13/06/2021
399
Ủy Ban Giáo Dân: Các bài thường huấn tháng 6_Bài 2
























 

CÁC BÀI THƯỜNG HUẤN THÁNG 06-2021
 

BAN NGHIÊN HUẤN

UỶ BAN GIÁO DÂN TRỰC THUỘC HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM

BIÊN SOẠN


 

BÀI II – LINH ĐẠO GIÁO DÂN

XIN CHO CON

MỘT TÂM HỒN BIẾT LẮNG NGHE

 

Trao đổi Nhóm mở đầu.

“Tại sao Thinh Lặng cần thiết cho Cuộc Sống?”

 

* Nếu có ngày mà không có đêm, chuyện gì sẽ xảy ra?

* Trong gia đình, nói chuyện với nhau, mà hai vợ chồng không ai nghe ai, thì thế nào?

* Khi ai cũng chúi mũi vào điện thoại, lúc nào cũng bấm, gọi, đọc, hay xem vi tính - tivi liên tục, những người đó sống với người khác làm sao?

 

 

......................................................................................................................................

 

1. KINH THÁNH NÓI GÌ VỀ VIỆC LẮNG NGHE ?

1.1 Trong Cựu Ước

* Lời “Hãy nghe đây, Ítraen!” được ghi lại 100 lần.

“Hãy nghe đây, Ít-ra-en, Đức Chúa là Thiên Chúa duy nhất. Ngoài Ta ra, không có một Chúa nào khác.”

‘Hãy nghe đây Ít-ra-en, ngươi sẽ yêu mến Thiên Chúa ngươi hết linh hồn, hết trí khôn, hết sức lực ngươi.”

“Nếu ngươi nghe tiếng Ta, ngươi sẽ là dân Ta, và Ta sẽ là Thiên Chúa của ngươi”.

 

* Người khôn ngoan là người biết “nghe”, như ngôn sứ Isaia :

“Sáng sáng, Người đánh thức, Người đánh thức tôi để tôi lắng tai nghe như một người môn đệ. (Is 51,4)

* NGHE không chỉ ở tại chú ý đến sứ điệp mà còn phải nghe lời, nghĩa là vâng theo sứ điệp ấy.

Có hai khuôn mặt đáng quý trong Cựu Ước:

1. Cậu Samuen ở trong Đền Thờ được Thượng tế Ê-li dạy:

“Ai gọi con thì con thưa : “Lạy Đức Chúa, xin  Ngài phán, vì tôi tớ Ngài đang lắng nghe.” (1 Samuen 3,9).

“Samuen lớn lên. Đức Chúa ở với ông, và Người không để cho một lời nào của Người ra vô hiệu.” (1 Samuem 3,19).

2. Vua Salômon đã cầu nguyện với Thiên Chúa

“Xin ban cho tôi tớ Ngài đây một tâm hồn biết lắng nghe

Chúa hài lòng vì vua Salômôn đã xin điều đó.” (1 Vua 3,9-10).

 

Tôi cảm nhận điều gì ở đây ?

.................................................................................................................

 

1.2 Trong Tân Ước

* Từ “lắng nghe” này cũng được lặp 85 lần.

Nhiều nhất là trong sách Khải huyền.

“Phúc thay những ai nghe những sấm ngôn đó và tuân giữ các điều chép trong đó.” (Khải huyền 1,3).

“Ai có tai, thì hãy nghe điều Thần Khí nói với các Hội thánh” là lời mở đầu hay kết thúc 7 Thư gởi các giáo đoàn. (Khải huyền 2,7).

Đức Giêsu là “LỜI” Thiên Chúa nói với loài người. Vì thế, từ đám mây, có tiếng phán rằng:

“Đây là Con Ta, người đã được Ta tuyển chọn.

Các ngươi hãy vâng nghe lời Người”. (Luca 9,35)

Và Chúa Giêsu nhiều lần kêu gọi những ai di theo Ngài: “Ai có tai, hãy nghe!” (Mt 13,9; 13,43; 11,15).

Trong nguyên ngữ Do thái, từ “tâm hồn biết lắng nghe” cũng đồng nghĩa với “sự khôn ngoan”.

* Ông Phêrô có tên là Simon, nghĩa là “người lắng nghe”. Nên Chúa Giêsu đặt tên mới Phêrô cho ông, Chúa nói anh là người lắng nghe (Simon), anh sẽ là đá (Phêrô) (Gioan 1,42).

“Vì phàm ai nghe, người ấy sẽ vững như thạch, Ta sẽ làm được nhiều điều lớn lao trên người ấy.”

* Đức Maria, mẹ Chúa Giêsu, đã được Người gọi là người biết lắng nghe.

“Mẹ tôi và anh em tôi, chính là những ai lắng nghe lời Thiên Chúa và đem ra thực hành.” (Luca 8,21).

Mẹ là “Trinh Nữ Lắng nghe” “Virgo Audiens” (ĐTC Phaolô VI)

 

Tôi cảm nhận điều gì ở đây ?

.........................................................................................................

 

 

1. SUY NGHĨ THÊM.

Thinh Lặng để làm gì?

2.1 Chúng ta thinh lặng để nghỉ ngơi vừa phần thân xác, vừa phần tâm hồn. Tiếng ồn cũng như lao động làm cho con người căng thẳng và mệt mỏi. Giấc ngủ ban đêm, những phút yên lặng ban ngày đem lại sự an tĩnh cho xác hồn.

2.2 Thinh lặng để Lắng nghe: lắng nghe người khác nói, song trước hết lắng nghe chính con người mình. Không có thinh lặng để tập trung chú ý điều người kia nói thì không thể hiểu nhau, mà chỉ có đối thoại của những người điếc.

2.3 Thinh lặng để Hồi Tâm xem xét cuộc sống mình, và nhờ đó có thể Phân Định đâu là Ý Chúa, đâu là sự lôi kéo của tà thần, sự lôi cuốn của thế gian hay ý muốn của cái “Tôi”.

2.4 Thinh Lặng Lắng Nghe để TIN.

Thánh Phaolô nói: “Làm sao Tin Đấng họ không được Nghe?” (Rm 10,14)

 Có thinh lắng bên ngoài và cả bên trong, người ta mới có thể Lắng nghe được Lời Thiên Chúa nói trong tâm hồn mình.

Như Chúa Giêsu dạy: “Còn anh, khi cầu nguyện, hãy vào phòng, đóng cửa lại, và câu nguyện cùng Cha của anh, Đấng hiện diện nơi kín đáo. Và Cha của anh, Đấng thấu suốt những gì kín đáo, sẽ trả lại cho anh.” (Mt 6,6).

2.5. Chúng ta xác định mình là ai?

Tôi có phải là người môn đệ của Chúa Giêsu, đã nghe được tiếng Chúa gọi và đáp lời mà ‘đi theo Người trên con đường Người đi” không? (x. Mc 10,52)

“Ngày hôm nay, ước gì anh em nghe tiếng Chúa!”

Bởi chính Người là Thiên Chúa ta thờ,

còn ta là dân Người lãnh đạo

là đoàn chiên tay Người dẫn dắt” (Thánh vịnh 94)

Chúa Giêsu nói:

“Chiên của tôi thì nghe tiếng tôi.

Tôi biết chúng và chúng theo tôi...

Chúng sẽ nghe tiếng tôi.” (Gioan 10,27.16).

 

Tôi cảm nhận điều gì ở đây?

......................................................................................................................................

………………………………………………………………………………………..

 

 

 

3. XEM XÉT và CẦU NGUYỆN.

* Hãy nhớ lại cuộc sống mình và xét xem tôi đã dành bao nhiêu thời gian THINH LẶNG và LẮNG NGHE

...........................................................................................................................

* Đến với Chúa Giêsu, việc đầu tiên tôi làm có phải là để lắng nghe Chúa nói với tôi, trước khi tôi nói với Ngài không?

...........................................................................................................................

* Người khác có bảo tôi có phải là một người “Biết lắng nghe” không? Tại sao? Tôi sẽ làm gì để cải tiến khả năng lắng nghe của mình?

...........................................................................................................................

Xin Chúa Thánh Thần dạy và giúp con trở nên người môn đệ của Chúa Giêsu như Mẹ Maria, “một người biết lắng nghe”.

.............................................................................................................................

 

 

 

4. BÀI TẬP Thinh Lặng & Lắng Nghe& Cầu Nguyện.

(có thể thực hiện một lần hay nhiều lần khác nhau).

4.1 Hít thở, trong tư thế ngồi thẳng lưng.

* Ngồi thẳng lưng trên ghế, hai tay mở ra, đặt trên đầu gối, mắt nhắm.

* Thở ra bằng miệng, thóp bụng dưới, nhanh / hít vào bằng mũi, nhẹ nhàng, cho đầy bụng dưới tràn lên ngực. Ngưng 1 chút. Không ép. Thở ra bằng miệng. Làm từ 5 đến 10 lần. Tùy sức.

4.2 Lắng nghe cảm giác ở nhiều nơi trên thân mình.

* Sau khi thở ra, hít vào như trên 5 lần, tập trung ghi nhận cảm giác ở từng điểm sau đây (ngừng vài giây ở từng nơi):

Đỉnh đầu – Vai phải – Vai trái – sau lưng – đầu gối phải – đầu gối trái.

* Làm lại 1-2 lần.

* Hít thở và từ từ mở mắt. Ghi nhận cảm xúc.

4.3 Lắng nghe các tiếng động chung quanh mình.

* Bắt đầu bắt hít thở như trên 5 lần. Mắt nhắm, ghi nhận các tiếng động chung quanh mình trong 2-3 phút. Càng nhiều càng tốt.

* Có thể lắng nghe các chuyển động nơi thân mình, nhịp tim

* Hít thở nhẹ nhàng và từ từ mở mắt. Ghi nhận cảm xúc.

4.4 Nhớ lại những khuôn mặt mỉm cười với mình trong ngày.

* Bắt đầu bắt hít thở như trên 5 lần. Mắt nhắm. NHỚ lại các khuôn mặt mình đã gặp trong ngày, với nụ cười của họ dành cho mình và cảm xúc của mình lúc đó.

Trong vòng 2-3 phút.

* Hít thở nhẹ nhàng và từ từ mở mắt. Ghi nhận cảm xúc.

4.5 Niệm chú ( có thể kéo dài 5-10 phút).

* Bắt đầu bắt hít thở như trên 5 lần.

* Chọn 1 niệm chú ngắn  4-5 từ: như MaranaTha / Emmanuen

* Hít vào đọc thầm, thở ra : thinh lặng  và liên tục thầm thỉ.

* hay 1 câu ngắn như “Lạy Thánh Tử Giêsu Kitô – Thương xót con là kẻ có tội!

(hít vào nói thầm: Lạy Thánh Tử..; thở ra : Thương xót..).

 

 

5. Tài liệu đọc thêm.

“Chính trong sự thinh lặng bên ngoài, và nhất là bên trong, mà người ta có thể nghe được tiếng nói của Thiên Chúa để định hướng cuộc đời.

Đây là khía cạnh quan trọng đầu tiên đối với chúng ta.

Ngày nay, người ta sống trong một xã hội

mà mỗi nơi, mỗi lúc hình như phải được lắp đầy những sáng kiến, hoạt động, âm thanh.

Nhiều lúc, chẳng còn giờ để lắng nghe, để trao đổi.

 Anh chị em thân mến

Đừng sợ lặng thinh ở quanh mình và trong mình,

nếu chúng ta muốn nhận ra không chỉ tiếng nói của Thiên Chúa, mà còn tiếng nói của những người chung quanh.

                                                                               Đức Bênêđictô 16.

 

- Lặng Thinh là nơi Thiên Chúa ngỏ lời

           Lặng Thinh, đôi khi là im tiếng,

           nhưng Lặng Thinh luôn luôn là lắng nghe.

         Lặng Thinh là bác ái và chân lý.

Madeleine Delbrel

 

- Hoa Trái của THINH LẶNG là CẦU NGUYỆN

            Hoa Trái của CẦU NGUYỆN là ĐỨC TIN

            Hoa Trái của ĐỨC TIN là TÌNH YÊU

            Hoa trái của TÌNH YÊU là PHỤC VỤ

            Hoa Trái của PHỤC VỤ là BÌNH AN

Mẹ Thánh TÊRÊXA CANCUTA

Tin Vui