10/10/2012
828

 

GIÁO LÝ CÔNG GIÁO

LỚN LÊN TRONG ĐỜI SỐNG ĐỨC TIN CỘNG ĐOÀN

CANH TÂN PHƯƠNG PHÁP HỌC VÀ DẠY GIÁO LÝ

THỐNG NHẤT - SPGL – SOẠN GIÁO ÁN GIÁO LÝ

 

1. Mở Đầu: (Khởi từ kinh nghiệm sống đức tin)

- Phút thánh hóa: làm dấu, hát kinh…

- Giới thiệu chủ đề: câu chuyện, kinh nghiệm (sống đức tin) của cá nhân, suy nghĩ, hướng về chủ đề.

- Giới thiệu nội dung chính: nhằm gây ý thức về chủ đề, bằng cách gợi lên những mâu thuẫn, xung khắc, những giằng co đối kháng trong nội tâm hoặc từ môi trường đang sống; những ưu tư, lo lắngxung quanh chủ đề. Khi gợi lên những điểm trên, cần thiết để các học sinh tham gia hội thoại, giúp các em nhận ra nội dung vấn đề một cách cụ thể (từng điểm) cần phải giải quyết. Các em hãy chia sẽ kinh nghiệm ...

- Gợi lên một hướng đi hoặc một khát khao phải giải quyết vấn đề: là đặt vấn đề cho việc trình bày nội dung giáo lý của phần sau, và dẫn các em vào nội dung chính của bài.

 

2. Trình bày nội dung giáo lý: (Gặp gỡ giữa kinh nghiệm và Đức Tin của cộng đoàn)

- Làm hiểu rõ nội dung đề bài bằng phương pháp chú giải hội thoại, giải thích, so sánh, phân tích đề bài; dùng phương pháp quy nạp tiệm tiến, thảo luận nhóm, nhằm giúp học sinh khám phá chân lý, giá trị sống đưa vào à TRÍ HIỂU. (tùy phương pháp, nhưng nội dung phải cụ thể từng điểm)

- Nội dung giáo lý được triển khai, phân tích, phê bìnhbằng: sử dụng Lời Chúa, Truyền Thống, Thánh truyền, hoặc phần trình bày trong Sách GLV, và HS; bằng những kinh nghiệm tâm linh à để nêu lên một ánh sáng mới nhằm soi sáng chủ đề, khơi lên cách giải quyết những vấn đề ưu tư, lo lắng, những mâu thuẫn hay xung đột nội tâm ở trên. Giúp học sinh xác tín  chân lý và giá trị sống.

a.    Tính chuyên môn: đặt các câu hỏi gợi ý thảo luận tiệm tiến dần để khám phá chân lý và những giá trị. Nêu những vấn nạn cách tiệm tiến và làm rõ nội dung cần ý thức. Chú ý đến giải thích và phê bình một cách khách quan.

b.    Sự điều phối: Các ý kiến của các học sinh phải được tôn trọng, GLV hướng ý cho học sinh đi đến chổ gặp gỡ các ý kiến của các học sinh khác. GLV cần đặt các câu hỏi gợi ý một cách tiệm tiến để học sinh gặp gỡ ánh sáng Lời Chúa. Ánh sáng Lời Chúa chính là “chân lý”. Vì thế không ai—người dạy và giáo lý sinh—không được bẻ quẹo chân lý. Thường trong lớp giáo lý các giáo lý sinh thường bị phân tâm hay luôn giữ ý riêng của mình, hay bị lo ra do một thành kiến nào đó, hoặc chủ đề bài giáo lý không phù hợp với tuổi các em. Các em sẽ không thể tập trung hay vui thích học hỏi giáo lý. Nhiệm vụ của người GLV rất quan trọng, phải có trực giác thấy được điều này và biết điều phối giúp các em trở về chủ đề của bài giáo lý. Hãy tin tưởng vì Chân Lý Lời Chúa sẽ giải phóng được tất cả vì đó là chứng tá đức tin luôn đúng.

c.     Nêu chứng tá: GLV và các kinh nghiệm đức tin trong Thánh kinh là chứng nhân rất cần thiết để thuyết phục các học sinh. Tuy nhiên, các chứng từ này không nên đưa ra như là một phán quyết bất di bất dịch áp đặt trên học sinh, không nên tạo ra một áp lực nào trong tiến trình của việc phát triển tiệm tiến về đức tin nơi học sinh. Nhưng việc nhận ra chân lý và những giá trị phải là kết quả của tiến trình chú giải hội thoại ở trên.

 

- Cầu  nguyện giữa giờ: Giúp học sinh tự vận dụng năng lực tâm linh, bằng cách gợi lên những ước muốn, khát khao chiếm lấy chân lý, khơi lên sự ngưỡng mộ những giá trị sống. Giúp phân định và loại bỏ những điều xấu, những khuyết điểm. Học sinh đưa những gì đã hiểu, nội tâm hóa nó, cảm nghiệm nó. Dẫn đến tăng cường hiểu biết bằng con tim, bằng tâm tình. Học sinh sẽ tập đưa điều đã hiểu vào trong à TÂM HỒN (làm sao cho các học viên cảm nghiệm một giá trị sống, một ánh sáng, một tâm tình mới) VÀ GIÚP CÁC EM CẦU NGUYỆN TẮT, để Chúa làm chủ và lớn lên trong tâm hồn em ( cầu nguyện bằng câu Kinh Thánh phù hợp, hoặc một lời nguyện tắt với tâm tình tạ ơn cảm tạ - và có thể linh động theo chủ đề trong từng lớp)

 

3. Một điểm thực hành : (Sống một kinh nghiệm mới với Đức Tin cộng đoàn)

- Sinh hoạt giáo lý: phương pháp chủ động, thảo luận nhóm...băng reo, trò chơi, bài hát…. Giúp tăng cường sốngnội dung đã trình bày và đưa ra kỹ năng sống những giá trị đã khám phá (theo đề bài), đã được soi sáng (theo đề bài). Đức tin được truyền từ truyền thống đến học sinh, và ngược lại, học sinh góp phần làm chứng và chung tay làm sáng lên đức tin trong cộng đoàn - à TAY (có một hoạt động của niềm vui của sự gặp gỡ giữa kinh nghiệm và đức tin cộng đoàn)

- Bài học ghi nhớ: Tóm bài nội dung giáo lý; từ TRÍ + TÂM + TAY à cô đọng, tóm gọn lại Nội dung giáo lý thành à LUẬT - SỐNG - MỚI ( quy luật, sống động, và mới)

 

(Sinh hoạt giáo lý – bài ghi nhớ)

 

4. Cầu nguyện kết: (Cử hành Niềm Tin)

- Giúp tăng cường được cảm nghiệm mới về bài học. Từ việc đã KHÁM PHÁ chân lý một cách mới mẽ từ Thiên Chúa, từ đó học sinh có những tâm tình Ngợi khen, Tạ ơn, Xin ơn, Tạ lỗi, Cầu xin. Cần có họat động cầu nguyện…. Giờ đây Thiên Chúa đang đồng hành vào chính cuộc sống mình.

- Từ TRÍ à TÂM à TAY: à học sinh tập đưa raquyết tâm và thực hiện sống ý lực sống mới!

 

Năm Đức Tin 10/2012

Ban Giáo Lý Giáo Phận