Trong Mùa Chay, chúng ta cùng sống với Đức
Kitô 40 ngày trong sa mạc, để trải qua cuộc hành trình 40 năm của dân Itraen
tiến về Đất hứa. Trong suốt thời gian dài đằng đẳng này, đoàn dân ông Môsê lãnh
đạo thường phải đói khát, đôi khi nản chí và lắm lần quị ngã bất trung. Nhưng
đặc biệt, chính trong cuộc “trường hành” này, họ đã có được cái kinh nghiệm độc
nhất vô nhị về sự dạy bảo và lòng ưu ái thiết tha của Thiên Chúa dành cho họ.
Ý nghĩa Mùa Chay
I.
Ý nghĩa phụng vụ Mùa Chay
Trong
tiếng Latinh, Mùa Chay là QUADRAGESIMA, từ nầy có nghĩa là “40”. Trong Mùa
Chay, chúng ta cùng sống với Đức Kitô 40 ngày trong sa mạc, để trải qua cuộc
hành trình 40 năm của dân Itraen tiến về Đất hứa. Trong suốt thời gian dài đằng
đẳng này, đoàn dân ông Môsê lãnh đạo thường phải đói khát, đôi khi nản chí và
lắm lần quị ngã bất trung. Nhưng đặc biệt, chính trong cuộc “trường hành” này,
họ đã có được cái kinh nghiệm độc nhất vô nhị về sự dạy bảo và lòng ưu ái thiết
tha của Thiên Chúa dành cho họ.
Cuộc
trải nghiệm đó cũng chính là kinh nghiệm thân mật với Chúa mà tất cả cộng đoàn
Dân Mới, những người đã chịu phép rửa, cũng như các Dự Tòng, muốn sống một lần
nữa trong lúc lên đường chuẩn bị mừng Đại Lễ Phục sinh, và để tìm được trong đó
niềm vui của tâm hồn được thanh luyện, khi thông hiệp với Đức Kitô Đấng đã hoàn
tất cuộc Vượt Qua bằng cái chết và sự sống lại của mình.
Trong
Mùa Chay, Dân Chúa bắt đầu một cuộc cố gắng tuy đòi hỏi nhưng đem lại sự giải
thoát, đưa họ tới chỗ lắng nghe tiếng gọi của Chúa cũng như tiếng kêu của cộng
đồng nhân loại. Khi họ tự cắt giảm những của ăn trần thế, dưới những hình thức
khác nhau, họ sẽ học biết cách thưởng thức hơn Bánh Lời Chúa và Bánh Thánh Thể;
đồng thời cũng am hiểu hơn những nghĩa vụ của sự sẻ chia bác ái huynh đệ.
Ngày
xưa, khi bước vào Mùa Chay, Hội Thánh nhấn mạnh đến những cách thế hy sinh hãm
mình. Ngày nay, Hội Thánh nhắc lại cho chúng ta mục đích và ý nghĩa của công
việc đó. Việc hy sinh hãm mình trong Mùa Chay qui hướng về Thiên Chúa, tôn vinh
Người, đồng thời cũng qui hướng về tha nhân, để lưu tâm giúp đỡ, sống tình bác
ái huynh đệ.
Khi
ăn chay hãm mình như thế,chúng ta chứng tỏ một cách hùng hồn lòng tuân phục
khiêm tốn của người môn đệ Đức Kitô đối với hai giới răn yêu mến. Bài Kinh Tiền
Tụng thứ III của Mùa Chay đã tìm được lời lẽ thích hợp để nói lên điều đó như
sau:
“Cha
dạy chúng con là những kẻ tội lỗi phải ăn chay hãm mình, làm của lễ hy sinh đền
tạ. Như vậy, chúng con vừa bớt được tính kiêu căng, vừa biết noi gương Cha từ
bi nhân hậu, mà chia cơm xẻ áo cho kẻ đói nghèo…”
Đối
với tất cả những ai không đóng cửa lòng lại, nhưng lắng nghe tiếng Chúa, thì
ngay từ bây giờ, Hội Thánh hứa hẹn là khi đi hết độ đường trong ánh sang Đêm
Thánh, “họ sẽ được tràn đầy ân sủng mà Chúa dành sẵn cho con cái thảo hiền.”
II.
Sứ điệp Lới Chúa trong Mùa Chay
Khi
một con người, vào lúc nào đó trong đời, bừng tỉnh dậy trước đức tin và khám
phá ra Đức Kitô, nếu muốn bước vào sự hiệp thông trọn vẹn với Hội Thánh, họ cần
được chuẩn bị và học hỏi.
Hơn
nữa, không người Kitô hữu nào có thể tự hào rằng vì mình đã sống lâu năm trong
đức tin, nên đã biết đầy đủ về mầu nhiệm phục sinh của Chúa Kitô, và đã chuẩn
bị sẵn sàng để tham dự mầu nhiệm ấy.
Do
đó, chúng ta phải qua 6 tuần lễ liên tục, vượt qua chặng đường 40 ngày để chuẩn
bị lễ Phục Sinh. Sáu tuần lễ chăm chú lắng nghe Lời Chúa và tăng cường tập
luyện sống đức tin chính là trọng tâm ý nghĩa thiêng liêng và định hướng sống đạo
của Mùa Chay thánh.
Đối
với các Dự Tòng sắp lãnh nhận các bí tích gia nhập Kitô giáo vào dịp Phục sinh,
thì mấy tuần lễ này là thời gian tối quan trọng và cần thiết. Đây chính là thời
điểm mà mầu nhiệm Kitô giáo, dưới ánh sáng của Lời Chúa, được trình bày cho họ
trong tất cả vẽ rực rỡ của chân lý cứu rỗi, và với tất cả những đòi hỏi nghiêm
túc của hành trình đức tin. Bởi vì thời gian nầy cũng chính là lúc họ phải chấp
nhận đời sống trong Hội Thánh như một cuộc dấn thân đi theo Chúa Kitô và phụng
sự Người.
Sống
Tinh Thần Mùa Chay
Chúng
ta đã vào Mùa Chay. Cũng như mọi năm, Mùa Chay bắt đầu từ thứ tư Lễ Tro và kéo
dài trong 40 ngày. 40 ngày này nhằm chuẩn bị cho chúng ta sống mầu nhiệm cuộc
Thương khó của Chúa Giêsu, đón nhận cái chết và mừng ngày Phục sinh của Người.
Ngoài ra, Mùa Chay còn nhắc cho chúng ta thời gian 40 đêm ngày Chúa ăn chay cầu
nguyện, trước khi công khai ra truyền đạo, để mặc khải cho nhân loại sứ mệnh
cứu nhân độ thế của Người. Trong Mùa Chay, Hội thánh muốn đón nhận sứ điệp cứu
độ với một tấm lòng quảng đại đặc biệt. Vì thế, Hội thánh rất chú ý lắng nghe
những lời của Chúa Kitô loan báo Nước Thiên Chúa. Lời nói cuối cùng của Người
chính là cái chết trên cây Thập Tự để làm lễ giao hòa chúng ta với Thiên Chúa.
Vậy
có ba ý tưởng chính cho chúng ta suy nghĩ và đem ra thực hành trong Mùa Chay.
1.
Thánh giá
Trong
Mùa Chay, mọi người chúng ta phải chú ý đặc biệt nhìn lên Thánh Giá để tìm hiểu
thêm ý nghĩa hùng hồn mà Thánh Giá muốn nói với chúng ta. Khi nhìn lên Thánh
Giá, chúng ta không chỉ nhớ lại những biến cố đã xảy ra cách đây hơn hai ngàn
năm mà còn đón nhận một bài học cho thời đại chúng ta, cho người ngày nay vì
“Đức Kitô hôm qua cũng như hôm nay và muôn đời vẫn là một” (Dt 13,8). Thánh Giá
của Người là một lời kêu mời mạnh mẽ thúc giục chúng ta ăn năn hối cải và thay
đổi đời sống, vì chính Người đã bằng lòng chịu chết treo trên cây Thập Tự để
cứu chuộc chúng ta, để biến đổi chúng ta từ tình trạng là những kẻ thù nghịch
với Thiên Chúa trở nên con cái và thừa hưởng gia nghiệp muôn đời. Cho nên,
chúng ta phải coi lời kêu gọi này là gửi đến cho mỗi người và mọi người nhân
dịp Mùa Chay. Nói khác đi, sống Mùa Chay có nghĩa là nhờ Chúa Giêsu mà thay đổi
đời sống và qui hướng về Thiên Chúa.
2.
Cầu nguyện
Ý
tưởng thứ hai là cầu nguyện. Trong Tin Mừng, rất nhiều lần Đức Giêsu nói đến
cầu nguyện và gắn liền cầu nguyện với thay đổi đời sống. Phải cầu nguyện, tiếp
xúc với Thiên Chúa mới mong thay đổi được đời sống, vì nhờ cầu nguyện, con
người chúng ta được lay động thức tỉnh, từ đó nhìn ra những điều cần phải thay
đổi trong đời sống của mình mà ăn năn hối cải. Trong Mùa Chay, chúng ta phải
cầu nguyện, cố gắng cầu nguyện, tìm thời giờ và những nơi để cầu nguyện. Cầu
nguyện đưa chúng ta ra khỏi thái độ dửng dưng và làm cho chúng ta nhậy cảm với
những điều có liên quan đến Chúa và các linh hồn. Cầu nguyện cũng giáo dục
lương tâm chúng ta và Mùa Chay rất thích hợp cho công việc này. Trong Mùa Chay,
Hội Thánh nhắc bảo chúng ta phải xưng tội để lương tâm được trong sạch mà sống
mầu nhiệm Phục sinh của Chúa Kitô, không phải trong phụng vụ mà thôi nhưng
trong cả tâm hồn nữa.
3.
Ăn chay, chia sẻ
Làm
phúc, bố thí và ăn chay là những phương thế liên hệ mật thiết với nhau để giúp
chúng ta ăn năn hối cải. Ăn chay không chỉ có nghĩa là bớt ăn hay không ăn mà
còn có nghĩa là thắng mình, là đòi hỏi với chính mình, sẵn sàng từ chối ăn uống
và chấp nhận hy sinh những vui thích. Và làm phúc có nghĩa là chia vui sẻ buồn
với người khác, giúp đỡ người ta, nhất là những ai lâm cảnh thiếu thốn, phân
phát cho người ta không nguyên của cải vật chất mà cả tinh thần nữa. Chính vì
thế, chúng ta phải tỏ ra cởi mở đối với người khác, biết nhận ra những nhu cầu
của họ và cảm thông những nỗi đau buồn của họ, đồng thời tìm cách đáp ứng những
nhu cầu đó và làm cho những nỗi đau thương của họ vơi nhẹ đi.
Như
vậy, cầu nguyện để kết hợp với Thiên Chúa đồng thời cũng hướng chúng ta tới tha
nhân. Khi chúng ta đòi hỏi đối với bản thân và quảng đại đối với tha nhân, nhất
là đối với những ai đau khổ và thiếu thốn là chúng ta sống kết hợp với Chúa Kitô
chịu đau khổ và bị đóng đinh vì Người tự đồng hóa với họ như Người nói: “Nào
những kẻ Cha Ta chúc phúc, hãy đến thừa hưởng Vương Quốc dọn sẵn cho các ngươi
từ thuở tạo thiên lập địa. Vì xưa Ta đói, các ngươi đã cho ăn; Ta khát, các
ngươi đã cho uống; Ta trần truồng, các ngươi đã cho mặc; Ta đau yếu, các ngươi
đã thăm viếng; Ta ngồi tù, các ngươi đã hỏi han” (Mt 25, 35-36).
Trong
Mùa Chay, chúng ta thường nghe đọc: “Đây là lúc Chúa thi ân, đây là ngày Chúa
cứu độ." Vậy chúng ta hãy tận dụng thời gian này vì là thời thuận tiện và
là thời Chúa ban ơn để chúng ta sám hối và tin vào Tin Mừng như Chúa dạy: “Thời
kỳ đã mãn và triều đại Thiên Chúa đã đến gần. Anh em hãy sám hối và tin vào tin
Mừng” (Mc 1, 15).
Ý
nghĩa “Tro”
MJTruongLuan
C.Ss.R
Hàng
năm, mỗi người Công Giáo đều đến tham dự Thánh Lễ vào Thứ Tư đầu Mùa Chay. Còn
được gọi là Thứ Tư Lễ Tro.
“Tro”
có ý nghĩa gì đối với con người? Có liên quan gì đến đời sống Đức Tin người
Công Giáo chúng ta? Và tại sao lại phải xức “tro” trên trán?
Từ
ngàn xưa vào thời Cựu Ước, “tro” đã mang hai ý nghĩa nhắc nhớ con người phải
biết sống như thế nào. Thứ nhất, “tro” tượng trưng cho “sự thống hối ăn năn” và
thứ hai, cho “đời sống khiêm nhường.”
Trong
sách Sáng Thế 18,27, chúng ta nghe Abraham tự thú nhận: “Này tôi quả đường đột
thưa với Chúa tôi – tôi chỉ là tro bụi.”
Về
sau vào thế kỷ thứ 4, Giáo Hội mới bắt đầu dùng tro trong các nghi thức phụng
vụ. Trong thời điểm này, những kẻ tội lỗi và hối nhân rắc tro trên thân mình.
Họ bị trục xuất ra khỏi cộng đoàn trong một thời gian ngắn để thống hối ăn năn
vì những trọng tội họ đã phạm – như tội phản đạo, chối đạo, sát nhân và ngoại
tình.
Đến
thế kỷ thứ 7, nghi thức thống hối này đã biến dạng và được áp dụng vào ngày Thứ
Tư Lễ Tro. Kẻ có tội phải mặc áo nhặm và xức tro trên mình. Đồng thời, phải
sống xa gia đình suốt cả Mùa Chay. Những người này không được bước vào Nhà Thờ
và cũng không được nói chuyện với bất cứ một ai. Họ phải làm việc đền tội, cầu
nguyện và ngủ dưới đất hoặc trên rơm và cũng không được tắm rửa hoặc cắt tóc cạo
râu. Vào ngày Thứ Năm Tuần Thánh, những hối nhân này được ban ơn xá giải và trở
về với gia đình.
Truyền
thống này bắt đầu phổ biến và được áp dụng cho toàn thể Giáo Hội hoàn vũ vào
thế kỷ thứ 11 – dưới triều đại của Đức Thánh Cha Urbanô đệ II.
Ngày
nay, vào mỗi Thứ Tư Lễ Tro, các linh mục dùng tro gạch dấu Thánh Giá trên trán
của bản thân mình và từng Giáo hữu. Tro này chính là tro của những chiếc lá vạn
tuế của Lễ Lá năm trước đã được đốt đi. Tro nhắc nhở các giáo hữu về thân phận
con người. Con người được dựng nên từ bụi tro. Tro được sức lên trán để khắc
ghi vào tâm trí thực tại cát bụi của con người chúng ta. Vì vậy, khi dùng tro
ghi dấu Thánh Giá trên trán, linh mục sẽ đọc: “Ta là thân cát bụi – sẽ trở về
cát bụi” (St 3,19) hoặc “Hãy ăn năn sám hối và đón nhận Tin Mừng” (Mc 1,15).
Thế
thì “Mùa Chay” và “Lễ Tro” có liên can gì đến tôi?
Lá
vạn tuế năm trước được đốt đi thành tro là một dấu chỉ thích đáng cho ý nghĩa
của Mùa Chay. Lá vạn tuế năm trước được đốt đi cốt ý mời gọi mỗi một tín hữu
chúng ta phải nhìn lại cuộc sống của chúng ta trong năm qua. Ta phải xét lại
những thói hư tật xấu, cách cư xử và thái độ sống của mình đối với tha nhân. Ta
phải thiêu đốt tất cả những gì xấu xa tội lỗi của ta thành tro bụi và quyết tâm
tu sửa cuộc đời mình.
Đồng
thời, ta cũng cương quyết theo gương Chúa Giêsu bước vào sa mạc cát bụi để đối
diện kẻ thù của mình – chính là Satan. Satan hằng luôn xúi dục ta chiều theo
tính đam mê xác thịt, ham hố quyền hành và tham lam tiền của. Nhìn nhận mình là
bụi cát, ta noi gương Chúa Giêsu sống tín thác, tự khiêm và kính sợ Thiên Chúa.
Thiên
Chúa kêu gọi chúng ta trở nên một tạo vật mới. Ngài muốn tái tạo và ban ơn cứu
độ cho chúng ta. Song Ngài chỉ có thể tái tạo và cứu độ chúng ta khi nào ta tự
hạ để nhìn nhận thân phận cát bụi của mình. Chỉ lúc đó, như Đavít nói, Thiên
Chúa sẽ: “Cất nhắc tôi lên từ đống phân tro.”
Mùa
Chay trao tặng cho chúng ta cơ hội để thay đổi và hoán cải cuộc đời. Tro là dấu
chỉ nhắc nhở chúng ta thực tại Ơn Cứu Độ của Thiên Chúa.
Tôi
phải làm gì đây?
Nếu
quý anh chị em thật sự muốn thực hiện những điều sau đây, thì chúng ta cần phải
xin ơn can đảm để nói thật và sống thật với bản thân và với Thiên Chúa. Điều
kiện căn bản và tiên quyết là: Sống Thật.
Một
vài đề nghị:
Gia
đình tề tựu với nhau trong giờ cầu nguyện. Trong buổi cầu nguyện, ông bà, cha
mẹ và mỗi một người con trong gia đình nêu lên một thái độ, cách ăn nết ở, hoặc
một cách cư xử nào đó mà mình muốn thay đổi để làm cho mối tình gia đình chan
hòa đầm thắm hơn.
Thí
dụ về thái độ cần sửa đổi:
-
Bất cập: “Đâu phải việc của tôi đâu mà tôi phải “xía” vào. Đổi thành quan tâm
và tích cực hơn: “Tôi có thể giúp được gì không?”
-
Ôm đồm: “Không có tôi thì chẳng có ai làm được gì cả.” Đổi thành chia sẻ, cộng
tác và thoát ly – không dính bén: “Tôi cần sự giúp đỡ của bạn.”
-
Hấp tấp – Nhiều người tự bào chữa rằng làm nhanh làm lẹ tức là nhanh nhẹ, tháo
vát, sáng trí. Nhiều công việc kéo dài trì trệ vì hấp tấp. Đổi lại thành điềm
đạm, thận trọng và nhẫn nại hơn.
-
Lê thê – chậm chạp cà rề. Nói cách khác, lười. Đổi lại thành phấn khởi, tổ chức
và chủ động hơn.
Thí
dụ về cách ăn nết ở:
-
Dọn dẹp phòng ở hằng ngày.
-
Gìn giữ vệ sinh cá nhân thường xuyên: đầu tóc, quần áo, thân thể ...
-
Tập thể dục thường xuyên để gìn giữ sức khỏe
-
Bớt ăn bớt uống.
-
Bỏ bớt những đam mê về phim ảnh, rượu bia, thuốc lá.
-
Đọc kinh cầu nguyện thường xuyên hơn
-
Đọc một đoạn Thánh Kinh mỗi ngày và suy niệm
Thí
dụ về cách cư xử:
-
Thay vì âu sầu, đổi thành tươi vui với người.
-
Thay vì dửng dưng, đổi thành niềm nở tiếp đón – chào hỏi người thân, khách lạ
hoặc bạn đồng nghiệp.
-
Thay vì nói lại chuyện xấu của người khác – tức là phao đồn tin xấu, thì tìm
những điều tốt để bàn thảo và noi theo.
-
Thay vì chê trách nhau, khen ngợi và cảm ơn nhau nhiều hơn.
-
Thay vì nói một lời có nhiều ngụ ý ám chỉ, thì nói lời chân thành yêu mến,
khích lệ người nghe.
-
Thay vì nói lời làm buồn lòng hoặc gây hoang mang, nghi kỵ và phân bì cho người
nghe, thì ta quyết tâm nói những điều có lợi, tức là tạo niềm vui, bình an và
tin tưởng cho người nghe.
2.
Đặt ra kế hoạch giúp đỡ người nghèo. Để dành tiền lẻ, đồ hộp, quần áo, thức ăn
khô, rồi chọn một ngày trong tháng, đem đến Nhà Xứ hoặc một cơ quan từ thiện
nào đó để để trao tặng.