21/09/2008
1294

 

NINH-HOÀ

_________

 

 

 

TÂN ĐỊA-PHẬN

 

MỸ THO

__________

 

 

 

 

“Để ghi nhớ ngày vinh-quang của

Giáo-Hội tại Việt-Nam 8-12-1960 ”

N. H.

 

 

 

NGÀY 8 - 12 - 1960

MỘT KỶ NGUYÊN MỚI CỦA GIÁO HỘI TẠI VIỆT NAM

 

Ngày 8-12-1960, từ điện Vatican, kinh đô Giáo hội La Mã, đã bay ra một tin làm chấn động giới công giáo năm châu: ĐỨC THÁNH CHA GIOAN XXIII quyết định thành lập hàng giáo phẩm tại Việt Nam.

Được tin này, muôn ngàn con tim rung động, cảm xúc… Hơn triệu tâm hồn nghẹn ngào vì hân hoan, sung sướng… Trong lòng người tín hữu Việt, triệu người như một, đều dào dạt dâng lên một niềm tri ân bất tận trước tôn ý ưu ái của CHA CHUNG đối với giáo đoàn Việt Nam.

Ngày 8-12-1960, ban hành quyết định trên, Đấng đại diện CHÚA KY-TÔ đã muốn chấm dứt giai đoạn phôi thai, ấu trĩ của Giáo hội tại Việt Nam, một giai đoạn kéo dài trên 300 năm thử thách…

300 năm qua… Xương máu của hơn mười vạn tiền nhân tử đạo Việt Nam đã rèn đúc Đức Tin sắt đá của người tín hữu “Xứ truyền giáo”.

300 năm qua… Công lao, nước mắt của trăm ngàn vị giáo sĩ, tu sĩ thừa sai và địa phương, pha trộn với đau khổ, hy sinh của tín hữu đã nuôi dưỡng Giáo hội tại Việt Nam sống bền bỉ, mãnh liệt cho đến ngày trưởng thành vinh quang này.

Ngày 8-12-1960 đem lại cho thế hệ Công giáo Việt Nam hiện tại một vinh dự cao cả vì Đấng đại diện CHÚA KY-TÔ và Giáo Hội Ngài đã hoàn toàn đặt trọn niềm tin tưởng vào quá trình chiến đấu và sức sống đang vươn của Giáo hội tại Việt Nam.

Ngày 8-12-1960 còn đánh dấu một vai trò mới, vô cùng quan trọng mà từ nay hàng giáo sĩ và tín hữu Việt sẽ hiên ngang gánh vác trong nhiệm vụ bảo vệ, củng cố và phát triển nước CHÚA KY-TÔ trong lòng người dân Việt.

Từ nay, Giáo sĩ và giáo dân Việt Nam, muôn người như một, xiết chặt tay nhau, chia sẻ trách nhiệm, tiếp tục công cuộc chiến đấu cho Đức Tin, với những khả năng và phương tiện tự túc… với những vốn liếng tinh thần đã gây dựng trong 300 năm qua…

Nhiệm vụ thật nặng nề vì là nhiệm vụ lịch sử…

Nhưng, nhờ ơn Thiên Chúa, dưới sự lãnh đạo anh minh tối cao của ĐỨC THÁNH CHA GIOAN XXIII, với tinh thần đoàn kết và ý thức trách nhiệm, Giáo hội tại Việt Nam bất luận trong hoàn cảnh nào, dầu phải hy sinh bằng một giá nào, nhất định và quyết tâm tự nguyện làm tròn sứ mạng cao cả này để chứng minh khả năng trưởng thành, lòng tri ân bất tận và lòng trung thành tuyệt đối của mình đối với ĐỨC THÁNH CHA và Giáo Hội La Mã.

Một kỷ nguyên mới đã khai mở… Vinh quang đang chờ đón Giáo hội  tại Việt Nam.

 

Tiểu sử

ĐỨC CHA GIUSE TRẦN VĂN THIỆN

TÂN GIÁM MỤC ĐỊA PHẬN MỸ THO

Đức Cha Giuse Trần Văn Thiện sanh năm 1908 tại làng Ngũ Hiệp, tức Cù Lao Năm Thôn, quận Cai Lậy, tỉnh Định Tường trong một gia đình rất đạo đức. Thân phụ Ngài đảm nhận chức vụ Trùm Họ Ngũ Hiệp. Từ hồi còn nhỏ, cậu Giuse THIỆN được song thân gởi theo học tại trường Trung học Công giáo của Họ Mỹ Tho, do các Sư huynh dòng Lasan điều khiển.

Ngoài những giờ học, ngày nghỉ lễ, cậu trở về Ngũ Hiệp chung sống với gia đình.

Dòng sông Cửu Long triền miên xanh biếc, mảnh đất phì nhiêu mầu mỡ của Cù Lao Năm Thôn, những mái nhà thân yêu của xóm nông dân hiền lương chất phác… tất cả khung cảnh thiên nhiên đẹp đẽ này đã tạo trong tâm hồn cậu Giuse THIỆN một tình yêu quê hương mãnh liệt và thúc đẩy Cậu đến một cao vọng lý tưởng: hiến thân làm tông đồ CHÚA KY-TÔ phụng sự THIÊN CHÚA và phục vụ đồng bào.

Với ý chí sắt đá, cậu Giuse THIỆN, sau khi học hết bậc Tiểu học trường các Sư huynh, đã từ giã gia đình để nhập học tiểu chủng viện tại Sài gòn. Sau những năm chuyên cần đèn sách, rèn luyện đạo hạnh, cậu đã được tuyển lựa về học tại Đại Chủng Viện, nơi đào tạo các linh mục tương lai.

Năm 1935 thầy Giuse THIỆN bước lên bàn thánh hiên ngang sung sướng nhận chức Linh mục.

Thụ phong xong, cha Giuse THIỆN đã hăng hái say sưa lăn mình vào công cuộc chiến đấu mở rộng nước CHÚAKY-TÔ trong nhiệm vụ Cha Phó Họ MẶC-BẮC (tỉnh Vĩnh Bình).

Đến năm 1938, địa phận Vĩnh Long được thiết lập đặt dưới quyền lãnh đạo của Đức Cha NGÔ ĐÌNH THỤC, vị Giám mục Việt Nam đầu tiên cai quản địa phận trong miền Nam.

Nằm trong chương trình canh tân địa phận, phong trào cử các linh mục chủng sinh du học tại Âu Châu đã được Đức Cha địa phận đặc biệt quan tâm, nâng đỡ và khuyến khích. Do đó, năm 1940 cha Giuse THIỆN đã được chọn lựa trong số những linh mục ưu tú xuất sắc nhất của địa phận để đi du học bên Pháp.

Sau 7 năm nghiên cứu học hỏi và quan sát bên nước ngoài, năm 1947 Cha trở về nước và được Đức Cha địa phận giao phó một trọng trách vô cùng quan trọng: chức Giám đốc Chủng Viện Á Thánh Minh, một trung tâm huấn luyện và đào tạo những linh mục tương lai của địa phận.

Ý thức được tầm quan trọng trong nhiệm sở mới nầy, Cha Giuse THIỆN đã tận dụng mọi khả năng nỗ lực và đem lại nhiều kết quả mỹ mãn cho Chủng viện.

Nhưng Cha không thể nào quên được tiếng gọi âm thầm và quyến rũ của giáo dân bên ngoài Chủng Viện, tiếng gọi mà Cha đã từng được nghe thấy trong những năm hoạt động tại các Họ, của những đồng bào lương giáo đang mong đợi niềm an ủi giúp đỡ vật chất cũng như tinh thần nơi vị linh mục…

Mãi đến đầu năm 1956, Cha Giuse THIỆN mới được toại nguyện từ chức Giám đốc Chủng viện để lên đường đi lãnh nhận chức Cha Sở họ Bãi-Xan (tỉnh Vĩnh Bình)

Tại đây Cha hân hoan tin rằng từ nay Cha sẽ không bao giờ phải xa cách tín hữu và có cơ hội thuận tiện hoà mình với đồng bào lương giáo để gieo vãi mầm Tin…

Nhưng … chính nếp sống đạo đức và lòng nhiệt thành vì lý tưởng của Cha trong Họ đã vô tình vang dội khắp nơi khiến cho các Giám mục trong và ngoài địa phận đều lưu ý.

Do đó, năm 1958, vừa khi các Đức Giám mục quyết định, theo tôn ý của Toà Thánh, mở một viện Đại học Công giáo tại Đà Lạt, thì công trình vĩ đại khó khăn này liền được Hội đồng các Đức Giám mục uỷ thác cho Cha Giuse THIỆN.

Bắt tay nhận công tác, với hai bàn tay trắng và một ý chí phục tùng, nhẫn nại, hy sinh, Cha đã lần lượt khắc phục mọi khó khăn, vượt qua mọi gian lao trở ngại trên nhiều phương diện: tài chánh, vật liệu, trang bị, tổ chức v.v…

Vào cuối năm 1958, một cơ sở kiến trúc nguy nga đồ sộ đã được hoàn thành. Viện Đại học Công giáo Đà Lạt khai giảng với số sinh viên lúc đầu từ 100 đã tăng lên 300.

Một vấn đề vô cùng tế nhị, hầu như nan giải trong việc tổ chức Viện là việc cung cấp giáo sư. Nhưng nhờ ở tài ngoại giao khéo léo, lỗi lạc, thêm vào thiện cảm và uy tín sẵn có, Cha đã vận động được một số đông giáo sư danh tiếng trong và ngoài nước về dạy, trong số đó có nhiều linh mục và tu sĩ lỗi lạc thuộc các Dòng tu chuyên ngành giáo dục như: Dòng Tên, Đa minh, Xuân Bích, La san v.v…

Kinh nghiệm lãnh đạo, khả năng tổ chức, học vấn uyên thâm, nhất là nếp sống giản dị và tình thương yêu sinh viên một cách chân thành thắm thiết của Cha đã làm cho các vị giáo sư và sinh viên trong Viện cảm phục mến yêu.

Trước sự thành công rực rỡ, nhân dịp sang Việt Nam chủ toạ Đại hội Thánh Mẫu năm 1958, Đức Hồng Y Agagianian, Đặc sứ của ĐỨC THÁNH CHA GIOAN XXIII, khi đến viếng thăm Viện Đại học Công giáo Đà Lạt, đã không ngớt lời khen ngợi nhiệt liệt Cha Viện Trưởng Giuse THIỆN.

Nếu mọi biến cố xảy ra trong đời mọi người có thể đều do Thánh ý của Thiên Chúa xếp đặt, thì ngày 8-12-1960, một tin từ điện Vatican, kinh đô Giáo hội La Mã, bay sang Việt Nam đã đảo lộn cuộc đời khiêm tốn của Cha Giuse THIỆN: ĐỨC THÁNH CHA GIOAN XXIII long trọng và ưu ái phong nhận Cha lên Giám Mục tân địa phận Mỹ Tho.

Ngày 22-1-1961, vị Linh mục đạo đức, bác ái - mà giới sinh viên, học sinh đã mệnh danh là “Linh mục của Thanh niên” đã long trọng tiến lên Thánh đài tại Vương cung Thánh đường ở Thủ đô, trước sự hiện diện của trăm ngàn giáo dân dự lễ, để chịu tấn phong Giám mục.

Đức Cha Giuse TRẦN VĂN THIỆN đã lấy khẩu hiệu “Phần rỗi trong Thánh giá”, một khẩu hiệu bao hàm trọn nghĩa Hy sinh, Đau khổ và Thương yêu, để làm phương châm hoạt động cho đời Ngài.

 

 

TÂN ĐỊA PHẬN MỸ THO

A 9 A

 

THÀNH PHẦN TÂN ĐỊA PHẬN

Thành lập do quyết định của Toà Thánh La Mã, ngày 8-12-1960, Tân địa phận Mỹ Tho gồm 4 tỉnh:

- Định Tường.

- Long An

- Kiến Tường

- Kiến Phong

VỊ TRÍ CỦA TÂN ĐỊA PHẬN

Với thành phần 4 tỉnh trên, tân địa phận Mỹ Tho nằm trong lòng miền Tây Nam - phần giữa khung cảnh bao la phong phú của Đồng Tháp Mười:

- Đông giáp ba tỉnh Gia Định, Phước Tuy và Bình Dương.

- Tây giáp hai tỉnh Vĩnh Long và An Giang.

- Nam giáp tỉnh Kiến Hoà.

- Bắc giáp tỉnh Tây Ninh và quốc gia Cambodge.

HỆ THỐNG GIAO THÔNG

Ngoại trừ những kinh ngòi, lộ nhỏ chạy giao nhau như bàn cờ, trục giao thông chính yếu, dễ dàng và thuận tiện cho các loại xe hơi, xe đò, giang thuyền v.v… giữa 4 tỉnh trong địa phận gồm có:

- Công lộ số 4 (Mỹ Tho – Long An)

- Tỉnh lộ Mỹ Tho – Bà Bèo - Thỉ Đông - Mộc Hoá.

- Tỉnh lộ Cai Lậy (Định Tường) Mộc Hoá.

- Sông Vàm Cỏ Đông {Mỹ Tho – Long An

- Sông Vàm Cỏ Tây   { Long An - Kiến Tường

 

 

 

ĐỊA PHẬN MỸ THO TRÊN LÃNH VỰC

HOẠT ĐỘNG CÔNG GIÁO

 

I. TÌNH HÌNH GIÁO DÂN VÀ GIÁO SĨ:

1. Số giáo dân :

Tổng số giáo dân thuộc 4 tỉnh trong tân địa phận Mỹ tho được 43.000, trong số đó có hai tỉnh Định Tường và Long An tương đối có nhiều giáo dân hơn.

2. Số giáo sĩ:

Tổng số linh mục hiện hữu trong tân địa phận Mỹ Tho gồm có 48 Cha phân phối tuỳ theo nhiệm sở tại các Họ thuộc mỗi Tỉnh như sau:

Tỉnh

Số Họ Sở

Số trại định cư

Số Linh mục

Định Tường

Long An

Kiến Tường

Kiến Phong

11

9

1

3

7

4

4

0

24

16

5

3

Cộng…

24

15

48 (1)

Tiểu Chủng viện Chân phước Liêm

Trên đường ngã ba Trung Lương vào Mỹ Tho, đến gần tỉnh lỵ chừng hai cây số, du khách sẽ phải sửng sốt ngạc nhiên thấy dựng trên một khu đất rộng rãi, phong quang, một cơ sở kiến trúc tối tân gồm 3 dãy nhà lầu: đó là tiểu chủng viện Chân Phước Liêm.

Tiểu chủng viện nầy thuộc quyền sở hữu của Địa phận Hải Phòng, đã được Đức Giám Mục Trương Cao Đại địa phận Hải Phòng xây cất ngày 17-2-1959 trên một diện tích hơn 20.000 thước vuông, trị giá gần 6 triệu bạc.

Số chủng sinh thành phần đại đa số là con em các gia đình tín hữu di cư, hiện nay lên đến 80, đặt dưới quyền điều khiển của Ban Giám đốc và Giáo sư gồm 7 linh mục thuộc địa phận Hải Phòng.

Tu sĩ các Dòng:

Các tu sĩ nam nữ hiện đang hoạt động cho công cuộc tông đồ tại 4 tỉnh thuộc địa phận hầu hết thuộc các Dòng:

- Sư huynh La san

- Nữ tu Thánh Phaolồ

- Dì Phước Mến Thánh Giá.

Đó đây, tại thành thị hay thôn quê, trong học đường bệnh xá, viện mồ côi, dưỡng lão… khắp nơi đều có bóng dáng các thầy dòng La san áo đen cổ trắng, các Nữ tu sĩ dòng Thánh Phaolô với bộ y phục trắng, cá Dì Phước áo lúp mầu đen, tất cả đều tận tuỵ hy sinh hoạt động phân phối tình yêu Thiên Chúa cho thanh thiếu niên cũng như đồng bào lương giáo đau khổ về thể xác lẫn tinh thần.

II. CƠ SỞ CÔNG GIÁO TIẾN HÀNH

Hoạt động của Đoàn thể - Hiệp hội

Mấy năm nay, phong trào hoạt động công giáo tiến hành trong 4 tỉnh thuộc địa phận Mỹ Tho đã được các Cha Sở hoạt động mạnh mẽ ở các địa phương.

Nhiều nơi, nam nữ tín hữu nhiệt liệt tham gia hoạt động rất đắc lực trong các hội đoàn, tổ chức công giáo và mang lại nhiều kết quả rực rỡ góp phần với các linh mục trong công cuộc xây dựng và phát triển nước ChúaKy-Tô.

Hầu hết các Họ đều đã tổ chức khá đầy đủ những cơ sở:

- Đạo binh Đức Mẹ.

- Hội Con Đức Mẹ

- Hội Phạt tạ

- Hội Dòng Ba Thánh Phanxicô

- Hội Nghĩa binh.

v.v…

III. CƠ SỞ GIÁO DỤC

Nhằm mục đích giáo dục các thanh thiếu niên, nhất là con em các gia đình công giáo, theo đúng tinh thần công giáo, hầu hết các Họ trong địa phận đều thành lập với những phương tiện tự túc, các trường công giáo Họ, cấp bậc Tiểu học hay sơ cấp, do Dì Phước hoặc giáo viên công giáo phụ trách điều khiển.

Ngoài các môn học thường thức theo chương trình của Bộ Quốc gia Giáo dục, trường Họ đặc biệt chú trọng đến môn học chính yếu là dạy giáo lý giúp cho trẻ em có một ý thức căn bản và sơ đẳng về Thiên Chúa và nhiệm vụ đối với Người.

Nếu những Họ xa xôi hẻo lánh tại thôn quê không có đủ điều kiện và phương tiện mở những lớp bậc trung học thì trái lại, ở Họ Mỹ Tho, trụ sở Chánh toà Giám mục, giáo dân không khỏi sung sướng tự hào vì đã có sẵn trong địa phận 2 trường trung học tư thục công giáo lớn và kỳ cựu nhất trong số những tư thục thuộc 4 tỉnh Định Tường, Long An, Kiến Tường và Kiến Phong. Đó là trường Thánh Giuse và trường Thánh Gioanna.

1. Trường Nam trung học Thánh Giuse

Sáng lập năm 1908, do công trình đáng ghi nhớ của hai linh mục thừa sai: quí cha Renier và Cha Bar, Linh mục Chánh Sở Họ Mỹ Tho, trên một khu đất rộng rãi, dưới quyền điều khiển của các Sư huynh dòng La san, trường sở Thánh Giuse gồm có hai dãy nhà lầu, kiến trúc theo lối cổ, nhưng không kém phần đồ sộ, kiên cố.

Hoạt động trên 50 năm nay, trường trung học Thánh Giuse đã thâu lượm rất nhiều kết quả trong công cuộc giáo dục thanh thiếu niên và gây được nhiều thiện cảm tín nhiệm trong phụ huynh học sinh và các giới khác trong và ngoài tỉnh.

Hằng trăm cựu học sinh của trường hiện đang giữ nhiều trọng trách trong các ngành doanh thương, hành chánh, quân sự v.v… của xã hội.

Chính Đức cha Giuse Trần Văn Thiện, tân giám mục địa phận Mỹ Tho, là một trong những cựu học sinh ưu tú xuất sắc nhất của trường.

Tổng số học sinh nội và ngoại trú từ cấp tiểu học đến trung học hiện nay lên gần 700.

2. Trường nữ trung học Thánh Gioanna:

Thành lập từ năm 1918, do các nữ tu sĩ dòng Thánh Phaolô điều khiển, trường nữ trung học Thánh Gioanna đã được các giới phụ huynh học sinh tín nhiệm gởi con em đến học rất đông.

Cũng như trường các Sư huynh La san, chế độ nội trú của trường Nữ trung học Thánh Gioanna đã giải quyết được các thắc mắc lo âu của nhiều phụ huynh có con em thiếu nữ phải xa gia đình theo học tại tỉnh lỵ. Nếp sống đạo hạnh, kinh nghiệm giáo huấn, lòng thương yêu tuổi trẻ của các nữ tu sĩ dòng Thánh Phaolô đã bảo đảm rất nhiều sự tín nhiệm của các phụ huynh quan tâm đến tương lai của con cái mình.

IV. CƠ SỞ XÃ HỘI:

Đồng nhịp với các hoạt động thuần tuý phụng vụ, giáo dục và truyền giáo kể trên, một số cơ sở xã hội trong địa phận đã được chánh quyền địa phương thiết lập và tín nhiệm uỷ thác cho các tu sĩ hai dòng Thánh Phaolô và Mến Thánh Giá quản trị, đáng kể nhất là:

a. Viện dưỡng lão Mỹ Tho

Thành lập từ lâu, Viện dưỡng lão Mỹ Tho tiếp nhận những đồng bào già nua tuổi tác sống cô độc, không thân quyến, hoặc tàn tật, bệnh hoạn có giấy giới thiệu của cơ quan y tế tỉnh.

Đặt dưới sự chăm nom săn sóc của các nữ tu sĩ, Viện đã đem lại cho những mái đầu bạc một niềm an ủi vô ngần trong những chuỗi ngày tàn.

Hiện nay số người trong Viện lên tới 200.

b. Cô nhi viện:

Trên 150 hài nhi và thiếu nhi xấu số (mồ côi hoặc vì cha mẹ quá nghèo không đủ phương tiện nuôi dưỡng) đã được các nữ tu sĩ tiếp nhận và chăm nom nuôi dưỡng tại hai cơ quan cô nhi viện Gò Công và Mỹ Tho.

Hết thảy các hài nhi vô tội nầy đều được chịu phép Thánh Tẩy để trở thành những đứa con có một Cha chung là Thiên Chúa và một Mẹ chung là Giáo hội La Mã.

c. Ký nhi viện:

Tại hai tỉnh Long An và Định Tường, nhiều ký nhi viện đã được xây dựng đặt dưới quyền điều khiển của các nữ tu sĩ Dòng Mến Thánh Giá để thâu nhận những con em các gia đình cần lao không có thì giờ trông nom săn sóc vì sinh kế hàng ngày.

Đáng kể nhất:

Mỹ Tho: 4 ký nhi viện có 700 trẻ em.

Long An: 1 ký nhi viện có 100 trẻ em.

Hàng trăm thiếu nhi không phân biệt tôn giáo, hoàn cảnh gia đình trong xã hội, đã vui sống cùng nhau dưới một mái nhà, san sẻ tình thương sâu đậm và lòng hy sinh cao cả của những vị nữ tu ngày đêm chăm nom vỗ về chúng.

___________

 

 

LÁ THƯ KẾT TỪ

 

Bạn đọc thân mến,

Tập sách mọn này đã nằm trong tay Bạn… trong lúc tâm hồn Bạn còn đang rung động vì dư âm muôn điệu của tiếng chuông reo ca chào mừng Đức Tân Giám Mục địa phận Mỹtho… trong lúc trước mắt Bạn, chưa phai nhạt khung cảnh trang nghiêm huy hoàng của rừng cờ xí, biểu ngữ, cùng với những thác người tứ phương đổ về Mỹtho nghênh rước Đức Tân Giám Mục…

Tập sách này chắc hẳn không làm cho Bạn được hài lòng vì có lẽ nội dung quá nghèo nàn… hình thức quá sơ sài… Nhưng, Bạn cũng đã sẳn mở rộng cửa lòng đón nhận nó chỉ vì : bạn và tác giả, cũng như trăm ngàn giáo hữu khác đã gặp nhau ở một điểm duy nhất, một nguyện vọng chân thành :

“TÌM HIỂU và YÊU MẾN”.

Tìm hiểu Địa phận của chúng ta để nhận định một cách khách quan, vô tư, hiện trạng thiếu thốn, nghèo nàn của Địa phận… thiếu Chủng viện, thiếu Tu viện, thiếu Học Đường, thiếu Thánh Đường, … thiếu Linh Mục… thiếu cộng tác viên đắc lực… thiếu những tấm lòng vàng với những bàn tay xây dựng…

Tìm hiểu để ý thức đúng đắn nhiệm vụ nặng nề của ĐỨC GIÁM MỤC địa phận, nhiệm vụ quá nặng nề đến nỗi Đức Cha Gay đã phải thiết tha khẩn khoản kêu gọi các giáo hữu “Hãy cầu nguyện cho các Đức Giám mục, nhất là Đức Giám mục lãnh đạo địa phận của anh em, vì chức vụ của các Ngài đặc biệt nặng nề, dầu vai thiên thần cũng khó nỗi đảm đương…” Tìm hiểu để ý thức tầm mức vai  trò hợp tác của giáo dân chúng ta với Đức Giám Mục trong công cuộc bảo vệ, xây dựng Địa phận…

Mến yêu Giáo phận vì là Địa phận của chúng ta, của thế hệ con cháu chúng ta mai hậu… Mến yêu Đức Giám Mục Địa phận vì là Chúa Chiên chăn dắt đoàn chiên chung địa phận.

… Mến yêu để Hợp Tác với Người, để sống trung thành với Người, để thường xuyên Cầu nguyện cho Người trong trách nhiệm chung.

Ước mong rằng tập sách nầy sẽ hướng mọi tầm mắt giáo dân chúng ta về Đức Giám Mục vì giờ hành động đã điểm…

Chúng ta hẹn gặp nhau tái ngộ trong một Ngày Hội Hoa Đăng của Địa phận… Ngày ấy, bạn và tôi cùng nhau nhìn ngắm đoàn người từ khắp nẻo đuờng trong Địa phận đổ về nhà Cha Chung Địa Phận để tưng bừng liên hoan mừng ngày Thành Công Xây Dựng Địa phận…

Ngày Hội Hoa Đăng ấy, xa hay gần, tuỳ thiện chí và tinh thần trách nhiệm, mực độ mến yêu Địa Phận, Đức Giám Mục của mỗi người, bạn và tôi.

Một lần nữa, chân thành cảm ơn Bạn đã đón nhận tập sách nhỏ nầy.

 

ĐA-MINH N. H.

Mỹtho, Đầu Xuân Tân-Sửu

(17-2-1961)

 

 

DANH SÁCH CÁC LINH MỤC

Hiện ở trong địa phận Mỹ Tho

(Lập theo Lịch Địa phận Sài Gòn niên khoá 1961 phát hành cuối năm 1960)

 

1- TỈNH ĐỊNH TƯỜNG

Danh tánh

Tên Thánh

Địa chỉ

Năm sanh

Năm chịu chức

Hồ Đoan Chánh

Đặng Ngọc Linh

Trần Xuân Lộc

Nguyễn Ngọc Quang

Nguyễn Hữu Lễ

Ngô Văn Niềm

Võ Thành Tích

Nguyễn Thành Thông

Huỳnh Kim Đức

Bùi Văn Thấy

Nguyễn Chí Tịnh

Pezeu

Trần Ngọc Khiết

Hồ Đức Nhượng

Phan Quang Kính

Trần Văn Huyến

Vũ Ngọc Yến

Đinh Cao Đàm

Đinh Văn Dậu

Nguyễn Liệp

Sêbastianô

Giuse

Phêrô

Philipphê

Phaolô

Phêrô

Tađêô

Phêrô

Giuse

Phêrô

Phanxicô Xaviê

Antoine

Phêrô

Phanxicô Xaviê

Gioan Baotixita

Gioan Baotixita

Gioan Baotixita

Đa minh

Phêrô

Giuse

Họ Ngũ Hiệp

Họ Thủ Ngữ

Nhà thờ C. Toà

Họ Gò Công

Họ Mỹ Tho

Họ An Đức

Họ Bằng Lăng

Nhà thờ C. Toà

Họ Tân Phước

Họ Cái Bè

Họ Rạch Cầu

Họ Cai Lậy

Trại Bà Bèo

Trại Long Định

Trại Tín Đức

Trại Mỹ Phát (Bà Bèo)

Trại Kênh 3 (Bà Bèo)

Trại Hiệp Thuận (Bà Bèo)

Trại Long Định

Trường các Sư huynh Mỹ Tho

1890

1900

1904

1909

1909

1909

1906

1913

1912

1919

1924

1911

1882

1905

1914

1918

1919

1917

1926

1920

1927

1935

1937

1935

1937

1938

1940

1939

1945

1950

1941

1916

1935

1944

1945

1948

1945

1956

 

2 - TỈNH LONG AN

Danh tánh

Tên Thánh

Địa chỉ

Năm sanh

Năm chịu chức

Đặng Ngọc Thái

Nguyễn Văn Nhơn

Nguyễn Văn Thật

Nguyễn Minh Chiếu

Trần Văn Lợi

Trần Văn Hạnh

Lê Quang Thạnh

Nguyễn Văn Hiền

Nguyễn Văn Ninh

Vũ Công Hoàn

Đoàn Trung Trực

Phạm Khắc Đẩu

Hoàng Minh Duệ

Trần Trọng Cung

Hoàng Ngọc Quán

Đinh Hữu Dong

Phêrô

Phanxicô

Batôlômêô

Phaolô

Đaminh

Phaolồ

Antôn

Lêô

Phêrô

Gioan Baotixita

Đa minh

Giuse

Đa minh

Gioan Baotixita

Phanxicô Xaviê

Gioan Baotixita

Họ Long Hiệp

Họ Đức Hoà

Họ Đức Hoà

Họ Lương Hoà Thượng

Họ Hiệp Hoà

Họ Thủ Thừa

Họ Tân An

Họ Lương Hoà Hạ

Họ Vạn Phước

Trại Bảo Trai

Trại Châu Hiệp

Trại Hoà Khánh

Trại Châu Hiệp

Trại Văn Hiệp

Trại Hoà Khánh

Trại Châu Hiệp

1887

1897

1902

1909

1912

1912

1915

1920

1924

1887

1894

1897

1908

1900

1916

1926

1918

1926

1929

1937

1939

1991

1641

1945

1950

1919

1926

1932

1936

1933

1942

1955

 

 

 

 

3- TỈNH KIẾN TƯỜNG

Danh tánh

Tên Thánh

Địa chỉ

Năm sanh

Năm chịu chức

Hồ Thiện Tri

Đinh Duy Khiêm

Phạm Phúc Huyền

Bạch Thái Hiền

Đỗ Quang Cao

Phanxicô

Đa minh

Giuse

Antôn

Matthêu

Họ Mộc Hoá

Trại Bách Tính

Trại Bách Tính

Trại Ấp Bắc

Trại Long Châu

1913

1921

1920

1903

1906

1940

1949

1949

1937

1934

 

4- TỈNH KIẾN PHONG

Danh tánh

Tên Thánh

Địa chỉ

Năm sanh

Năm chịu chức

Dương Hoàng Thanh

Lê Văn Hiếu

Tô Đức Bạch

Gioan Baotixita

Tôma

Giacôbê

Họ Long Hiệp

Họ Bãi Chàm

Họ Cao Lãnh

1926

1923

1923

1955

1950

1952

 

5- TIỂU CHỦNG VIỆN CHÂN PHÚC LIÊM :

(Thuộc Địa phận Hải Phòng)

Danh tánh

Tên Thánh

Địa chỉ

Năm sanh

Năm chịu chức

Chu Văn Oánh

 

Phạm Văn Long

Đặng Công Hiến

Nguyễn Thanh Tâm

Trần Quang Bình

Nguyễn An Hoà

Nguyễn Thanh Thảo

Giuse

 

Giuse

Giuse

Giuse

Giuse

Giuse

Giuse

Tiểu Chủng Viện

C. P. Liêm

Nt

Nt

Nt

Nt

Nt

Nt

1922

 

1922

1926

1926

1926

1926

1928

1949

 

1951

1953

1953

1953

1953

1955

 

______ HẾT______

 

NIHIL OBSTAT

Die 3 Februarii 1961

Paulus Mười

Cens. Dep.

 

IMPRIMATUR:

Saigon , die 3 Februarii 1961

Joseph Thiên

Vic. Del.

 

____________________________

 

Nhà in PHAN-THANH-GIẢN

21, đường Võ-Tánh

SAIGON

____________________________

 

 

 

 

 

 

Kiểm duyệt tại Ty Thông Tin Định -Tường số 34 T.T/K.D.

Ngày 3-2-1961