24/01/2022
788
Ủy Ban Giáo Dân: Các bài thường huấn tháng 01-2022_Bài 3
























 

CÁC BÀI THƯỜNG HUẤN THÁNG 01-2022
 

BAN NGHIÊN HUẤN

UỶ BAN GIÁO DÂN TRỰC THUỘC HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM

BIÊN SOẠN



 

BÀI III: MỤC VỤ GIÁO DÂN

LẮNG NGHE

NHỊP BƯỚC NGƯỜI DI DÂN

 

Dẫn nhập

Di dân là người dân chuyển từ nơi này đến lập nghiệp tại nơi khác. Ví dụ, từ nông thôn ra thành thị; từ nước này sang nước khác. Hầu tìm chỗ ở tốt và phù hợp hơn để định cư. Đó là quyền mưu cầu hạnh phúc. Ở các loài vật, như chim, cũng có sự di cư hàng năm, đến nơi nắng ấm và nhiều thức ăn. Như hôm nay, nhiều người đến Caritas, yêu cầu can thiệp với Cao ủy Tị nạn để rời Libya và đến đất nước có thể bắt đầu cuộc sống mới. Trong số đó có nhiều trẻ em đang sống rất bấp bênh. Do đó, đối với cộng đồng Công giáo ở Tripoli sẽ là một lễ Giáng Sinh đón tiếp[1]. Nguyên nhân cơ bản di dân là kinh tế, điều kiện sống; do nhu cầu thị trường lao động; do phát triển và đa dạng hoá kinh tế{C}{C}[2]{C}{C}. Trong thời kỳ quá độ, xã hội còn nhiều phức tạp, người di dân rất nhiêu khê, đoạn trường, băng hoại, tha hóa. Sau đây, tôi xin chia sẻ ít điều mục vụ lắng nghe người di dân thời hậu Covid-19.

I. HIỆN TRẠNG DI DÂN TẠI VIỆT NAM

Nhận thức

Thực trạng. Việt Nam là nước nông nghiệp, đang công nghiệp, đô thị hóa, nên dân đến thành phố trong những năm gần đây là một hiện tượng kinh tế-xã hội mang tính quy luật; là một đòi hỏi tất yếu khách quan trong nền kinh tế thị trường; là biểu hiện của sự phát triển không đồng đều giữa các vùng miền của đất nước{C}{C}[3]{C}{C}. Do đó, sẽ thiếu việc làm, nhà ở, ô nhiễm môi trường. Theo Tổng cục Thống kê, năm 2015, 13,6% tổng dân số là người di cư, trong đó, người di cư trong nhóm tuổi từ 19-59 tuổi chiếm 17,3%. Di cư chủ yếu vì lý do học tập và lao động nên phần lớn người di cư có độ tuổi 15-39 tuổi, chiếm tỷ lệ 84%. Những vùng có điều kiện kinh tế, người di cư đến rất cao, ví dụ: Đông Nam Bộ, người di cư cao nhất nước (87,8%); đồng bằng sông Hồng (81%)… Hiện tượng “nữ hóa” gia tăng, với 52,4%2. Theo kết quả Tổng điều tra dân số năm 2009, tại Việt Nam từ năm 1994 – 2009 có tới 6,6 triệu người di dân trong và ngoài tỉnh. Trong khi đó, theo kết quả tổng điều tra dân số năm 1999 có 4,5 triệu người di dân. Vậy sau khoảng 10 năm đã tăng thêm 2,1 triệu người di dân3. Tại 12 tỉnh trong giai đoạn 2012-2014 cho thấy, xu hướng di cư từ nông thôn ra thành thị diễn ra rất nhanh. Khoảng 48% đi tìm việc làm. Tính chung trong năm 2014, có 73% số người di cư di chuyển từ tỉnh này sang một tỉnh khác, 47% số người đến các trung tâm lớn như Hà Nội hoặc TP. Hồ Chí Minh và 10% ra nước ngoài, tăng nhiều so với tỷ lệ 1% năm 2012{C}{C}[4]{C}{C}.

Là ai?

Theo Kinh thánh, Thiên Chúa chọn Moses tại núi Khorep, để đưa Dân tộc Do Thái, gồm 600.000 người, kể cả phụ nữ và trẻ em cùng với hành lý, chiên bò… ra khỏi đất Aicập, vượt qua mọi thử thách vào đất hứa{C}{C}[5]{C}{C}. Ngài tiếp tục chọn Giuse, cha nuôi Chúa Giêsu lãnh đạo gia đình thánh gia, di cư lánh nạn để bảo toàn sự sống và mục tiêu cứu độ. Công đồng nhận định: “Ngày nay có biết bao người di cư vì bó buộc thay đổi cách sống. Họ được đối xử như những nhân vị, không bị kỳ thị, được tôn trọng. Họ cần được các cơ quan quốc tế cứu trợ. Các Kitô hữu phải ân cần tiếp đón. Và Giám mục đặc biệt quan tâm, lo cho họ lợi ích thiêng liêng của các tín hữu thuộc ngôn ngữ khác nhau{C}{C}[6]. Truyền thuyết Dân tộc Việt Nam, là một Dân tộc di cư. Cha là Rồng, mẹ là Chim. Việt có nghĩa là vượt. Vượt xuống phương Nam, nắng ấm; Việt còn có nghĩa là chiếc Rìu, biểu tượng của sự khai phá. Tổ tiên ta, ngay từ buổi đầu, chấp nhận chia lìa, hy sinh tất cả. Chỉ để lại con trưởng ở lại đồng bằng, lập nghiệp, dựng Nước, xưng Vương. Mẹ dẫn con thống lĩnh vùng trời núi non; cha lãnh đạo đàn con, ra khơi, khai thác vùng biển, mở rộng bờ cõi. Hàng năm, theo truyền thuyết: “Sơn Thủy Tinh” chỉ gặp lại nhau một lần.

 

Ngày nay, Việt Nam là một những nước có tốc độ đô thị hóa cao nhất Đông Nam Á. Năm 1986 dân cư sống tại đô thị Việt Nam chiếm khoảng 19%, thì đến năm 2013 tỷ lệ này đạt gần 34%. Năm 2019, dân số thành phố Hà Nội khoảng 8 triệu; TP. Hồ Chí Minh hơn 10 triệu, thuộc diện các thành phố lớn nhất của khu vực1. Đa số công việc lao động chân tay, giản đơn và nhu cầu lao động loại này của thành phố cũng rất lớn. Ngoài ra, số lượng người vãng lai và lao động thời vụ ở TP. Hồ Chí Minh cũng không nhỏ, dao động từ 1-2 triệu người5.

Lao động di cư có 90% gặp khó khăn dịch vụ an sinh xã hội công, 70% không được các dịch vụ y tế công và chỉ có 44% có bảo hiểm và sử dụng thẻ bảo hiểm y tế. Họ không có hợp đồng lao động, không có bảo hiểm y tế để hỗ trợ giảm thiểu những rủi ro khi bị ốm đau, tai nạn lao động, tuổi già…

Đối với người di dân từ nông thôn lên đô thị tìm kiếm làm việc thì vấn đề nhà ở càng khó khăn hơn. Hiện chưa có những chính sách giải quyết nhà ở cho đối tượng này, họ đang phải tá túc vỉa hè, công viên, gầm cầu, khu vực chứa rác thải thành phố hoặc phải thuê nhà ở trọ tại các khu nhà ổ chuột tồi tàn, tạm bợ với giá cao hơn nhiều so với mức thu nhập của họ. Do việc làm và mức thu nhập bấp bênh, không ổn định nên người di dân phải thuê nhà theo ngày và tập trung hàng chục người ở trong một không gian chật hẹp, vừa ăn, ở sinh hoạt trong cùng một không gian. Các khu ở trọ này về vấn đề an ninh trật tự không được bảo đảm, chất lượng môi trường sống kém, chất thải khí và các chất độc hại khác đang làm cho chất lượng cuộc sống của người di dân ngày một tồi tệ hơn, nhiều tệ nạn xã hội như ma túy, mại dâm ngày càng gia tăng.

Một số giải pháp cần thực hiện. Cần tăng cường tuyên truyền, giáo dục nhằm khuyến khích những người di dân từ nông thôn lên đô thị tránh những xung đột xã hội, giảm tải các vấn đề phức tạp về nhà ở và xã hội cho đô thị. Cần có chính sách hỗ trợ để người nông dân có thể quay trở về nông thôn sinh sống. Nhà nước cần tăng cường chính sách chăm lo đời sống tại các vùng nông thôn, tiếp tục phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn, nhất là vấn đề xây dựng nhà ở nông thôn mới. Quản lý chặt chẽ đất đai sản xuất, hạn chế tối đa việc xây dựng các khu đô thị, khu công nghiệp trên vùng đất có khả năng trồng trọt, canh tác tốt…{C}{C}[7]

TP.Hồ Chí Minh có gần 2,2 triệu người di cư. Lao động di cư là 1,4 triệu người, chiếm 37% lực lượng lao động của thành phố. Trong số này chưa kể số người từ nông thôn thường xuyên vào các thành phố buôn bán nhỏ (bán hàng rong) và những người tìm việc làm ở khu vực phi kết cấu (tại các chợ lao động) hết ngày lại trở về gia đình ở nông thôn; TP.Hồ Chí Minh trung bình có khoảng 50.000 người. Kết quả điều tra di cư năm 2004 cho thấy, trong số lao động di cư, phần lớn (trên 60%) là lao động trẻ (15-29 tuổi). Chất lượng lao động rất thấp, hầu hết lao động chưa qua đào tạo nghề. Chỉ ký hợp đồng lao động ngắn hạn với mức tiền lương thấp, khó đủ chi phí trang trải cuộc sống và tích lũy gửi về gia đình, trong khi đó cường độ lao động rất cao nên rất dễ phát sinh tranh chấp lao động, đình công. Lao động di cư còn mang nhiều đặc điểm, thói quen, tác phong làm việc của người nông dân, thích tự do, ý thức kỷ luật công nghệ, kỷ luật lao động yếu kém, rất khó thích nghi với tác phong công nghiệp, môi trường làm việc cường độ cao và công nghệ cao; rất dễ phát sinh tranh chấp lao động và đình công tự phát. Số lao động trẻ từ nông thôn ra khả năng thích ứng thị trường lao động thành thị tốt hơn lao động lớn tuổi (trên 35 tuổi) nhưng do không có trình độ tay nghề nên gặp rất nhiều khó khăn trong tìm kiếm việc làm mới với thu nhập cao, ở khu vực chính thức (khu vực kết cấu).

Nói gì{C}{C}{C}[8]{C}{C}{C}?

Ao ước được thấu hiểu và quan tâm của các vị chủ chăn. Việc không ổn định nơi ở, cùng những thách đố của cuộc sống làm cảm thấy lạc lõng trên bước đường mưu sinh, cùng những mặc cảm, tự ti với thân phận “vô xứ”. Tất cả khiến khó hòa nhập vào với đời sống của giáo xứ sở tại một cách trọn vẹn. Lại thiếu hiểu biết về giáo lý, giáo luật, nên việc nhập xứ, hay tham gia sinh hoạt với các giáo xứ sở tại là một khó khăn. Mong ước Ban mục vụ di dân, chú trọng đến nhu cầu, có chương trình chuẩn bị trước khi rời khỏi quê hương bước vào đời sống mới. Hầu tránh những khủng hoảng đức tin, của cuộc sống ban đầu{C}{C}[9]{C}{C}.

Đối với chính quyền địa phương, thúc đẩy phân phối công bằng vắc-xin Covid-19. Tăng cường các hệ thống chăm sóc trẻ em trong gia đình. Dành một phần lớn ngân sách cho việc bảo vệ trẻ em khỏi bạo lực, bóc lột và bỏ rơi. Phối hợp chuyển tiền cho người nghèo với các chương trình bổ sung. Các nghiên cứu chỉ ra rằng khi giải quyết tình trạng đói nghèo về thu nhập, thì chuyển tiền mặt sẽ đem lại hiệu quả hơn. Bảo vệ trẻ em bị tổn thương khi trường mở cửa trở lại. Trong thời điểm đại dịch, nhiều trẻ em bị tổn thương do bị lạm dụng thể chất và tình dục.

Đối với Giáo hội. Các giáo phận và giáo xứ phải được chuẩn bị can thiệp nhanh khi có các gia đình bị ảnh hưởng bởi Covid-19, như thành lập đội phản ứng nhanh để chủ động hỗ trợ các gia đình gặp khó khăn. Đảm bảo chăm sóc an toàn và phong phú cho toàn thể gia đình phải là một ưu tiên của Giáo hội. Nỗ lực tìm gia đình đón nhận trẻ mồ côi, và thực hiện chuyển từ trung tâm trẻ mồ côi sang các nguồn lực gia đình khác như trường mẫu giáo. Trực tiếp giải quyết sự gia tăng bạo lực đối với trẻ em trong thời điểm đại dịch. Các giáo xứ tạo không gian an toàn, nơi trẻ em gặp khó khăn có thể được tư vấn và hỗ trợ{C}{C}[10]{C}{C}.

Bốn thách đố nghiêm trọng và khẩn cấp.

1. Mở lại trường học. Trong tương lai, biện pháp đóng các trường học phải được coi là cuối cùng và chỉ được áp dụng trong trường hợp nghiêm trọng. Bởi vì, đối với các em sự thiếu tương tác đa chiều trong tương quan giáo dục và xã hội có tác động tiêu cực đến cảm nhận về chất lượng cuộc sống, động cơ đào tạo con người, quan tâm trách nhiệm xã hội. Đối với mọi người đặc biệt độ tuổi thanh thiếu niên, đó là “trường đời” của các tương quan, tình bạn và giáo dục tình cảm. Trường học bị đóng cửa làm gián đoạn các tương quan xã hội.

Hậu quả của việc đóng cửa trường học: 10 triệu trẻ em trên thế giới sẽ không bao giờ trở lại trường; việc tiếp thu kiến thức của các em bị hạn chế; các em học ở khu vực có hệ thống trường học cung cấp thực phẩm bị giảm bớt, trái lại các em ở thế giới phát triển thì bị béo phì; các em bị rối loạn lo âu, trầm cảm và căng thẳng; gia tăng trình trạng nghiện Internet, trò chơi điện tử hoặc xem ti vi vô độ.

2. Bảo vệ các mối quan hệ gia đình

Việc đóng cửa các trường học đã đưa trở lại thiên chức trọng tâm của cha mẹ và ông bà. Cha mẹ đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ con cái và giúp chúng vượt qua những khó khăn mà các em gặp phải trong hoàn cảnh mới. Đây là cơ hội để xem lại nội dung của những thách đố giáo dục bắt đầu từ gia đình.

3. Giáo dục tình huynh đệ phổ quát

Cần phải giáo dục thế hệ trẻ không chạy trốn khỏi viễn tượng toàn cầu, các thành tựu của khoa học, thách đố sinh thái, quan điểm kinh tế và xã hội với sự bất bình đẳng của nó, vai trò của truyền thông xã hội và công nghệ. Các nhà giáo dục có trách nhiệm dạy cho các học sinh biết mở rộng tầm nhìn, nhận thức rõ hơn về thế giới cũng như trách nhiệm của các em với tư cách là những công dân, những người có đức tin

4. Thông truyền đức tin vào Chúa của sự sống

Đại dịch cho thấy những nội dung cơ bản của giáo lý chưa được chú trọng, như những câu hỏi: sự ác đến từ đâu? Thiên Chúa ở đâu trong đại dịch? Tương quan hài hoà giữa đức tin và khoa học mà Giáo hội đề xuất là gì? Những trang Kinh Thánh nào soi sáng cho giai đoạn này? Phải có những lời nói và cử chỉ nào trong khi đồng hành với người bệnh? Đây là những vấn đề mà người lớn phải cố gắng đưa ra câu trả lời cho các em. Chắc chắn đây là một cơ hội để giúp các em trưởng thành trong đức tin. Nhưng để làm được điều này cần có sự cộng tác giữa các gia đình và cộng đoàn Kitô

Nghệ thuật lắng nghe.

Hiểu biết. Người giáo dân di dân có một nhu cầu về đời sống vật chất, tinh thần và đặc biệt là nhu cầu tâm linh một cách mạnh mẽ nhưng nhiều mạng lưới hỗ trợ dành cho người di dân vẫn còn hạn chế. Các nhóm đồng hương được thành lập nhưng vẫn mang tính quy tụ với nhau mà không có tính đồng hành liên tục với người di dân trong suốt hành trình họ thích nghi với đời sống mới ở đô thị. Di cư tạo nên những biến đổi văn minh thành thị, tạo nên những những hình thức văn hóa mới{C}{C}[11]{C}{C}. Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh đến 4 động từ chủ đạo "Tiếp đón, bảo vệ, thăng tiến và hội nhập" như một định hướng cho  mục vụ di dân. Mục vụ di dân tại Việt Nam sẽ đáp ứng định hướng này như thế nào? Được chăm sóc và giáo dưỡng toàn diện. Thể chất: Sức khỏe, khám miễn phí. Bảo hiểm. Hành chánh đạo đời. Pháp lý thông thoáng, có văn phòng dịch vụ: A-Z. Một cửa. Tâm linh: Có ban mục vụ lo phần giáo lý, thiêng liêng, hướng dẫn cần thiết trên online. Hững vấn đề cụ thể, cần thiết của người di dân. Từ cuộc sống lao động dịch vụ, cho tới chẳng may qua đời, có ban kẻ liệt, lo giúp an mày chết lành và mai táng miễn phí.

Đối xử. Người di dân luôn được nhìn như những thành phần “vô xứ”; “tứ chiếng”, những kẻ làm cho thành phố lộn xộn, những kẻ mang theo tệ nạn, là gánh nặng cho thành phố... Những định kiến này đã gây nên mặc cảm tự ti với thân phận vô xứ của mình. Nhưng ít ai lại biết chúng tôi có một đời sống không mấy dễ dàng nó luôn đầy rẫy những rủi ro, thử thách. Nơi mảnh đất xa lạ này chúng tôi đôi khi không được chào đón nhưng quyết định ra đi cũng là phương cách duy nhất còn lại chúng tôi có thể lựa chọn, đôi khi còn là sự đánh cược của số phận mình trong dòng mưu sinh.

Trước những áp lực về kinh tế đè nặng trên vai, chúng tôi cũng không có nhiều lựa chọn để phát triển bản thân và được tiếp cận với những phúc lợi xã hội. Vì điều kiện kinh tế mà nhiều người di dân trong chúng tôi phải chấp nhận sống trong các khu nhà trọ chật hẹp, đôi khi một căn phòng nhỏ nhưng là nơi sinh hoạt của cả gia đình với 5 – 6 thành viên. Những khu chợ không đủ điều kiện an toàn thực phẩm, những bữa ăn không đủ dinh dưỡng vẫn làm cho chúng tôi băn khoăn và lo lắng nhưng lại không thể có lựa chọn khác. Áp lực bởi kinh tế, bởi những trách nhiệm ở quê nhà, bởi sự bất công của xã hội... tất cả làm cho chúng tôi chơi vơi nơi thành thị.

Ước mơ. Chúng tôi cũng có những ước mơ được đổi đời, những dự tính cho tương lai nhưng không phải tất cả đều có thể làm được, có biết bao anh chị em của chúng tôi vì không chịu nổi sức ép của thành thị đành bỏ về quê tiếp tục cuộc sống với đồng ruộng hay chuyển sang làm những ngành nghề khác. Vì trình độ thấp, thiếu những nguồn vốn xã hội cần thiết và vì thiếu hiểu biết nên đã đẩy biết bao anh chị di dân vào cảnh lầm than ở đô thị dù họ vẫn ao ước tìm kiếm một tương lai cho mình. Tôn trọng. Không khinh miệt. “Số phụ nữ bị chồng đánh đập, ngược đãi tại nhà, thậm chí là bởi chồng của họ, là rất lớn. Đối với tôi, vấn đề này gần như là satan”[12]. Thật sỉ nhục, rất sỉ nhục. Thật sỉ nhục khi một người cha hay một người mẹ tát vào mặt con mình, thật là rất sỉ nhục và tôi luôn nói điều này, đừng tát vào mặt con cái. Tại sao như thế ? Bởi vì phẩm giá là khuôn mặt. đâu là phẩm giá của tôi, đâu là phẩm giá của những người nữ bị đánh đập, bị lạm dụng?

Mục đích. Thăng tiến. Loan báo tin mừng. “Người ta dẫn trẻ em đến với Đức Giêsu, để Người đặt tay trên chúng. Nhưng các môn đệ la rầy chúng” (Mc 10,13).  Tính đến ngày 30/9/2021, có hơn 5 triệu trẻ em bị mất cha mẹ, ông bà hay người giám hộ. Tình trạng này vẫn còn tiếp diễn trong những năm tới, hậu quả là nhiều trẻ em sẽ bị rơi vào cảnh nghèo đói, thiếu sự chăm sóc của gia đình, bị đưa vào trung tâm mồ côi, thiếu giáo dục. Lần đầu tiên sau nhiều thập kỷ, số lao động trẻ em đã tăng lên 160 triệu. Về suy dinh dưỡng, năm 2020, có từ 6 đến 7 triệu trường hợp mới dưới 5 tuổi. Hơn 168 triệu trẻ em không được học trong suốt 12 tháng đầu tiên của đại dịch, và nhiều em khác phải bỏ học.

Kết luận. Loan báo tin mừng: Tình thương, vì họ là những chứng nhân của tình thương. Giúp người khác sống tốt truyền thống đạo đức của mình. Chân thiện mỹ. Môi trường: Trật tự thiên nhiên và hòa bình xã hội.

1. Đạo đức Kinh tế dịch vụ: Phục vụ loan báo tin mừng. Không làm mất hạnh phúc của mình và của người khác, biết dừng lại ở mức độ an toàn. Có luật pháp bảo vệ, giữa chủ và người giúp việc. Người phụ nữ trong gia đình có trách nhiệm giám sát và bênh vực người giúp việc. Thành lập công ty Dịch vụ-Tin mừng. Ví dụ: Giúp việc nhà, chăm sóc người già, nhà hàng, khách sạn, khu du lịch. Truyền giáo đô thị, chung cư, chuyển dịch hàng hóa…

Thời đại di dân: Lý do kinh tế, có lợi cho đôi bên, đô thị và nông thôn, văn minh, tiện nghi, tiện lợi, bình đẳng, hưởng thụ.

Chiến lược: Địa phận di dân.

Chia sẻ thực tiễn: ăn, ở, bệnh tật, lập gia đình, giáo dục tương lai

Một số kiến nghị hoàn thiện chính sách đối với vấn đề lao động di cư tới thành phố: Di dân tới thành phố diễn biến ngày càng đa dạng, phức tạp và có xu hướng tiếp tục gia tăng về quy mô, cần phải có nhận thức đúng vai trò của việc di dân do đây là vấn đề kinh tế - xã hội rất phức tạp. Vì vậy, thiết kế chính sách cho vấn đề này cần đặc biệt lưu ý một số nội dung sau - Mặc dầu nhiều người di cư vào thành phố là những người nghèo và phải chịu nhiều thiệt thòi, thiếu phương tiện tự bảo vệ, nhưng bất chấp hoàn cảnh khó khăn mà họ phải đối mặt tại đô thị thì những cư dân mới này vẫn cố bám trụ. Vì thế, tốt nhất là chính Việc di cư nếu được quản lý tốt sẽ là nhân tố tích cực cho sự phát triển của đô thị cũng như nông thôn. Do đó cần những nhà lập chính sách có tầm nhìn dài hạn và một chính quyền thành phố mạnh. Chính sách quản lý lao động di cư chặt chẽ sẽ càng làm xấu đi tình trạng của lao động nhập cư, đặc biệt là không giải quyết được triệt để gốc rễ của vấn đề mà còn trực tiếp ảnh hưởng tới sự phát triển và tương lai của thành phố. Chính quyền thành phố phải có biện pháp đáp ứng những nhu cầu sống thiết yếu của người dân di cư như giúp họ tiếp cận các cơ hội về nhà ở, việc làm, dịch vụ y tế, giáo dục, xoá bỏ sự phân biệt đối xử với họ. cung - cầu lao động, thường thông qua các giao dịch. - Nhà nước nên đầu tư nhiều hơn về nông thôn và phát triển các thành phố vệ tinh để tránh sự tăng trưởng quá nhanh của các thành phố lớn, giảm chênh lệch phát triển giữa các vùng, miền trong cả nước. Nên có chính sách hữu hiệu để thu hút doanh nghiệp về khu vực nông thôn, vừa tạo điều kiện phát triển kinh tế nông thôn, vừa sử dụng được lao động tại chỗ, thực hiện được phương châm “ly nông bất ly hương”, góp phần giảm bớt sự quá tải do vấn đề Người giáo dân di dân: Những thao thức và nguyện vọng.

“Từ vài thập kỷ nay rất nhiều bạn trẻ đã có mặt ở Sài Gòn để học tập và lao động, họ đang ngày đêm cố gắng trau dồi kiến thức và kinh nghiệm, để có thể lập thân, lập nghiệp tại thành phố này. Động cơ vào Sài Gòn của đa số những người trẻ là được đổi đời, được thoát cảnh con trâu đi trước cái cày theo sau, nhất là được khám phá và phát huy những khả năng của mình tại một thành phố năng động, giàu tiềm năng, có thị trường công nghiệp lớn, là đầu tàu của cả nước về kinh tế. Tuy nhiên, sống xa mái ấm, gia đình, xa quê hương, họ cũng gặp không ít những khó khăn, chịu nhiều áp lực, nhiều thiệt thòi về mọi mặt...” (trích video “Một thoáng Phát Diệm giữa lòng Sài Gòn” – thầy Giuse Vũ Văn Được – DCCT).

2. ĐỨC TIN TRONG BƯỚC ĐƯỜNG TÌM KIẾM TƯƠNG LAI

Bước đến thành thị người di dân cũng phải đứng trước những thách đố của cuộc sống và phải đối mặt với sự đảo lộn về văn hóa – xã hội. Ở vùng đất mới này chúng tôi luôn phải cố gắng để thích nghi bởi những khác biệt về môi trường sống, những khó khăn và những cạm bẫy luôn rình rập. Trong một xã hội gắn liền với sự “đa nguyên về thực tại” và “đa nguyên về căn cước”[1], xã hội mà truyền thông ngày càng chi phối mạnh mẽ tới mọi cá nhân trong xã hội. Những điều này tác động mạnh mẽ đến đời sống của người di dân, đặc biệt với những người giáo dân di dân như chúng tôi, bởi chúng tôi còn mang trong mình căn tính tôn giáo đã được định hình và chi phối tới mọi mặt trong đời sống.

Thay đổi môi trường, thay đổi không gian sống làm cho đời sống đạo của những người di dân cũng bị thay đổi, từ đó dẫn đến thay đổi về nhận thức đời sống đạo, thay đổi về “căn tính” trong đời sống đức Tin của người di dân, nó tạo nên những cách ứng xử mới của họ trong việc thực hành các lễ nghi và tham gia các sinh hoạt của họ. Trước những áp lực, những gánh nặng của cuộc đời người giáo dân di dân dễ bị phân mảnh, vụn vỡ trong tâm hồn, trong nhận thức của mình để rồi chính họ phải suy ngẫm khác về cuộc đời. Chỉ trong các hoàn cảnh sống riêng của chính mình thì họ mới hiểu và chọn lựa cho mình một phương cách sống riêng.

Nếu trong môi trường giáo xứ quê hương truyền thống mang tính chất đồng đạo cùng nằm trong một qui chuẩn nhất định, yếu tố cộng đồng tác động đến mọi khía cạnh của đời sống của người giáo dân vì vậy xây dựng một lãnh vực riêng tư là điều khó khăn. Khi những người giáo dân di dân này rời khỏi cộng đồng họ bước vào tiến trình trải nghiệm cá nhân trong một môi trường mới. Bước chuyển từ xã hội đơn văn hóa sang xã hội đa văn hóa sẽ cho người giáo dân di dân có một nhận thức mới về đời sống đạo bằng chính trải nghiệm của cá nhân mà còn gọi là “sự trưởng thành về đức Tin”.

Người giáo dân di dân không phải luôn mang trong mình sự giảm sút trong việc thực hành các nghi lễ tôn giáo mà chính họ cũng tạo nên sự phong phú và phát triển cho giáo xứ nơi họ đến. Chính bản thân họ được trải nghiệm đức Tin và hình thành nên những nhãn quan mới trong nhận thức về đức Tin tôn giáo của mình từ đó dẫn đến những cách hành xử mới. Nó có thể chính là sự “trưởng thành về đức Tin” nhưng cũng có thể là những khủng hoảng trong đời sống đạo, họ bị khủng hoảng trong việc chọn lựa những chiến lược sống, có những xung đột nội tâm giữa niềm tin tín ngưỡng và nhu cầu riêng tư bản thân. Vì vậy, việc lựa chọn lối sống của người giáo dân Công giáo để làm sao vừa duy trì bản sắc cộng đồng truyền thống, vừa đáp ứng nhu cầu riêng tư bản thân là một thách thức nội tâm đối với người di dân trong đời sống xã hội hiện nay.

Bằng sự trải nghiệm của chính bản thân với đức Tin của mình người giáo dân di dân đang kiến tạo nên những nhận thức mới về đời sống đạo. Trong tiềm thức của chúng tôi việc: đọc kinh, tham dự thánh lễ, học hỏi giáo lý... vẫn là những yếu tố đứng hàng đầu trong đời sống đạo của mình và chúng tôi luôn cố gắng gìn giữ và tham gia. Những buổi tối ở sân các nhà thờ hay ở các khu nhà trọ vẫn có những lời kinh mân côi vang lên. Chúng tôi quy tụ lại với nhau cùng dâng lên lời kinh, tiếng hát để tạ ơn Chúa và Mẹ trong suốt một ngày làm việc. Suốt bao năm nay những giờ kinh tối cùng nhau vẫn luôn diễn ra và nó đã trở thành một điều không thể thiếu và đã trở thành một nét riêng của những người giáo dân di dân nơi những khu nhà trọ chật hẹp của thành thị này.

3. CÁC NHÓM ĐỒNG ĐẠO ĐỒNG HƯƠNG – CHIẾN LƯỢC ỨNG XỬ CỦA NGƯỜI GIÁO DÂN DI DÂN

Giữa một thành phố năng động, xe cộ ngày đêm nối đuôi nhau vội vã ngược xuôi, chúng tôi nhận thấy có một “thoáng” người di dân Công giáo giữa lòng thành phố sôi động này. Vì cuộc sống mưu sinh mà đã bỏ cuộc sống quê hương, gia đình, xóm làng vào đây làm ăn sinh sống. Họ thường tìm một khu vực sinh sống có những người cùng quê hương, cùng những xứ đạo quê nhà để trở thành một xóm trọ có làng xóm, có người thân quen để nâng đỡ nhau những lúc tối lửa tắt đèn, những cơn gian nan túng quẫn. Các khu nhà trọ này tập trung nhiều trên địa bàn đường Phạm Thế Hiển quận 8, hoặc khu vực cách giáo xứ Bến Hải, Bến Cát thuộc quận Gò Vấp, hay khu vực đường Lê Đức Thọ là khu ở trọ tập trung nhiều anh chị em di dân đến từ GP. Phát Diệm, Bùi Chu, Thái Bình, riêng GP. Phát Diệm đa số họ làm nghề đúc bê tông, chở xà bần hoặc bán thực phẩm... Hay những người con của Giáo phận Vinh thuộc các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình,... thì thường tập trung gần các giáo xứ Xuân Hiệp, Khiết Tâm, Tam Hải và khu vực Dĩ An, Bến Cát của tỉnh Bình Dương, họ chủ yếu là những người công nhân làm việc trong các khu công nghiệp, khu chế xuất.

Trước những rủi ro, những thách thức của đời sống mới chúng tôi cũng phải đưa ra những lựa chọn dành cho mình để giảm thiểu những khó khăn đó. Chúng tôi tham gia vào nhóm đồng hương của mình nơi quy tụ các bạn trẻ xa quê Phát Diệm trong Nhóm giới trẻ Công giáo Phát Diệm tại miền Nam. Nơi đây chúng tôi được cùng nhau chia sẻ những gánh nặng của cuộc sống, những thách đố của đời sống đức Tin để rồi cùng nâng đỡ nhau trong hành trình đức Tin của mình. Những buổi sinh hoạt cùng nhau giúp chúng tôi được trưởng thành về đức Tin và như một bệ đỡ tinh thần cho chúng tôi ngay ở thành thị.

Cùng với Nhóm giới trẻ Công giáo Phát Diệm tại miền Nam cũng có rất nhiều các nhóm đồng hương, đồng đạo của các anh chị em di dân với những tên gọi: Nhóm đồng hương giáo xứ Quang Lạng, Nhóm đồng hương giáo hạt Minh Cầm, Nhóm đồng hương giáo xứ Làng Truông... Với các bạn sinh viên xa quê ở Sài Gòn có rất nhiều nhóm quy tụ các bạn cùng quê hương lại với nhau như: Nhóm sinh viên Công giáo Bùi Chu tại miền Nam, Nhóm sinh viên Công giáo Vinh tại miền Nam,... Các nhóm này không chỉ hỗ trợ về vật chất bằng việc tương trợ giúp đỡ nhau khi khó khăn, mà còn giúp đỡ cả về mặt tinh thần đặc biệt là những sinh hoạt tôn giáo với nhau.

Cùng với các nhóm đông đảo những người đồng hương với nhau thì các ngày gặp mặt di dân tại Sài Gòn cũng được tổ chức như: Ngày họp mặt di dân giáo phận Phát Diệm, Ngày họp mặt di dân giáo phận Thái Bình, Ngày họp mặt di dân giáo phận Vinh... đây là dịp cho chúng tôi được gặp gỡ các vị chủ chăn quê hương của mình và cũng là dịp nâng đỡ về tinh thần cho chúng tôi, cho những người con xa quê được thỏa niềm mong ước với quê hương mình. Nhưng đến rồi đi, chúng tôi vẫn lạc lõng trong dòng đời xô bồ, những đứa con xa quê vẫn luôn mong ước về với quê hương mình nhưng đó không phải là điều dễ dàng. Bởi các ngày họp mặt anh chị em di dân chỉ diễn ra một ngày, nó chỉ mang tính chất gặp gỡ mà chưa có sự đồng hành liên tục và giúp đỡ chúng tôi. Chúng tôi luôn mong ước một sự thấu hiểu từ các vị chủ chăn trong những thách đố mà những người con di dân như chúng tôi đang đối mặt.

Việc tham gia vào các nhóm Công giáo giúp chúng tôi định vị lại căn tính của mình trong cộng đồng, đặc biệt nơi đây có thể giúp chúng tôi có những cơ hội gặp gỡ các anh chị em cùng tôn giáo với mình để có thể có những cơ hội lựa chọn một người bạn đời cùng chung niềm tin tôn giáo với mình. Qua gặp gỡ, chia sẻ và đồng hành của các linh mục, tu sĩ và cùng các thành viên chúng tôi được nâng đỡ và trưởng thành trong đức Tin của mình. Trong không gian khác, thế giới khác chúng tôi bước đi với những sự lạc lõng nhưng nhờ vào các mạng lưới hỗ trợ của Giáo Hội mà chúng tôi bước đi vững vàng hơn. Nhưng cũng còn biết bao anh chị em di dân như chúng tôi không có cơ hội tham gia được vào các nhóm bởi những hoàn cảnh, những khó khăn riêng của từng người. Và cũng một phần bởi những yếu tố từ chính tổ chức của các nhóm tạo nên sự cản trở cho việc tham gia của người di dân, những nhóm chỉ quy tụ những người cùng một vùng hay một vài giáo xứ lại với nhau, chính những điều này làm cho những người anh chị em di dân khác khó có thể hòa nhập và tham gia được. Chính những sự cản trở này làm cho nhiều anh chị em di dân vẫn lạc lõng, đơn độc trong đời sống đức Tin của mình. Đặc biệt là những người giáo dân di dân mới, bởi giai đoạn ban đầu với những sự thay đổi và khủng hoảng sẽ rất dễ làm cho họ mất đi căn tính tôn giáo truyền thống của mình nếu không được nâng đỡ và đồng hành.

Lm. Gioachim Nguyễn Văn Hinh (D.Min)


[1] Phanxico, Gần gũi với người di dân, Avvenire 18/12/2021

[2] Luật Minh Khuê, tổng hợp & phân tích

[3]{C}{C} PGS.TS.Lê Xuân Bá, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế TW

[4] VARHS

[5]Xh, 3, 1-6; 14: 27-28

[6] Mv, 6-84; Gm 18; 23; TG 20; TĐ 11

[7] TS. Nguyễn Viết Định, Học viện Hành chính quốc gia

[8] Tập san Hiệp Thông / HĐGM VN, số 97 tháng 11 & 12 năm 2016

[9] Bạch Vân-Minh Huy, WHĐ (11.8.2020)

[10] Hàn lâm viện Toà Thánh, về Sự sống và Bộ Phục vụ Phát triển Con người Toàn Diện, 22/12/2021

[11] TG 20: Thành thị hóa

[12] Phanxico, CN, trên Kênh TG 5 ở Ý, 19/12/2021