27/05/2021
398
Ủy Ban Giáo Dân: Các bài thường huấn tháng 5_Bài 4
























 

CÁC BÀI THƯỜNG HUẤN THÁNG 05-2021
 

BAN NGHIÊN HUẤN

UỶ BAN GIÁO DÂN TRỰC THUỘC HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM

BIÊN SOẠN


 

BÀI IV: M ỤC V Ụ

MỤC VỤ TÍCH HỢP[1]

BẢN SẮC VĂN HÓA ĐÔNG TÂY

XÂY DỰNG CON NGƯỜI VÀ CUỘC SỐNG MỚI

Lm. Nguyễn Văn Hinh (D.Min.)

 

Dẫn nhập

Ngàn năm thứ Ba, tích hợp Đông-Tây. Theo luật văn hóa: “Đan cài và hài hòa”, không có con người và cuộc sống riêng biệt hoàn toàn. Phương châm lớn nhất của thời đại: “Xây dựng cái đa dạng về cái đơn nhất”. Công đồng Vat. II, đã đề ra đường hướng mục vụ cho thiên niên kỷ mới: “Hợp nhất trong dị biệt, trong đa dạng”[2] với công thức: “Cả… Cả…”, ví dụ: “Cả hồn cả xác”; “Cả Đông cả Tây”. Thay cho “Và… Và”; “Hay là… Hay là…”. Tìm hiểu về bản sắc văn hóa Đông-Tây là điều hợp thời, cần thiết, khẩn trương và rất hữu ích. Sau đây, tôi xin chia sẻ ít điều về mục vụ ngàn năm thứ Ba, tích hợp bản sắc văn hóa Đông-Tây, xây dựng con người và thế giới mới, mà Chúa Thánh Thần trao phó đặc biệt cho Dân tộc Việt Nam, vì Việt Nam là điểm hội tụ của nền văn minh này.

Nhận thức.

Theo qui luật phát triển văn hóa hình Sin: “Đông-Tây” gặp nhau ở Châu Á Thái bình dương. Do đó, cả đông cả tây tích hợp lại. Tích hợp có nghĩa là kết hợp, nhưng vẫn giữ nguyên gốc. Ví dụ, hai cây “Đông” và “Tây” ghép lại thành một cây mới. Gọi là cây văn hóa “Đông-Tây”, vẫn có hai gốc. Do đó, xây xựng con người và cuộc sống mới, là công trình thế kỷ. Không còn hoàn toàn là Đông và cũng không còn hoàn toàn là Tây.  Thế giới là một nhà, một nhân loại, một cây vĩ đại, gồm hai phương. Đông thì tâm linh, tây thì khoa học. Nhà và cây văn hóa mới là nhà và cây “Tâm linh-Khoa học”. Phạm trù, công thức này sẽ bao trùm, chi phối toàn thể văn hóa nhận thức, tổ chức và ứng xử của con người và cả nhân loại. Mọi tổ chức và hoạt động, luôn hàm chứa hai phẩm chất Đông-Tây. Đó là thời vận lịch sử. Nên đó là mệnh lệnh căn bản, đem lại hòa bình, hạnh phúc thực sự, lâu dài và trọn vẹn cho nhân loại và thế giới.

Chúng ta nhắc lại: Bản sắc văn hóaBản là căn bản; sắc là phẩm chất. Văn hóa là cái đẹp. Bản sắc văn hóa là phẩm chất căn bản, cái còn lại và cái đang đến, diễn tả vẻ đẹp, cái đặc sắc của con người và thế giới. Và những nguyên tắc giải thích hiện tượng Văn Hoá: Địa lý, Khí hậu, Kinh tế, văn hóa. Bản sắc Văn Hoá Phương Tây. Gốc du mục, chăn nuôi. Địa lý: đồng cỏ. Khí hậu: Khô, cao, lạnh, nhiều núi, đồi. Kinh tế: chăn nuôi. Lối sống: du cư. Cấu trúc Văn Hoá gốc du mục, về nhận thức: Thiên về phân tích và siêu hình, trọng yếu tố. Khách quan: thiên về lý tính và thực nghiệm. Về tổ chức. Nguyên tắc: Trọng lý,  trọng luật pháp, trọng tài, trọng võ, trọng nam. Cách thức tổ chức: Quân chủ và nguyên tắc. Trọng cá nhân. Về ứng xử với môi trường tự nhiên: Coi thường, tham vọng chế ngự thiên nhiên.Với môi trường xã hội: Chiếm đoạt và độc tôn trong tiếp nhận. Cứng rắn, hiếu thắng trong đối phó.

Chúng ta có thể lấy gia đình Adam-Eva trong Cựu ước. Diễn tả hình ảnh khái quát về văn hóa Tây phương. Adam-Eva, sống hạnh phúc trong vườn Địa Đàng. Hạnh phúc không bao giờ là tuyệt đối mà có giới hạn. Nguyên tổ có thể hưởng thụ tất cả, trừ cây giữa vườn. Eva, thèm muốn thể chất, tinh thần khát vọng vô biên, đã vượt qua ranh giới. Bất chấp tâm linh: “Lệnh truyền của Chúa” và “Tình liên đới vợ chồng”. Tự do cá nhân hưởng thụ, rồi trao cho chồng cùng thưởng thức. Sau khi ăn, Chúa chất vấn họ. Chồng đổ lỗi cho vợ. Vợ đổ lỗi cho con rắn. Tất cả đều nhằm cái lợi thể chất, đáp ứng khát vọng tinh thần. Hậu quả dẫn tới bất hạnh. Văn hóa Cựu ước diễn tả văn hóa Tây phương. Quên, đánh mất, gạt bỏ Tâm linh trong cuộc sống. Bài học đáp trả: “Liên đới - trách nhiệm”, với Chúa và với nhau.

Bản sắc văn hóa Phương Đông, gốc nông nghiệp, lúa nước. Địa lý: đồng bằng. Khí hậu: Ẩm, thấp, mưa nhiều, nhiều sông nước. Kinh tế: trồng trọt. Lối sống: định cư. Về nhận thức: Thiên về tổng hợp và biện chứng, trọng quan hệ. Chủ quan: cảm tính và kinh nghiệm.Về tổ chức. Nguyên tắc:Trọng tình, trọng kinh nghiệm, trọng đức, trọng văn, trọng phụ nữ. Cách thức tổ chức: Dân chủ và linh hoạt, trọng tập thể.Về ứng xử với môi trường tự nhiên: Tôn trọng và sống hoà hợp. Với môi trường xã hội: Dung hợp và dân chủ trong tiếp nhận. Mềm dẻo, hiếu hòa trong đối phó.

Chúng ta có thể lấy gia đình gia đình Thánh gia trong Tân ước. Diễn tả hình thái khái quát về văn hóa Đông phương. Mẹ Maria biết rõ mình là ai và sứ mệnh được Thiên Chúa trao phó. Giuse, dù biết mình là cha nuôi, vô vị lợi, không hưởng thụ, chỉ khao khát thực hiện thánh ý Chúa, qua sứ Thần mộng báo. Nuôi dưỡng, bảo vệ an toàn sự sống gia đình. Văn hóa Tân ước diễn tả văn hóa Đông phương: “Liên đới-trách nhiệm” và “Yêu thương phục vụ”. Độc đáo của văn hóa Đông phương là Tâm linh, luôn có Thiên Chúa điều khiển và đồng hành. Biểu tượng mầu nhiệm, siêu hình, qua sự hiện diện của Giêsu, trong mọi nơi, mọi lúc.

Văn hóa Phương Đông, vẫn là gốc nông nghiệp, lúa nước. Văn Hoá Phương Tâyvẫn là gốc du mục, chăn nuôi. Từ những gốc này, chúng ta tổng hợp. Rồi dung hợp, có biến đổi. Sau cùng là hội nhập cách linh hoạt trở thành “Tích hợp”. Có nghĩa là: “Nhuần nhuyễn, nhưng vẫn giữ vững gốc”.

Áp dụng

Dân tộc Việt Nam có tài pha chế, lắp ghép, cải tạo, tiếp biến, cả vật chất lẫn tinh thần. Dung hợp mọi tôn giáo: tất cả các tôn giáo vào Việt Nam, đều được tiếp nhận và phát triển. Hy vọng Việt Nam sẽ là nhân tố trọng yếu xây dựng thành công nền văn hóa này.

Phương Đông. Thiên về tâm linh. Huyền bí. Nhiều tín ngưỡng, tôn giáo. Ảnh hưởng triết lý Âm Dương với qui luật tổng hợp, đan cài, chuyển hóa. Thiên về tổng hợp và biện chứng, trọng quan hệ. Về kinh tế, trồng trọt, định cư, định canh, di chuyển bằng ghe thuyền. Chủ quan: cảm tính và kinh nghiệm.Về tổ chức gia đình, trọng tôn ti trật tự. Trọng tình, trọng kinh nghiệm, trọng đức, trọng văn, trọng phụ nữ. Cách thức tổ chức xã hội: Dân chủ và linh hoạt, trọng tập thể. Về ứng xử đối nội: năng động, linh hoạt. Có khả năng thích nghi cao độ với mọi tình huống, mọi biến đổi, giống như nước. Ổn định là nền cho linh hoạt hiệu quả: “Dĩ bất biến, ứng vạn biến; tuỳ cơ ứng biến”.Ví dụ: Đất “Ổn định”; Nước “Linh hoạt”, luồn lách chảy vào khắp mọi nơi, nó không có hình dáng nhất định, có khả năng thích nghi cao và luôn hướng tới sự quân bình. Đối ngoại: mềm dẻo, hiếu hoà. Trọng văn hơn võ. Giao tiếp: Coi trọng tình cảm, hơn lý trí, tinh thần hơn vật chất. Ưa tế nhị, kín đáo, hơn sự rành mạch, hay vòng vo tam quốc; nói vậy, không phải vậy; hay cười. Không thích thô bạo. Thích tặng và nhận quà. Thích thiết lập quan hệ tình nghĩa. Kết tình huynh đệ, nghĩa sư phụ thầy trò.

Về ứng xử với môi trường tự nhiên, tôn trọng và sống hoà hợp với thiên nhiên. Đức tin và khoa học là một. Tôn giáo và khoa học hợp nhất. Khách quan và chủ quan hợp nhất. Với môi trường xã hội: Dung hợp và dân chủ trong tiếp nhận. Mềm dẻo, hiếu hoà trong đối phó. Hòa bình và đối thoại.

Phương Tây. Ảnh hưởng triết học Descartes. Ông áp dụng phương pháp diễn dịch toán học vào triết học. Qua đó, ông cho biết : “Không điều gì được xem là đúng, cho đến khi có nền tảng để tin rằng nó đúng được thiết lập”. Và “Tôi tư duy là tôi tồn tại”{C}[3]. Thiên về phân tích và siêu hình, trọng yếu tố. Khách quan: duy lý, thiên về lý tính và thực nghiệm. Văn Hoá tổ chức: Trọng lý,  trọng luật pháp, trọng tài, trọng võ, trọng nam. Cách thức tổ chức: Quân chủ và nguyên tắc. Con người làm chúa tể vũ trụ, phá vỡ cân bằng sinh thái. Khoa học bác bỏ đức tin ; tông giáo phản khoa học. Khách quan mới có giá trị. Coi thường chủ quan. Chủ quan chưa phải là chân lý. Trọng cá nhân. Văn Hoá ứng xử: Với môi trường tự nhiên: Coi thường và tham vọng chế ngự thiên nhiên. Thích ở trên núi và xây tháp chuông cao vút, bắc loa phóng xuống. Với môi trường xã hội: Chiếm đoạt và độc tôn trong tiếp nhận. Cứng rắn, hiếu thắng, ưa chiến tranh, đối phó, đối đầu. 

Việt Nam ở ngã tư Đông Nam Á. Đông Nam Á thu gọn, điển hình. Biết thêm đặc trưng cơ bản văn hóa Việt Nam, sẽ giúp chúng ta hiểu thêm về văn hóa Đông phương hay ít ra  là văn hóa khu vực: “Tính Cộng Đồng và tính Tự Trị, tính hài hòa”. Tính cộng đồng, tạo nên tinh thần Đoàn Kết toàn dân và ý thức Độc Lập Dân Tộc, lòng yêu Nước nồng thắm. Trọng cộng đồng hơn cá nhân. Hài hòa, thiên về bảo thủ. Tư duy quyết định Văn Hoá. Tư duy tổng hợp, biện chứng, chú trọng tới các mối quan hệ. Tư duy dung hợp, có biến đổi. Rồi, tư duy tích hợp, nhuần nhuyễn, nhưng vẫn giữ vững gốc. 

Kết luận

Các dạng “Trường quốc tế” xuất hiện tràn đầy trên toàn thế giới. Đề cao minh triết, khôn ngoan, kinh nghiệm tâm linh. Đưa vào chương trình đào tạo hoặc ít ra mở các khóa huấn luyện chuyên đề về tâm linh: “Thiền và Cầu nguyện”. Nên chăng? Mở cao đẳng, đại học: “Tâm linh và khoa học” (Tâm-Khoa) cung cấp nhân sự chuyên trách về tâm linh cho xã hội. Nếu tư duy nhận thức tiến bộ, sẽ hành động đúng lúc, kịp thời. Hành động, không dừng lại ở lý thuyết. Bổ sung tinh thần khoa học kỹ thuật. Đem tâm linh vào khoa học và đem hoa học vào tâm linh. Đúng như định hướng mục vụ của Công đồng Vat. II: “Ân sủng và thực tại”; và Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolo II: “Khoa học- hội thánh”. Gương Chân phước Carlo Acutis, 2020: “Thánh Thể và vi tính”. Thay đổi văn hóa - giáo dục và văn hóa- tư tưởng; triết lý tích hợp văn hóa Đông-Tây sẽ quyết định số mệnh của con người và nhân loại trong tương lai.  Biểu tượng: “Văn hóa nước đôi” và "Lưỡng Long chầu Nguyệt" là tuyệt vời . Việt Nam sẽ thuận lợi tiên phong tích hợp bản sắc văn hóa Đông-Tây và triết lý: “Tâm linh-Khoa học”./.


[1] Tích hợp: tổng hợp, dung hợp, nhuần nhuyễn, nhưng vẫn giữ vững gốc.                                                                           

[2] Công đồng Vat. II, Giáo hội trong thế giới ngày nay, 92, p. 868: “Hiệp nhất trong những gì chính yếu, tự do trong những gì nghi ngờ, bác ái trong hết mọi sự”.
[3] Descartes, Ergo sum, cogito.