03/07/2021
739
Luôn dẫn dắt với tình thương _ Chủng viện Thánh Gioan XXIII biên dịch

 









 

LUÔN DẪN DẮT VỚI TÌNH THƯƠNG

PHÓ TẾ HAROLD BURKE-SIVERS

 

Việc thực hiện những giới hạn do đại dịch COVID-19 vào tháng Ba năm 2020 hoàn toàn đảo lộn thừa tác vụ của tôi.

Trong đêm đầu tiên tại một giáo điểm ở Scotts-dale, Arizona, một lá thư do Đức cha Olmsted gởi tới yêu cầu dừng mọi thứ lại: không hội họp, không tập trung xã hội, và không Lễ. Tôi lên máy bay về nhà sáng hôm sau và cứ ở nhà (với một vài ngoại lệ không thường xuyên) trong chín tháng tới. Hầu hết các cuộc hẹn diễn thuyết và các chuyến đi trong nước suốt thời gian đó được sắp xếp lại và xoay quanh các sự kiện thực tế. Tất cả các chuyến đi ra nước ngoài bị hủy bỏ hoặc hoãn lại. Thông thường tôi đi khoảng 250.000 dặm mỗi năm, nhưng trong năm 2020 đại dịch đã cắt bớt sự đi lại của tôi ít hơn 5000 dặm.

Tác vụ của tôi ở giáo xứ cũng bị cắt giảm. Chỉ những cha được phép nhận các cuộc gọi từ bệnh viện và đưa Mình Thánh Chúa cho người không thể ra khỏi nhà và những người trong các cộng đoàn giúp đỡ người cao tuổi tại nơi cứ trú. Không còn các cuộc thăm viếng nhà tù. Tôi đã dành tháng đầu tiên ở nhà để cảm nhận sự bực bội và bất lực, tự hỏi nhiều lần:Chuyện gì đây?”

Sau một thời gian, tôi bắt đầu nghĩ về COVID-19 như một dấu hiệu dừng lại về mặt thiêng liêng trên đường đời - một thời gian dừng lại để nhìn sang trái và hỏi: “Tôi đã đến đây bằng cách nào?”, sau đó nhìn sang phải và hỏi: “Tôi sắp đi đâu?” Tôi đã suy gẫm về tất cả sự kiện trong đời dẫn tôi đến thời điểm này và cố phân định những gì Chúa đang nói và cách tôi thi hành tác vụ đã được giao phó cho tôi giữa một đại dịch trên toàn thế giới.

Những thử thách cho đời sống gia đình trong đại dịch COVID-19 rất nhiều như sự bất ổn tài chính; sự nhanh chóng gia tăng sử dụng chương trình khiêu dâm trên internet; gia tăng những vụ xô xát do bạo lực gia đình; những vấn đề không được giải quyết trong hôn nhân, giờ thì hiện ra và gây ra căng thẳng và chia rẻ; rồi bị giới hạn hoặc không được tham dự Thánh lễ, Bí tích Hòa giải, và Chầu Thánh Thể. Tuy nhiên, tôi tin rằng có nhiều cơ hội to lớn cho tôi mở rộng việc phục vụ để năng động đưa ra tác vụ trong những lúc khó khăn. COVID-19 đã mở ra những cánh cửa mới cho thừa tác vụ và việc loan báo Tin Mừng, và tôi kết luận rằng tôi phải bước lên để đáp ứng những thánh đố của thế giới đau thương hết sức cần lòng thương xót và sự chữa lành của Thiên Chúa.

Mặc dù thật đúng là các phó tế hỗ trợ các linh mục quản xứ, đó là những gì phần đông giáo dân thấy các phó tế thực hiện hằng ngày, trách nhiệm do thừa tác vụ chính của phó tế trong trên thế giới sau đại dịch là sẽ hỗ trợ Đức Giám mục với nhiệm vụ loan báo Tin Mừng của ngài diễn ra bên ngoài giáo xứ: gặp gỡ các bà góa, những người vô thần, tù nhân, người thờ ơ, người bần cùng, người vô gia cư, những người phân biệt chủng tộc, người sa ngã, người bị tước quyền - họ là những người hoặc không tham dự Thánh lễ hoặc không ghi danh trong giáo xứ. Đây là những người bên lề đã thất bại với những đổ vỡ, những người không ai trông thấy, những người sống trong bóng tối. Nói một cách đơn giản, các phó tế có thể đến với những người mà cha sở không thể đến. Sau khi gặp người bị gạt ra bên lề và chia sẻ Tin Mừng, phó tế, giống như những người bạn của người bại liệt nằm trên cái cáng trong Tin Mừng Luca, đem họ đến với thừa tác vụ chữa lành của linh mục.

Nhờ Bí tích Rửa tội, tiếng gọi của Thiên Chúa sẽ vang đến mỗi người chúng ta, gồm người được thụ phong và giáo dân. Chúng ta đã sẵn sàng đáp lời chưa? Chúng ta đã sẵn sàng đi theo chưa? Phải chăng sự lo lắng, tính tự cao hay sự miễn cưỡng tách chính mình ra khỏi mọi thứ trong thế gian làm chúng ta không được hoàn toàn tự do thay đổi tận căn? Chúa chúng ta nói: “Ai đã tra tay cầm cày mà còn ngoáy lại đằng sau, thì không hợp với Nước Thiên Chúa” (Lc 9,62). Bây giờ là lúc sắp xếp lại đời sống chúng ta, xem xét lại những ưu tiên và đặt Chúa Kitô lên hàng đầu trong đời mình, lên trên và trước hết mọi thứ khác. Nhưng câu hỏi là: Chúng ta thực hiện điều đó như thế nào? Tôi xin đề nghị bốn cách thực hành: 1) cầu nguyện nhiều hơn, 2) thúc đẩy công bằng sắc tộc, 3) tin tưởng các phó tế và 4) trở thành phương tiện của lòng Chúa thương xót.

Cầu nguyện nhiều hơn

Thiên Chúa thật sự thương chúng ta đến nỗi chịu chết. Ngài đã gửi Con Một của Ngài, Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta, chết để tỏ cho chúng ta thấy khi tự do cho đi điều quý giá nhất đối với chúng ta chính mạng sống của mình - để thực thi ý Chúa Cha, Thiên Chúa sẽ ban cho chúng ta sự sống muôn đời. Chúa Giêsu thậm chí cho chúng ta thấy trong giờ tăm tối nhất của cuộc đời, tình yêu của Thiên Chúa không chấm dứt. Trong những khó khăn của đời sống hằng ngày tình yêu của Thiên Chúa không giới hạn. Trong đau khổ và cái chết của chúng ta, tình yêu của Thiên Chúa không giữ lại điều gì.

Chúa Giêsu đã cầu nguyện trước khi Ngài vác thập giá, và đó thực sự là những thời điểm đen tối, khô khan - khi chúng ta buộc phải cầu nguyện giữa lo âu – chúng ta được dẫn vào ngay trung tâm của Mầu nhiệm Vượt Qua của Chúa Kitô. Thập giá thật trong cầu nguyện là tin rằng Chúa Giêsu là Chúa của đời ta trong từng hoàn cảnh. Không gì có thể chia cắt chúng ta khỏi tình yêu của Thiên Chúa, và cách chúng ta đáp lại hành động của Thiên Chúa trong đời sống chúng ta phản ánh niềm tin của chúng ta nơi tình yêu Ngài dành cho chúng ta. Nếu chúng ta muốn lời cầu nguyện trở nên một phần con người chúng ta, chúng ta phải trông đợi Thiên Chúa và hoàn toàn tin tưởng vào tình yêu và lòng thương xót của Ngài.

Chúng ta cầu nguyện vì chúng ta yêu; chúng ta cầu nguyện vì chúng ta muốn tương quan của chúng ta với Thiên Chúa sâu sắc và bền chặt hơn; chúng ta cầu nguyện vì chúng ta muốn dâng hiến bản thân cho Thiên Chúa; chúng ta cầu nguyện vì lời cầu nguyện đưa chúng ta từ việc biết về Thiên Chúa đến việc biết Thiên Chúa. Đó là lí do tại sao chúng ta phải bước vào hoang địa, nghĩa là chúng ta phải đi vào chốn buông bỏ. Trong nơi hoang địa, chúng ta cầu xin được biết Chúa, được cảm nghiệm quyền năng Phục Sinh của Ngài, và được chia sẻ chính đau khổ của Chúa Kitô.

Mầu nhiệm khổ nạn, Cái chết và Phục sinh của Chúa Kitô luôn kêu gọi chúng ta đến một đời sống mới. Một đời sống mới đòi hỏi chúng ta từ bỏ đời sống cũ, cũng như niềm tin đòi hỏi dâng mọi sự lên Thiên Chúa. Dâng hiến và từ bỏ không bao giờ dễ dàng; và chúng ta phải nhìn vào Chúa Giêsu làm gương cho chúng ta về việc ban tặng chính mình, bởi vì chính khi trao ban chính mình trong tình yêu chúng ta thực sự tìm thấy mình trong Thiên Chúa. Khi chúng ta cầu nguyện, chúng ta cầu xin Chúa hạ thấp những bức tường chúng ta đã dựng lên ngăn cách Ngài với chúng ta, để, nhờ quyền năng Chúa Thánh Thần, Chúa Giêsu bước vào những nơi được canh phòng nhất trong chúng ta, mong muốn cho chúng ta được tự do để yêu thương. Chúa Kitô cho chúng ta thấy và hiểu rằng nhờ quyền năng Thiên Chúa chứ không phải một ai khác, chúng ta có thể được biến đổi nhờ cầu nguyện. Trong đại dịch COVID-19 này, chúng ta phải buông tay khỏi vô-lăng và để Chúa lái. Chúng ta phải làm rỗng con người tội lỗi để Thiên Chúa có thể lắp tình yêu của Ngài vào chúng ta. Chúng ta phải chết đi đối với đường lối của thế gian này để Chúa Kitô sống trong chúng ta.

Thúc đẩy công bằng sắc tộc

Người Công giáo có thể giúp dập tắt sự bất ổn và bất công về sắc tộc. Chúng ta có thể đi đầu trong tạo thuận tiện cho việc thay đổi có hiệu quả thông qua đối thoại và hiểu biết, để gỡ bỏ những rào cản cho việc trao đổimở ra cuộc đối thoại đầy tôn trọng giữa những người có quyền lực và những người bị tước quyền. Qua những hạt giống được gieo vào các tâm hồn cởi mở cho sự thay đổi, giờ đây Chúa Thánh Thần có thể làm cho chúng lớn lên thành những dấn thân xây dựng sự toàn vẹn, chia sẻ sự khôn ngoan, truyền đạt sự hiểu biết tạo ra mùa gặt yêu thương và thay đổi. Vươn ra với lòng thương xót đến những người thuộc các sắc tộc khác nhau và lắng nghe chuyện đời của họ, đáp trả với sự thấu cảm, và hành động vượt qua những khác biệt với trái tin sám hối, khiêm tốn có thể tạo nên sự hoà hợp yêu thương sẽ âm vang khắp đất nước chúng ta.

Sau COVID-19, các giáo xứ có thể tổ chứctham dự những sự kiện văn hóa trong giáo xứ hoặc giáo phận để những phong tục và truyền thống của các sắc tộc khác nhau được người ta cảm kíchbiết đến, chứ không khiếp sợ và châm biếm. Điều này bao gồm sự trao đổi qua lại giữa các giáo xứ, đưa vào Hi tế Thánh lễ những diễn tả văn hóa đích thực và đáng kính để bày tỏ những ân ban độc đáo tất cả chúng ta mang đến cho Thân Thể Chúa Kitô mà không xâm phạm những quy tắc phụng vụ. Các phó tế có thể tạo thuận lợi cho các nhóm nghiên cứu tại các giáo xứ thảo luận các tài liệu của Hội Thánh về chủ nghĩa phân biệt chủng tộc.

Là tín hữu Công Giáo, chúng ta không thể cho phép ý thức hệ và văn hóa thế tục tuyên truyền chân lí tương đối, chủ quan của nó - thay thế chân lí khách quan, tuyệt đối nơi các nguyên tắc và học thuyết Công Giáo. Để giúp đánh bại ma qu và sự điêu ngoa của nó chúng ta phải xem xét nội tâm rộng hơn và kiểm tra lương tâm sâu sắc hơn để hiểu nguyên nhân gốc rễ của sự chia rẽ và bất hòa trong chúng ta đưa đến những hành vi tội lỗi – nơi đó ta thấy chính mình và những nguyên tắc thế gian đóng vai trò trung tâm tự trị mọi chân lí. Các tín hữu có thể thực hiện điều này nhờ hợp nhất các nguyên lí của giáo huấn xã hội Công Giáo (đặc biệt sự liên đới”) với các Mối Phúc, để đức tin trở nên không chỉ là “việc chúng ta làm” mà con người chúng ta là”.

Tin tưởng vào các phó tế

Vai trò giảng thuyết của phó tế ngoài phụng vụ là giúp Lời Chúa trở thành đời sống thực tế. Phó tế phải phân tích Kinh Thánh để đôi mắt người tín hữu được mở ra để nhận thấy sự hiện diện của Thiên Chúa hằng sống ở giữa họ. Những việc này tạo cơ hội rất tốt cho việc chia sẻ Tin Mừng, đặc biệt cho những người rời bỏ đức tin hoặc hoàn toàn không biết Thiên Chúa.

Trong một chuyến diễn thuyết gần đây tại Úc, tôi nhắc đến một nhận định mà tôi có được sau nhiều cuộc đối thoại với người trẻ trên khắp thế giới: Họ không biết Thiên Chúa yêu thương họ dường nào. Sau cuộc nói chuyện, một linh mục trẻ đã đến gần tôi và nói: “Thưa thầy, thầy rất đúng. Tôi muốn chia sẻ với thầy một kinh nghiệm tôi đã trải qua để làm minh hoạ cho ý tưởng của thầy”.

Khi tôi mới được thụ phong, tôi dạy thần học tại một trường trung học Công Giáo. Một ngày nọ, như một cuộc thực nghiệm, tôi đã viết lên một mặt của tấm bảng “tôi tin vào Thiên Chúa” và trên mặt kia “tôi không tin vào Chúa”, sau đó yêu cầu các học sinh đứng bên dưới câu tiêu biểu cho niềm tin của mình. Hầu hết các học sinh đứng dưới câu “tôi tin vào Thiên Chúa” và chỉ một vài học sinh chọn “tôi không tin vào Thiên Chúa”.

Sau khi các em ngồi xuống, tôi đã xoá hai câu đó và thay thế bằng “Thiên Chúa yêu tôi” và “Thiên Chúa không yêu tôi”, rồi yêu cầu các học sinh một lần nữa đứng lên cho biết câu nào thể hiện niềm tin của mình nhất. Không một học sinh nào đứng dưới câu “Thiên Chúa yêu tôi”. Một ít học sinh đứng dưới câu “Thiên Chúa không yêu tôi”. Các học sinh còn lại ngồi tại bàn bởi vì không chắc chắn.

Tâm hồn tôi chùn xuống. Kinh Thánh nói rõ: “Còn chúng ta, chúng ta biết tình yêu của Thiên Chúa nơi chúng ta, và đã tin vào tình yêu đó. Thiên Chúa là tình yêu, và ai ở lại trong tình yêu thì ở lại trong Thiên Chúa, và Thiên Chúa ở lại trong người ấy” (1Ga 4,16). Tại sao đây không phải là kinh nghiệm của người trẻ ngày nay? Các phó tế có vai trò nào để đảo ngược xu hướng này trong đại dịch COVID-19?

Các phó tế có thể giúp người trẻ nhận ra các chân lí này:

* Mọi của cải trên thế gian này sẽ tan biến và sẽ không mang lại hạnh phúc, sự hài lòng, hoặc niềm vui mà họ đang tìm kiếm vì: “Anh em đừng tích trữ cho mình những kho tàng dưới đất nhưng tích trữ cho mình những kho tàng ở trên trời... Vì kho tàng của anh ở đâu thì lòng anh ở đó” (Mt 6,19-21).

* Những lựa chọn của họ ảnh hưởng đáng kể tới đời sống của người khác: “Mỗi người trong chúng ta sẽ phải trả lời về chính mình trước mặt Thiên Chúa. Vậy… anh em hãy xét sao để không bao giờ gây cớ cho anh em mình phải vấp hay phải ngã” (Rm 14,12-13).

* Những hành động họ thực hiện và những quyết định họ đưa hôm nay có những hệ quả vĩnh viễn: “Anh em đừng có lầm tưởng: Thiên Chúa không để cho người ta nhạo báng đâu. Thật vậy, ai gieo giống nào thì gặt giống ấy. Ai gieo tính xác thịt, thì gặt được hậu quả của tính xác thịt là sự hư nát. Còn ai theo Thần Khí mà gieo điều tốt, thì sẽ gặt được kết quả của Thần Khí là sự sống đời đời” (Gl 6,7-8).

* Những gì họ thực sự mong ước là sự hiệp thông yêu thương và ban sự sống với Thiên Chúa: “Đưa con ra khỏi thai bào, vòng tay mẹ ẵm Chúa trao an toàn. Chào đời con được dâng cho Chúa, được Ngài là Chúa tự sơ sinh” (Tv 22,9-10).

Lời khuyên này dành cho người trẻ cũng tương tự với lời khuyên của Vua Đavid dành cho Salômon: “Hãy tuân giữ các huấn lệnh của Đức Chúa, Thiên Chúa của con, mà đi theo đường lối của Ngài, là giữ các điều răn, mệnh lệnh, luật pháp và chỉ thị của Người, như được ghi trong luật Môsê. Như thế con sẽ thành công trong mọi việc con làm” (1V 2,3). Vua Đavid giúp con của ngài hiểu rằng việc tuân giữ lề luật của Thiên Chúa không làm cho con thành nô lệ mà còn thực sự để con được tự do. Giống Đavid, các phó tế phải giúp thế hệ trẻ hiểu được những nghịch lí của đức tin: rằng thập giá, một công cụ của sự chết, thực sự là phương tiện để đạt đến sự sống muôn đời.

Trở thành phương tiện của lòng Chúa thương xót

Trong cặp mắt người Do Thái, người Samari là một tên ngoại quốc không được mong muốn và là người ngoài bị khinh thường. Vậy mà trong dụ ngôn của Chúa Giêsu người lạ này – tuy bị cho là không có Thần Khí thương xót và trắc ẩn của Thiên Chúa - lại quan tâm tới một người Do Thái đang nằm dưới đất đã bị các giáo chức khước từ. Thật vậy, người Samari đã cố gắng hết sức để chăm sóc người bị thương, không tiếc phí tổn.

Chúng ta hãy thành thật: Bạn sẽ làm gì trong tình huống đó? Thật dễ nói, khi nhìn lại, “tôi sẽ giúp người ấy”. Nhưng nếu người đàn ông gần chết này là một kẻ ấu dâm thì sao? Là thành viên của nhóm coi người da trắng là ưu việt thì sao? Là tội phạm hãm hiếp hung ác hoặc một kẻ giết người hành loạt thì sao? Khi bạn đi đường ngang qua anh ấy và biết rõ tội lỗi trầm trọng của anh, bạn có thể cảm thấy tức giận chính đáng với sự cay đắng theo cảm xúc tự nhiên. Những tình cảm giận d, coi thường, khinh bỉ hiện lên rất rõ. Bạn nói với mình:Đáng đời mày!”. Bạn có thực sự quan tâm liệu người đó còn sống hay chết không? Bạn có muốn người ấy nằm đó và không cho người ấy một cơ hội thứ hai?

Điều gì xảy ra nếu các vị trí này đảo ngược? Khi bạn nằm đó trong đau đớn bên vệ đường, sức nặng của tội lỗi và đau đớn chúng đã gây ra làm bạn choáng ngợp. Bạn nhận thấy bạn là một tội nhân cần lòng thương xót của Thiên Chúa. Bạn đang đợi Thiên Chúa đáp lại lời bạn xin được an ủi và trợ giúp. Hết người này tới người khác đi qua, gần như không nhìn bạn. Khi họ làm vậy, cái nhìn soi mói ghê tởm giống như con dao găm vào tâm hồn bạn. Cô đơn và sợ hãi, ý nghĩ lướt qua tâm trí bạn là bạn sẽ chết... và không người quan tâm. Bạn nói với mình: “Tại sao không ai giúp đỡ tôi?”.

Đại dịch COVID-19 đã đặt ra những thách đố mới trong thời đại chúng ta. Giờ đây những người đang tìm kiếm sự trợ giúp là những người mất việc làm và việc kinh doanh, những người không thể chi trả tiền thuê nhà, những người bị hạn chế hoặc không thể tiếp cận việc điều trị, những người bị cách li khỏi gia đình và bạn bè trong các nhà dưỡng lão, những người bị giam giữ,các nhân viên y tế tuyến đầu. Việc chúng ta tích cực góp phần để tạo thay đổi thực sự từ nhãn quan Công Giáo trong đại dịch hướng đến chân lí này: Nếu chúng ta muốn đánh bại tội lỗi xấu xa, chúng ta phải luôn dẫn dắt với tình thương. Chúng ta phải là người Samari nhân hậu.

-----

Phó tế Harold Burke- Sivers là một diễn giả, tác giả, và nhà thuyết giáo nổi tiếng quốc tế. Thầy có bằng cử nhân kinh tế và quản trị kinh doanh tại Đại học Notre Dame, và bằng thạc sĩ thần học tại Đại học Dallas. Ông là tác giả của cuốn sách bán chạy nhất, Behold the Man: A Catholic Vision of Male Spirituality và đã viết tác phẩm được ca ngợi là Father Augustus Tolton: The Slave Who Became the First African American Priest.

Trích từ ebook Catholicism after Coronavirus, A Post-COVID Guide for Catholics and Parishes (Đạo Công giáo sau thời Coronavirus, Hướng dẫn dành cho người Công giáo và các giáo xứ thời hậu Covid) của Word on Fire, trang 34-47.

Biên dịch: Nhóm dịch thuật Gioan XXIII