
GỢI Ý SUY NIỆM
LỄ CHÚA NHẬT II PHỤC SINH
Ga 20,19-31
Tôma Lê Duy Khang
Câu chuyện một anh thanh niên đi xin làm công nhân tại một nông trại khi được người chủ hỏi về khả năng của mình anh ta trả lời tôi có thể ngủ ngon qua cơn bão, điều này làm người chủ bối rối nhưng vì ông cảm thấy thích chàng trai trẻ này nên đã thuê anh ta.
Vài tuần sau 1 đêm nọ người chủ và vợ bị đánh thức bởi cơn bão dữ dội đang càng quét thung lũng ông nhảy ra khỏi giường và gọi chàng công nhân mới nhưng anh ta vẫn ngủ say, vợ chồng ông chủ nhanh chóng kiểm tra mọi thứ để đảm bảo an toàn họ phát hiện ra rằng các cảnh cửa của ngôi nhà đã được đóng kín, một đóng củi lớn đã được xếp cạnh lò sưởi và các công cụ trong nông trại đã được cất vào nhà kho mặc kệ thời tiết xấu, các bó lúa mì đã được buộc chặt và bọc trong tấm bạt, máy kéo đã được di chuyển vào nhà xe, nhà kho đã được khóa kỹ càng, và ngay cả động vật cũng ung dung và có đủ thức ăn mọi thứ đều ổn.
Lúc này người chủ mới hiểu ý nghĩa của lời của chàng trai trẻ tôi có thể ngủ ngon qua cơn bão vì chàng trai đã làm việc tận tâm trung thành khi bầu trời quang đãng anh ta đã sẵn sàng đối phó với bất kỳ cơn bão nào.
Bài học rút ra là phải chăm chỉ và chuẩn bị kỹ lưỡng trong những lúc bình yên sẽ đem lại bình an và an toàn trong những thời điểm khắc nghiệt, khó khăn.
Qua câu chuyện này, nếu áp dụng vào cuộc đời của Chúa Giêsu, chúng ta thấy cuộc đời của Chúa Giêsu đã chuẩn bị kỹ lưỡng cho các môn đệ hay chưa?
Thưa đã chuẩn bị kỹ lưỡng hết rồi, thế mà Chúa có được ngủ ngon trong giông bão hay không? Thưa không được ngủ yên.
Chẳng hạn như câu chuyện khi Đức Giê-su xuống thuyền, các môn đệ đi theo Người. Bỗng nhiên biển động mạnh khiến sóng ập vào thuyền, nhưng Người vẫn ngủ. Các ông lại gần đánh thức Người và nói: "Thưa Ngài, xin cứu chúng con, chúng con chết mất! " Đức Giê-su nói: "Sao nhát thế, hỡi những người kém lòng tin! " Rồi Người chỗi dậy, ngăm đe gió và biển: biển liền lặng như tờ. Người ta ngạc nhiên và nói: "Ông này là người thế nào mà cả đến gió và biển cũng tuân lệnh? " (Mt 8,23-27).
Như vậy, phải chăng Chúa Giêsu chưa chuẩn bị kỹ lưỡng, nên Chúa mới không ngủ yên?
Chúng ta phải xác tin rằng Chúa đã chuẩn bị kỹ lưỡng rồi, phần còn lại là của con người, vì con người chưa hiểu được những gì mà Chúa đã chuẩn bị mà thôi, con người giống như ông bà chủ trong câu chuyện không hiểu được câu nói của anh thanh niên, nên lăng xăng kiểm tra.
Đọc tin mừng chúng ta thấy hoàn toàn là nơi con người, khi Chúa hiện ra với các tông đồ, mà không có Tôma ở đó, khi Tôma về các ông nói lại Tôma không tin.
Không tin vì các môn đệ khác, không tin vì ông còn lăng xăng, vì ông còn chưa hiểu những điều mà Chúa Giêsu đã nói trước đó.
Nên chúng ta thấy không phải là lỗi của Chúa, mà là lỗi của con người, hay nói cách khác là phần của Chúa đã xong rồi, mà còn thiếu nơi phần con người, hay nơi con người thì chưa xong, chưa đủ, chính vì thế mà Chúa chưa thể ngủ ngon được, Chúa phải ở với con người mọi ngày cho đến tận thế, Chúa phải đánh thức con người bằng cách này hay khác khác, Chúa mời gọi con người phải tỉnh thức và cầu nguyện luôn.
Hình ảnh đó cũng giống như hình ảnh của cha mẹ lo cho con cái, dù con cái có như thế nào đi chăng nữa, thì cha mẹ cũng bận lòng, chứ không thể nào ngủ yên được mặc dầu đã chuẩn bị mọi thứ đầy đủ sẵn sàng, chỉ khi nào về với Chúa mới hết bận tâm lo lắng mà thôi.
Chính vì thế, mà chúng ta được mời gọi cám ơn Chúa vì Chúa đã không ngủ yên vì con người, vì đó là điều tự nhiên và chúng ta cũng được mời gọi hãy tin tưởng vào Chúa, sống đức tin trưởng thành hơn, nghĩa là để Chúa không bận lòng về chúng ta, mà chính chúng ta phải bận lòng để bảo vệ đức tin, để làm sáng danh Chúa. Trong đời sống gia đình, chúng ta cũng được mời gọi đừng làm cho cha mẹ phải bận lòng về mình qua sự trưởng thành, qua những hoàn cảnh sống của chúng ta. Amen.