật, dù họ là nhạc sĩ, nhà thơ hay ca sĩ, họa sĩ, kiến ​​trúc sư hay đạo diễn, nhà điêu khắc, diễn viên hay vũ công hay bất kỳ ai khác. Bởi vì vẻ đẹp mời gọi chúng ta đến với một cách sống khác trong thế giới.

Cuộc đối thoại giữa Giáo hội và các nghệ sĩ

Chiều kích thứ hai được Đức Thánh Cha nhấn mạnh là cuộc đối thoại giữa Giáo hội và các nghệ sĩ ngang qua các cuộc gặp gỡ, biểu diễn, hòa nhạc và trình diễn. Hiệp hội giúp cho các nghệ sĩ thấy được sự gần gũi của Giáo hội bằng cách đối thoại với nền văn hóa và cuộc sống của họ, dù họ là người có niềm tin hay không.

Hỗ trợ và nhân phẩm

Chiều thứ ba được Đức Thánh Cha nói đến là điều cụ thể, bằng việc tạo ra những ngôi nhà để đón tiếp và đề cao phẩm giá của những nghệ sĩ mà cuộc sống của họ thường bị đánh dấu bởi sự cô đơn, trầm cảm và đau khổ nội tâm. Ngài khuyến khích: “Thách thức của anh chị em là làm nổi bật vẻ đẹp tiềm ẩn trong họ, để đến lượt họ, họ trở thành tông đồ của vẻ đẹp vốn tạo ra sự sống, hy vọng và khát khao hạnh phúc”.

Những giọng ca hoà hợp trong một thế giới bị xé nát

Sau đó, Đức Thánh Cha nhìn vào nhân loại ngày nay đang bị giằng xé bởi nỗi đau khổ do chiến tranh, bạo lực, chia rẽ gây ra. Ngài kêu gọi các thành viên của hiệp hội “hãy trở thành những giọng ca hòa hợp giữa các dân tộc, các nền văn hóa và tôn giáo”. Ngài lặp lại: “Nhân loại của chúng ta bị lung lay bởi đủ loại bạo lực, bởi chiến tranh và các cuộc khủng hoảng xã hội. Trong bối cảnh này, chúng ta cần những người nam nữ có khả năng làm cho chúng ta mơ về một thế giới khác, một thế giới tươi đẹp hơn. Anh chị em hãy giúp cho mọi người mơ ước, để họ khao khát một cuộc sống trọn vẹn!”

Vẻ đẹp của thiên nhiên và sự chăm sóc của ngôi nhà chung

Cuối cùng, Đức Thánh Cha nhắc lại rằng ngày nay cũng cần phải tái tạo lại sự hòa hợp giữa con người và môi trường, sửa đổi các hành vi, phát triển ý thức rằng mọi thứ đều có mối liên hệ với nhau. Trích Fratelli tutti, ngài nói: “Nghệ thuật là một phương tiện rất mạnh mẽ để truyền tải thông điệp về vẻ đẹp của thiên nhiên. Thực ra, ‘chăm sóc thế giới xung quanh chúng ta có nghĩa là chăm sóc chính chúng ta. Nhưng chúng ta cũng cần phải tự coi mình là một ‘chúng ta’ sống trong ngôi nhà chung”.

Do đó, ngài kết luận: “Văn hóa cái đẹp luôn đưa chúng ta quay trở lại sự chuyển động” và cho phép chúng ta bắt đầu lại “trên con đường hướng tới những xã hội nhân bản hơn và huynh đệ hơn”.

(Nguồn: RV)

Link nội dung đầy đủ: http://giaophanmytho.net/giao-hoi-hoan-vu/dtc-phanxico-voi-cac-nghe-si-chung-toi-can-cac-ban-mo-ve-mot-the-gioi-tot-dep-hon-40795.html

 

 

9. ĐTC thành lập các nhóm nghiên cứu các chủ đề của Thượng hội đồng

Ngày 17/02 vừa qua, Đức Thánh Cha đã thành lập các nhóm nghiên cứu cho các chủ đề được đề xuất từ phiên họp Thượng hội đồng vào tháng 10/2023, đồng thời ấn định ngày diễn ra phiên họp thứ hai của Thượng hội đồng lần thứ 16, từ ngày 02 đến 27/10/2024.

Vatican News

Theo văn kiện được ban hành, để chuẩn bị cho phiên họp tiếp theo của Thượng hội đồng về tính hiệp thành với chủ đề “Hướng đến một Giáo hội Hiệp hành: Hiệp thông, Tham gia và Sứ vụ”,  Đức Thánh Cha yêu cầu các Bộ và cơ quan của Giáo triều Rôma cộng tác với Tổng Thư ký Thượng Hội đồng để thành lập các nhóm nghiên cứu, nhằm phân tích chuyên sâu về một số chủ đề nổi lên trong phiên họp đầu tiên của Thượng hội đồng về Hiệp hành.

Đức Thánh Cha nhắc lại rằng nhiệm vụ của Tổng Thư ký Thượng hội đồng phụ thuộc trực tiếp vào ngài, đồng thời hỗ trợ và đồng hành với tiến trình Thượng hội đồng như được thiết lập theo thời gian, bao gồm thúc đẩy mối quan hệ giữa các Giám mục và Giáo hội địa phương trên tinh thần hiệp hành và hiệp thông với Giám mục Roma.

Tài liệu “Hướng tới tháng 10/2024” do Tổng Thư ký Thượng hội đồng ban hành vào ngày 11/12/2023 đã nhấn mạnh rằng phiên họp tiếp theo sẽ tập trung vào cách sống tính hiệp hành ở mọi cấp độ trong Giáo hội. Trong văn kiện mới này, Đức Thánh Cha nói rõ rằng một số chủ đề quan trọng nhất nảy sinh từ việc lắng nghe các Giáo hội sẽ cần một thời gian để suy tư về thần học, giáo luật và mục vụ. Theo tiến trình Thượng hội đồng, việc nghiên cứu các chủ đề này sẽ có sự tham gia của các chuyên gia từ tất cả các châu lục và các Bộ của Giáo triều. Tuy nhiên, Đức Thánh Cha không nêu rõ có bao nhiêu nhóm sẽ được thành lập, những chủ đề nào sẽ được nghiên cứu hoặc ai sẽ tham gia vào các nhóm nghiên cứu.

Phúc trình tổng hợp được công bố vào cuối phiên họp Thượng hội đồng đầu tiên đã chỉ ra một số vấn đề, như sự cần thiết phải cập nhật một số quy tắc Giáo luật, đào tạo các thừa tác viên chức thánh, tương quan giữa Giám mục và các dòng tu, nghiên cứu mục vụ và thần học về chức phó tế.

Trong văn kiện, Đức Thánh Cha còn nhắc lại rằng Tổng Thư ký Thượng Hội đồng, do Đức Hồng Y Mario Grech đứng đầu, sẽ điều phối công việc của các nhóm nghiên cứu giữa các Bộ. Với tư cách là một thực thể, Văn phòng Tổng thư ký không phải là một phần của Giáo triều, vì thế sẽ tường trình trực tiếp với ngài.

Cũng vào ngày 17/02, Đức Thánh Cha đã bổ nhiệm 6 cố vấn mới cho Văn phòng Tổng Thư ký Thượng hội đồng. Với bổ nhiệm mới này, Văn phòng hiện tổng cộng có 16 cố vấn.

Phiên họp thứ hai của Thượng hội đồng lần thứ 16 sẽ diễn ra từ ngày 02 đến 27/10. Các tham dự viên sẽ đến Roma vào ngày 29/9 để tham gia khóa tĩnh tâm kéo dài hai ngày trước khi bắt đầu các phiên họp.

(Nguồn: RV)

Link nội dung đầy đủ: http://giaophanmytho.net/giao-hoi-hoan-vu/dtc-thanh-lap-cac-nhom-nghien-cuu-cac-chu-de-cua-thuong-hoi-dong-40804.html

 

 

10. Đại hội Quốc tế các Gia đình năm 2024 sẽ diễn ra tại Mexico vào đầu tháng 3

Đại hội Quốc tế các Gia đình năm 2024, với chủ đề “Tất cả các gia đình có thể trở nên tốt đẹp hơn”, sẽ được tổ chức tại thành phố Guadalajara thuộc bang Jalisco, Mexico, từ ngày 1 đến ngày 3/3/2024.

Hồng Thủy - Vatican News

Mục đích của Đại hội Quốc tế các Gia đình năm 2024 là tiếp nối kinh nghiệm được sống tại Đại hội Gia đình Thế giới lần thứ XIV được tổ chức tại Thành phố Mexico vào năm 2022.

Tôn vinh và củng cố thể chế gia đình như nền tảng tự nhiên của xã hội

Đại hội năm nay sẽ là cơ hội gặp gỡ, học hỏi và hợp tác liên ngành và liên tôn giáo, tìm cách nối kết và trang bị cho các nhà lãnh đạo, các tổ chức và các gia đình để khẳng định, tôn vinh và củng cố thể chế gia đình như nền tảng tự nhiên của xã hội.

Chủ tịch của Đại hội ở Mexico, Fernando Milanés, đã tuyên bố trong cuộc họp báo ngày 31/1/2024 rằng sự kiện này sẽ mang đến thời gian “học hỏi và hợp tác để củng cố” gia đình. Ông nhận ra rằng các gia đình phải đối mặt với vô số thách thức và do đó Đại hội Quốc tế các Gia đình hướng tới việc “trang bị cho họ để họ có thể trở thành nguồn an ninh và sức khỏe toàn diện, căn tính và thuộc về, lập kế hoạch và mục đích”.

Lupita Venegas, chủ sở hữu Đài phát thanh Valora và là người phát ngôn của Đại hội, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giải quyết các căn bệnh khác nhau ảnh hưởng đến gia đình, chẳng hạn như ngoại tình, trầm cảm và bạo lực gia đình.

Karen Ahued, một phát ngôn viên khác của Đại hội, chú trọng đến phụ nữ và nói rằng đại hội sẽ tạo cơ hội để “cải thiện mối quan hệ của chúng ta với con cái” và tìm kiếm “sự hòa giải cá nhân và chữa lành nhiều vết thương khó và khó chấp nhận”.

Sự kiện này sẽ có bốn chương trình: chung, giới trẻ, thiếu niên và trẻ em. (CNA 21/02/2024)

(Nguồn: RV)

Link nội dung đầy đủ: http://giaophanmytho.net/giao-hoi-hoan-vu/dai-hoi-quoc-te-cac-gia-dinh-nam-2024-se-dien-ra-tai-mexico-vao-dau-thang-3-40816.html

 

 

11. Tiếp kiến chung (28/2): Ghen tị và kiêu ngạo háo danh khiến thù ghét tha nhân

Trong bài giáo lý trong buổi tiếp kiến chung vào sáng thứ Tư ngày 28/2/2024 Đức Thánh Cha nói về hai thói xấu: ghen tị và kiêu ngạo. Ngài mời gọi nghe lời Tem hánh Phaolô để chữa thói ghen tị: "Hãy thương mến nhau với tình huynh đệ, coi người khác trọng hơn mình” (Rm 12,10); và chống lại tính kiêu ngạo háo danh bằng cách khoe sự yếu đuối của mình hơn là khoe thành tích, khi biết rằng ân sủng của Thiên Chúa là đủ, vì quyền năng của Người được biểu lộ trọn vẹn trong sự yếu đuối.

Vatican News

Trở lại buổi tiếp kiến chung hàng tuần vào sáng thứ Tư ngày 28/2/2024 sau một tuần tĩnh tâm, Đức Thánh Cha vẫn còn bị cảm và còn bị mất tiếng. Do đó, Đức Thánh Cha đã nhờ Đức ông Filippo Ciampanelli đọc bài giáo lý của ngài. Trong bài giáo lý tuần này Đức Thánh Cha nói về hai thói xấu: ghen tị và kiêu ngạo háo danh. Đây là hai thói xấu của người muốn được sự chú ý của toàn thế giới, chỉ chú trọng vào mình. Thói ghen tị, khi bị thúc đẩy bởi sự oán giận người khác, có thể dẫn đến sự căm thù sát hại người khác. Để chữa thói xấu này, Đức Thánh Cha mời gọi nghe lời kêu gọi của Thánh Phaolô: “Hãy thương mến nhau với tình huynh đệ, coi người khác trọng hơn mình” (Rm 12,10).

Đối với thói xấu kiêu ngạo tìm hư vinh, được đánh dấu bằng lòng tự trọng quá cao, khao khát được khen ngợi liên tục và thường có xu hướng lợi dụng người khác vì mục đích riêng của mình, Đức Thánh Cha mời gọi chống lại thói xấu này bằng cách noi gương Thánh Phaolô về việc khoe sự yếu đuối của mình hơn là khoe thành tích, khi biết rằng ân sủng của Thiên Chúa là đủ, vì quyền năng của Người được biểu lộ trọn vẹn trong sự yếu đuối. Khi chúng ta đón nhận và thậm chí chấp nhận những điểm yếu của mình, thì quyền năng của Chúa Kitô sẽ giải phóng chúng ta để yêu thương người khác một cách quảng đại hơn.

Đức Thánh Cha mời gọi các tín hữu trong Mùa Chay này hãy cố gắng không đặt mình vào trung tâm, thay vào đó hãy cố gắng bước sang một bên để nhường chỗ cho người khác, đề cao họ và vui mừng trước những phẩm chất và thành công của họ.

Sau khi Đức Thánh Cha làm Dấu Thánh Giá và chúc bình an cho cộng đoàn, mọi người cùng nghe đoạn thư Thánh Phaolô gửi tín hữu Galát (5,24-26):

Những ai thuộc về Đức Ki-tô Giê-su thì đã đóng đinh tính xác thịt vào thập giá cùng với các dục vọng và đam mê. Nếu chúng ta sống nhờ Thần Khí, thì cũng hãy nhờ Thần Khí mà tiến bước. Chúng ta đừng có tìm hư danh, đừng khiêu khích nhau, đừng ganh tị nhau.

Bài giáo lý của Đức Thánh Cha

 Anh chị em thân mến, chào anh chị em!

Hôm nay chúng ta xem xét hai mối tội đầu mà chúng ta tìm thấy trong những danh sách dài mà truyền thống tu đức đã để lại cho chúng ta: thói ghen tị và thói kiêu ngạo háo danh.

Thói ghen tị nếu không được kiểm soát sẽ dẫn đến việc căm ghét người khác

Chúng ta hãy bắt đầu với thói ghen tị. Nếu chúng ta đọc Kinh Thánh (xem St 4), chúng ta thấy nó như một trong những thói xấu lâu đời nhất: Cain tỏ ra căm ghét Abel khi nhận ra rằng các của lễ hy sinh của em trai mình đều đẹp lòng Thiên Chúa. Cain là con trai cả của ông Adam và bà Evà, đã chiếm phần lớn tài sản thừa kế của cha mình; tuy nhiên, chỉ cần em trai Abel thành công trong một việc nhỏ là đủ khiến vẻ mặt Cain trở nên tối xầm. Vẻ mặt của kẻ đố kỵ luôn buồn bã: ánh mắt anh ta cụp xuống, dường như anh ta đang liên tục rà soát mặt đất, nhưng thực tế anh ta không nhìn thấy gì, bởi vì tâm trí bị bao phủ bởi những suy nghĩ đầy ác ý. Sự ghen tị đố kỵ nếu không được kiểm soát sẽ dẫn đến việc căm ghét người khác. Abel sẽ bị giết dưới tay Cain, kẻ không thể chịu nổi trước hạnh phúc của em trai mình.

Ghen tị là một tội ác đã được tìm hiểu không chỉ trong bối cảnh Kitô giáo: nó đã thu hút sự chú ý của các triết gia và học giả thuộc mọi nền văn hóa. Về cơ bản, có một mối quan hệ giữa ghét và yêu: chúng ta muốn điều xấu cho người khác, nhưng trong thâm tâm chúng ta muốn giống họ. Người khác là sự tỏ hiện của những gì chúng ta muốn trở thành và điều mà trong thực tế chúng ta không được như vậy. Sự may mắn của họ dường như là một sự bất công đối với chúng ta: chắc chắn - chúng ta nghĩ - chúng ta xứng đáng nhận được những thành công hoặc vận may tốt đẹp hơn họ nhiều!

Phương thuốc chữa thói ghen tị: “Hãy thương mến nhau với tình huynh đệ, coi người khác trọng hơn mình” (Rm 12,10)

Gốc rễ của thói xấu này là một quan niệm sai lầm về Thiên Chúa: chúng ta không chấp nhận rằng Thiên Chúa có “toán học” của riêng mình, khác với của chúng ta. Ví dụ, trong dụ ngôn của Chúa Giêsu về những người thợ được ông chủ gọi vào làm vườn nho vào những thời điểm khác nhau trong ngày, những người đến trước tin rằng họ có quyền được trả lương cao hơn những người đến sau cùng; nhưng ông chủ trả lương cho mọi người như nhau và nói: “Chẳng lẽ tôi lại không có quyền tuỳ ý định đoạt về những gì là của tôi sao? Hay vì thấy tôi tốt bụng, mà bạn đâm ra ghen tức?” (Mt 20,15). Chúng ta muốn áp đặt logic ích kỷ của mình cho Thiên Chúa, nhưng logic của Thiên Chúa là tình yêu. Của cải mà Người ban cho chúng ta được tạo ra để chia sẻ. Đó là lý do tại sao Thánh Phaolô khuyên các Kitô hữu: “Hãy thương mến nhau với tình huynh đệ, coi người khác trọng hơn mình” (Rm 12,10). Đây là phương thuốc chữa thói ghen tị!

Người kiêu ngạo có cái “tôi” cồng kềnh

Và chúng ta đến với thói xấu thứ hai mà chúng ta đang xem xét hôm nay: thói kiêu ngạo háo danh. Thói xấu này song hành với con quỷ đố kỵ, và hai thói xấu này cùng nhau là điển hình của một người khao khát trở thành trung tâm của thế giới, tự do lợi dụng mọi thứ và mọi người, đối tượng của mọi lời khen ngợi và yêu mến. Thói kiêu ngạo háo danh là lòng tự trọng bị thổi phồng và vô căn cứ. Người háo danh có cái “tôi” cồng kềnh: anh ta không có sự đồng cảm và không nhận ra rằng trên thế giới này còn có những người khác ngoài mình. Các mối quan hệ của anh ta luôn mang tính công cụ, đặc trưng bởi sự lấn áp người khác. Con người của anh ta, những chiến công, những thành công của anh ta phải được mọi người nhìn thấy: anh ta luôn là kẻ ăn xin sự chú ý. Và nếu đôi khi những phẩm chất của anh ta không được thừa nhận thì anh ta sẽ trở nên tức giận dữ dội. Những người khác thật bất công, họ không hiểu, họ không đủ trình độ.

Trong các tác phẩm của mình, Evagrius Ponticus mô tả câu chuyện cay đắng của một tu sĩ bị thương tổn bởi sự háo danh. Chuyện xảy ra là, sau những thành công đầu tiên trong đời sống thiêng liêng, tu sĩ này đã cảm thấy mình như đắc đạo, và sau đó lao vào thế giới để nhận được lời khen ngợi. Nhưng tu sĩ này không hiểu rằng mình chỉ mới bắt đầu cuộc hành trình thiêng liêng của mình, và một sự cám dỗ đang rình rập sẽ sớm khiến vị này sa ngã.

“Tôi rất vui mừng và tự hào vì những yếu đuối của tôi, để sức mạnh của Đức Kitô ở mãi trong tôi” (2 Cr 12,9)

Để chữa lành tính háo danh, các bậc thầy tu đức không đề xuất nhiều phương thuốc. Bởi vì về căn bản, tính xấu kiêu ngạo cũng có cách chữa trị của nó: những lời khen ngợi mà kẻ háo danh hy vọng gặt hái được trên thế giới sẽ sớm chống lại anh ta. Và biết bao người, bị ảo tưởng bởi hình ảnh sai lầm của mình, đã sa vào những tội lỗi mà họ sẽ sớm phải xấu hổ!

Lời hướng dẫn hay nhất để vượt thắng thói háo danh có thể được tìm thấy trong chứng từ của Thánh Phaolô. Thánh Tông đồ luôn phải đối mặt với một khuyết điểm mà ngài không bao giờ có thể khắc phục được. Ba lần ngài cầu xin Chúa giải thoát ngài khỏi cực hình đó, nhưng cuối cùng Chúa Giêsu đã trả lời ngài: “Ơn của Thầy đã đủ cho anh, vì sức mạnh của Thầy được biểu lộ trọn vẹn trong sự yếu đuối”. Từ ngày đó, Thánh Phaolô được tự do. Và kết luận của ngài cũng nên là của chúng ta: “Tôi rất vui mừng và tự hào vì những yếu đuối của tôi, để sức mạnh của Đức Kitô ở mãi trong tôi” (2 Cr 12,9).

25 năm Công ước cấm mìn sát thương

Sau bài giáo lý, Đức Thánh Cha nhắc đến ngày 1/3 là ngày kỷ niệm 25 năm Công ước cấm mìn sát thương, là thứ “tiếp tục nhắm vào thường dân vô tội, đặc biệt là trẻ em, thậm chí nhiều năm sau khi chiến sự kết thúc”.

Đức Thánh Cha bày tỏ sự cảm thông đối với vô số nạn nhân của những thiết bị lệch lạc này. Ngài nói rằng những vũ khí này nhắc nhở chúng ta về sự tàn khốc khủng khiếp của chiến tranh và cái giá mà dân thường buộc phải gánh chịu.

Đức Thánh Cha cảm ơn tất cả những người đã đóng góp để hỗ trợ các nạn nhân và dọn dẹp những khu vực bị ô nhiễm: “công việc của họ là một câu trả lời cụ thể cho lời kêu gọi phổ quát hãy trở thành những người kiến ​​tạo hòa bình, chăm sóc anh chị em của chúng ta”.

Đừng quên các dân tộc đang sống trong cảnh chiến tranh

Đức Thánh Cha cũng kêu gọi đừng quên các dân tộc đang sống trong cảnh chiến tranh như Ucraina, Israel và Palestine, và nhiều nơi khác nữa trên thế giới.

Ngài tiếp tục cầu nguyện cho các nạn nhân của các cuộc tấn công vào nhà thờ Công giáo và đền thờ Hồi giáo ở Burkina Faso và cầu nguyện cho Haiti, nơi các tội ác và nạn bắt cóc do các băng đảng có vũ khí vẫn tiếp tuc.

Buổi tiếp kiến kết thúc với Kinh Lạy Cha va phép lành Đức Thánh Cha ban cho mọi người.

(Nguồn: RV)

Link nội dung đầy đủ: http://giaophanmytho.net/giao-hoi-hoan-vu/tiep-kien-chung-282-ghen-ti-va-kieu-ngao-hao-danh-khien-thu-ghet-tha-nhan-40830.html

 

 

12. ĐTC Phanxicô: Giám mục được Chúa Kitô chọn chứ không phải được mua ở chợ

Gặp gỡ các Giám mục tham dự Thượng Hội đồng của Giáo hội Công giáo Armeni vào sáng thứ Tư ngày 28/2/2024, Đức Thánh Cha nhắc nhở họ chọn lựa các Giám mục cẩn thận để có những mục tử gần gũi với đàn chiên, không tìm kiếm danh vọng, bởi vì Giám mục được Chúa Kitô chọn. Ngài cũng mời gọi các Giám mục cầu nguyện nhiều và chăm sóc ơn gọi, gần gũi với linh mục và tu sĩ.

Hồng Thủy - Vatican News

Đức Thánh Cha nói với các tham dự viên của Thượng Hội đồng của Giáo hội Công giáo Armeni: “Xin hãy lựa chọn họ một cách cẩn thận, để họ tận tâm phục vụ đàn chiên, trung thành với việc chăm sóc mục vụ, không bao giờ tìm kiếm địa vị. Không nên lựa chọn họ dựa trên thiện cảm hay khuynh hướng của mình, và phải hết sức cẩn thận với những người ‘mau mắn với chuyện kinh doanh’ hoặc những người ‘luôn xách vali trong tay’, trong khi để dân chúng mồ côi”.

“Ngoại tình mục vụ”

Đức Thánh Cha cảnh giác cách mạnh mẽ về điều mà ngài gọi là “ngoại tình mục vụ” khi một Giám mục coi Giáo phận của mình là bước đệm để đạt tới một vị trí “uy tín” hơn mà quên rằng mình đã kết hôn với Giáo phận. Ngài cũng cảnh giác việc lãng phí thời gian để đàm phán những điểm đến hoặc việc thăng chức mới bởi vì “người ta không mua các Giám mục ở chợ, nhưng chính Chúa Kitô đã chọn họ làm Người kế vị các Tông đồ và Mục tử cho đàn chiên của Người”.

Gần gũi với đàn chiên

Một sứ vụ của Giám mục là gần gũi với đàn chiên bởi vì, ngài nhắc các giám mục, “những người được giao phó cho chúng ta phải cảm nhận được từ chúng ta hơi ấm của Mục Tử Nhân Lành, sự quan tâm phụ tử của chúng ta, vẻ đẹp của tình huynh đệ, lòng thương xót của Thiên Chúa”. Giáo hội là Mẹ yêu thương cần tìm mọi cách để đến với các tín hữu, để họ có thể nhận được tình yêu của Thiên Chúa trong truyền thống Giáo hội.

Hãy cầu nguyện nhiều

Đức Thánh Cha không quên nhắc các Giám mục của Giáo hội Công giáo Armeni “hãy cầu nguyện nhiều, cũng để gìn giữ trật tự nội tâm, điều cho phép hành động hài hòa, phân định các ưu tiên của Tin Mừng”. Ngài mong muốn các Thượng hội đồng của Giáo hội này “được chuẩn bị tốt, các vấn đề được nghiên cứu một cách cẩn thận và đánh giá một cách khôn ngoan; các giải pháp, luôn luôn và chỉ vì lợi ích của các linh hồn, được áp dụng và kiểm chứng một cách thận trọng, mạch lạc và có năng lực, trên hết đảm bảo sự minh bạch hoàn toàn, ngay cả trong lĩnh vực kinh tế”.

Chăm sóc ơn gọi

Chăm sóc mục vụ ơn gọi cũng là mối quan tâm của Đức Thánh Cha. Ngài nhắc nhở: “Trong một thế giới tục hóa, các chủng sinh và những người được đào tạo về đời sống tu trì, ngày nay hơn bao giờ hết, cần bám rễ sâu vào một đời sống Kitô giáo đích thực, khác xa với bất kỳ ‘tâm lý vương giả’ nào”. Bên cạnh đó, “Các linh mục, đặc biệt là những người trẻ, cần sự gần gũi của các Mục tử, những người thúc đẩy sự hiệp thông huynh đệ giữa họ, để họ không nản lòng trước khó khăn và ngày càng ngoan ngoãn trước sự sáng tạo của Chúa Thánh Thần, để phục vụ Dân Chúa với niềm vui bác ái, chứ không phải với sự cứng nhắc và lặp đi lặp lại vô ích của những kẻ quan liêu”.

Tiếng kêu hòa bình

Cuối cùng, Đức Thánh Cha nói đến cuộc chiến ở Nagorno-Karabakh khiến cho rất nhiều gia đình phải di tản. Ngài than phiền: "Biết bao chiến tranh, biết bao đau khổ". Ngài mời gọi hô vang tiếng kêu hòa bình, "để nó chạm đến trái tim, ngay cả những người vô cảm trước nỗi đau khổ của người nghèo và những người khiêm nhường. Và trên hết chúng ta hãy cầu nguyện".

(Nguồn: RV)

Link nội dung đầy đủ: http://giaophanmytho.net/giao-hoi-hoan-vu/dtc-phanxico-giam-muc-duoc-chua-kito-chon-chu-khong-phai-duoc-mua-o-cho-40831.html

 

 

13. Ý cầu nguyện của ĐTC trong tháng 3: Cầu cho các vị tử đạo mới

Trong video ý cầu nguyện trong tháng 3, được Mạng lưới Cầu nguyện Toàn cầu của Đức Giáo hoàng công bố ngày 27/2/2024, Đức Thánh Cha mời gọi các tín hữu cầu nguyện "để những người sẵn sàng hy sinh mạng sống vì Tin Mừng ở nhiều nơi trên thế giới có thể thấm nhuộm lòng can đảm và động lực truyền giáo của họ vào Giáo hội".

Vatican News

Mở đầu video Đức Thánh Cha kể một câu chuyện mà theo ngài là sự phản chiếu của Giáo hội ngày nay. "Khi tôi đến thăm một trại tị nạn ở Lesbos, một người đàn ông nói với tôi: 'Thưa Đức Thánh Cha, tôi là người Hồi giáo. Vợ tôi là một Kitô hữu. Những kẻ khủng bố đã đến chỗ chúng tôi, nhìn chúng tôi và hỏi về tôn giáo của chúng tôi. Họ đến gần vợ tôi với một cây thánh giá và yêu cầu cô ấy ném xuống đất. Cô ấy đã không thực hiện và họ đã cắt cổ cô ấy ngay trước mặt tôi'". Ngài nói rằng người vợ này đã để lại một "gương mẫu của tình yêu" dành cho Chúa Kitô và sự trung thành "cho đến chết".

Trong video, câu chuyện của người phụ nữ này được xen kẽ với những hình ảnh khác về các cộng đồng Kitô giáo đang lữ hành và trưng dẫn những tấm gương can đảm, ví dụ như vị Tôi Tớ Chúa đầu tiên đến từ Pakistan – Akash Bashir – người đã qua đời vào năm 2015 để ngăn chặn một cuộc tấn công khủng bố vào một Nhà thờ có đông đảo tín hữu ở Lahore.

"Chứng tá của các vị tử đạo là một phúc lành cho mọi người"

Xuyên suốt dòng lịch sử của Giáo hội, nhiều tín hữu đã bị bách hại và sát hại vì đức tin của họ. Có rất nhiều vị tử đạo âm thầm, những anh hùng của thế giới ngày nay, những người sống cuộc sống bình thường một cách chính trực và can đảm chấp nhận ân sủng là chứng nhân cho đến cùng, thậm chí cho đến chết. Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng "giữa chúng ta luôn có những vị tử đạo. Đây là dấu hiệu cho thấy chúng ta đang đi đúng hướng. Sự can đảm của các vị tử đạo, chứng tá của các vị tử đạo là một phúc lành cho mọi người".

Có các vị tử đạo nghĩa là có những người đã liều mạng đi theo Chúa Giêsu, sống theo thông điệp của Người và đưa Tin Mừng tình yêu, hòa bình và tình huynh đệ của Người vào thế giới. Họ không chối bỏ hay quên Người, nhưng vẫn vững vàng trong đức tin, qua đó chứng tỏ lòng trung thành của họ với Chúa Giêsu Kitô. Đây là cách họ chỉ ra con đường đúng đắn cho Giáo hội.

"Làm thế nào chúng ta có thể làm chứng cho Chúa Kitô ngay tại nơi chúng ta đang sống?" 

Theo Cha Frédéric Fornos S.J., Giám đốc Quốc tế của Mạng lưới Cầu nguyện Toàn cầu của Đức Thánh Cha, video ý cầu nguyện của Đức Thánh Cha đặt ra thách đố cho chúng ta: "Làm thế nào chúng ta có thể làm chứng cho Chúa Kitô ngay tại nơi chúng ta đang sống?" Cha nhận định rằng không phải ai cũng được kêu gọi sẵn sàng hy sinh mạng sống để trung thành với Chúa Giêsu Kitô. Nhưng mỗi người chúng ta có thể tự hỏi: "Khi tôi gặp những tình huống tại nơi làm việc, trong các hoạt động, mạng lưới xã hội hoặc trong gia đình mình trái ngược với đạo đức Kitô giáo hoặc Tin Mừng, tôi có đứng lên đi theo dấu chân Chúa Kitô bất chấp những khó khăn, thách thức có thể nảy sinh? Hay tôi trốn tránh nó?"

Vì vậy, cha mời gọi, cùng với Đức Thánh Cha, "chúng ta hãy cầu nguyện để tất cả những người ở nhiều nơi trên thế giới đang chấp nhận nguy hiểm vì Tin Mừng có thể thấm nhuần lòng can đảm và động lực truyền giáo của họ vào Giáo hội".

(Nguồn: RV)

Link nội dung đầy đủ: http://giaophanmytho.net/giao-hoi-hoan-vu/y-cau-nguyen-cua-dtc-trong-thang-3-cau-cho-cac-vi-tu-dao-moi-40832.html