
CHÚA NHẬT VI PHỤC SINH
Ga 14,23-29
Tôma Lê Duy Khang
Tin mừng hôm nay Chúa Giêsu nói với các môn đệ: “Ai yêu mến Thầy, thì sẽ giữ lời Thầy. Cha Thầy sẽ yêu mến người ấy. Cha Thầy và Thầy sẽ đến và ở lại với người ấy. Ai không yêu mến Thầy, thì không giữ lời Thầy.”
Tại sao yêu mến Chúa lại phải giữ luật của Chúa?
Nếu đọc tin mừng Gioan chương 15 thì Chúa nói: “Chúa Cha đã yêu mến Thầy thế nào, Thầy cũng yêu mến anh em như vậy. Anh em hãy ở lại trong tình thương của Thầy. Nếu anh em giữ các điều răn của Thầy, anh em sẽ ở lại trong tình thương của Thầy, như Thầy đã giữ các điều răn của Cha Thầy và ở lại trong tình thương của Người. Các điều ấy, Thầy đã nói với anh em để anh em được hưởng niềm vui của Thầy, và niềm vui của anh em được nên trọn vẹn. Đây là điều răn của Thầy: anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em.”
Chúng ta thấy tình yêu bắt nguồn từ thiên Chúa chứ không phải bắt nguồn từ con người, đối với con người thì con người có thể yêu người này yêu người kia, thậm chí đi bước trước, còn đối trong tương quan với Thiên Chúa thì Thiên Chúa đi bước trước để yêu thương con người, và con người đáp lại.
Nghĩa là có yêu mến Chúa trước, mới có thể yêu thương anh em như Chúa yêu thương được, nếu không thì chỉ yêu như mình yêu thôi.
Vậy ở lại trong tình yêu là gì? ở lại trong tình yêu là ở lại chỗ nào?
Thưa đọc tiếp chúng ta thấy Chúa nói: “Anh em hãy ở lại trong tình thương của Thầy, nếu anh em giữ các điều răn của Thầy”.
Chúng ta thấy con người của chúng ta khi nói đến tình yêu thì nghĩ ngay đến cảm xúc là dễ thương hay không dễ thương, da trắng da đen, mũi cao mũi tẹt, không phải tốt tính hay tốt bụng, mà điều đầu tiên khi nói đến tình yêu là giữ các điều răn của Chúa.
Mà giữ các điều răn không hê tại ở cảm xúc, mà nó hệ tại ở ý chí, có ai nói rằng tôi giữ luật mà thấy lòng phấn chấn không, chắc không có ai, nên nói đến luật là nói đến ý chí.
Nên có những lúc trong cuộc sống mình vào nhà thờ lòng mình không sốt sắng mấy không có sao, nhưng điều quan trọng là em có vào nhà thờ chúa nhật đi lễ hẳn hoi, chúa nhật nào em cũng đi lễ, tham dự thánh lễ đi đúng giờ, sau lễ các ơn Chúa rồi mới về, ngày thường nếu được cũng đi tham dự thánh lễ.
Có những lúc ta đi lễ đi lễ chẳng sốt sắng, không sao cả, đừng đợi khi nào sốt sắng mới đi lễ thì đi được mấy hôm, nên đi lễ giúp con người từ từ đạo đức, còn nếu không đi thì làm sao có thể sốt sắng được.
Nên yêu mến Chúa không hệ tại ở cảm xúc, mà hệ tại ở ý chí, nên một người yêu mến Chúa là người có ý chí mạnh mẽ để giữ luật của Chúa, trung tín với việc bổn phận mà Chúa mời gọi chúng ta, thì đó là yêu mến Chúa.
Nếu nói như vậy, có người nói điều này đúng trong tương quan với Chúa, chứ tương quan với nhau là không đúng, thưa không nó đúng trong tương quan với nhau nữa, đúng là đúng làm sao, nhiều khi trong đời sống vợ chồng chúng ta thấy vợ chồng không dễ thương tí nào, ngay cả những người đi tu, nhưng điều quan trọng không phải là mệt mỏi, là đáng ghét nhưng là trung tín, nó cần một ý chí, nó làm nên tình yêu, chứ không phải là cảm xúc.
Nên lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta yêu mến Chúa không phải hiểu theo nghĩa cảm xúc, mà mời gọi chúng ta yêu mến Chúa qua việc biết giữ luật của Chúa, biết dùng ý chí của mình để trung tín với Chúa, và khi trung tín là chúng ta đang yêu mến Chúa, cũng như trong đời sống gia đình, chúng ta trung tín là chúng ta đang yêu thương nhau. Amen.
Lm. Giuse Nguyễn Hồng Quân
Cv 15,1-2.22-29: Thánh Thần và chúng tôi xét rằng không nên đặt thêm gánh nặng nào khác ngoài mấy điều cần kíp.
Tv 67,4: Chư dân, hãy ca tụng Ngài, thân lạy Chúa, hết thảy chư dân hãy ca tụng Ngài.
Kh 21,10-14. 22-23: Người chỉ cho tôi thấy thành thánh do Thiên Chúa từ trời gởi xuống.
Ga 14,23-29: Thánh Thần sẽ nhắc nhở cho các con tất cả những gì Thầy đã nói với các con.
Ta nghe về những cuộc đấu tranh của Giáo hội sơ khai và lời kêu gọi mọi quốc gia ca ngợi Chúa. Trong Phúc âm Gioan, ta nghe những lời tường thuật về tương lai Giêrusalem mới và những lời của Chúa Giêsu nói với các môn đệ khi Ngài chuẩn bị cho họ về sự vắng mặt hoặc sự hiện diện mới.
Các môn đệ biết rằng Chúa ngự trong hòm giao ước và sau đó là trong Đền thờ. Thiên Chúa hiện diện giữa dân không chỉ trên núi, nhưng trong hành trình qua sa mạc và trong thành thánh. Trong Khải huyền, thánh Gioan đã điều chỉnh lại truyền thống dưới ánh sáng của Chúa Kitô: thành phố không cần đền thờ nữa vì Chúa Kitô hiện diện khắp nơi. Mô tả về Giêrusalem mới cho thấy những bức tường trong suốt cho phép ánh sáng chiếu ra và những cánh cổng chào đón người Israel từ mọi hướng. Tuy nhiên, trong sách Công vụ, Giáo hội sơ khai đang học cách chào đón những người ngoại bang, những người không thuộc chi tộc Israel. Thay vì một thành phố được bảo vệ bởi những bức tường, cộng đồng theo Chúa Giêsu trở thành nơi Chúa ngự. Chúa cư ngụ với những ai yêu mến Ngài.
Thứ Hai - Tuần VI Phục Sinh
Thánh Philipphê Nêri, linh mục. Lễ nhớ
Ga 15,26-16,4a
Tôma Lê Duy Khang
Tin mừng hôm nay Chúa Giêsu chỉ cho các môn đệ một điểm tựa khác, khi Chúa không còn hiện hữu một cách hữu hình với các môn đệ nữa, đó là Chúa Thánh Thần, để các môn đệ đừng lo sợ hãi khi phải làm chứng cho Chúa.
Chúng ta hãy nhớ trong tin mừng nhất lãm, đặc biệt là tin mừng Macco Chúa Giêsu đã có nhắc đến vai trò của Chúa Thánh Thần, Chúa Giêsu nói:
"Anh em hãy coi chừng kẻo bị người ta lừa gạt. Sẽ có nhiều kẻ mạo danh Thầy đến nói rằng: "Chính Ta đây! ", và họ sẽ lừa gạt được nhiều người. Khi anh em nghe có giặc giã và tin đồn giặc giã, thì đừng khiếp sợ. Những việc đó phải xảy ra, nhưng chưa phải là chung cục. Quả thế, dân này sẽ nổi dậy chống dân kia, nước này chống nước nọ. Sẽ có động đất ở nhiều nơi, sẽ có những cơn đói kém. Những sự việc ấy là khởi đầu các cơn đau đớn.
"Phần anh em, anh em hãy coi chừng! Người ta sẽ nộp anh em cho các hội đồng và các hội đường; anh em sẽ bị đánh đòn; anh em sẽ phải ra trước mặt vua chúa quan quyền vì Thầy, để làm chứng cho họ được biết. Nhưng trước tiên, Tin Mừng phải được rao giảng cho mọi dân tộc.
"Khi người ta điệu anh em đi nộp, thì anh em đừng lo trước phải nói gì, nhưng trong giờ đó, Thiên Chúa cho anh em biết điều gì, thì hãy nói điều ấy: thật vậy, không phải chính anh em nói, mà là Thánh Thần nói. Anh em sẽ nộp nhau cho người ta giết; cha sẽ nộp con, con cái sẽ đứng lên chống lại cha mẹ và làm cho cha mẹ phải chết. Vì danh Thầy, anh em sẽ bị mọi người thù ghét. Nhưng kẻ nào bền chí đến cùng, kẻ ấy sẽ được cứu thoát.” (Mc 13, 5-13).
Có một câu chuyện mang tên Lời Khuyên Sáng Suốt được chia sẻ như sau:
Cú ngồi trên cành cây, dõi theo mọi cử động của chú Cáo con có bộ lông màu hung. Chú Cáo nhỏ bực bội, cáu kỉnh gầm gừ vào bụi rậm ngay dưới gốc cây Cú ngồi. Trên bộ lông đẹp đẽ của nó bám đầy những quả gai tròn.
Cuối cùng, không thể kiên nhẫn hơn, Cú mèo lên tiếng gọi Cáo con: Cháu cứ tru lên giận dữ làm gì thế? Chẳng nhẽ điều đó giúp được cháu à?
Cáo con ngước đôi mắt ngấn nước ấm ức lên nhìn bác Cú và nói, giọng run run: Cứ mỗi lần cháu đi ngang qua đây là cái cây ngưu bàng độc ác này lại vướng quả gai vào người cháu, cười nhạo cháu, làm sao cháu không tức được? Đây bác xem, từ giờ đến chiều cháu cũng chỉ kịp gỡ những quả đầy gai này ra khỏi lông thôi.
Ta hiểu cháu, Cáo con ạ. Nhưng cháu càng cáu, càng tức giận thì những quả gai này càng bám chặt vào lông cháu. Tệ hơn nữa là cháu lại tha chúng đi khắp rừng, rồi mai kia chúng lại mọc lên thành những cây ngưu bàng, những bụi ngưu bàng mới, và sẽ bám vào lông của những bạn khác nữa cơ.
Cáo con chăm chú lắng nghe cảm nhận chân lí trong từng lời của bác Cú thông thái, chú hỏi: Thế cháu phải làm sao bây giờ? Vì chuyện này ngày nào cũng như ngày nào!
Cháu ạ, cũng đơn giản thôi. Để không vướng phải những quả ngưu bàng gai đó, cần phải đi vòng qua nó. Cháu có thể không đánh bại được nó, nhưng cháu có thể quên nó đi và sống vui vẻ hơn. Chú Cáo nhỏ tin lời bác Cú thông thái, và từ ngày đó chú đi vòng qua bụi ngưu bàng. Còn bụi ngưu bàng thì dần dần tàn lụi vì ấm ức, giận dữ.
Trong cuộc sống, không phải kiểu người nào cũng phù hợp để chúng ta có thể kết bạn, giao lưu lâu dài. Sẽ có những người chỉ mang tới sự tiêu cực, khiến chúng ta mất tự tin vào bản thân. Nên người ta nói: Ba năm ở với người đần, không bằng 1 phút ở gần người khôn.
Trong đời sống đức tin của chúng ta cũng vậy, chúng ta hãy biết chạy đến với Chúa Thánh Thần, để Chúa soi sáng hướng dẫn cuộc đời của mỗi người chúng ta. Amen.
Lm. Giuse Nguyễn Hồng Quân
Cv 16,11-15: Chúa đã mở lòng cho bà chú ý nghe những lời Phaolô giảng dạy.
Tv 149,4: Chúa yêu thương dân Người.
Ga 15,26-16,4: Thần Chân lý sẽ làm chứng về Thầy.
Phaolô được chỉ dẫn theo nhiều cách khác nhau và được hướng dẫn đến Philippê. Định mệnh kết nối Lyđia và Phaolô. Phaolô tìm thấy cô với một nhóm phụ nữ đang tề tựu để đọc kinh. Không phải ngẫu nhiên mà tất cả lại kết hợp với nhau hay cô ấy ngay lập tức tìm kiếm Bí tích Rửa tội cho mình và gia đình. Địa vị và sự giàu có đã đặt cô vào một vị trí độc nhất để hỗ trợ Giáo hội ở Philippê - cô nắm lấy cơ hội đó bằng cả tâm trí mình.
Những người phụ nữ trong kinh thánh cho ta biết về cách phụ nữ hỗ trợ nhau dưới chân thập tự giá và giờ đây hỗ trợ nhau trong những ngã rẽ khác nhau của cuộc đời. Ta cùng nhau đi trên những con đường gập ghềnh – buồn, vui và cầu nguyện. Cô nói rằng chúng tôi tự ràng buộc mình với nhau không phải là tù nhân mà là những người vượt chướng ngại tốt bụng ở đó để kéo nhau lên, hỗ trợ và khuyến khích nhau để cùng hướng đến những điều tốt đẹp hơn.
Lyđia là một hình mẫu để giữ cho trái tim của ta luôn rộng mở. Mở ra để nghe sứ điệp của Chúa và những dấu chỉ của thời đại. Chúa nói theo nhiều cách. Như vậy, ta cần mở rộng tầm mắt và tâm hồn để đón Chúa Kitô và cộng tác với Giáo hội của Ngài.
Thứ Ba - Tuần VI Phục Sinh
Ga 16,5-11
Tôma Lê Duy Khang
Tin mừng hôm nay Chúa Giêsu nói với môn đệ: “Thầy đi thì có lợi cho các con, nếu Thầy không đi, thì Đấng Bảo trợ sẽ không đến”.
Như vậy vấn đề đặt ra với mỗi người chúng ta đó là: Phải chăng Đấng Phù Trợ, là Thánh Thần, thì lớn hơn và quan trọng hơn Chúa Giêsu, dựa vào tuyên bố “Thầy đi thì ích lợi hơn cho anh em, vì nếu Thầy không đi, Đấng Phù Trợ sẽ không đến với anh em”?
Không phải thế. Vì không có chuyện so sánh ở đây. Bởi đây là một công cuộc duy nhất của một Thiên Chúa độc nhất, trong Ba Ngôi Vị. Và tuyên bố trên của Chúa Giêsu không gợi ý bất cứ sự so sánh nào, mà đúng hơn nhằm trấn an các môn đệ do không hiểu mà ưu sầu trước viễn ảnh Người ra đi và không còn hiện diện hữu hình với các ông nữa.
Bên cạnh đó, chúng ta được mời gọi hiểu một cách đơn giản hơn, là vì chính nơi các môn đệ chưa có sự trưởng thành đủ để hiểu về Chúa Giêsu, chính Chúa Giêsu đã từng nói điều này: “Thầy còn nhiều điều phải nói với anh em. Nhưng bây giờ, anh em không có sức chịu nổi. Khi nào Thần Khí sự thật đến, Người sẽ dẫn anh em tới sự thật toàn vẹn.” (Ga 16,12-13).
Thánh Phaolo ngài nói như thế này: “Thưa anh em, về phần tôi, tôi đã không thể nói với anh em như với những con người sống theo Thần Khí, nhưng như với những con người sống theo tính xác thịt, như với những trẻ nhỏ trong Đức Ki-tô. Tôi đã cho anh em uống sữa chứ không cho dùng thức ăn, vì anh em chưa chịu nổi. Nhưng bây giờ anh em cũng vẫn còn không chịu nổi, vì anh em còn là những con người sống theo tính xác thịt.” (1Cr 3, 1-3).
Có câu chuyện rằng : “Có một em bé bị mù từ bẩm sinh. Cha mẹ em đã nhiều lần đưa đi khám bác sĩ, nhưng vì tuổi còn quá nhỏ và có nhiều vấn đề phức tạp nên chưa thể phẫu thuật được. Một ngày kia, nhờ cuộc giải phẫu, mắt của em được trông thấy. Em hạnh phúc vô cùng khi nhìn thấy những cảnh vật chung quanh đẹp đẽ lạ lùng. Em bé liền nói với mẹ : “Sao bao lâu nay mẹ không nói cho con biết đất trời đẹp thế này ?”. Bà mẹ bật khóc nói : “Con ạ, mẹ đã cố gắng nói cho con đấy chứ, nhưng lúc đó, mắt con không trông được nên không thể hiểu được !”
Như vậy, chúng ta thấy không phải Chúa Thánh Thần quan trọng hơn Chúa Giêsu, nhưng vì con người không đủ sức đón nhận lời giảng dạy của Chúa Giêsu nên cần phải có sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần, đến để hướng dẫn thêm cho con người.
Nên xin Chúa cho mỗi người chúng ta hiểu được điều đó, để xin Chúa Thánh Thần đến soi sáng, hướng dẫn cuộc đời của mỗi người chúng ta, để chúng ta hiểu được thánh ý của Chúa, và thi hành thánh ý đó trong cuộc đời của mình. Amen.
Lm. Giuse Nguyễn Hồng Quân
Cv 16,22-34: Anh hãy tin vào Chúa Giêsu, thì anh và cả nhà anh sẽ được cứu thoát.
Tv 138,7c: Lạy Chúa, tay hữu Chúa khiến con được sống an lành.
Ga 16,5b-11: Nếu Thầy không đi, thì Ðấng Phù Trợ sẽ không đến với các con.
Chúa Giêsu tiên báo rằng Ngài sẽ sớm rời bỏ các môn đệ của mình. Chúa Giêsu sẽ sai Chúa Thánh Thần đến với những ai phó thác mạng sống của họ cho Chúa Cha. Không nghi ngờ gì nữa, Chúa Giêsu cảm thấy các môn đệ của Ngài mỏng manh đến mức nào và nếu không có sự hiện diện hàng ngày của Ngài, họ có thể phân tán. Vì vậy, giống như người thầy thông thái, Ngài trấn an họ rằng việc Ngài ra đi là để dọn đường cho Chúa Thánh Thần, Đấng sẽ ban cho họ sức mạnh và lòng can đảm và họ sẽ tìm thấy nguồn cảm hứng và sự hướng dẫn.
Tạ ơn Chúa, chúng ta cũng nhận được Đấng Bảo Trợ giống như Chúa Giêsu đã chia sẻ với các Tông đồ. Ta có sử dụng món quà thiêng liêng và quý giá nhất này mỗi ngày để mang lại lợi ích tối đa, hay ta chỉ đơn giản tuân theo thói quen của cuộc sống hàng ngày?
Để sống tích cực hơn, ta cần xin Chúa Thánh Thần soi sáng và hướng dẫn ta nuôi dưỡng và phát triển từng ơn thiêng trong bảy ơn tuyệt vời của Chúa Thánh Thần: khôn ngoan, hiểu biết, biết lo liệu, sức mạnh, thông minh, đạo đức và kính sợ Thiên Chúa trong đời sống cầu nguyện và những tương tác hàng ngày của ta với người khác.
Thứ Tư - Tuần VI Phục Sinh
Ga 16,12-15
Tôma Lê Duy Khang
Tin mừng hôm nay Chúa Giêsu nói với các môn đệ: “Thầy còn nhiều điều phải nói với anh em. Nhưng bây giờ, anh em không có sức chịu nổi. Khi nào Thần Khí sự thật đến, Người sẽ dẫn anh em tới sự thật toàn vẹn. Người sẽ không tự mình nói điều gì, nhưng tất cả những gì Người nghe, Người sẽ nói lại, và loan báo cho anh em biết những điều sẽ xảy đến. Người sẽ tôn vinh Thầy, vì Người sẽ lấy những gì của Thầy mà loan báo cho anh em. Mọi sự Chúa Cha có đều là của Thầy. Vì thế, Thầy đã nói: Người lấy những gì của Thầy mà loan báo cho anh em.”
Như vậy, theo như lời của Chúa Giêsu, thì chúng ta thấy Chúa Thánh Thần được sai đến không phải để nói những điều mới mẻ, nhưng Chúa Thánh Thần được sai đến để nói lại, hay nói cách khác là hướng dẫn lại, nhắc lại những điều mà Chúa Giêsu trước đó với các môn đệ, bởi lý do ngay thời điểm lúc bấy giờ các môn đệ không thể nào hiểu được.
Nhưng vấn đề đặt ra là tại sao các môn đệ không thể hiểu được lời của Chúa Giêsu, vậy khi Thánh Thần đến có thể nào giúp con người hiểu được Chúa Giêsu không?
Thánh Phaolo, ngài nói trong thư thứ nhất gởi cho tín hữu Côrinto như thế này: “Thưa anh em, về phần tôi, tôi đã không thể nói với anh em như với những con người sống theo Thần Khí, nhưng như với những con người sống theo tính xác thịt, như với những trẻ nhỏ trong Đức Ki-tô. Tôi đã cho anh em uống sữa chứ không cho dùng thức ăn, vì anh em chưa chịu nổi. Nhưng bây giờ anh em cũng vẫn còn không chịu nổi, vì anh em còn là những con người sống theo tính xác thịt.” (1Cr 3, 1-3).
Như vậy, sở dĩ các môn đệ ngay lúc thời điểm của Chúa Giêsu giảng dạy cho các ông, mà các ông không hiểu, vì lòng các ông vẫn chạy theo những cám dỗ của thế gian, xác thịt, quyền lực.
Chúng ta hãy nhớ lại, khi Chúa Giêsu loan báo cuộc khổ nạn, các môn đệ chẳng quan tâm, mà điều các ông quan tâm là tranh giành xem ai là người lớn nhất. (x. Lc 9,44-46).
Hiểu được như vậy chúng ta thấy, khi Chúa Thánh Thần đến, nhưng nếu con người vẫn sống theo tính xác thịt, vẫn đam mên quyền lực, của cải thế gian… thì sẽ không thể nào hiểu được những gì mà Chúa Thánh Thần hướng dẫn.
Nên để có thể hiểu được lời của Chúa Giêsu, để có thể đón nhận sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần, điều đó tùy thuộc vào con người, bởi Chúa luôn luôn sẵn sàng, còn phần con người có muốn hay không?
Xin cho mỗi người chúng ta có lòng khao khát muốn được Chúa Thánh Thần đến để soi sáng hướng dẫn mình, nghĩa là khi chúng ta có lòng khao khát thì chúng ta không còn sống theo tính xác thịt nữa, mà đang sống theo thần khí, thì chắc chắn chúng ta sẽ được soi sáng và biến đổi, sẽ hiểu được lời của Chúa và sống lời Chúa trong cuộc đời mình. Amen.
Lm. Giuse Nguyễn Hồng Quân
Cv 17,15.22–18,1: Đấng quý vị thờ mà không nhận biết, thì tôi xin loan báo Người cho quý vị.
Tv 148: Trời đất đầy vinh quang của Chúa.
Ga 16,12-15: Thần Chân lý sẽ dạy các con biết tất cả sự thật.
Hôm nay, Chúa Giêsu nói rằng ta sẽ phải để Thần Chân lý hướng dẫn khi làm việc trong cuộc sống của mình. Chúa Giêsu để lại Thánh Linh để nói chuyện với mỗi người trong thời đại để chỉ cho ta con đường và lẽ thật của Chúa Giêsu trong bối cảnh xã hội, văn hóa và toàn cầu đang thay đổi nhanh chóng.
Nhưng ta có tin cậy Thánh Thần giống như cách ta tuyên bố sự tin cậy của mình nơi Chúa Cha và Chúa Giêsu không? Sự tin tưởng đó đòi hỏi chúng ta phải trưởng thành về mặt tinh thần. Tin cậy nơi Thánh Thần là tiến trình mà ta sẽ được hướng dẫn trong việc phân biệt cách sống theo đức tin Kitô giáo của mình. Đây là nơi ta thường vấp ngã. Phân biệt không phải là dễ dàng; nó là rất nhiều công việc và đòi hỏi kỷ luật. Nó dựa trên kiến thức hàn lâm về các vấn đề liên quan, kiến thức về Thánh kinh và sự hình thành tâm hồn sẵn sàng yêu mến Chúa, tạo vật và toàn thể nhân loại.
Để sống theo Thánh ý, ta phải tìm ra lẽ thật của Chúa trong sự phức tạp của thế giới này. Để có được sự bình an trong cuộc sống, ta phải tìm thấy sự thoải mái và liên tục của những lời Chúa Giêsu đã bày tỏ cho ta qua Thánh Thần.
Thứ Năm - Tuần VI Phục Sinh
Ga 16,16-20
Tôma Lê Duy Khang
Tin mừng hôm nay Chúa Giêsu cho các môn đệ: “Ít lâu nữa, anh em sẽ không còn trông thấy Thầy, rồi ít lâu nữa, anh em sẽ lại thấy Thầy."
Và cuối trang tin mừng Chúa lại nói: “Thật, Thầy bảo thật anh em: anh em sẽ khóc lóc và than van, còn thế gian sẽ vui mừng. Anh em sẽ lo buồn, nhưng nỗi buồn của anh em sẽ trở thành niềm vui.”
Theo như lời của Chúa Giêsu trong cuộc đời này thì mọi vật luôn luôn có sự biến đổi, không có gì là bất biến.
Nói như triết gia Heraclitus thì: “Không ai tắm hai lần trên một dòng sông”, nghĩa là mọi sự luôn luôn thay đổi.
Nên có người nói: “Thánh nào cũng có một quá khứ và tội nhân nào cũng có một tương lai”. Và cũng vì lý do đó nên Chúa Giêsu xuống thế làm người để kêu gọi người ta ăn năn sám hối, nếu cuộc đời này không thay đổi, thì Chúa sẽ không đến để kêu gọi con người.
Chúng ta suy tư thêm về sự sống đời sau, chúng ta thấy những linh hồn nơi luyện ngục cũng có sự thay đổi, đó là luyện ngục là nơi thanh luyện những linh hồn còn những lầm lỗi thiếu sót, để họ xứng đáng hơn vào hưởng hạnh phúc Thiên đàng.
Nhưng ở sự sống đời sau, có hai nơi hay nói cách khác là hai tình trạng, mà khi các linh hồn ở trong hai tình trạng này thì bất biến không thay đổi, đó là Thiên đàng và hỏa ngục.
Trong kinh nghĩa đức tin chúng ta thường đọc có đoạn như thế này: “Chúng con tin Ngôi Thứ Hai ra đời làm người sinh bởi Bà Maria đồng trinh, đặt tên là Giêsu; ở thế gian ba mươi ba năm, đoạn chịu chết trên cây thánh giá mà chuộc tội cho thiên hạ; đến ngày thứ ba Người sống lại; khỏi bốn mươi ngày lên trời đủ mười ngày lại cho Đức Chúa Thánh Thần xuống trên các Thánh Tông Đồ và Hội Thánh mới lập; ai chẳng thông công cùng Hội Thánh ấy thì chẳng được rỗi linh hồn; mà linh hồn là giống thiêng liêng chẳng hề chết được; và đến ngày tận thế xác loài người ta sẽ sống lại mà chịu phán xét, kẻ lành lên thiên đàng hưởng phúc đời đời; kẻ dữ sa hỏa ngục chịu phạt vô cùng.”
Hiểu được như vậy, chúng ta được mời gọi để có thể hưởng được hạnh phúc Thiên đàng, hay chịu phạt vô cùng ở nơi hỏa ngục, chúng ta được mời gọi phải thay đổi đời sống của chúng ta khi chúng ta còn sống ở đời này, vì khi còn sống ở đời này chúng ta có thể thay đổi được đời sống của chúng ta.
Rồi chúng ta cũng được mời gọi cầu nguyện cho các đẳng linh hồn nơi luyện tội, vì các đẳng linh hồn nơi luyện tội, là nơi để biến đổi, nên chúng ta hãy cầu nguyện cho các ngài, để các ngài sớm hưởng nhan thánh Chúa.
Xin cho mỗi người chúng ta có sự hiểu biết về Chúa, có sự hiểu biết về đạo của chúng ta để mỗi người chúng ta biết sống đạo tốt lành, biết thay đổi cuộc đời của mình, biết giúp đỡ cho nhau, cầu nguyện cho nhau, để chính chúng ta, cũng như những người được chúng ta giúp đỡ cầu nguyện, hưởng được hạnh phúc, hưởng được niềm vui trọn vẹn mà Chúa hứa ban. Amen.
Lm. Giuse Nguyễn Hồng Quân
Cv 18,1-8: Ngài cư trú và làm việc tại nhà họ, và giảng trong hội đường.
Tv 97,2: Chúa đã công bố ơn cứu độ của Người trước mặt chư dân.
Ga 16,16-20: Các con sẽ buồn sầu, nhưng nỗi buồn của các con sẽ trở thành niềm vui.
Phúc âm hôm nay cho ta một “nhóm học tập” cụ thể đang vật lộn với điều gì đó mà Chúa Giêsu đã nói với họ. Các môn đệ đủ thoải mái để tiết lộ sự thiếu hiểu biết của họ cho nhau. Dù vậy, họ vẫn không hỏi Chúa Giêsu cho rõ, mặc dù họ muốn hỏi Ngài. Có lẽ họ đã cảm thấy xấu hổ khi thừa nhận với Chúa Giêsu là họ không thể hiểu được những gì Ngài đã nói với họ. Nhưng Chúa Giêsu biết rằng họ không hiểu. Ngài biết họ đang rất khổ sở khi cố gắng hiểu. Ngài thậm chí biết họ muốn hỏi Ngài, vì vậy Ngài đến với họ để tham gia vào cuộc trò chuyện và xoa dịu nỗi thống khổ của họ.
Tự kiểm bản thân, ta tìm kiếm câu trả lời cho các câu hỏi và vấn đề mà ta phải đối mặt. Thông thường, ta làm cho mọi thứ trở nên khó khăn hơn và gây ra nhiều đau khổ hơn bằng cách cố gắng giải quyết các vấn đề một cách độc lập thay vì hướng về Chúa của ta. Thông thường, ta biết rằng ta nên hướng về Chúa nhưng lại miễn cưỡng làm như vậy vì nhiều lý do. Hãy sẵn sàng; Chúa Thánh Thần đã biết ta muốn cầu xin sự giúp đỡ và sẵn sàng ở với ta, giống như Chúa Giêsu đến với các môn đệ.
Thứ Sáu - Tuần VI Phục Sinh
Ga 16,20-23a
Tôma Lê Duy Khang
Tin mừng hôm nay Chúa Giêsu dùng hình ảnh cụ thể, đó là hình ảnh của người phụ nữ sinh con, để giúp cho các môn đệ dễ hình dung rằng việc Chúa ra đi tuy rằng là buồn, nhưng sau đó sẽ là niềm vui trọn vẹn, nghĩa là không có gì là bất biến cả, chỉ có Chúa, chỉ có nơi thiên đàng và hỏa ngục mà thôi.
Nhưng bên cạnh đó, Chúa Giêsu cũng muốn cho các môn đệ biết để có thể có được niềm vui trọn vẹn thì phải trải qua những khó khăn thử thách.
Chúng ta hãy nhớ, có lần Chúa Giêsu đã nói: “Ai yêu cha yêu mẹ hơn Thầy, thì không xứng với Thầy. Ai yêu con trai con gái hơn Thầy, thì không xứng với Thầy. Ai không vác thập giá mình mà theo Thầy, thì không xứng với Thầy. Ai giữ lấy mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai liều mất mạng sống mình vì Thầy, thì sẽ tìm thấy được.” (Mt 10,37-39).
Nói thì nói như vậy, nhưng nếu đặt trường hợp chính mỗi người chúng ta khi phải đối diện với đau khổ, khi phải đối diện với những khó khăn trong cuộc đời, chúng ta có lo sợ, chúng ta có dễ vượt qua được hay không? Thưa không dễ chút nào.
Tin mừng thuật theo thánh Luca thuật lại: “Chúa Giêsu đi ra núi Ô-liu như đã quen. Các môn đệ cũng theo Người. Đến nơi, Người bảo các ông: "Anh em hãy cầu nguyện kẻo sa chước cám dỗ."
Rồi Người đi xa các ông một quãng, chừng bằng ném một hòn đá, và quỳ gối cầu nguyện rằng: "Lạy Cha, nếu Cha muốn, xin cất chén này xa con. Tuy vậy, xin đừng làm theo ý con, mà làm theo ý Cha." Bấy giờ có thiên sứ tự trời hiện đến tăng sức cho Người. Người lâm cơn xao xuyến bồi hồi, nên càng khẩn thiết cầu xin. Và mồ hôi Người như những giọt máu rơi xuống đất.” (Lc 22,39-44).
Chúng ta thấy, chính Chúa Giêsu khi mang thân phận con người, Chúa cũng phải rơi vào cuộc khủng hoảng lo sợ, mặc dầu có các thiên sứ đến tăng sức cho Chúa. Nhưng nhờ kiên trì cầu nguyện với Chúa Cha, mà Chúa Giêsu đã không sa chước cám dỗ, như lời của Chúa đã nói với các môn đệ trước đó: “Anh em hãy cầu nguyện kẻo sa chước cám dỗ”.
Nên trong cuộc đời này, chúng ta đừng tự hào về mình, nói như thánh Phaolo là ai tưởng mình đứng vũng coi chừng kẻo ngã, mà hãy biết cậy dựa vào Chúa: “Tôi có là gì cũng là nhờ ơn Chúa”, hay “Ai có tự hào thì hãy tự hào trong Chúa”.
Xin cho mỗi người chúng ta hiểu được điều đó, để có thể có được niềm vui trọn vẹn, chúng ta cần phải tin vào lời Chúa đã nói, và cầu nguyện với Chúa, xin Chúa ban ơn giúp sức, ban ơn trung thành cho chúng ta, để chúng ta vượt qua được giới hạn của bản thân con người của mình, mà có được niềm vui trọn vẹn như Chúa đã hứa, là không ai có thể lấy mất được. Amen.
Lm. Giuse Nguyễn Hồng Quân
Cv 18,9-18: Trong thành này, Ta có một dân đông đảo.
Tv 47,8a: Thiên Chúa là Vua khắp cõi trần gian.
Ga 16,20-23: Niềm vui của các con không ai sẽ lấy mất được.
Bài đọc trong sách Công vụ hôm nay, Phaolô can đảm nói chuyện với dân thành Côrintô về lời Chúa. Thánh nhân tìm thấy sức mạnh để giảng dạy bằng cách lắng nghe sự bảo đảm của Thiên Chúa là không sợ hãi. Những lời dạy của Phaolô đã thách thức nhiều người kháng cáo lên tòa án. Viên quan trấn thủ từ chối điều trần vụ việc, nói rằng vấn đề là vấn đề của những tranh luận về học thuyết, chức danh và luật pháp.
Các môn đệ của Đức Kitô thường gặp nhiều trở ngại trong việc rao truyền cuộc sống, sự chết và sự phục sinh của Đức Kitô, Chúa chúng ta. Trong Phúc âm, Chúa cũng đã hứa với chúng ta hãy biến cuộc hành trình gian khổ thành niềm vui: “Niềm vui của các con không ai sẽ lấy mất được,” (Ga 16,22) và “Niềm vui của các con được trọn vẹn” (Ga 16,24 ). Và trong Thánh vịnh 126 câu 6: “Họ ra đi, đi mà nức nở, mang hạt giống vãi gieo; lúc trở về, về reo hớn hở, vai nặng gánh lúa vàng.” Bài đọc hôm nay nhắc nhở rằng chúng ta từ lâu đã được thử thách để cố gắng hiểu quan điểm của người khác. Vì vậy, chúng ta tin cậy vào sự khích lệ của Thiên Chúa và đừng sợ hãi. Vì “Thiên Chúa là Vua khắp cõi trần gian.”
Thứ Bảy - Tuần VI Phục Sinh
Đức Maria thăm viếng bà Êlisabeth. Lễ kính
Lc 1,39-56
Tôma Lê Duy Khang
Một buổi trưa hè nắng пóпg, người mẹ trên đường từ chợ về nhà chợt nhặt được một trái cam ai đó bỏ lại bên đường, cơn khát và mệt nhọc dường như tiêu tan khi bà nghĩ đến miếng cam ngọt lịm và mọng nước. Nghĩ ngaγ đến đứa con ngoan ngoãn chẳng mấγ khi được ăn hoa trái thơm ngon, bà liền lau sạch trái cam và cất vào túi.
Bước chân vào nhà, bà gọi: “Con trai ngoan của mẹ, nhìn xem mẹ cho con gì đâγ nàγ!”
Đang học bài, cậu bé ngước đôi mắt trong veo nhìn trái cam như một báu vật: “Ôi, mẹ mua cho con ạ? Trái cam ngon quá, con cám ơn mẹ”.
Người mẹ cảm động: “Con học bài ngoan, mẹ đi nấu cơm nhé”.
Vừa làm công việc bếρ núc, người mẹ vừa thầm cảm ơn ai đó đã vô tình ᵭάпҺ rớt trái cam để bà được tận hưởng niềm vui sướng hạnh ρhúc khi đã biết nhịn cơn khát và dành ρhần trái cam ngon ngọt cho con mình.
Còn cậu bé, vừa hít hà hương thơm dịu dịu, vừa ngắm nghía màu sắc vàng tươi của trái cam, cậu nghĩ: Mẹ tҺươпg mình biết bao khi mua trái cam ngon ngọt dường nàγ, mình ρhải ngoan ngoãn vâng lời mẹ. Chợt nghĩ đến Cha giờ nàγ đang vất vả làm việc, cậu ngậρ ngừng đôi chút rồi nhẹ nhàng xé tờ giấγ đôi trắng ϮιпҺ trong tậρ vở, cậu vụng về nét bút: “Cha ơi, con γêu Cha lắm, chắc Cha đang làm việc mệt lắm ρhải không Cha, Cha ăn trái cam nàγ cho đỡ mệt nghe Cha.”
Viết xong cậu mở trang giấγ, gói trái cam rồi rón rén đặt ở góc tủ, nơi mỗi khi đi làm về Cha sẽ cởi áo khoác và cất nón tại đó.
Chiều tối dần, người đàn ông cố dấu sự mệt nhọc khi bước chân vào ngôi nhà ấm áρ của mình, cởi áo khoác ngoài, đặt nón xuống, bỗng taγ ông chạm ρhải một vật gì tròn tròn được gói trong tờ giấγ vở.
Mắt ông nhòa lệ khi đọc những nét chữ ngâγ thơ của cậu bé, ông hôn cả mảnh giấγ và trái cam xinh xắn như muốn cảm ơn đứa con γêu quý.
Nhìn xuống bếρ, thấγ vợ đang lúi húi công việc, ông thấγ tҺươпg người ρhụ nữ nhỏ bé, suốt ngàγ bận rộn để chăm sóc cho hai bố con mà không bao giờ ρhàn nàn kêu ca, ông cảm thấγ mình mang ơn vợ biết bao.
Nhẹ nhàng đến bên cạnh và choàng taγ ôm vợ, ông ghé tai nói nhỏ: “Cám ơn em, cha con anh cám ơn em, và tặng em nàγ”.
Và ông đưa trái cam cho vợ. Người vợ bật khóc khi nhận ra đâγ chính là trái cam mình đã đưa cho cậu con trai…
Hình ảnh của người mẹ trong câu chuyện trên, nếu chúng ta đem so sánh, thì hình ảnh này cũng giống với hình ảnh của Mẹ Maria, khi Mẹ được Thiên Thần truyền tin, Mẹ được đầy tràn ơn sủng (Gratia Plena dominus tecum), Mẹ đã không giữ cho riêng mình, nhưng Mẹ đã mang tin vui này đến cho bà Êlisabet, khi Đức Mẹ đến thăm người chị họ của mình như thế, không những bà chị họ vui mừng mà cả đứa con trong bụng của bà là Gioan Tẩy Giả cũng vui mừng: “Này vừa nghe tiếng em chào thì đứa con trong bụng cũng nhảy lên vui sướng”.
Chính vì thế, khi mỗi người chúng ta có niềm vui chúng ta được mời gọi hãy san sẻ niềm vui với người khác, cách đặc biệt là khi chúng ta dồi dào ơn Chúa.
Khi suy tư về điều này, chúng ta được mời gọi thêm nữa, không phải khi có niềm vui chúng ta mới đến với người khác, nhưng chúng ta có thể đến để chia vui với người khác, để người khác làm lan tỏa niềm vui của họ cho chúng ta.
Trong những lần đi thăm bệnh nhân cũng như người gia trong giáo xứ, tôi cảm nhận rất rõ vì điều này, bởi vì tôi tưởng mình đem niềm vui đến cho người khác, nhưng thật ra họ mang đến cho mình niềm vui, niềm vui được phục vụ, niềm vui được lắng nghe, niềm vui biết được bà con giáo dân rất thương và quý mến các cha, có người nói: cha biết không ngày nào con cũng cầu nguyện cho các cha, khi được báo cha đến thăm con, con cầu nguyện xin Chúa thánh thần gìn giữ cho cha đi đường được bình an, đó chúng ta thấy đó là niềm vui mà người ta mang lại cho mình, không nhất thiết là mình có niềm vui mình mới đến với người khác.
Xin Chúa cho mỗi người chúng ta biết đem niềm vui và bình an đến cho người khác, khi chúng ta có được niềm vui và bình an của Chúa, không những thế, chúng ta cũng được mời gọi để với người khác mặc dù chúng ta không có niềm vui, nhưng chúng ta cũng hãy đến với người khác để có thể hưởng được niềm vui từ họ, chia vui với họ. Amen.
Lm. Giuse Nguyễn Hồng Quân
Xp 3,14-18a: Vua Israel là Chúa ở giữa ngươi.
Đc: Ðấng Thánh cao cả của Israel ở giữa ngươi (Is 12,6b).
Lc 1, 39-56: Bởi đâu tôi được Mẹ Chúa tôi đến viếng thăm tôi?
Và khi bà Elizabeth nghe lời chào của Maria, thì hài nhi nhảy mừng trong lòng bà, và bà Elizabeth được đầy Chúa Thánh Thần, bà kêu lớn tiếng rằng: “Bà được chúc phúc giữa các người phụ nữ, và con lòng Bà được chúc phúc. Bởi đâu tôi được Mẹ Chúa tôi đến viếng thăm tôi?
Maria và Elisabeth cho thấy cách để đối phó với những khó khăn trong cuộc sống của chính chúng ta và những người ta yêu thương, đó là hoạt động chủ động và có chủ đích. Nơi Mẹ Maria, ta học cách tìm kiếm món quà mà Thiên Chúa đã ban cho người khác. Nơi Elizabeth, ta học cách mau mắn nhận ra sự hiện diện của Chúa và trao cho người khác món quà của tình yêu và nhất là chia sẻ niềm vui và ơn phúc của Thiên Chúa đã ban cho bản thân.
Thông thường, chúng ta được gọi để đóng từng vai trò như của người hỗ trợ và được hỗ trợ. Maria và Elizabeth gửi ta thông điệp rằng hãy liều lĩnh yêu thương người khác vô điều kiện trong bất kể hoàn cảnh nào và tiếp cận người khác để cho họ cơ hội tương tự. Phúc cho những người cần hỗ trợ như vậy và những người trợ giúp người khác. Quả thực Maria và Elizabeth là những mẫu gương tuyệt vời về việc chia sẻ, cảm thông, thấu hiểu, và đồng lòng ngợi khen Thiên Chúa. Ước gì ta cũng được như vậy. Amen.