22/07/2025
10
Người bạn thần linh _  Bài 40: Linh hồn đầy yêu tự hiến với Chúa Giêsu












 





NGƯỜI BẠN THẦN LINH

Tác giả : Cha Jos. SCHIJVERS. DCCT


Bài 40
Linh hồn đầy yêu tự hiến với Chúa Giêsu

Chúng ta đều chết với Chúa Kytô (Rm 6,8)

1

Có một giới luật phổ cập ôm trong mình mọi thời đại và mọi thế hệ. : Không có đổ máu thì không có ơn cứu chuộc (Rm 6, 8). Chính thánh Phaolô đã nói như thế ; nhưng trước khi có ngài, mọi dân tộc, mọi tôn giáo đã biết điều đó từ lâu rồi. Người Do thái, theo huấn lệnh của Chúa, đã hiến tế những con thú vật được chọn trong những loài thanh sạch nhất và được chỉ định để thay mặt cho Con Chiên Thiên Chúa, Chúa Giêsu Kytô, Đấng sẽ tự hiến cho chúng ta. Những người ngoại đạo không lùi bước trước sự hy sinh của đồng loại của mình để làm dịu cơn giận của các thần minh. Họ dám hy sinh cả những kẻ thân yêu của họ là con cái họ. Chính sự thái quá của họ đã đưa họ tới sự thật, vì thực sự việc đền tội phổ quát chỉ được thực thi nhờ Người Con duy nhất vô tội và được yêu thương tuyệt vời.

 

2

Như thế, thánh Gioan đã nói rằng Con Chiên Thiên Chúa đã được hiến tế ngay từ khởi nguyên vũ trụ. (Kh 5,9). Ngài đã được hiến tế trong mọi hiến tế con người mà những người ngoại đạo, trong sự không hiểu biết hay trong sự nhiệt tâm của họ, đã làm lệch ý nghĩa của hy sih của họ. Ngài được hiến dâng dưới hình thức các con vật mà người Do thái hiến tế, đạc biệt dưới hình thức con chiên vẹn sạch được hiến tế mỗi sáng và mỗi chiều. Sau cùng, Ngài được hiến tế trên đỉnh đồi Canvê và, từ đó, không ngừng nghỉ, hằng ngày và trong khắp thế giới.

Vậy chính việc hiến tế trong mọi tôn giáo  và việc nầy càng gần với sự thật, việc hiến tế càng trở nên long trọng, phổ quát và gây xúc động hơn.

 

3

Đạo công giáo, vì là chân lý toàn vẹn, là tôn giáo đặc biết của hiến tế. Tất cả đều quy hướng về bàn thờ. Tất cả mọi ơn lành đều đến từ Thánh Giá. Chính Giáo Hội với những con kinh ơn lành của mình, những bí tích đếu bắt nguồn từ Quả Tim bị đâm thâu của Chúa Giêsu. Tất cả mọi lễ nghi đều bắt nguồn và kết thúc bằng dấu thánh giá, tất cả mọi thánh hiến, tất cả mọi phép lành đều nhờ dấu thánh giá, tất cả mọi nghi thức long trọng, dù là tôn giáo hay ngoài đời đều ghi dấu thánh giá.

 

4

Và khi người ta bước vào ngưỡng cửa nầy của Giáo Hội công giáo, trong đời sống riêng tư của Giáo Hội, trong tâm hồn đang xao động của Giáo Hội, người ta càng thấy rõ việc hiến dâng. Hằng ngàn vị tử đạo đã vun xới bằng chính dòng máu của mình trong khắp thế giới, và sự hiến dâng đó, vẫn không chấm dứt trong thời đại chúng ta, thuộc đủ hạng người, đủ mọi tầng lớp xã hội. Những cuộc bách hại từng lúc, những xâu xé nội bộ, những ly giáo, những lạc giáo, những việc chối đạo luôn làm cho vết thương do các nhà độc tài gây ra bên hông Giáo Hội trong những thời đầu tiên của Giáo Hội, luôn mở rộng.

 

5

Và, làm như bao nhiêu đó vẫn còn quá ít, làm như, dù muốn dù không, nhân loại phải góp phần vào hiến tế nầy và vào những đau đớn nầy như những tai nạn lớn lao, những dịch bệnh, những cơn đói kém và chiến tranh đến từng lúc

nhắc nhớ định luật quan trọng của sự đền tội. “ Các sử liệu của các dân tộc chỉ có một tiếng kêu để chỉ cho chúng ta thấy tai nạn chiến tranh luôn xảy ra với một cường độ tương đối chính xác với những tội ác của các dân tộc,  vì rằng, ở đâu có nhiều tội ác, ở đó phải đổ máu nhiều”, đó là ý kiến của ông Giuse đệ Maistre.

 

6

Tất cả những điều đó cũng chỉ là việc đền tội chung cho mọi người. Nhưng định luật của việc hiến tế mà Chúa Giêsu đã nhận lấy tất cả sự khắt khe, phải đạt đến mọi người. Không ai trên đời nầy có thể trón tránh được đau buồn. Đau khổ phần xác hay tinh thần, luôn rình rập mọi người không trừ ai. Thiên Chúa, trong sự công thẳng và lòng thương xót của Ngài, muốn rằng mọi người, tốt hay xấu, đều có phần của họ trong mức độ mà sự khôn ngoan của Ngài đã định trước. Trên thập giá, người trộm lành hay trộm dữ đều chịu một hình khổ như nhau. Người nầy tượng trưng cho nhân loại không biết ăn năn, không tin và thốt ra toàn những lời phạm thượng ; người kia, tượng trưng cho nhân loại được Chúa Giêsu chinh phục lại và ăn năn vì tội của mình.

 

7

Nhưng Chúa Giêsu muốn tiếp tục, cách nầy hay cách khác, trong các linh hồn thuộc về Ngài, cuộc sống và cuộc tử nạn của Ngài. Linh hồn càng yêu mến Ngài, Chúa Giêsu càng yêu mến linh hồn ấy hơn, dẫn vào trong Ngài, nên một với linh hồn đó và bày tỏ sự sống của Ngài nơi linh hồn đó. Và linh hồn càng nộp mình cho Chúa Giêsu và chấp nhận chén đắng của Thầy, thì càng mê say ước muốn chịu đau khổ hơn và trở nên người đồng cứu chuộc với Ngài. Sau cùng, ước muốn ấy càng mãnh liệt, Chúa Giêsu sẽ dùng nó để cứu các linh hồn và ban cho nó nhiều ảnh hưởng trên hướng đi của nhân loại và trên các biến cố của lịch sử. Sự hy sinh được đón nhận một cách yêu thương, liên kết với Chúa Giêsu chịu hiến dâng, chính là nền tảng của đời sống thiêng liêng của mỗi linh hồn, là điểm trung tâm của đời sống Giáo Hội, như đó là sự tóm kết của cuộc sống Chúa Giêsu.

 

8

Hỡi linh hồn tôi, nếu là như thế thì ngươi có thể từ chối yêu thánh giá và tự nộp mình cho Chúa Giêsu không ? Một ngày kia thánh Lugarde cầu xin Chúa Giêsu cho nàng chết sớm để có thể kết hiệp với Chúa. Nhưng Chúa Giêsu hiện với bà mình đầy vết thương và đầy máu và nói với bà : “Lugarde ơi, con hãy giúp Cha cứu các linh hồn tội lỗi”.

Chúng ta có cả đời đời để hưởng kiến Chúa, chúng ta chỉ có vài năm để chịu đau khổ và tự hiến.

 

9

Và bạn đừng sợ trước viễn ảnh một cuộc đời dâng hiến. Trở nên của lễ hy sinh với Chúa Giêsu không phải là chịu đựng mọi khốn khổ lớn lao hay chịu đựng những nỗi đau lạ thường. Không phải thế, là sẵn sàng chấp nhận, từ bàn tay Chúa, sự êm đềm và cay đắng, những biến cố vui cũng như buồn, sức khoẻ cũng như bệnh hoạn, sự an ủi cũng như những đau khổ nội tâm. Trở nên của lễ hy sinh, chính là chấp nhận với tất cả yêu thương mọi đòi hỏi của Chúa Giêsu : đón nhận trước mọi thứ đau khổ, mọi thứ gian nan nội tâm hay những cực nhọc bên ngoài, mọi cơn bệnh hay mọi cái chết và bất cứ lúc nào. Trở nên của lễ hy sinh, sau cùng, là tự hiến mỗi ngày, trong mọi hoàn cảnh thuận lợi hay bất lợi. Chính là bằng lòng với mọi thứ, luôn nhẫn nại và hiền hoà, luôn tươi cười, vì yêu thương Đấng là Của Lễ mà khi người ta hành hạ Ngài hay hiến dâng Ngài, Ngài không hở môi.

 

10

Mọi linh hồn đầy yêu có thể và phải là một của lễ hy sinh vì yêu, là Giêsu nối dài và đồng cứu chuộc. Ôi! hỡi linh hồn hiến tế, cuộc sống của bạn trong nét đơn sơ của nó vẫn rất huyền dịu. Bạn hoàn toàn phục vụ Chúa Giêsu. Dù không đau khổ hơn ai, bạn luôn được hiến dâng do tình yêu. Liên lỉ, bạn hiến dâng với Vị Linh Mục Vĩnh Cửu, hy lễ của núi Canvê. Đời sống của bạn là một thánh lễ liên lỉ và cái chết của bạn là của lễ cuối cùng. Lúc ấy, sự toàn thắng sẽ đến. Từ nấm mồ của bạn, hằng ngàn người tội lỗi sẽ được sự sống và sự sống lại, và bạn, khi được tẫy sạch trong hiến tế của bạn, bạn sẽ làm cho số người được nên thánh lớn lên mà thánh Gioan đã thấy trên trời, mặc toàn áo trắng và tay cầm cành thiên tuế.

Lm. Trầm Phúc chuyển ngữ