Nhìn vào tiêu đề của bài viết này, người ta có thể nghĩ rằng, nó nên được đảo lại thành: Truyền Thông Xã Hội trong Truyền Giáo. Thật vậy, có nhiều những chỉ dẫn về phạm vi này trong lịch sử của Giáo Hội. Nhưng, ngày nay và đặc biệt dưới góc độ thần học truyền thông, có lẽ chúng ta phải dần dần thay đổi cách suy nghĩ của chúng ta.
Bài viết này bắt đầu với vấn đề sử dụng các phương tiện truyền thông trong truyền giáo và những phát triển, sau đó, đến những thay đổi diễn ra từ cách tiếp cận truyền thông xã hội của Công Đồng Vatican II đối với nền “văn hóa mới” với các ngôn ngữ mới, tâm lý mới và các công nghệ mới từ Thông Điệp Redemptoris Missio (Sứ vụ Đấng Cứu Thế), sẽ được phản ánh trong thực tế truyền thông Châu Á của chúng ta.
Truyền Thông cho Truyền Giáo
Hồng Y Francesco Ingoli là Bộ trưởng đầu tiên của Hội Truyền Bá Đức Tin được thành lập năm 1622 (nay là Bộ Rao Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc), một nhà in riêng của cơ quan mới đã được ra đời bốn năm sau đó, tức, vào năm 1626. Trong một thời gian ngắn, các ấn phẩm báo chí của nhà in này đã được in với hơn 20 ngôn ngữ, trong đó có tiếng Malayalam của Ấn Độ. Đức Hồng Y đã biện hộ sự cần thiết cho công cụ hiện đại này trong thời gian đó, với các lý do sau:
- Các nhà truyền giáo ở Rome cần sách cho việc nghiên cứu ngôn ngữ của họ, trước khi đi đến vùng truyền giáo.
- Chi phí sản xuất của một nhà in riêng, thì thấp hơn một phần ba so với những ấn phẩm được xuất bản bởi các nhà in khác.
- Chỉ có nhà in của Hội là đủ chuyên môn trong các nhu cầu ngôn ngữ khác nhau.
- Nếu người Tin Lành đã in và phân phát nhiều cuốn Kinh Thánh, thì người Công giáo cũng nên làm theo.
- Sứ vụ của Chúa Giêsu bắt buộc chúng ta phải sử dụng sách báo cho công việc truyền giáo: các nhà truyền giáo ngày nay không thể hoàn thành sứ vụ mà không cần đến sách báo; và sách báo cũng vươn đến những nơi mà các nhà truyền giáo không thể đi.
- Đối với việc truyền bá Lời Chúa, không có khoản đầu tư nào có thể coi là quá mắc.
Hồng Y Ingoli thấy rằng, nhu cầu quan trọng nhất cho việc truyền giáo ngày đó, là chăm sóc cho các nhân viên truyền giáo, trường học, giáo sĩ địa phương và ấn phẩm báo chí.[1]
Trong hầu hết các thông điệp gần đây về truyền giáo (Đức Piô XI, Piô XII, Gioan Phaolô II), có nhiều câu hoặc nhiều phần theo cùng một lối suy nghĩ.
Do đó, chẳng hạn, Đức Giáo Hoàng Piô XII nói “việc phân phối các ấn phẩm kịp thời là một việc phục vụ hữu ích” trong Thông Điệp Về Truyền Giáo Evangelii Praecones (1951) và nói thêm: “một điều rất cần thiết để chúng ta phải chăm chú kỹ ở điểm này, sao cho mọi người biết sử dụng hiệu quả báo chí, tạp chí, và các chuyên đề.” Thật ra, thánh Arnold Janssen đã chỉ ra điều này khi ngài mở một ấn phẩm của riêng hội dòng ngay trong năm đầu tiên thành lập (Dòng Ngôi Lời) ở Steyl 1875: “Đấng Cứu Thế đã kêu gọi sự ân cần của các tông đồ đến Lời khi Ngài nói: hãy loan báo Tin Mừng cho tất cả mọi loài thụ tạo! Vào thời của Ngài, chữ in chưa được biết đến, nhưng ngày nay nó được biết đến và ma quỷ sử dụng nó cho mục đích xấu xa. Do đó, các môn đệ của Chúa Giêsu cũng phải sử dụng nó để tạo ra điều tốt. Thật tuyệt vời như thế nào, khi mà một ấn phẩm có thể được in cả hàng ngàn bản chỉ trong vài giờ!”[2]
Sắc lệnh Inter Mirifica (Giữa Những Điều Kỳ Diệu) về các phương tiện truyền thông xã hội của Công Đồng Vatican II, đã mở rộng quan điểm về truyền thông vượt xa hơn truyền thông xã hội hiện đại, khi cho rằng, việc diễn đạt về truyền thông xã hội có liên hệ đến tất cả các cách và các phương tiện của việc giao tiếp trong xã hội con người. Điều này mang một ý nghĩa đặc biệt trong truyền giáo, bao gồm cả các phương tiện văn hóa và truyền thống về truyền thông.
Tất cả những lý do này thì xem truyền thông xã hội là một công cụ cho truyền giáo. Tuy nhiên, trong thực tế của thời đại chúng ta, chúng ta ngày càng nhận thức được rằng, từ một điểm thần học và các điểm khác của cái nhìn đó, có một yếu tố truyền giáo mạnh mẽ trong chính Truyền Thông Xã Hội. Sự thay đổi về lối suy nghĩ này được chỉ dẫn trong Thông điệp Redemptoris Missio (Sứ vụ Đấng Cứu Thế) của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II (1990) về truyền giáo. Ngài vẫn khẳng định rằng “cần phải truyền bá thông tin qua các ấn phẩm truyền giáo và các phương tiện nghe nhìn” (Tông Huấn Giáo Hội tại Châu Á, số 48.).
Nhưng trong cùng thông điệp đó, có một sự thay đổi trong suy nghĩ về truyền thông xã hội, trong quan điểm truyền giáo. Nó không còn chỉ là một công cụ cho Giáo Hội, nhưng hơn nữa là một trạng huống của con người, cần một cách tiếp cận và câu trả lời sâu sắc hơn. Thế giới hiện đại được so sánh với nơi họp chợ của Athens, Hội đồng Areopagus, nơi tất cả các ý tưởng và kinh nghiệm đến với nhau và đã được bày tỏ và được chia sẻ. “Phương tiện truyền thông xã hội đã trở nên quan trọng đến nỗi, đối với nhiều người, là phương tiện chính để trao đổi tin tức và giáo dục, để hướng dẫn và tác động hành vi cử chỉ nơi cá nhân, gia đình và trong xã hội nói chung. Nhất là đối với thế hệ trẻ trung đang lớn lên trong một thế giới được môi trường truyền thông vây bủa” (Redemptoris Missio, số 37).
Đức Giáo Hoàng thừa nhận: “có lẽ Hội Đồng Areopagus này đã bị bỏ bê ở một mức độ nào đó,” nhưng khẳng định rằng vì sứ vụ truyền giáo của Giáo Hội, “thế nhưng, việc dấn thân vào môi trường truyền thông không phải chỉ để làm tăng cường thêm cho việc rao giảng Phúc Âm thôi. Còn có một thực tại sâu xa hơn chất chứa ở đó nữa: vì chính việc truyền bá phúc âm hóa cho văn hóa tân tiến ngày nay một phần lớn tùy thuộc vào ảnh hưởng của truyền thông, nên chỉ sử dụng truyền thông để quảng bá sứ điệp Kitô giáo và giáo huấn chân thực của Giáo Hội mà thôi chưa đủ. Cũng cần phải đưa sứ điệp vào nền “văn hóa mới” do các phương tiện truyền thông tân tiến tạo nên nữa. Đây là một vấn đề phức tạp, vì nền “văn hóa mới” này bắt nguồn chẳng những từ bất cứ những gì được tỏ hiện ra dần dần, mà còn ở chính những cách truyền đạt mới, với ngôn từ mới, với kỹ thuật mới và với một thứ tâm lý mới”(Redemptoris Missio, số 37).
Những cách mới này không chỉ là kỹ năng và đào tạo cho việc sử dụng truyền thông hay đơn giản là sử dụng những phương tiện truyền thông hiện đại. Chúng chỉ ra một thực tế sâu sắc hơn, đó là sự thay đổi trong suy nghĩ và cách tiếp cận. Chúng chỉ ra một thực tế nơi truyền thông xã hội, chính nó trở thành một nền tảng cho việc truyền giáo của Giáo Hội.
Giáo Hội là Truyền Thông
Một trong những tuyên bố quan trọng của Công Đồng Vatican II trong Sắc Lệnh Về Hoạt Động Truyền Giáo Ad Gentes (Đến Với Muôn Dân) (1965) đó là: “Giáo Hội lữ hành tự bản chất là truyền giáo. Vì theo ý định của Chúa Cha, Giáo Hội bắt nguồn từ sứ mạng của Chúa Con và Chúa Thánh Thần”. Theo cách tương tự, người ta cũng phải nói rằng Giáo Hội bởi bản chất của mình là truyền thông. Giáo Hội tồn tại để truyền thông và do đó “Giáo Hội là Truyền Thông”, như Avery Dulles nói với các Giám mục Mỹ Châu năm 1971.
Tất cả cuộc sống và hoạt động của Giáo Hội truyền giáo là để truyền thông tình yêu này của Thiên Chúa Ba Ngôi đến mọi người. Ở đây, trong một cách nào đó truyền giáo và sự truyền thông trở nên giống hệt nhau. Trên thực tế, từ “truyền giáo” (mittere – misio) có nghĩa là “sai đi” và chỉ hành động của việc sai đi. Tuy nhiên, nếu chúng ta sử dụng từ “rao giảng Tin Mừng” (evangelisare), một từ được sử dụng đặc biệt là sau Công Đồng Vatican II, thì mọi thứ có thể trở nên rõ ràng hơn. Rao giảng Tin Mừng có nghĩa là chia sẻ Tin Mừng trong tất cả các chiều kích của nó với mọi người. Truyền thông xã hội được định nghĩa là công cụ chia sẻ qua các tín hiệu[3] và Huấn Thị về Mục Vụ Truyền Thông Communio et Progressio, điều đã được Công Đồng Vatican II nói trong Sắc lệnh Inter Mirifica, thậm chí còn gọi đó là “tự hiến trong tình yêu.”
Điều này không phải là những gì chúng ta làm bất cứ khi nào chúng ta truyền giáo hay sao? Theo cách hiểu này, truyền thông không phải là thứ chỉ dành cho các chuyên gia, mà là cho mọi Kitô hữu và chắc chắn cho bất kỳ hoạt động tông đồ nào. Như Tổng hội Dòng Tên 1995, trong một tài liệu quan trọng về truyền thông, Tổng hội ấy đã trình bày: “truyền thông trong xã hội thường được coi là một lĩnh vực hoạt động tông đồ, một chuyên ngành dành riêng cho một số chuyên gia, người mà thường cảm thấy bị cô lập hoặc bên lề của việc tông đồ. Xã hội cần nhận thức rằng, truyền thông không phải là một lĩnh vực chỉ giới hạn cho một số chuyên gia Dòng Tên, mà là một khía cạnh tông đồ chính, cho tất cả các việc tông đồ của chúng ta, mỗi tu sĩ Dòng Tên, để có hiệu quả, phải nhận thức và thành thạo trong ngôn ngữ, các biểu tượng và điểm mạnh và điểm yếu của văn hóa truyền thông hiện đại. Đây là một cách để tạo ra sự thay đổi, để nhận ra rằng môi trường truyền thông mới này, là một môi trường, mà trong đó phần đông dân chúng có thể được tiếp cận và làm phong phú thêm, trong đó văn hóa, kiến thức và sự đoàn kết có thể được củng cố.”[4]
Do đó, truyền giáo là truyền thông, đó là sự truyền thông và chia sẻ đức tin với người khác, đặc biệt là những người chưa đạt được sứ điệp này. Nó có nghĩa là, việc huấn luyện truyền thông của chúng ta không chỉ là đào tạo truyền thông cho các chuyên gia, nhưng cũng là cho một yếu tố thiết yếu của đức tin chúng ta. Không phải là sách Công Vụ Tông Đồ nhắc nhở chúng ta rằng, mọi Kitô hữu tiên khởi đã đang truyền thông đức tin của họ đó sao? Hoàn cảnh của cuộc sống được coi là những thách đố đối với hoạt động truyền giáo, trong việc chia sẻ kinh nghiệm đức tin với mọi người xung quanh.
Thần Học Truyền Thông làm cơ sở cho Truyền Giáo
Có những phát triển trong thần học hiện đại, hướng đến một viễn cảnh mới mẻ trong cùng một hướng, bằng cách phát triển từ một nền “Thần Học về Truyền Thông” (Theology of Communication) đến “Thần Học Truyền Thông” (Communication Theology).
Trước đây, chúng ta thường cố gắng phát triển một nền “Thần Học về Truyền Thông”, bằng cách nào đó muốn “rửa tội” truyền thông, và đặc biệt là truyền thông đại chúng và đưa nó vào trong gia đình của Giáo Hội.
Tuy nhiên, còn có sự xem xét về một nền “Thần Học Truyền Thông”, điều mà được quan tâm về các diễn đạt truyền thông của thần học, trong đó thần học diễn đạt chính nó theo cách mà nó có thể dễ hiểu hơn.
Tuy nhiên, “Thần Học Truyền Thông”, coi truyền thông như một nguyên tắc thần học. Tính toàn thể của thần học được xem xét và nghiên cứu dưới góc độ truyền thông[5]:
a) Thiên Chúa Ba Ngôi truyền thông trong chính mình. Tức là có một cuộc truyền thông nội tại đang diễn ra nơi Ba Ngôi: Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần truyền thông với nhau. Và chúng ta là hữu thể nhân linh có khả năng truyền thông, vì chúng ta được tạo nên “Thiên Chúa sáng tạo con người theo hình ảnh mình, Thiên Chúa sáng tạo con người theo hình ảnh Thiên Chúa” (St 1,27). Đây là lý do thần học về khả năng truyền thông của chính chúng ta.
b) Thiên Chúa Ba Ngôi, tuy nhiên, cũng mặc khải chính mình trong sự truyền thông với các thụ tạo. Thiên Chúa sử dụng tất cả các cách và phương tiện truyền thông của con người. Thiên Chúa truyền thông cách vô ngôn và hữu ngôn, Ngài truyền thông qua các dấu chỉ và hành động. Toàn bộ Cựu Ước là một lịch sử về sự truyền thông của Thiên Chúa với dân của Ngài.
c) Tuy nhiên, điểm cao nhất của sự mặc khải này là sự Nhập Thể của Chúa Giêsu Kitô. Chúa Cha đã truyền thông với các thụ tạo của mình, thông qua Người Con duy nhất là Đức Giêsu Kitô. Như thư Do Thái đã khẳng định: “thuở xưa, nhiều lần nhiều cách, Thiên Chúa đã phán dạy cha ông chúng ta qua các ngôn sứ; nhưng vào thời sau hết này, Thiên Chúa đã phán dạy chúng ta qua Thánh Tử. Thiên Chúa đã nhờ Người mà dựng nên vũ trụ, đã đặt Người làm Đấng thừa hưởng muôn vật muôn loài. Người là phản ánh vẻ huy hoàng, là hình ảnh trung thực của bản thể Thiên Chúa. Người là Đấng dùng lời quyền năng của mình mà duy trì vạn vật. Sau khi đã tẩy trừ tội lỗi, Người lên ngự bên hữu Đấng Cao Cả trên trời” (Dt 1,1-3).
Và rồi, Đức Giêsu Kitô cũng đã truyền thông bằng lời nói và hành động, Ngài dùng các dấu chỉ và biểu tượng, điều mà vượt ra khỏi lời nói hoặc giúp diễn đạt lời nói của Ngài. Ngài truyền thông qua toàn bộ lối sống của mình (Huấn thị Mục Vụ Communio et Progressio – Hiệp thông và Tiến bộ, số 11).
d. Từ tất cả những điều này, Giáo Hội nhận ra việc sai đi của mình để truyền thông. Giáo Hội là để tiếp tục việc truyền thông của Thiên Chúa trong mặc khải và nhập thể, ở đây và bây giờ. Như vậy, Giáo Hội là sự hiện diện của Thiên Chúa đang truyền thông giữa mọi người, Giáo Hội thì bởi bản chất của mình và được kêu gọi truyền thông. Do đó, truyền thông xã hội không chỉ là một nghề cho các chuyên gia, thậm chí chuyên gia Giáo Hội, nhưng là một chiều kích cho mỗi Kitô hữu, với tư cách là thành viên của Giáo Hội và được phản ánh trong cuộc sống hàng ngày.
Đó là việc sai đi của Giáo Hội để tiếp tục việc truyền thông của Thiên Chúa ở đây và bây giờ, mọi lúc, mọi nơi. Sự hội nhập văn hóa của sứ điệp này, chính xác là tất cả những gì là truyền giáo và những suy tư truyền giáo. Tiến trình bắt đầu với Lễ Hiện Xuống, dưới lời hứa và sức mạnh của Thánh Linh, là động lực dẫn dắt cho truyền thông và truyền giáo của Giáo Hội từ đó cho đến ngày tận thế.
Từ đây, nó cũng trở nên rõ ràng hơn, bằng cách nào những nhà truyền giáo – như thánh Arnold Janssen – đã phát triển sự quan tâm của các ngài và thăng tiến nhân học và nghiên cứu các nền văn hóa. Truyền thông Kitô giáo phải bắt đầu và được gắn liền với cuộc sống của dân chúng, điều được phản ánh trong nền văn hóa của họ. Do đó, lĩnh vực đang mở rộng của truyền thông đa văn hóa, trở thành một yếu tố quan trọng trong nghiên cứu truyền giáo và công việc truyền giáo.[6]
Trong thời đại của chúng ta, nền “văn hóa mới” của một thế giới truyền thông toàn cầu hóa đặt ra một thách thức riêng biệt và đặc thù, bởi vì có một cách mới để truyền thông, với những khả năng và quan điểm mới.
Một nền “văn hóa mới” là một thách đố truyền giáo
Vượt lên trên mối quan tâm chung về sự hội nhập văn hóa, Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đòi hỏi thông điệp Kitô giáo phải được hòa nhập vào nền “văn hóa mới” của truyền thông xã hội hiện đại. Trên thực tế, ngài kêu gọi thế giới của truyền thông hiện đại “công hội Areopagus đầu tiên” là tiêu biểu cho trung tâm văn hóa của xã hội chúng ta và ngày nay nó có thể được coi như một biểu hiệu cho các lãnh vực mới cần phải được loan báo Phúc Âm.
Ngài nói, “nền văn hóa mới này không chỉ bắt nguồn từ bất kỳ nội dung nào được thể hiện, mà còn từ thực tế, nơi đó tồn tại những cách truyền thông mới, với ngôn ngữ mới, kỹ thuật mới và tâm lý mới.” Điều này được nói trong Thông Điệp về truyền giáo Redemptoris Missio, và do đó, hàm chứa một yêu cầu truyền giáo đặc biệt. Thách thức này vượt ra ngoài việc sử dụng đơn giản phương tiện truyền thông cho truyền giáo! Làm thế nào mà nền văn hóa mới này được rao giảng Tin Mừng và phản ứng truyền giáo của chúng ta như thế nào?
Mặc dù Redemptoris Missio đã được ra đời từ năm 1990, nhưng vẫn chưa có nhiều nghiên cứu về điều này và lĩnh vực này vẫn còn bị bỏ ngỏ. Các liên quan sau đây có thể giúp làm rõ thêm:
1. Nền “văn hóa mới,” và thực tế của truyền thông hiện đại được quyết định bởi cảm xúc nhiều hơn lý trí, là con tim hơn là cái đầu. Hầu hết các chương trình TV và các chương trình tương tự như MTV đang nhắm đến cảm xúc của dân chúng, chứ không phải lý trí. Chúng ít được thể chế hóa và trôi nổi tự do để đạt được nhu cầu và mong đợi xúc cảm. Sự phổ biến của ‘telenovelas’ (phim truyền hình nhiều tập) và các chương trình tương tự, là một bằng chứng cho cái gọi là “Reality Shows” (truyền hình thực tế), giống như “Big Brother”, như đã có phiên bản ở một số quốc gia. Số lượng ngày càng tăng của phim ảnh có nội dung khiêu dâm ngấm ngầm hoặc rõ ràng, là một ví dụ khác. (Quản lý của SM Megamall ở Manila gần đây đã quyết định chọn phim để chiếu tại rạp của họ thực sự phục vụ cho các gia đình.)[7]
Ngay cả việc lựa chọn và trình bày tin tức theo một cách đánh giá bởi cảm xúc hơn là sự thật ngày càng tăng. Nếu cảm xúc của dân chúng được phấn khích và thỏa mãn thì bảng xếp hạng sẽ tăng lên, vì các khán thính giả cảm thấy thỏa mãn nhu cầu cảm xúc của họ. Việc sử dụng các hình ảnh, mà cả âm nhạc và ngôn từ, cũng xây dựng và hướng đến cảm xúc nhiều hơn là suy nghĩ. Jacque Ellul đã công khai chỉ trích trong cuốn sách “humiliation of the Word” của ông, vì đã thấy trên truyền hình “một tác nhân tiêu chuẩn hóa và phù hợp với thế giới, vì nó đưa chúng ta đến những giấc mơ và kỹ xảo tâm lý của sự bù trừ.”[8] Nhà sản xuất truyền hình và truyền thanh tiếng Anh nổi tiếng Malcom Muggeridge, một hoán nhân Công giáo, đã đặt tựa đề là một trong những bài giảng của ông trên chương trình “Chúa Kitô và truyền thông” là “cám dỗ thứ tư” (fourth temptation): Satan trao tặng cho Chúa Giêsu một kênh truyền hình trên toàn thế giới đang diễn ra, nhưng Chúa Giêsu từ chối, vì Ngài quan tâm đến sự thật và thực tại, trong khi ma quỷ thì với trí tưởng tượng và hình ảnh.[9]
2. Thế giới của truyền thông hiện đại là không biên giới. Điều đang xảy ra và các văn hóa phẩm từ khắp nơi trên thế giới, có thể truy cập được cho mọi người, trong một thế giới truyền thông toàn cầu hóa.
Bối cảnh truyền thông ở Ấn Độ đã phát triển trong vòng vài năm, chỉ từ một kênh truyền hình tivi, đã tăng lên đến 196 kênh vào giữa năm 2004; và tới hôm nay thì không biết đã là bao nhiêu, xu hướng: ngày càng phát triển!
Sự xuất hiện của DTH (truyền hình kỹ thuật số qua vệ tinh) ngày càng làm cho nhiều quốc gia ở châu Á, mang truyền thông mới này đến mọi hang cùng ngõ hẻm của các đất nước chúng ta. Điều này có ý nghĩa gì cho việc bảo tồn các nền văn hóa địa phương và đặc biệt là cho những người trẻ trong những khu vực này? Đó cũng không phải là một yêu cầu truyền giáo để bảo vệ các nền văn hóa và bảo vệ phẩm giá của dân chúng hay sao?
3. Nền “văn hóa mới” tiếp tục sống trên các nghi lễ mới, thách thức sự tác động của các nghi lễ tôn giáo truyền thống cách đặc biệt. Gregory Goethals đã phản ánh nhiều năm trước đây về hiện tượng này và gọi nó là “Con Bò Vàng,” đề cập đến lịch sử của Israel khi bà viết rằng: “nghi lễ Tivi: sự tôn thờ trên bàn thờ video.”[10]
Việc khai mạc và kết thúc Thế vận hội Olympic, các sự kiện thể thao nói chung, cũng như có các quốc tang như cái chết của công nương Diana, Mẹ Têrêsa là những nghi lễ cũng như việc trình chiếu nghi lễ của riêng chúng ta đối với các chương trình truyền thông, chút ít mang tính đời tư. Những nghi lễ này dường như cũng thay thế các nghi lễ của đời sống tôn giáo một cách ngày càng hơn.
Các nghi lễ, theo James Carey là để duy trì và phát triển văn hóa và xã hội. Chúng được “liên kết với hiệu suất hơn là phong trào, tham gia hơn là sự tiêu dùng, ý nghĩa hay vẻ đẹp hơn là chiến lược và kết quả, sự khơi lên hoặc kêu gọi hơn là ảnh hưởng và hiệu quả. Một nghi lễ không phải là thứ mà người ta chỉ là khán giả, nhưng hơn thế, là điều mà người đó tham gia vào.”[11] Truyền thông nghi lễ như vậy thì quan tâm đến các cách thức và phương tiện truyền thông, duy trì sự nối kết của xã hội, để chia sẻ, tham gia, liên kết, tạo mối tương giao và có được niềm tin và sự tin tưởng chung.
Những kinh nghiệm như vậy thường đến một cách đặc biệt từ tôn giáo. Nhưng bây giờ, điều này dường như được chuyển qua bởi các phương tiện truyền thông hiện đại, điều mà nó quyết định và chi phối cuộc sống của dân chúng, hơn bất kỳ cam kết tôn giáo nào. Sự quan tâm đã chia sẻ của dân chúng ngày càng lớn hơn không còn là nghi lễ tôn giáo và kinh nghiệm nữa, nhưng hơn thế là các lễ nghi thế tục thay thế tôn giáo. Ví dụ cho điều này là các nghi lễ đám cưới và đám tang đã thế tục hóa, cũng như những chương trình giải trí, điều đang được nghi lễ hóa trong nhiều cách (sùng bái ngôi sao!)
4. Văn hóa truyền thông hiện đại là được định hướng giải trí. Nó không có quá nhiều kiến thức, mà mọi người tìm kiếm khi họ xem Tivi, theo dõi một bộ phim hoặc thậm chí đọc một bài báo và các ấn phẩm định kỳ. Họ ưa thích muốn được giải trí bởi báo lá cải và các ngôi sao và cuối cùng, thường chỉ muốn giết thời gian. Thậm chí thông tin ngày càng trở thành một phương tiện giải trí trong mục “thông tin – giải trí”, nơi thông tin được trình bày một cách giải trí. Không có nhu cầu để khán thính giả nỗ lực để hiểu, nhưng thay vào đó anh ta hoặc chị ta đưa mình đến thế giới của các chính trị gia, các ngôi sao và diễn viên đang lên hoặc các hình thức khác của chương trình, cái mà dẫn đến nhu cầu về giải trí hoặc sự tò mò của người tiếp nhận.
5. Thế giới ngày nay của truyền thông xã hội, được xác định mạnh mẽ hơn bằng thương mại hóa. Ngay cả ở hầu hết các quốc gia ở Châu Âu nơi có hệ thống dịch vụ công cộng cho việc phát sóng thường là một đơn vị duy nhất, nhưng bây giờ, các đài phát thanh và truyền hình quảng cáo và tư nhân thì rất nhiều. Trong hệ thống của Mỹ ngay từ đầu, toàn bộ hệ thống truyền thông là tư nhân, nhưng không nhất thiết phải thương mại hóa hoàn toàn. Bây giờ hơn bao giờ hết, truyền thông trước hết là phải kiếm tiền và điều này dường như rất thường xuyên là mục đích duy nhất.
Các chương trình được sản xuất và được trình chiếu theo ‘bảng xếp hạng’ và nếu chúng không phù hợp với mong đợi, chúng đơn giản là bị rớt đài. Chủ nghĩa tiêu dùng được thúc đẩy thông qua quảng cáo rầm rộ và các giá trị được trình bày trong các chương trình và quảng cáo không còn là những giá trị truyền thống của đời sống Kitô hữu. William F. Fore nhìn thấy các giá trị được thúc đẩy trong thế giới truyền thông hiện đại theo cách sau: “sức mạnh đứng đầu danh sách: sức mạnh hơn người khác; sức mạnh hơn thiên nhiên... Đóng góp cho sức mạnh là các giá trị của cải và tài sản, ý tưởng rằng mọi thứ đều có thể được mua và mức tiêu thụ đó là một cái tốt nội tại. Các giá trị của chứng tự yêu mình, sự hài lòng ngay lập tức của mong muốn và sự thoải mái theo ngay sau đó. Do đó, thế giới truyền thông đại chúng nói với chúng ta rằng, chúng ta cơ bản là tốt, rằng hạnh phúc là mục đích chính của cuộc đời, và hạnh phúc đó bao gồm việc có được của cải vật chất. Các phương tiện truyền thông biến giá trị của tính dục thành quyến rũ tình dục, giá trị của lòng tự trọng thành sự tự cao, giá trị của ý chí sống thành ý chí quyền lực. Chúng làm trầm trọng thêm tính hám lợi thành tham lam, chúng đối phó với sự bất an bằng cách tạo ra nhiều bất an hơn và lo lắng bằng cách tạo ra lo lắng nhiều hơn. Sự thay đổi giá trị của giải trí thành cạnh tranh và giá trị của thư giãn thành sự thoát ly thực tế. Và có lẽ tệ nhất trong tất cả, các phương tiện truyền thông hạn chế kinh nghiệm của chúng ta và thay thế thế giới truyền thông cho thế giới thực, để chúng ta trở thành càng ngày càng kém hơn trong khả năng đưa ra những đánh giá về giá trị tốt, điều mà sống trong một thế giới phức tạp như vậy đòi hỏi phải có.”[12]
Quảng cáo rất thường được xây dựng trên và góp phần vào một nền văn hóa truyền thông như vậy. Trong một cách phát triển các biểu tượng và nghi lễ tôn giáo cũng được sử dụng cho việc buôn bán và mục đích thương mại. Do đó, một chuỗi của hàng quần áo ở Hà Lan gọi bản thân chúng là G-sus sử dụng các biểu tượng và ngôn ngữ tôn giáo như G-sus comes (Jesus đến), hoặc G- sus saves (Jesus cứu độ). Công ty thực phẩm Hà Lan Unilever đã quảng bá bảy loại kem mới với tên của bảy mối tội đầu; một công ty bia của Bỉ đã quảng cáo bia của mình liên quan đến Giờ Thứ Mười Một: bạn sẽ vào làm chứ; một miếng phô mai được quảng cáo bởi các thiên thần.[13]
6. Công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) mới, mang đến một đóng góp vào nền văn hóa mới, nơi không chỉ mở rộng khả năng truyền thông của chúng ta vượt thời gian và không gian. Chúng cũng mở ra những chiều kích và thách thức mới, cho cách tiếp cận truyền giáo đối với truyền thông. Nó là không đủ để chỉ có “online tôn giáo,” mà không có ít nhất một số tính tương tác. Có một con số đang gia tăng về những người trẻ cách đặc biệt, người mà cố gắng thể hiện và sống “tôn giáo online.”
Làm thế nào thế giới ảo thay đổi con người, hay trả lời với những nhu cầu sâu xa hơn và cho chúng một cơ hội để diễn đạt mong muốn tôn giáo của chúng? Mặc dù, nói chung, có một số tài liệu đang định hướng về chủ đề này, thì chúng ta vẫn thiếu sự học hỏi và nghiên cứu nghiêm túc về chiều kích truyền giáo và loan báo Tin Mừng ngoài ra ngoài việc nói về “e-vangelism” (truyền giáo điện tử) các “cybermissionaries” (các nhà truyền giáo mạng.)
Tất cả các chiều kích này của nền “văn hóa mới,” phải được coi là các lĩnh vực của truyền giáo. Chúng ta đáp trả với những tình huống như vậy như thế nào và quyền năng cứu chuộc của Tin Mừng đến từ đâu? Chúng ta không thể phủ nhận rằng, chúng ta đang sống trong một nền văn hóa truyền thông ngày càng phát triển và các lĩnh vực truyền giáo của chúng ta không còn được xác định theo địa lý nữa, mà là bởi những thách thức mới này.
Các xu thế thời đại (Megatrends) là những chỉ dẫn cho truyền giáo
Nền “văn hóa mới” của truyền thông xã hội, cũng phải được nhìn nhận trong bối cảnh Châu Á của chúng ta, nơi chiều kích truyền giáo xuất hiện trong một ánh sáng còn chưa rõ.
Trước thềm thiên niên kỷ mới vào tháng 11 năm 1999, các Giám mục phụ trách truyền thông của Châu Á đã dành sự quan tâm đến các vấn đề này, tại cuộc họp Liên Hội Đồng Giám Mục Á Châu (FABC-OSC) hàng năm ở Bangkok, bằng cách nhìn vào John Naisbitts “Xu thế thời đại Châu Á” theo quan điểm này. Một cách tiếp cận truyền giáo thực tế cho truyền thông xã hội phải đối mặt với những xu hướng này và những thách thức của chúng, để mang lại tinh thần truyền giáo của Chúa Kitô vào một nền văn hóa mới và đang nổi.
John Naisbitt mô tả các xu thế sau đây cho Châu Á. Chúng đòi hỏi theo cách riêng của chúng một cách tiếp cận truyền thông đặc biệt, mà các giám mục FABC đã cố gắng diễn đạt chi tiết hơn. Những xu thế đó là:
1. Từ quốc gia đến mạng lưới toàn cầu
2. Từ xuất khẩu đến tiêu thụ văn hóa
3. Từ phong cách Phương Tây đến phong cách Châu Á
4. Từ kinh tế do nhà nước chỉ huy đến thị trường tự do
5. Từ các làng xã đến các siêu đô thị
6. Từ lao động chân tay đến công nghệ cao
7. Từ giàu đến nghèo
8. Từ nam đến nữ
Trong các cuộc thảo luận về những hiệu quả truyền thông của những phát triển này cho Giáo Hội ở Châu Á, các giám mục đã phát hiện ra, ngoài tám xu thế của Naisbitt, còn có thêm hai xu hướng bổ sung có tầm quan trọng như những cái trên và mối quan tâm đặc biệt đối với các Giáo Hội:
9. Từ các truyền thống tới các chọn lựa
10. Từ niềm tin tới chủ nghĩa cực đoan
Tất cả những xu thế này có một thành phần truyền giáo và truyền thông mạnh mẽ. Chúng đáng được xem xét chi tiết hơn về những thách đố truyền thông xã hội đặc biệt của chúng. Điều này, tuy nhiên, vượt ra ngoài mục đích của bài trình bày này. Chỉ cần liệt kê các xu thế cho thấy thách thức to lớn mà việc truyền giáo trong bối cảnh của những xu thế này mang đến, cho hoàn cảnh của chúng ta ở Châu Á. Làm thế nào để chúng ta đáp trả và chuẩn bị chính bản thân chúng ta cho thách đố truyền giáo như thế?
Các giám mục trong cuộc gặp các giám mục FABC-OSC đã thực hiện bước đầu tiên trong việc nhận xét về tất cả những xu thế này trong bản tài liệu đúc kết của họ. Vì vậy, họ đã nêu, ví dụ trong xu thế “từ truyền thống đến những chọn lựa” rằng “trước đây, những người trẻ đã lớn lên trong xã hội dựa trên sự cố định, văn hóa, đạo đức và truyền thống thiêng liêng. Bây giờ, những truyền thống này rất thường được thay thế thông qua các tùy chọn khác nhau có sẵn cho cá nhân và cộng đoàn.” Họ kết luận rằng “truyền thông Kitô giáo phải chỉ cho thấy giá trị của các truyền thống, nhưng đồng thời cũng giúp biện phân sự phát triển mới. Đặc biệt là những người trẻ cần được hướng dẫn trong một xã hội ngày càng đa dạng hơn. Các nhà truyền thông kitô giáo nên là bạn đồng hành và hướng dẫn họ.”
Một cách tương tự như họ nêu trong xu hướng “từ niềm tin đến chủ nghĩa cực đoan,” đó là “sự xuất hiện của chủ nghĩa cực đoan và chủ nghĩa thế tục, đã dẫn đến tình trạng bất an và đối đầu giữa các nhóm quốc gia và cộng đồng khác nhau, điều kêu gọi truyền thông Kitô giáo thúc đẩy hợp tác cũng như hiệp nhất, và cân bằng các thái cực đang nổi lên trong các cộng đồng và xã hội.”[14]
Quá tải thông tin và trật tự đạo đức
Anthony Rogers, thư ký điều hành của Văn phòng FABC về Phát Triển Con Người thấy một khu vực truyền giáo khác của thời đại chúng ta có liên quan đến truyền thông xã hội. Ông đã nói đến việc quá tải thông tin, thiếu tầm nhìn và ý thức về trách nhiệm xã hội, cũng như “các vấn đề hệ thống được tổ chức cao về thông tin sai lạc và quản lý hình ảnh. Mọi người không còn có thể phân biệt cái gì là đúng và cái gì là sai. Có một nhật thực từ từ về sự thật, về khái niệm công lý và hòa bình. Chúng ta nhận được rất nhiều tin tức và nhiều lượt xem trong bài báo và phương tiện truyền thông điện tử.”
Nhưng dường như hầu hết mọi người không thực sự hiểu được những gì thực sự đang diễn ra. Dường như có “một quan niệm sai lầm rằng trong một nền dân chủ, đa số luôn luôn là đúng:” hầu như không có quy tắc phổ quát và đạo đức. Điều này chỉ ra thực tế là chúng ta thiếu bất kỳ “thẩm quyền đạo đức” mà có thể làm cho các tình huống nhất định rõ ràng.
Bản thân các tôn giáo cũng quá bận tâm đến lợi ích và mối quan tâm nội bộ của họ bởi vì họ thiếu tầm nhìn và một nhãn quan rõ ràng về thực tế. Sứ vụ của Giáo Hội và các tôn giáo trong một tình huống được tạo ra một phần và chắc chắn như vậy, được duy trì phần lớn thông qua một truyền thông hiện đại là gì? Rogers kêu gọi “quay trở lại với từ ‘Ethos’, một lần nữa tập trung vào các giá trị và thái độ nhất định xuất phát từ các đặc điểm tinh thần của di sản văn hóa của chúng ta.”
Nó có nghĩa là một sự trở lại với các “nền tảng trọng yếu của tôn giáo” của chúng ta. Điều này cũng đặt câu hỏi về cách chúng ta “rao giảng” và truyền thông! Rogers thấy các tôn giáo hầu như chỉ tập trung vào “ngoại tại và hiển hiện, chứ không phải là nội tại và mầu nhiệm. Mọi thứ đều được đưa ra một lời giải thích hợp lý, để chúng ta có thể dạy mọi người về cuộc sống thay vì giúp mọi người học hỏi bằng cách suy tư trên cuộc sống và kinh nghiệm của họ để nhận ra Chúa làm việc thầm lặng trong cuộc sống và cộng đồng của họ.” “Chúng ta thực sự bận rộn”, Rogers nói, “về việc phân phát các đồ trang sức tôn giáo, sách vở và các nghi lễ thu hút ngày càng nhiều người tiêu dùng theo Kitô giáo để thỏa mãn những mốt nhất về việc tôn sùng tôn giáo. Rõ ràng là sự tập trung này vào nhu cầu về sự an toàn, giữa sự hỗn loạn kéo chúng ta vào vòng xoáy xung quanh những hòn đảo nhỏ của sự sung túc và sự giàu có, được duy trì bởi tính tâm linh cá nhân hóa và sự thờ ơ xã hội. Phúc lợi và dịch vụ trợ cấp phát triển mạnh, nhưng chúng ta thì khó khăn để trở thành chứng tá cho thế giới. Ánh sáng nhỏ được chiếu vào thế giới rộng lớn và chúng ta cũng không nhìn thế giới trong một ánh sáng mới, bởi vì ánh sáng của đức tin của chúng ta, thì giống như ngọn đèn được cố định chắc chắn dưới gầm bàn. Do đó, chúng ta rút dần vào lối văn hóa thờ ơ và dửng dưng của mình. Tránh xa những tiếng khóc của thế giới và không thể làm cho đức tin Kitô giáo của chúng ta thực sự mang tính truyền giáo, được thiết lập dựa trên phúc âm của Tin Mừng của Chúa Giêsu Á Châu, chúng ta trở thành nạn nhân của một định hướng tiêu dùng chịu ảnh hưởng của các hình thức khác nhau của Kitô giáo nền tảng. Chúng ta không còn có thể tham gia vào cuộc đối thoại thực sự với tư cách là những Kitô hữu thiểu số, trong các quốc gia của chúng ta và là nỗ lực đối thoại giữa các quốc gia.”
Trong sứ mệnh của chúng ta về truyền thông đích thực, chúng ta phải trở về cội nguồn của những di sản văn hóa của chúng ta. “Việc chiêm ngắm những khuôn mặt của một Đức Giêsu Á Châu” sẽ cho phép chúng ta “thần học nó trong bối cảnh Châu Á và phát triển một phương pháp thực sự không thể tách rời và lối sư phạm tự do,” điều mà dẫn đến một đạo đức biến đổi trong lĩnh vực truyền giáo của truyền thông hiện đại.[15]
Một số kết quả
Cách đây hơn 15 năm, Michael Traber đã viết trong Tạp chí Đại kết của ban cố vấn quốc tế của các giáo hội ở Geneva (1987) một bài viết kích thích tư duy dưới tiêu đề: sự ảo ảnh của “truyền giáo là tiếp thị”. Ông bảo vệ điều đó rằng, đặc biệt là các phương tiện truyền thông đại chúng, không nhất thiết có nghĩa là cho việc rao giảng Tin Mừng. Chúng cơ bản là giải trí và chuyện kể có định hướng và do đó không nhất thiết phải thực sự được trang bị hoàn toàn cho truyền giáo. Truyền giáo như là sự sai đi và sự công bố, thì không chỉ giống như chuyện bán xà phòng và chất tẩy rửa hoặc giải trí dân chúng, theo mối quan tâm các phương tiện và thủ thuật theo lối các công cụ hay mưu mẹo càng tốt thì sự thành công càng lớn.
Truyền giáo trong truyền thông xã hội thì vượt xa các cách tiếp cận như vậy, bởi vì nó là thách đố để đem Chúa Kitô vào trong nền “văn hóa mới” cách trọn vẹn. Điều này, tuy nhiên, chỉ có thể được thực hiện bởi các cá nhân và các cộng đoàn, người mà, chính họ là những dấu chỉ của ơn cứu chuộc của Chúa và không phải trong trường hợp cá biệt này, bởi các phương tiện và sự sắp xếp kỹ thuật. Mặc dù, nền “văn hóa mới,” thì được xác định mạnh mẽ bởi kỹ thuật mà cá nhân, người mà quyết định nó cách chung cuộc. Do đó, “chứng tá đời sống” của các cá nhân và các cộng đoàn Kitô hữu quyết định trước hết và trên hết về việc truyền giáo trong truyền thông xã hội, như Đức Giáo Hoàng Phaolô khẳng định trong Evangelii Nuntiandi: “đối với Giáo Hội, đời sống chứng tá của người tín hữu đích thực hiến mình cho Thiên Chúa trong sự thông hiệp không gì cắt đứt được và nhiệt thành giúp đỡ anh em là phương thế thứ nhất của việc Phúc Âm hóa. Mới đây Ta đã nói với một nhóm giáo dân rằng: người đương thời sẵn sàng lắng nghe những nhân chứng hơn là những thầy dạy, hoặc nếu họ có nghe thầy dậy, thì bởi vì chính thầy dạy cũng là những nhân chứng”(Evangelii Nuntiandi, số 41).
Nếu chúng ta có thể, qua cuộc sống của mình để chỉ ra cách hòa nhập nền “văn hóa mới” với chính ngôn ngữ mới, phương tiện mới và tâm lý mới vào trải nghiệm cá nhân của chúng ta về ơn cứu chuộc của Chúa Kitô thì cũng là rao giảng Tin Mừng của Truyền Thông Xã Hội có thể đảm nhiệm. Nó đặt để một khuôn mẫu để có thể được mọi người nhìn thấy. Nó dựa vào yếu tố “là” nhiều hơn yếu tố “làm’ của chúng ta.
Điều này thực sự chỉ ra vai trò trung tâm của linh đạo cho truyền giáo trong Truyền Thông Xã Hội. Huấn Thị Mục Vụ về việc sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội Communio et Progressio (1971) được đề nghị bởi Công Đồng Vatican II, khẳng định rằng: “nếu người công giáo được dành cho việc phục vụ đối với các phương tiện truyền thông xã hội và hành động để những thứ này có thể phục vụ cùng đích của nhân loại, không cần phải nói rằng nó thuộc về lĩnh vực thiêng liêng. Bằng cách này, văn kiện tiếp tục, bản chất cơ sở của truyền thông xã hội sẽ được đánh giá rõ ràng hơn,... phẩm giá của con người, sẽ được hiểu biết tốt hơn và kính trọng hơn. Theo cách này, sự tương tác xã hội này làm cho mọi người hàng xóm có thể dẫn đến truyền thông thật sự” (Communio et Progressio, số 102). Đích điểm và mục đích này thậm chí còn cấp bách hơn trong nền “văn hóa mới” của ngày hôm nay.
Truyền giáo trong truyền thông xã hội cuối cùng nhằm mục đích giải phóng con người. Họ phải thoát khỏi sự phụ thuộc và bị vướng mắc vào các ngôn ngữ, kỹ thuật và tâm lý mới của nền “văn hóa mới” này, nơi họ có thể mất khả năng đưa ra ý kiến của mình, để quyết định và thay vào đó trở thành nô lệ cho chủ nghĩa tiêu dùng, của cải vật chất, thời trang và sự nổi tiếng chỉ để được thành công ở “đó” mà thôi.
Kết luận
Mối quan hệ giữa Truyền Giáo và Truyền Thông Xã Hội không chỉ là vấn đề sử dụng phương tiện truyền thông phù hợp và phát triển các công cụ của truyền thông tốt nhất, để loan báo trực tiếp hoặc gián tiếp về Lời hoặc thậm chí cho các việc mục vụ của chúng ta. Toàn bộ thế giới Truyền Thông Xã Hội như một nền “văn hóa mới”, bản thân nó là một lĩnh vực truyền giáo đặc biệt; được Kitô giáo hóa và được truyền giáo.
Điều này đòi hỏi một cách tiếp cận mới và sâu sắc hơn, điều mà bắt đầu trước tiên hết với ý định cá nhân của chúng ta cho truyền thông. Nếu truyền thông xã hội là cách chúng ta chia sẻ với nhau, thì điều đó có nghĩa là nó phải bắt đầu trong cộng đoàn của chúng ta. Chúa Giêsu nêu gương trong ba bước được phản ánh trong sự chữa lành của Ngài như trong câu chuyện chữa lành của mẹ vợ của Phêrô (Mc 1,31): Ngài đến với bà – Nắm lấy tay bà - Và chữa lành cho bà. Nếu chúng được thực hành trong cộng đoàn của chúng ta, chúng ta sẽ sẵn sàng hơn, để đáp trả với những thách đố của nền “văn hóa mới” của truyền thông ngày nay.
Chỉ từ một khuynh hướng của cuộc sống (thiêng liêng) như vậy, mà cuộc đối thoại ba chiều kích có thể được phát triển, điều mà Liên Hội Đồng Giám Mục Châu Á (FABC) đã thúc đẩy ngay từ ban đầu, hơn 30 năm trước: cuộc đối thoại 1. Với mọi người, đặc biệt là người nghèo, 2. Với các nền văn hóa và 3. Các tôn giáo. Điều này sẽ dẫn đến một sự hiểu biết tốt hơn về bối cảnh thực tế của Châu Á bây giờ.
Như những con người của chứng tá, của thiêng liêng và tự do, chúng ta cũng trở thành những người bạn đồng hành đáng tin cậy cho nền “văn hóa mới,” người mà có thể giúp đỡ với những thay đổi và phát triển vì lợi ích của lục địa và nhân loại của chúng ta.
Tuy nhiên, tất cả những điều này là như Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã từng nói rằng là “một vấn đề phức tạp,” điều phản ánh rằng “sự ly khai giữa Tin Mừng và văn hóa quả là một thảm trạng của thời đại chúng ta” (Evangelii Nuntiandi, số 20).
Nền “văn hóa mới,” theo Redemptoris Missio cần học hỏi và nghiên cứu sâu hơn, đặc biệt là tại các trường thần học và các học viện. Điều này nên được coi là một thách đố đặc biệt cho bất kỳ trường thần học, chủng viện hoặc học viện nào, mà cũng cho còn cho các nghiên cứu liên ngành. Dường như chúng ta đã từng đụng chạm cách khó khăn vào mối quan tâm quan trọng này, điều rất cần thiết cho truyền giáo và truyền thông xã hội.
Nhưng điều đó cũng có nghĩa là mỗi người trong chúng ta thay đổi lối suy nghĩ của mình từ định hướng công cụ trong truyền thông, điều này nhấn mạnh đến việc huấn luyện chuyên biệt, cũng như định hướng kỹ năng, cho đến việc đào tạo một khuynh hướng cởi mở để lắng nghe Thiên Chúa và với người khác. Đây là một thách đố, không chỉ đối với những người có mối quan tâm đặc biệt trong truyền thông xã hội, mà còn đối với tất cả chúng ta. Cách tiếp cận và chiều hướng tương tự cũng phải được phản ánh trong tất cả việc giảng dạy và nghiên cứu thần học.
__________
[1] cf. Franz-Josef Eilers. Communicating in Community. An introduction to Social Communication, 3rd revised and enlarged edition. Manila (Logos) 2002, tr.67.
[2] Franz-Josef Eilers/Heinz Helf. Arnold Janssen. A Pictorial Biography, 2nd Edition Nettetal (Steyler Verlag) 1987, tr 62. For encyclical letters on Mission see: Raymond Hickey (ed). Modern Missionary Documents and Africa. Dublin (Dominican Publications), 1982.
[3] Eilers 2002, tr 23.
[4] Cf. Franz-Josef Eilers. Communicating in Ministry and Mission. An Introduction to Pastoral and Evangelizing Communication, 2nd Edition Manila (Logos) 2004 (Bangalore, Asian Trading 2004), tr 61. (có thể đọc bản tiếng việt toàn bộ cuốn sách này tại: http://www.truyen-tin.net/ViewNewsDetail.aspx?tabid=63&NewsPK=4917 (chú thích của người dịch).
[5] Franz-Josef Eilers/Heinz Helf. Arnold Janssen. A Pictorial Biography, 2nd Edition Nettetal (Steyler Verlag) 1987 tr 62. For encyclical letters on Mission see: Raymond Hickey (ed). Modern Missionary Documents and Africa. Dublin (Dominican Publications) 1982.
[6] For a more extensive presentation see Eilers 2002, tr 41-60. For intercultural communication: Franz-Josef Eilers. Communicating between Cultures. An Introduction to Intercultural Communication, 2nd Edition. Manila (Logos) 1994.
[7] Today (Newspaper), Manila Sept.9, 2004, tr 8.
[8] Jacque Ellul. The Humiliation of the Word. Grand Rapids (Eerdman) 1985 tr 140. Available online through: religion-online.org.
[9] Malcolm Muggeridge. Christ and the Media. London (Hodder and Stoughton)1977, tr 23-42.
[10] Gregory Goethals. The TV Ritual: worship on the Video Altar. Boston (Beacon Press) 1981. Cf. also Goethals. Myth and Ritual in Cyberspace. In Jolyon Mitchell and Sophia Marriage (ed). Mediating Religion, Conversations in Media, Religion and Culture. London (T&T Clark) 2003, tr 257-269.
[11] Erc W. Rothenbuehler. Ritual Communication. From Everyday conversation to mediated ceremony. Thousand Oaks (Sage) 1998 tr 125. Cf. also: James Carey. Communication as Culture. Essays on Media and Society. New York/London (Routledge) 1992.
[12] William Fore. Television and Religion, The shaping of faith values and culture. Minneapolis (Augsburg) 1987, tr 64.
[13] Ineke de Fijter. Mainline Religion and Media culture. Amsterdam: Unpublished Manuscript, 2004.
[14] Franz-Josef Eilers (Ed). Church and Social Communication in Asia. Documents, Analysis, Experiences. Manila (Logos) 2002, tr 33-40.
[15] Anthony Rogers. Fighting Poverty: Politics and Policies???. Paper delivered at the Signis Asia Conference 2004. Kuala Lumpur Oct. 7, 2004.
Franz-Josef Eilers, SVD
Phêrô Phạm Minh Triều, CM chuyển ngữ từ fabc.org
(Nguồn: vinhson.net)