GIÁO LÝ CÔNG GIÁO
LỚN LÊN TRONG ĐỜI SỐNG ĐỨC TIN CỘNG ĐOÀN
1. Mở đầu: (Khởi từ kinh nghiệm sống đức tin)
2. Trình bày nội dung giáo lý: (Gặp gỡ giữa kinh nghiệm và Đức Tin của cộng đoàn)
3. Một điểm thực hành: (Sống một kinh nghiệm mới với Đức Tin cộng đoàn)
4. Cầu nguyện kết: (Cử hành Niềm Tin)
Bài 01: CON NGƯỜI CÓ KHẢ NĂNG ĐÓN NHẬN THIÊN CHÚA
GLHTCG: 027-049; BTY: 1-5
"Những gì người ta có thể biết về Thiên Chúa, thì thật là hiển nhiên trước mắt họ vì chính Thiên Chúa đã cho họ thấy rõ" (Rm 1,19).
1. Mở Đầu
Ä
Phút thánh hóa
-
Làm dấu: Nhân Danh Cha và Con và Thánh Thần. Amen
-Hát kinh: CẦU XIN CHÚA THÁNH THẦN (tùy nghi thay đổi)
Cầu xin Chúa Thánh Thần, Người thương thăm viếng hồn con, ban xuống cho con hồng ân chan chứa trau dồi cho đáng ngôi thánh đường.
Nguyện xin Chúa Ngôi Ba đoái nghe lời con thiết tha, tình thương mến ấp ủ con ngày đêm, nhuần thẳm xác hồn tràn lan ơn thiêng.
Ä
Giới thiệu chủ đề - nội dung bài giáo lý – những vấn đề cần giải quyết
- Giới thiệu chủ đề: Thiên Chúa là Đấng thiêng liêng – vô hình, con người không thể sờ Chúa bằng tay hay nhìn Chúa bằng mắt, hoặc đối đáp với Chúa qua lại giống như hai người bạn đang ngồi nói chuyện với nhau... tuy nhiên bất cứ ai cũng đều có khả năng nhận ra Chúa là Đấng có thật, Chúa hiện diện thật. Để có thể nhận ra Chúa, cần để ý đến những dấu chỉ.
Câu chuyện
:
Người kia đi trên cát và biết Chúa đi cùng, anh thấy 2 dấu chân song song trên cát, nhưng khi giông bão nổi lên, anh chỉ nhìn thấy 1 dấu chân và than khóc với Chúa rằng vì sao Chúa bỏ anh, nhưng Chúa ôn tồn nói rằng dấu chân ấy không phải của con, mà là của Ta vì Ta đang bồng ẵm con trên tay.
Chúa là Đấng có thật, lúc nào Chúa cũng dõi mắt, chở che, nâng đỡ ... chỉ có điều ta không để ý đến những dấu chỉ, không tìm hiểu về sự có mặt của Chúa nên ta không nhận ra mà thôi, chính vì không chịu nhận ra Chúa, nên ta nghi ngờ:
Không biết Chúa có mặt ở đây không?
Không biết có khi nào Chúa bỏ rơi ta không?
Vậy nhìn vào dấu chỉ nào? Và làm sao để nhận biết Thiên Chúa?
Các em hãy chia sẽ kinh nghiệm...
- Tóm lại nội dung chính: Trước hết cần khẳng định chắc chắn rằng: CON NGƯỜI CÓ KHẢ NĂNG ĐÓN NHẬN THIÊN CHÚA.
- Đưa ra những vấn đề cần giải quyết:
Vậy căn cứ vào đâu để khẳng định: Con người có khả năng đón nhận Thiên Chúa?
Thiên Chúa là Đấng có thật và việc Thiên Chúa có thật là của Chúa, có cần thiết con người phải nhận biết Chúa hay không?
Nhận biết Thiên Chúa có mang lại điều gì ích lợi cho con người không?
Không nhận biết Thiên Chúa thì con người có thiệt hại gì không?
Con người có khả năng nhận biết Thiên Chúa, nhưng nhận biết có trọn vẹn về Chúa giống như làm một bài toán 1 cộng 1 bằng 2 hay không?
2. Trình bày nội dung giáo lý
Ä
Làm hiểu rõ nội dung đề bài
ª
Đặt vấn đề để các em đóng góp ý kiến thảo luận
:
1. Làm sao để các em có thể nhận ra một đứa bé là con của ba mẹ chúng?
2. Có hai anh em nhiều năm liền mất liên lạc với nhau và mất liên lạc với ba mẹ chúng. Vậy sau khi liên lạc lại được có muốn gặp mặt, có muốn nhận ra ba mẹ mình không và khi gặp rồi chúng có hạnh phúc không?
ª
Đúc kết phần thảo luận của các em
: Điều đầu tiên để nhận ra một đứa bé là con của ba mẹ chúng, trước tiên chúng phải giống ba mẹ chúng một điều gì đó (tay chân mắt mũi, hình hài, tâm tính, nhóm máu...). Một người đã mất liên lạc với B a mẹ mình, sau khi đã liên lạc lại được (nhận ra ai là B a mẹ của mình) thì luôn khao khát gặp mặt cho kỳ được vì đó là tâm lý trở về nguồn, tìm về nguồn gốc của mình. Cho nên:
- Con người có khả năng đón nhận Thiên Chúa vì Thiên Chúa đã tạo dựng nên con người: Vì Chúa dựng nên con người, cho nên con người là con của Chúa, giống hình ảnh Chúa. Vì là con Chúa nên có sự khát khao tìm gặp cho được Cha của mình là Chúa. Vì thế mà con người cần thiết phải nhận ra Chúa, vì nhận ra Chúa là nhận ra nguồn gốc của mình.
- Nhận biết được Thiên Chúa sẽ mang lại hạnh phúc cho con người : Hạnh phúc trước hết là con người nhận ra Chúa là Cha của mình và mọi người là anh em với nhau, mà Chúa là Đấng tốt lành thánh thiện (chân thiện mỹ) cho nên con người càng hạnh phúc hơn vì mình được làm con của Đấng Thánh.
ª
Đặt vấn đề để các em đóng góp ý kiến thảo luận:
1. Một em học sinh khi làm bài thi đã gian dối trong việc thi cử (quay cóp bài). Vậy nếu đặt em vào trong trường hợp đó, em có cảm thấy lòng mình bất an không? Có thấy lo sợ bị ai đó tiết lộ về việc làm sai trái của mình không?
2. Khi quan sát một chú gà trống: từ ba giờ sáng chú đã cất tiếng gáy báo thức cho mọi người. Hay khi quan sát cây hoa mai: trong suốt một năm cây chẳng hề trổ bông, mãi đến gần tết tự dưng cây lại ra hoa nở rộ ... tại sao lại có những việc được xếp đặt theo một trật tự cố định như vậy?
F
Đúc kết phần thảo luận của các em
: Khi làm điều gì sai trái, con người cảm thấy bất an lo sợ. Sự bất an lo sợ đó là tiếng lương tâm Chúa đã khắc ghi trong tâm hồn con người tiếng đó luôn thúc dục con người làm điều tốt lánh điều xấu và chỉ có con người mới có tiếng lương tâm. Còn khi nhìn thấy sự vật vũ trụ cây cối chim muôn sinh tồn phát triển đều đặn theo những chu kỳ cố định chắc chắn phải có một Ai đó vận hành điều khiển chúng vì thế:
- Căn cứ vào trật tự trong vũ trụ và lương tâm trong sáng mách bảo làm lành lánh dữ mà nhận ra được Thiên Chúa: nhìn vào vũ trụ thì con người dùng lý trí (suy nghĩ) đặt vấn đề tại sao lại có những trật tự những qui luật trong trời đất này. Còn khi nhìn vào lương tâm con người lại nghe được tiếng Chúa thúc dục làm lành lánh dữ. Làm điều lành thì hạnh phúc bình an, làm điều dữ thì đau khổ bất an.
Bài thơ thợ xây nhà: “Có thợ thì mới có nhà, nếu không có thợ hỏi nhà đâu ra. Nhìn xem trời đất bao la, trăng sao sông biển cỏ hoa núi rừng. Chòm cây chim hót vang lừng, mặt trời theo ánh tưng bừng sáng tươi. Bao nhiêu cảnh sắc tuyệt vời, biết rằng ắt phải có người dựng nên. Ấy là Thiên Chúa chớ quên, này mau yêu mến ngày đêm kính thờ.”
Bài thơ con kiến: “Kiến ơi kiến! kiến ơi mày bé tí tẹo, kiến bé ghê bé tẻo tèo teo. Thế mà kiến rất tài leo, kiến lại tài trèo kiến lại tinh khôn. Kiến có chân có mồm có mắt, cái răng kiến nhọn hoắc sắc ghê. Kiến ơi tao hỏi tỷ tê, ai sinh ra kiến tí ti mà tài? Có phải chăng một ai bác học, đã chắt nặn đẽo gọt làm nên. Rồi chích một phát thuốc tiên, để cho kiến sống kiến ăn kiến bò? Khôn trí người kia to lớn thật, cũng không làm được vật cỏn con. Bò leo sinh sống tinh khôn, có ăn có ngủ như thân kiến này. Chỉ một Đấng toàn tài phép tắc, mới đựng nên muôn vật mà thôi, Ấy là Thiên Chúa ai ơi!”
ª
Đặt vấn đề để các em đóng góp ý kiến thảo luận
: Các em thử nói lên một vài kinh nghiệm bản thân của mình về việc chối bỏ. Gợi ý: Chối bỏ ba mẹ, không dám nhận đó là ba mẹ mình, vì ba mẹ mình nghèo. Những lần lỡ làm những việc sai trái (nói dối, trộm cắp...) không dám nhận những lỗi lầm của mình trái lại chối phắc đi... những lúc như vậy các em cảm nhận con người mình như thế nào?
F
Đúc kết phần thảo luận của các em
: Những lần chối bỏ như vậy có phải các em cảm nhận thấy bất an, đau khổ phải không?
- Vì Thế chối bỏ và không chịu nhận biết Thiên Chúa con người sẽ đau khổ: Đau khổ vì tự mình lừa dối mình, đau khổ vì mình xử sự tệ bạc với đấng sinh thành nên mình, và lúc đó mọi người sẽ cư xử tệ bạc với nhau vì không nhận ra Chúa là Cha, thì cũng không thể nhận mình là anh em với nhau được.
F
Đặt vấn đề để các em đóng góp ý kiến thảo luận:
1. Các em lấy gạo cho vào nước nấu lên, chốc lát gạo nở ra thành bột, thành cơm thành cháo. Các em có thể giải thích hiện tượng này là do nhiệt độ (lửa, sức nóng...) làm cho hạt gạo gặp nước nở ra. Còn nhiều hiện tượng khác các em có thể giải thích được bằng sự hiểu biết của mình nhờ vào khoa học. Ví dụ như sấm sét, nước sôi, thủy triều lên xuống...
Vậy các em thử giải thích xem: Tại sao Chúa Giêsu chết rồi sau đó Chúa lại sống lại? Hay tại sao trong Thánh Lễ khi linh mục truyền phép trên bánh rượu thì bánh rượu trở thành Mình Máu Thánh Chúa?
F
Đúc kết phần thảo luận của các em
: Những điều như vậy chúng ta không thể giải thích bằng sự hiểu biết của khoa học được, trí khôn con người không thể làm phép toán 1 + 1 + 1 mà có thể là 1 được, phải là 3 mới đúng. Tuy nhiên nhờ Chúa mạc khải (Chúa nói cho con người biết về Chúa) thì con người mới có thể biết được.
- Chính vì thế nhận biết Chúa qua những công trình của Chúa trong vũ trụ và qua tiếng lương tâm vẫn là chưa đủ: Chưa đủ là bởi vì còn có những điều trí khôn con người không thể hiểu hết được về Chúa. Ví dụ: Một Chúa mà có Ba Ngôi, hay tại sao con người phải chết? Hay linh hồn con người từ đâu mà có? Tại sao người ta lại đau khổ chết chóc bệnh tật...? ta gọi đó là mầu nhiệm. Mầu nhiệm thì phải nhờ Thiên Chúa mạc khải soi dẫn mới biết được.
Mạc khải là gì? Thiên Chúa nói với con người như thế nào? Nói ra sao? Nói qua ai? Hẹn gặp lại các em trong bài sau.
Ä
Cầu nguyện giữa giờ: tùy nghi thay đổi, linh động: các em cầu nguyện bộc phát, hoặc cùng nhau đọc chung lời nguyện được soạn sẵn, hoặc đại diện một em đọc cho cả lớp cùng nghe... ở đây đề nghị cùng đọc chung lời nguyện đã được soạn cho các em
Lời nguyện:
Lạy Chúa, chúng con không nhìn thấy Chúa, nhưng chúng con luôn tin Chúa đang hiện diện với chúng con. Nhờ nhìn vào vũ trụ, cây cối chim muôn và nhìn vào lòng mình… mà chúng con thêm tin vững vàng Chúa đang hiện diện. Qua đó chúng con càng tín thác hơn vào Chúa. Xin Chúa giúp chúng con ngày một nhận biết Chúa nhiều hơn để chúng con sống yêu thương bác ái huynh đệ với nhau. Amen
3. Một điểm thực hành
Ä
Sinh hoạt giáo lý
- Băng reo: NHẬN BIẾT THIÊN CHÚA
NĐK
: Nhìn bầu trời em nhận biết Chúa (2 tay chỉ lên trời)
CE:
Các em nói và làm lại cùng cử điệu
NĐK:
Nhìn mọi người em nhận biết Chúa (hai tay đưa lên mắt)
CE:
Các em nói và làm lại cùng cử điệu
NĐK:
Nhìn vào lòng mình em nhận biết Chúa (hai tay áp vào ngực)
CE:
Các em nói và làm lại cùng cử điệu
NĐK:
Chúng ta cùng nhận biết Chúa
CE:
Biết Chúa yêu thương chúng ta (Amen kéo dài và vỗ tay)
(tùy nghi thay đổi băng reo và hình thức cử điệu sao cho linh hoạt và phù hợp)
- Bài hát giáo lý: TIN CÓ THIÊN CHÚA
Nhìn sao lấp lánh trên trời, nhìn cây xanh tốt muôn nơi, em tin có Đấng tác sinh nên đó là chính Chúa Trời. (tùy nghi thay đổi bài hát cho phù hợp)
- Bài hát sinh hoạt: NÀO VỀ ĐÂY
Nào về đây ta họp đoàn cùng nhau, cuộc đời vui thú có lúc nào thảnh thơi, anh với tôi ta cùng sống vui cho trọn ngày. Rồi mai này chúng ta lại gặp nhau. (tùy nghi thay đổi bài hát cho phù hợp)
Ä
Bài học ghi nhớ
1. H. Vì ý nào mà Thiên Chúa dựng nên con người?
T. Do lòng nhân hậu, Thiên Chúa dựng nên con người để họ được thông phần sự sống hạnh phúc của Ngài.
2. H. Tại sao con người khát khao Thiên Chúa?
T. Khi tạo dựng con người theo hình ảnh mình, chính Thiên Chúa đã khắc ghi vào trong tâm hồn họ sự khát khao nhìn thấy Chúa, vì chỉ mình Ngài là chân lý và hạnh phúc viên mãn.
3. H. Con người có thể nhận biết Thiên Chúa không?
T. Con người có thể dùng lý trí mà nhận biết Thiên Chúa một cách chắc chắn dựa vào những công trình của Ngài.
4. H. Con người có thể nhận biết mầu nhiệm Thiên Chúa không?
T. Con người không thể dùng lý trí mà nhận biết mầu nhiệm sâu thẳm của Thiên Chúa, nhưng phải nhờ vào sự soi dẫn của Ngài.
5. H. Chúng ta có thể nói về Thiên Chúa thế nào?
T. Chúng ta có thể nói về Thiên Chúa dựa trên những nét hoàn hảo của các thụ tạo, mặc dù ngôn ngữ hạn hẹp không bao giờ có thể diễn tả đầy đủ mầu nhiệm của Thiên Chúa.
4. Cầu nguyện kết
Ä
Cảm nghiệm mới
: Lạy Chúa từ bấy lâu nay khi con nhìn mọi người, mọi vật cây cối chim muôn con chưa nhận ra được Chúa, giờ đây sau khi học biết cách nhận ra Chúa. Con xin chúc tụng Chúa vì Chúa luôn ở gần bên con, con xin lỗi Chúa vì thời gian qua con cư xử với bạn bè, với mọi người chưa thật tình là anh em với nhau.
Một phút hồi tâm, các em nắm tay nhau thành vòng tròn cầu nguyện lớn tiếng! hoặc đọc chung kinh tin kính…
Ä
Quyết tâm sống: Nay con quyết tâm sống tốt hiền ngoan với mọi người và nhất là mỗi khi nhìn vào lòng mình và nhìn ra vạn vật chung quanh con lại xác tin mạnh mẽ hơn nữa: CHÚA ĐANG Ở BÊN CON.
Ban Giáo lý Giáo phận