04/12/2010
3983

TRUYỀN THÔNG CÔNG GIÁO và SỨ MỆNH TRUYỀN GIÁO



1. Truyền thông Công Giáo - phương tiện loan báo Tin Mừng


Loan báo Tin Mừng - một sứ mệnh khẩn thiết và trọng đại mà Chúa Giê-su đã trao phó lại cho Giáo Hội thi hành. Giáo Hội ý thức được sứ mệnh trọng đại đó, vì thế Giáo Hội không ngừng mời gọi, thúc dục con cái mình hăng hái dấn thân loan báo Tin Mừng. Đức cố Giáo Hoàng Gio-an Phao-lô II đã nói: “Toàn thể hội thánh đón nhận lệnh truyền của Đức Kitô: “Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo” (Mc 16, 5). Vậy tất cả hội thánh có tính thừa sai và phúc âm hoá, sống trong một tình trạng truyền giáo liên lỉ. Làm Kitô hữu nghĩa là làm những người thừa sai tông đồ, khám phá ra Đức Kitô chưa đủ, phải mang Người đến cho người khác nữa !”. (Xem: Nói với bạn trẻ hôm nay). Lệnh truyền này không chỉ dành cho hàng Giáo sĩ, Tu sĩ, nhưng cho tất cả mọi người, trong mọi lĩnh vực, trong mọi thời kì.


"Vì Giáo hội Công giáo được Chúa Kitô thiết lập để mang lại ơn cứu độ cho hết mọi người do đó có nhiệm vụ phải rao giảng Phúc Âm, nên Giáo hội Công giáo cũng nhận thấy mình có bổn phận dùng cả phương tiện truyền thông xã hội để loan báo ơn cứu độ và dạy con người sử dụng chúng cách đúng đắn.


Như thế, Giáo Hội đương nhiên có quyền sử dụng và sở hữu bất cứ loại nào trong các phương tiện truyền thông xã hội, tuỳ theo sự cần thiết hay lợi ích cho việc giáo dục Kitô hữu và cho việc phục vụ ơn cứu độ các linh hồn."(Xem: Sắc lệnh Inter Mirifica của Công đồng Vatican II về các phương tiện truyền thông xã hội, số 4).


Để thực hiện được nhiệm vụ truyền giáo đầy thử thách đó trong thời đại ngày nay. Giáo Hội dưới sự linh hứng của Chúa Thánh Thần đã có những sáng kiến và can đảm sử dụng các phương tiện mới.


ĐHY Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh Tarcisio Bertone nói với các tham dự viên trong Hội Nghị Thế Giới Truyền Hình Công Giáo: “Giáo Hội không còn đặt vấn đề là có nên sử dụng phương tiện truyền thông hay không mà là Giáo hội phải sử dụng nó thế nào để hoàn thành tốt hơn và trung thành thi hành mệnh lệnh truyền giáo của chính Chúa Giêsu và làm thế nào có thể đáp ứng một cách thích hợp cho nhu cầu của thời đại chúng ta”. (Xem: http://vietcatholic.net/News/html/38129.htm)

Trong bài viết giới hạn này chúng ta cùng lược qua một vài thống kê về tình hình sử dụng internet - một phương tiện truyền thông mới, phác thảo ra những thách đố, và lược qua những nguyên tắc của Học Thuyết Xã Hội Công Giáo để chúng ta có một động lực, một chuẩn mực để sử dụng các phương tiện truyền thông hiện đại vào sứ vụ loan báo Tin Mừng.


2. Truyền thông Công Giáo - một chân rời rộng mở


Nói đến truyền thông là nói đến một lĩnh vực rất phong phú, nó bao gồm sách, báo, phim ảnh, phát thanh, truyền hình, internet,…

Ngày nay không ai có thể phủ nhận được rằng “Các phương tiện truyền thông xã hội đã trở nên quan trọng đến nỗi đối với nhiều người, đó chính là phương thế chính yếu để thông tin và giáo dục, để hướng dẫn và kêu gọi con người trong những ứng xử của mình với tư cách một cá nhân, gia đình hay xã hội”. (Xem: Huấn thị Thời đại mới, số 1)


Trong bài này xin đưa ra một vài số liệu thống kê, cụ thể là những thống kê về số người Công Giáo và những người sử dụng internet - một phương tiện truyền thông mới trên phạm vi toàn cầu và cách riêng ở Việt Nam để mọi người chúng ta có một cái nhìn tổng quát và thêm động lực dấn thân vào lĩnh vực truyền thông mới này.


Thống kê dân số Công Giáo thế giới


Chúa Nhật truyền giáo năm nay(24/10/2010), Thông tấn xã Fides đã công bố các số liệu về các hoạt động truyền giáo trên khắp thế giới tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2008 theo niên giám của Tòa Thánh như sau:

· Dân số thế giới là: 6,698,353,000, tăng 81.256.000 so với năm 2007
· Dân số Công Giáo là: 1.165.714.000, tăng 19.058.000 so với năm 2007
(Xem: Bảng thống kê về Giáo hội Công Giáo: http://vietcatholic.org/News/Html/84679.htm)

Thống kê dân số Công Giáo ở Việt Nam


Năm 1970, theo thống kê của Thánh Bộ Truyền giáo, dân số Việt Nam là 38.113.000 trong đó có 2.491.839 người tín hữu, người Công giáo chiếm 6,5% dân số (Xem: PX. Đào Trung Hiệu, O.P., Cuộc lữ hành đức tin, II, tr. 237-251.)


Theo số liệu từ trang mạng của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam thì tỉ lệ còn rất nhỏ: 6,1% trên tổng số 78,2 triệu dân (Xem: http://hdgmvietnam.org/dan-so-cong-giao-tai-chau-a/2000.57.7.aspx).

Theo số liệu từ Catholic Hierarchy thì số người Công Giáo là 5.658.000 người trên tổng số là 82.321.000 dân, chiếm 6,87% dân số vào năm 2005.

(Xem: http://www.catholic-hierarchy.org/country/sc1.html )


Năm 2009, dân số Việt Nam (tính đến ngày 1-4-2009) là 85.846.977 người, số người Công giáo (tính đến ngày 31-12-2009) là 6.281.151 người, tỷ lệ khoảng 7,3%. (Xem: http://truyenthongconggiao.org/Default.aspx?tabid=131&ctl=ViewNewsDetail&mid=511&NewsPK=4502).

Thống kê về số người sử dụng internet


Sau đây là một vài thống kê về số người sử dụng internet theo số liệu của Trung tâm số liệu quốc tế Internet World Stats, được cập nhật đến ngày 30 tháng 6 năm 2010.


Trên toàn thế giới

· Tổng số dân là: 6.845.609.960 người.
· Số người sử dụng internet năm 2000(tính đến 31/12/2000): 360.985.492 người
· Số người sử dụng internet năm 2010 (tính đến 30/06/2010): 1.966.514.816 người.
· Số người sử dụng internet/ tổng số dân: 28.7 %
· Mức tăng trưởng từ 2000-2010: 444.8 %
(Xem: http://www.internetworldstats.com/stats.htm)

Ở Việt Nam

· Tổng số dân: 89.571.130 người
· Số người sử dụng internet năm 2000(tính đến 31/12/2000): 200.000 người
· Số người sử dụng internet năm 2010(tính đến 30/06/2010): 24.653.553 người
· Số người sử dụng internet/ tổng số dân: 27.5%
· Mức tăng trưởng từ 2000-2010: 12.0345%
(Xem: http://www.internetworldstats.com/asia.htm#vn )

Một vài thống kê về Dân Chúa trên internet

Vào ngày 3.1.2006, cơ quan thông tấn bán chính thức của Vatican là Fides đã đưa tin rằng:
· Trang www.totustuus.it, cũng tìm được hầu như trên 50,000 trang nối kết
· Một trang www.siticattolici.it có 10,000 trang nối kết
· 2,500 trang thuộc các giáo xứ,
· 2,000 trang tổ chức và các nhóm Công giáo tư nhân,
· 1,222 trang thuộc các Dòng tu và các tổ chức đạo,
· 589 trang nói về tổ chức Công giáo
· 403 trang thuộc các Đại học hay Trung tâm văn hóa Công giáo và
· 353 trang liên hệ tới Truyền thông Công giáo.

 

Paul Minh Nhật

 

(Nguồn: VietCatholic News (11 Nov 2010 11:02);

Link: http://vietcatholic.net/News/Clients/ReadArticle.aspx?ID=85164