23/07/2023
543
Thân phận con người trong tư tưởng Blaise Bascal















 

THÂN PHẬN CON NGƯỜI TRONG TƯ TƯỞNG BLAISE PASCAL

Tác giả: Kenneth Samples

 

Các nhà thơ, nhà viết kịch, triết gia và nhà tâm lý học đều thay phiên nhau đưa ra những hiểu biết sâu sắc về “thân phận con người”. Họ tìm cách giải thích bản chất cơ bản, bản sắc, cuộc đấu tranh và khát vọng của con người. Trên thực tế, tất cả các triết học và tôn giáo đều cố gắng xác định và giải thích tình trạng cơ bản của nhân loại. Nhưng có ai trong số họ thành công?

Một tác giả Ki-tô giáo mà tôi nghĩ đã viết một cách thẳng thắn và sâu sắc về tình trạng của con người là học giả người Pháp Blaise Pascal (1623–1662). (Tất nhiên, tôi có chung niềm tin với Pascal nên hầu như tôi không trung lập về vấn đề này.) Pascal đã là người cha đặt nền cho cuộc cách mạng khoa học vào thế kỷ 17. Là một con người thực sự của thời Phục hưng, Pascal là một nhà toán học, vật lý học, nhà luận lý học, nhà phát minh, đồng thời là nhà tư tưởng và nhà hộ giáo Ki-tô cố hữu.

Trong kiệt tác thần học và triết học Pensées (tiếng Pháp có nghĩa là “Suy ” hoặc “Suy Tưởng”), Pascal phát triển một quan điểm toé lửa về con người. Dưới đây là một số quan điểm của ông về tình trạng tổng quát của nhân loại kèm theo một giải thích ngắn.

 

Năm Minh Triết về thân phận con người:

1. Con người phản ánh bản chất bí ẩn của “vĩ đại và bất hạnh.” (Blaise Pascal, Pensées (New York: Penguin, 1966), 117/409.)

Là một Ki-tô hữu trong dòng lịch sử, Pascal ở đây đưa ra một mô tả trong Kinh thánh về bản sắc và tình trạng của nhân loại. Sự vĩ đại của con người (về lý trí, công nghệ, nghệ thuật, v.v.) gắn liền với bản sắc đặc biệt của họ là những người mang hình ảnh của Thiên Chúa (Sáng thế ký 1,26-27). Nhưng hình ảnh đó đã bị hoen ố đáng kể do tập thể nhân loại sa vào tội lỗi (Rô-ma 3,23) và sự suy đồi đạo đức kèm theo. Vì vậy, bản chất con người là khó hiểu và mâu thuẫn. Các thế giới quan khác—cả thế tục lẫn tôn giáo—đấu tranh để giải thích điều bí ẩn này.

2. Con người thường sợ “ở yên trong phòng” một mình với suy tưởng của mình (Pascal, 136/139.)

Sống cô tịch cho ta thời gian nhìn sâu vào nội tâm rồi lượng giá cuộc sống nội tâm mình. Những tâm tưởng như vậy thường khơi lên niềm cô đơn và thiếu thốn hiện sinh mà nhiều người cố tình tránh né. Có một sự bất an trong tâm hồn. Thế giới quan Ki-tô giáo của Pascal sẽ khẳng định rằng tội tổ tông đã khiến con người không thể đồng hiệp với Chúa, với người khác và thậm chí với chính họ. Trái tim con người phản ánh sự ‘bất tương phùng’ này.

3. Con người dành phần lớn cuộc đời của mình để theo đuổi những “thú vui.” (Pascal, 133/169).

Việc truy tầm minh giải cho những chất vấn sâu sắc về hiện hữu của con người (Chúa, sự chết và đời sau) có thể gặp phải khổ ải và nỗi khiếp đảm. Sẽ dễ dàng hơn nhiều nếu chuyển vận tâm tư sang những mối quan tâm thực dụng hiện tại về chủ nghĩa vị kỷ (bản thân), chủ nghĩa nhục dục (tình dục) và chủ nghĩa vật chất (tiền bạc) sẽ dễ dàng hơn nhiều. Thế giới quan của Ki-tô giáo giải thích rằng do mù quáng bởi tội lỗi, hầu hết mọi người không thù địch, mà là mâu thuẫn với những điều thiêng liêng. Nhiều lựa chọn hấp dẫn trong cuộc sống và thế giới có thể khiến một người sao nhãng việc tìm kiếm giá trị tâm linh.

4. “Trái tim [con người] có những lý lẽ mà lý trí không biết gì.”(Pascal, 423/277)

Đối với Pascal, trái tim không phản ánh cảm xúc đơn thuần mà là trực giác bản năng về chân lý mà linh hồn lĩnh hội được. Do đó, niềm tin cơ bản nhất của một người trong cuộc sống (ThiênChúa, tâm trí, luân thường) không bao giờ chỉ là thuộc lý trí hoặc quyết định bởi thực nghiệm. Các nhà triết học nhận ra rằng niềm tin có thể hợp lý (theo nguyên tắc lý trí), phi lý (mâu thuẫn với lý trí) hoặc ngoại lý (có trước hoặc ngoài lý trí: giả định, trực giác, bí ẩn). Pascal đề cập đến trái tim dường như phù hợp với phạm trù phi lý trí trực quan.

5. Con người chỉ “biết mình” nhờ biết Đức Giê-su Ki-tô. (Pascal, 189/157)

Đức tin Ki-tô giáo xác tín rằng con người được tạo dựng để nhận biết, yêu mến và phụng sự Thiên Chúa. Tuy nhiên, tội lỗi đã gây ra sự phân cách. Song, bằng cách chấp nhận Chúa Giê-su Ki-tô là Chúa và Đấng Cứu Độ, con người sẽ nhận biết Đức Chúa và tìm thấy chính mình. Pascal cho rằng con người chỉ khám phá ra con người thật của mình khi được hồi hoàn về Thiên Chúa. Ân sủng phục vụ để chữa lành và làm sống lại hình ảnh bị hoen ố của Đức Chúa bên trong. Sự hồi hoàn này cũng là một chủ đề phổ biến trong các tác giả Ki-tô giáo khác (Augustine, Calvin).

Xác định và giải thích bản chất nghịch lý của con người thực sự là một thách thức. Do đó, nhân học của một thế giới quan (nguồn gốc, bản chất và vận mệnh của con người) giải thích chính xác tình trạng của con người có thể được coi là đúng nhất. Theo cách này, quan điểm Ki-tô giáo của Pascal về thân phận con người không chỉ toé lửa mà còn có vẻ tương thích đậm đà với thực tế.

 

Người dịch: Linh Mục PX Nguyễn Văn Thượng

Nguồn: https://reasons.org/explore/blogs/reflections/blaise-pascal-on-the-human-condition