12/11/2024
299
Bài giảng Lễ Chúa Nhật XXXIII Thường Niên - Giáo phận Mỹ Tho




















GỢI Ý SUY NIỆM

LỄ CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG NIÊN - NĂM B

Lời Chúa: Đn 12,1-3; Dt 10,11-14.18; Mc 13,24-32

Tôma Lê Duy Khang

Hôm nay lễ các thánh tử đạo chúng ta thấy cái chết của các ngài là cái chết anh dũng.

Và thường có thể chúng ta nói thời thế tạo anh hùng, hay nói cách khác nhiều khi phải cám ơn những người đã bách hại, vì nhờ đó là có các thánh tử đạo, nhờ đó mà máu các thảnh tử đạo đã đổ ra để sinh thêm nhiều bông hạt.

Giống như câu chuyện của Stephano, như là một cái roi Chúa đánh vào các tông đồ, vì sau cái chết của Stephano. Hội Thánh tại Giê-ru-sa-lem trải qua một cơn bắt bớ dữ dội. Ngoài các Tông Đồ ra, mọi người đều phải tản mác về các vùng quê miền Giu-đê và Sa-ma-ri. Nhờ đó mà Tin Mừng được loan đi, nếu không các tông đồ, các môn đệ chỉ quanh quẩn ở Giêrusalem.

Như vậy phải chăng chúng ta phải cám ơn những người đã bách hại? Thưa không, mà chúng ta cám ơn Chúa, vì Chúa dùng cách này hay cách khác để hoàn thành kế hoạch của Chúa, mà con người không thể hiểu được nói như Chúa Giêsu đã từng nói với Phêrô khi ông ngăn cản Chúa lên Giêrusalem: “Xatan lui ra đằng sau Thầy, vì tư tưởng của anh là tư tưởng của loài người không phải là tư tưởng của Thiên Chúa”.

Hay nói cách khác có bách hại để cho thấy quyền năng của Chúa, trong Tin Mừng có nói về những trường hợp bệnh tật Chúa chữa lành, chẳng hạn như anh mù từ thuở mới sinh, Chúa nói: “Không phải anh ta, cũng chẳng phải cha mẹ anh ta đã phạm tội. Nhưng sở dĩ như thế là để thiên hạ nhìn thấy công trình của Thiên Chúa được tỏ hiện nơi anh.” (Ga 9,3), khi các môn đệ hỏi Chúa: “Thưa Thầy, ai đã phạm tội khiến người này sinh ra đã bị mù, anh ta hay cha mẹ anh ta?” (Ga 9, 2).

Nếu chúng ta đào sâu, đó là nếu không có chuyện bách hại thì chẳng lẽ không có các thánh? Thưa vẫn có bằng chứng là nhiều vị thánh đâu có tử đạo, mà họ vẫn là thánh, nên thánh trong đời tu, nên thánh trong chính đời sống hằng ngày của họ.

Chúng ta hãy nhớ lại câu chuyện của Chúa Giêsu và Phêrô ở biển hồ Tiberia, đó là sau khi Chúa Giêsu trắc nghiệm tình yêu của Phêrô, rồi sau đó Chúa Giêsu tiên báo Phêrô phải chết cách nào: “Thầy bảo thật cho anh biết: lúc còn trẻ, anh tự mình thắt lưng lấy, và đi đâu tuỳ ý. Nhưng khi đã về già, anh sẽ phải dang tay ra cho người khác thắt lưng và dẫn anh đến nơi anh chẳng muốn." Người nói vậy, có ý ám chỉ ông sẽ phải chết cách nào để tôn vinh Thiên Chúa. Thế rồi, Người bảo ông: "Hãy theo Thầy." (Ga 21,18-19).

 Sau các sự kiện đó, Phêrô thấy Gioan nên đã hỏi Chúa Giêsu về số phận của Gioan: “Thưa Thầy, còn anh này thì sao? " Chúa Giêsu đáp: "Giả như Thầy muốn anh ấy còn ở lại cho tới khi Thầy đến, thì việc gì đến anh? Phần anh, hãy theo Thầy." Do đó, mới có tiếng đồn giữa anh em là môn đệ ấy sẽ không chết. Nhưng Đức Giê-su đã không nói với ông Phê-rô là: "Anh ấy sẽ không chết", mà chỉ nói: "Giả như Thầy muốn anh ấy còn ở lại cho tới khi Thầy đến, thì việc gì đến anh? " (Ga 21, 21-23).

Hiểu được như vậy, để có thể nên thánh thì không phải chỉ có một con đường là phải chịu tử đạo, mà còn nhiều con đường khác mà các thánh khác đã đi qua, để chúng ta noi gương bắt chước, hay nói cách khác chúng ta có thể nên thánh trong chính đời sống thường ngày của chúng ta, hay giúp người khác nên thánh trong chính đời sống thường ngày của họ, bằng những việc hết sức đơn sơ, mà mỗi người chúng ta cần có sáng kiến cho riêng mình.

Vào năm 1980, có một tuần báo nọ tại Hoa Kỳ đã đăng tải một sự cố sau đây:

Một người vừa mua hàng trong siêu thị xong, trở lại xe mình thì ngạc nhiên nhìn thấy một tờ giấy để lại nằm ngay trên chỗ ngồi của người lái, trên đó có những dòng chữ viết vội như sau:

Thưa ông bà, tôi có ý định đánh cắp chiếc xe này, nhưng khi nhìn thấy lời chào chúc của ông bà gắn nơi tay lái:

“Bình an của Chúa ở cùng bạn”, thì tôi bỗng dừng lại và suy nghĩ.

Ý nghĩ xuất hiện trong đầu óc tôi là nếu tôi đánh cắp chiếc xe này thì chắc chắn ông bà mất xe và không có sự bình an, tôi đây cũng sẽ không có sự bình an.

Đây là lần đầu tiên tôi bước vào nghề ăn cắp xe.

Xin chúc ông bà và cho cả tôi nữa sự bình an của Chúa.

Chúc ông bà lái xe an toàn và lần sau xin nhớ khóa cửa xe.

Ký tên: Người sắp trở thành kẻ trộm xe.

Xin cho mỗi người chúng ta có ao ước nên thánh, để mỗi người có những sáng kiến tốt lành, để áp dụng lời Chúa dạy trong cuộc đời, để chúng ta được nên thánh như các thánh. Amen.



Lm Trầm Phúc

Hôm nay Giáo Hội Việt Nam mừng kính các thánh tử đạo tại Việt Nam, vì trong số đó có một số các Giám Mục thừa sai, các linh mục ngoại quốc. Chúng ta vui mừng tạ ơn Chúa vì Chúa đã ban cho chúng ta những vị thánh tử đạo can đảm và anh hùng, gương sáng cho chúng ta, những người anh trong đức tin, đã chứng mình đức tin của mình bằng giá máu và bao nhiêu khổ hình.

Mừng các thánh tử đạo, chúng ta thấy các ngài chết cho Chúa một cách hết sức tự nhiên và vui tươi. Chúng ta có ngạc nhiên không ? Vì các ngài chết cho tình yêu. Có nhiều người trong các ngài có thể thoát chết một cách dễ dàng. Có những người được giáo dân mua bằng tiền hai hay ba lần nhưng rồi cũng tự nộp mình chết cho Chúa. Các ngài chấp nhận chết hơn là sống. Các ngài biết mình chết vì ai, vì Đấng đã chết và sống lại cho các ngài.

Không có cái chết nào êm đềm cho bằng chết vì yêu. Các ngài đã chết vì yêu Đấng đã sống , đã chết cho mọi người. Chúa Giêsu đã chết trên thập giá thật tang thương, nhưng đó chỉ là những biểu hiện bên ngoài. Những đau thương đó đã được chấp nhận với tất cả tình yêu, thì dù có đau đớn đến mức độ nào đi nữa, tình yêu vẫn là tình yêu, và càng rõ nét hơn.

Các thánh tử đạo đã dám chết, không phải vì lợi ích của một nhóm nào, không phải để bảo vệ một lý tưởng trần thế nào, mà các ngài dám chết cho Chúa mà thôi, chứng tỏ tình yêu của các ngài đối với Chúa. Thiên Chúa là tất cả hạnh phúc của con người. Mất Chúa là mất tất cả. Các thánh tử đạo đã hiểu điều đó. Vì thế, tù ngục, nhục hình kéo dải bao lâu, các ngài cũng không nao núng. Vì các ngài được phù trợ bởi Đấng đã sống và chết cho chúng ta, là Đức Giêsu mà các ngài yêu mến.

Cái chết anh dũng của các ngài là một tiếng gọi mãnh liệt, mời gọi chúng ta bước theo Chúa với tất cả con tim, với tất cả nhiệt huyết. Trần gian chỉ là tạm bợ. Mọi sự qua đi, chỉ còn tình yêu là tồn tại. Các thánh tử đạo đã tự nguyện buông bỏ mọi sự, kể cả mạng sống để một lòng trung thành với Chúa, vì đối với các ngài, Chúa mới là đáng cho chúng ta yêu mến, Chúa mới là kho tàng vĩnh cửu mà thôi. Các ngài mời gọi chúng ta buông bỏ mọi sự để sống cho Chúa. Cuộc sống hôm nay phải chăng là tử đạo ? Hiện nay, chúng ta gọi là tử đạo, tất cả những ai chết cho Chúa, nhưng thời xưa, theo tiếng Hy lạp, từ tử đạo có nghĩa là nhân chứng. Một kytô hữu là một nhân chứng cho Chúa Kytô. Chúng ta được gọi là nhân chứng, vì mọi hành vi lời nói của chúng ta đều là bằng chứng cho Thiên Chúa. Các thánh tử đạo đã minh chứng đức tin và lòng mến của các ngài bằng cái chết, chúng ta minh chứng đức tin của chúng ta bằng cuộc sống hôm nay. Chính Chúa Giêsu đã nói : “ Anh em là nhân chứng cho Thầy”.

Chúng ta mừng các thánh vinh quang nơi Chúa thì cũng cầu xin cho chúng ta luôn bền vững trung kiên làm chứng cho Chúa bằng những hành động cụ thể hằng ngày. Chớ gì cuộc sống hôm nay của chúng ta trở nên nguồn vinh quang cho Thiên Chúa giữa một thế giới đang mất dần niềm tin, một thế giới đầy sự gian ác. Chúng ta vững tin vì Chúa luôn ở với chúng ta, nuôi dưỡng chúng ta bằng chính thịt máu Ngài. Nhờ đó. chúng ta đủ can đảm làm chứng cho Chúa bằng chính cuộc sống nhỏ bé và khiêm tốn của chúng ta.




Lm. Đaminh Lê Minh Cảnh

KHI NÓI ĐẾN CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM: bỗng dưng ta lại nghĩ đến cảnh tượng: Đầu rơi, máu đổ, gông cùm, gươm giáo với những sự tra tấn dã man ở một thời bắt đạo gắt gao (Từ TK 16-TK19), dưới thời Vua: Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức

Vua Chúa, quan quyền thời đó, dùng Thập giá Chúa Kitô, để thử thách niềm tin của cha ông chúng ta: “Ai bước qua thập giá, thì được sống Còn bằng ngược lại: “Ai không bước qua, sẽ phải bỏ tù đày và bị hành hạ dã man cho đến chết

GIỮA CÁI SỐNG, CÁI CHẾT ở thời đó: CHỈ CÁCH NHAU có một bước chân thôi: Bước chân, (giẫm đạp thập giá hay không giẫm đạp) sẽ quyết định mạng sống  của những người Công giáo lúc bấy giờ

1. Đứng trước Thập giá Chúa Giêsu: có người bước qua vì sợ chết, và có rất nhiều người can đảm không bước qua, nhất quyết không chối đạo

2. Cuõng có vài người, bước qua roài, nhưng sau, lại hối hận, như trường hợp của ba vò Thánh: Augustinoâ Phan Viết Huy, Nicôla Bùi Đức Thể và Đaminh Đinh Đạt Đồng thời, cũng có người bò khiêng qua , nhưng đã co chân lên, không dám chạm chân vào thập giá Chúa, như Thánh Antôn Nguyễn Đích

3. Chưa hết, Vua quan ngày xưa, còn có cái chiêu vừa dụ dỗ vừa hâm dọa:

 - Một bên, họ để 10 cây vàng , bên kia: là tượng Chúa Giêsu Chịu Nạn; chính giữa: là một thanh gươm, Vua quan bảo: "Chúng bay chọn đi, ai bước qua tượng Chúa thì được vàng và được sống, bằng không: sẽ bò gươm chặt đôi ra, thân xác sẽ bỏ trôi sông"

Đây là một sự lựa chọn vô cùng khó khăn: Vì một bên là Mạng sống của mình, còn một bên, là Tin vào Chúa Giêsu

Ta thử nghỉ xem: Nếu là ta sẽ chọn bên nào? chọn Chúa hay chọn ta?

Thánh Stêphanô Ven nói như thế này: "Suốt đời toâi thuyết giảng về đạo Thập giá, nay tôi đạp lên Thập giá sao được? Tôi nghĩ sự sống đời này đâu có quý hóa đến độ tôi phải bỏ đạo mà mua!"

Dựa vào câu nói của Thánh Stêphanô Ven, ta cũng có thể khẳng định rằng: Ta sống đạo bao nhiêu năm rồi, lẽ nào ta lại bỏ Chúa, để giữ mạng sống đời này, mà đánh mất sự sống hạnh phúc đời sau? KHÔNG ĐỜI NÀO

CHƯA HẾT, có nhiều vị, được mời giả vờ bước qua Thánh giá, để quan có cớ mà tha cho , còn đức tin bên trong , thì quan không đụng đến

Đây ñuùng là một sự cám dỗ tinh vi: có vẻ như ta được cả hai: được đời này, lẫn đời sau nữa. NHƯNG THỬ HỎI LIỆU RẰNG: Ta có thể: bên ngoài chà đạp một Đấng, mà bên trong, ta tôn thờ không?

THỰC SỰ MÀ NÓI, đứng trước một thử thách về Niềm Tin: TA KHÔNG DỄ DÀNG chọn Chúa, nếu TRONG LÒNG ta không yêu mến Ngài, 1 cách sâu sắc, từ trái tim. Như câu chuyện sau đây, mà tôi gọi là sự TỬ ĐẠO trong thời đại mới:

- Một câu chuyện rất cảm động xảy ra: Vào tháng 04/2015, tạp chí MissionLine của hội giáo hoàng truygiáo hải ngoại, có kể lại câu chuyện rằng là: Nhóm Hồi giáo cực đoan (IS), quay 1 đoạn Video clip, với hình ảnh: chặt đầu 28 người Êthiopi, tung lên mạng, gây chấn động cả thế giới Điều đáng nói ở đây là: Trong số 28 người bị hành hình đó, có một người Hồi giáo, tên Rahman

Chúng ta biết: MỤC ĐÍCH của Nhóm (IS) là: MUỐN tiêu diệt tất cả những người không tin vào Đấng Ala, và không chịu theo đạo Hồi của họ Vấn đề được đặt ra là: Rahman, là người tin vào Đấng Ala, sao lại bị chém đầu? TA THỬ TÌM HIỂU XEM: Theo tạp chí TIMES, cho rằng: Vì anh Rahman, có một người bạn Công giáo bị nhóm Hồi giáo cực đoan bắt Do thương bạn, nên anh tự nguyện bị bắt làm con tin, với hy vọng: sự có mặt của một người Hồi giáo như anh, có thể cứu được mạng sống của người bạn Công giáo của anh  Thế nhưng, điều đó đã không xảy ra: kết cuộc: anh Rahman cũng đã bị giết chết, cùng với 27 người khác. Còn theo tờ nhật báo Somali-land thì cho rằng: do Rahman đã  cải  đạo, sang Kitô giáo, nghĩa là: anh bỏ đạo Hồi giáo, để theo đạo Công giáo cho nên, anh bị nhóm IS bắt chặt đầu, để răn đe người khác. CÁI CHẾT VÌ TÌNH YÊU của anh Rahman , Có thể nói: là cái chết tử vì đạo  theo một nghĩa nào đó: Tuyệt vời!

TƯƠNG TỰ NHƯ THẾ, cách nay mấy năm, 21 người Ai Cập theo đạo Thiên Chúa cũng đã bị Nhóm Hồi giáo cực đoan xử tử tại Lybia. Điều này, khiến cho Đức Giáo Hoàng Phanxicô phải lên tiếng: Đây là hành động tàn ác, chẳng khác gì người tiền sử Giết người, chỉ vì họ khác quan niệm hay khác tôn giáo với mình. Đúng là một sự vô nhân đạo. Rồi Đức Giáo Hoàng chia sẻ trong ngậm ngùi rằng: "Trong lúc những nạn nhân bị giết, họ chỉ kịp nói có 1 câu là: 'Chúa ơi! Chúa ơi, xin cứu con', Nói thế rồi, máu của họ đỗ ra lai láng

Đức Giáo Hoàng còn nói thêm rằng: Họ là những người: Công giáo, Tin Lành tất cả đều là con chiên của Thiên Chúa! Thật đau lòng". 

“Chúa ơi! Chúa ơi, xin cứu con”: TÔI NGHĨ: Lời van xin thống thiết của những người CHẾT VÌ ĐẠO như thế, chắc chắn sẽ chạm đến trái tim NHÂN TỪ YÊU THƯƠNG CỦA CHÚA, và rồi Ngài sẽ bù lại sự mất mát Đời này của họ, bằng MỘT SỰ SỐNG HẠNH PHÚC VĨNH CỮU Ở ĐỜI SAU.

Lạy các thánh tử đạo Việt Nam, xin cầu cho chúng con biết can trường sống đức tin, biết nhiệt thành làm chứng cho Tình yêu Chúa, bằng đời sống hiến thân phục vụ và xin các ngài cũng cầu bầu cho Giáo Hội Việt Nam, luôn trung thành với niềm tin chính thống của mình. Amen.