01/06/2017
607
Sống đạo lành phước hạnh, thiên đường nở hoa tươi_ Lm. FX. Thượng


 

Có một bạn trẻ đi lễ chiều Chúa Nhật ở một nhà thờ, nghe cộng đoàn đọc rằng: “tứ chung của Hội Thánh: Chết, phán xét, hoả ngục, thiên đàng” liền hỏi, vậy “tứ chung ấy có nghĩa là gì? chết - phán xét - hoả ngục - thiên đàng có phải quá trình tiệm tiến tất nhiên như “sinh - lão - bệnh - tử” của thuyết nhà Phật? Thật thú vị để có thể trả lời cho bạn ấy, đồng thời “ôn tập” kiến thức học ở Đại Chủng Viện khi trước. Nên viết mấy dòng cho thoả dạ khách tri âm chăng!

Thật vậy, từ xa xưa, loài người không ngừng khắc khoải về nguồn gốc và số phận sau cùng đời mình: loài người bởi đâu mà có, chết rồi đi đâu? Đức tin Công giáo soi sáng bạn về 4 vấn đề sau hết của cuộc đời gọi là tứ chung. Tứ chung (tiếng Anh: Four last things) chỉ về bốn sự việc cuối cùng của cuộc sống con người, đó là câu mà bạn ấy nghe: chết - phán xét - hoả ngục - thiên đàng. Tìm kiếm xem mỗi ý nghĩa trong chuỗi “Tứ Chung” mang ý nghĩa nào thì bạn sẽ hiểu ngay nó là quá trình hay là ý niệm về những “sự hữu” siêu hình, siêu vật lý. Thực ra, đây là một học thuyết Công giáo về cánh chung hay danh từ chuyên gọi là “cánh chung luận” - Eschatologie, cũng như thuyết Luân Hồi thuần Phật giáo.

1. Sự Chết

Người Việt thường nói: “Sinh ký, tử qui” (Sống gửi, thác về). Người ta thấy sự ngắn ngủi của cuộc đời con người, vừa cất tiếng than vãn vừa khuyên răn sống thiện, chết lành dù là vua chúa hay thường dân:

Đời người khác thể đoá hoa,

Sớm còn, tối mất, nở ra lại tàn.

Và người ta bảo nhau:

Đời người có tử, có sanh,

Sống lo chức phận, thác dành tiếng thơm.

Xét theo tự nhiên: Chết là chấm dứt sự sống nơi sinh vật. Chết là định luật tất yếu của muôn loài. Xét theo đức tin Công giáo: Chết là hậu quả của tội lỗi: vì một người duy nhất, mà tội lỗi đã xâm nhập trần gian và tội lỗi gây nên sự chết. (x. Rm. 5,12); Chết là ngưỡng cửa bước vào đời sau: “Ai nghe lời Tôi và tin vào Đấng đã sai Tôi thì có sự sống đời đời..., giã từ cõi chết bước vào cõi sống” (x. Ga 5,24). Ta thường gọi một người chết là “qua đời”; Chết là tham dự cuộc Tử Nạn của Chúa Kitô để được Phục sinh với Người trong vinh quang: “Ao ước của tôi là ra đi để được ở với Đức Kitô, điều này tốt hơn bội phần” (x. Pl 1,23). Theo Kinh Thánh, vì ông bà Nguyên tổ loài người là Ađam, Evà đã phạm tội ăn quả Chúa cấm nên ông bà và con cháu phải chết. Con người thành bởi hồn thiêng và xác thể hợp lại, nên khi chết là lúc hồn lìa xác. Xác nằm chờ chôn táng dưới đất, hoặc hoả thiêu. Trong Phật giáo, chết được dùng để chỉ sự sinh diệt, thăng trầm của tất cả các hiện tượng, các Pháp. Trong bộ luận Thanh tịnh đạo, vị Đại luận sư Phật Âm (buddhaghosa) diễn tả như sau: “Theo chân lý tuyệt đối thì chúng sinh chỉ hiện hữu trong một thời gian rất ngắn, một thời gian ngắn như một khoảnh khắc của nhận thức (một ý niệm, Sát-na). Như một bánh xe, trong khi đang lăn cũng như đang đứng yên, chỉ chạm đất ở một điểm duy nhất. Như thế, chúng sinh chỉ sống trong một khoảnh khắc của một nhận thức. Nhận thức này (ý niệm) mất đi thì chúng sinh đó chết”.

Ngay khi còn sống, con người đã mang trong mình sự chết, vì thế mà con người sẽ phải chết. Chết là một kết thúc của ta trong cuộc sống này, và mọi cái ta sở hữu cũng đều chấm dứt. Thật là một tư tưởng cay đắng cho những ai chỉ biết vui hưởng của cải trần gian, nhưng lại là một viễn tượng đáng khát vọng cho những người sống cơ cực (x. Hc 41,1).

Đứng trước định mệnh khắt khe đó, người ta dễ có một nhận định sầu thảm đôi khi sinh ra một thất vọng chán chường (x. Sm 12,23). Tuy nhiên sự khôn ngoan chân thực thì vượt xa nhận định ấy khi nhận biết thân phận mình nằm trong vòng tay Thiên Chúa. Điều đó giúp ta khám phá ý nghĩa sự sống đích thực qua sự chết. Khi nghĩ đến những người đã chết, chúng ta cũng phải nghĩ tới cái chết của chính bản thân mình. Chết là đã vĩnh viễn hoàn tất đời mình. Là người Kitô hữu, chúng ta phải biết đón nhận sự hoàn tất đó với một tâm hồn bình an cao cả, vì mạc khải Kitô giáo đã cho biết rằng cái chết như cánh cổng to lớn mở vào thánh điện an vui vĩnh hằng. Như thánh Phaolô đã xác định: vào ngày cuối cùng, cái hư hoại trong ta sẽ trở nên bất hoại, cái khả tử sẽ nên bất tử (x. 1Cor 15,53). Nhờ Đức Kitô, trong hy vọng thì tất cả đã thành đạt, nhưng trong thực tế, ta vẫn phải chịu đựng những bất hạnh. Niềm tin và hy vọng không diệt nổi bản năng sinh tồn, nhưng nó đem lại một tâm tình đón nhận bình thản và an vui: “Tôi chết vui cũng như đã sống vui”.

2. Phán xét:

a. Phán xét riêng (ngay sau khi chết):

Tất cả mọi người, sau khi chết hay lìa đời tất sẽ phải trình diện trước toà Chúa Kitô để mỗi người lãnh lấy thành quả đời mình trong thân xác, xứng với các việc đã làm, hoặc lành hoặc dữ (x. 2 Cr 5,10). Đức tin Ki-tô giáo xác quyết linh hồn mỗi người sẽ không đầu thai vào kiếp khác, hay không đi lang thang, nhưng sẽ bị xét xử về mọi tư tưởng, lời nói, việc làm và những việc thiện phải làm mà đã bỏ qua.

Người đời ai cũng tin tưởng rằng phải có thưởng phạt sau khi chết. Người Việt chúng ta tin theo thuyết quả báo: “Thiện ác đáo đầu chung hữu báo” (x. Minh Tâm Bửu Giám): tội phúc sau cùng phải có quả báo. Từ quan niệm quả báo đó, người ta đưa ra nguyên tắc: “Hữu công tắc thưởng, hữu tội tắc trừng”: có công phúc thì được thưởng, có tôi thì phải phạt. “Thiên công đường”, toà luận tội sau khi chết là một quan niệm lâu đời trong các tôn giáo cổ xưa. Theo quan niệm này, thần minh xét xử con người và thưởng phạt tùy theo tội phúc họ đã làm. Trong ý nghĩa thần học, phán xét là hành động chung quyết của Thiên Chúa, qua đó, số phận của các thụ tạo tự do được xác định vĩnh viễn. Từ ban đầu, các tín hữu đầu tiên ít quan tâm đến phán xét riêng. Mãi đến thế kỷ thứ 4, có một ý kiến phổ thông – như thánh Ambrôsiô – cho rằng có những nơi tạm trú, Phật giáo gọi là “Thiên trung ấm” chờ sẵn các linh hồn sau khi lìa xác. Chỗ tạm trú không phải mọi người giống nhau. Có người phải chịu phạt, có người lại được thưởng công. Quan điểm cho thấy quan niệm phán xét riêng đã được manh nha. Các giáo phụ nói nhiều về phán xét riêng: thánh Hilariô, thánh Basiliô, thánh Gioan Chrysostômô, thánh Augustinô…

Tới năm 1276, bản tuyên ngôn của Đức giáo hoàng Clêmentê II trở thành bản kinh chính thức đầu tiên phân biệt “phán xét chung và phán xét riêng”. Từ đó phán xét riêng bắt đầu chiếm ưu thế trong giảng dạy và thần học. Một tác giả thời danh của thế kỷ này là thánh Tôma Aquinô cũng dạy : mỗi người vừa là một ngôi vị riêng biệt, vừa là thành phần của toàn thể nhân loại, nên cần có 2 cuộc phán xét. Phán xét riêng liền sau khi chết và một cuộc phán xét khác vì là thành phần của cả nhân loại.  Theo công đồng Lyon II năm 1274 và công đồng Florence năm 1439, thì liền sau khi chết, kẻ lành vào ngay thiên đàng hay luyện ngục và kẻ dữ vào ngay hỏa ngục và như vậy là có phán xét riêng. Sau cùng, năm 1964, trong hiến chế tín lý về Giáo hội “Lumen Gentium”, công đồng Vatican II dã dạy :”Thật vậy, trước khi ngự trị với Chúa vinh hiển, mọi người chúng ta  đều phải trình diện trước tòa Chúa Kitô”(2Cr 5,10).  Chỗ này nói về phán xét riêng, vì tiếp sau có viết :”Và ngày tận thế”, tức là có hai lần phán xét : trước tận thế và chính ngày tận thế.

Dưới ánh sáng đức tin, chết là kết thúc thời gian cứu độ Chúa dành cho mỗi người. Vì thế, sau khi chết, mỗi người đều bị xét xử về các việc lành dữ đã làm khi còn sống, để nhận lấy số phận đời đời, hạnh phúc hoặc đau khổ. Thánh Kinh xác quyết chính Chúa Giêsu Kitô sẽ phán xét chung toàn thể loài người vào ngày thế mạt. Thánh kinh cũng cung cấp nhiều yếu tố giúp ta nhận ra có phán xét riêng từng người liền sau khi người ấy chết. (x. dụ ngôn Lazarô- Lc 16,19-31); Lời Chúa nói với người trộm sám hối (x. Lc 23,43). Giáo lý Công giáo số 1021 dạy :”Cái chết kết thúc đời sống con người, nghĩa là chấm dứt thời gian đón nhận hay chốâi bỏ ân sủng Thiên Chúa được biểu lộ trong Đức Kitô. Khi đề cập đến phán xét, Tân ước chủ yếu nói về cuộc gặp gỡ chung cuộc với Đức Kitô trong ngày quang lâm, nhưng cũng nhiều lần khẳng định có sự thưởng phạt tức khắc ngay sau khi chết, tùy theo công việc và đức tin của mỗi người…”. Giáo lý Công giáo số 1022 nói rất rõ về vấn đề này : “Ngay khi lìa khỏi xác, linh hồn bất tử sẽ chịu phán xét riêng để được thưởng hay bị phạt đời đời; tùy theo đời sống của mình trong tương quan với Đức Kitô, linh hồn hoặc phải trải qua một cuộc thanh luyện hoặc được hưởng phúc trên trời hoặc sa địa ngục vĩnh viễn”.

Theo chiều hướng thần học nói chung, con người vừa mới chết được Thiên Chúa soi sáng nhận biết rõ ràng mọi sự trong giây lát và đánh giá tổng kết  toàn bộ cuộc đời mình trên trần gian, qua đó, linh hồn nhận thấy rõ phần thưởng hay hình phạt tương ứng dành cho mình, nghĩa là chính mình quyết định  nhận lấy phần thưởng hay hình phạt cho mình. Nhà thần học Cardinal Billot nói : “Ngay sau khi linh hồn lìa khỏi xác, trong phút chốc thì cuốn sách lương tâm liền mở ra, làm cho ta nhận thức ngay một trật toàn bộ các việc ta đã làm khi còn sống”. Parvilliez giải thích thêm : Chính ta sẽ phán xét ta, bởi tình trạng quá hiển nhiên công khai không thể chối cãi được. Công trạng và lỗi lầm sẽ xuất hiện trước mắt ta  trong ánh sáng chói lọi; đồng thời cũng cho thấy những phần thưởng và hình phạt tương xứng với ta. Như thế, chính ta sẽ tuyên án cho ta  và quan tòa khoan dung hay khắc nghiệt không có gì ảnh hưởng đến bản án đó, thiên thần và quỉ dữ có trổ tài hùng biện cũng không thể thay đổi bản án đó (L.M. Parvilliez, Niềm vui trước sự chết, tr. 57-58).

Hình ảnh Minh Kính Đài hay Minh Cảnh Đài trong giáo lý Cao Đài là nơi sau khi ta lìa đời, linh hồn sẽ đến trước tấm gương này để tất cả việc ta làm  trong kiếp sống vừa qua sẽ lần lượt tái hiện không sót mảy may trên mặt gương, y hệt những thước phim được chiếu lại trọn vẹn. Không cần ai phán xét hết. Những việc làm tốt khiến lòng ta tự dưng khoan khoái, sung sướng. Những việc làm quấy sẽ bắt ta tự xấu hổ, đau đón, ăn năn…

b. Phán xét chung - ngày tận thế:

Trong Tin Mừng Matthêu, Chính Chúa Giêsu đã loan báo trước rằng sẽ có tận thế, và trong ngày tận thế, Chúa sẽ thực hiện cuộc phán xét cuối cùng (ngày chung thẩm). Theo đó, những ai đã đi theo Người sẽ ngồi với Người trong vinh quang để cùng phán xét với Người (x. Mt 19:28).  Thánh Phao-lô viết rằng: “Anh em không biết rằng các thánh sẽ xét xử thế gian sao?  Mà nếu thế gian sẽ bị xét xử bởi anh em, thì anh em lại lại không xứng đáng để xét xử những vụ tầm thường sao?” (1 Cor 6:2-3 ).  Nhiều người ngày nay lo sợ về ngày tận thế. Bởi vì có nhiều dấu hiệu giống như những điều đã được tiên báo trong các sách Tin Mừng. Chẳng hạn như loạn lạc chiến tranh, tình trạng hỗn độn, nạn đói kém, các dịch bệnh, động đất và việc xuất hiện các ngôn sứ giả (x. Mt 24, 4). Đối với mỗi Kitô hữu, sự kiện tận thế không phải là sự hủy diệt trái đất, nhưng là việc Chúa Giêsu đến lần thứ hai. Đó là lúc kẻ chết sống lại và mọi người đều phải đối diện trước mặt Thiên Chúa để chịu xét xử về công trạng của mình trong cuộc sống và những việc mình đã làm . Ngày phán xét chung là ngày của sự công bình và sự thật. Trong ngày đó, những kẻ khôn ngoan sẽ chiếu sáng như ánh quang của bầu trời; Những kẻ công chính sẽ chiếu sáng như các vì sao. Kẻ lành sẽ được thưởng, kẻ thất trung sẽ bị loại trừ. Lòng mỗi người, mà Thiên Chúa thấu suốt, sẽ được phơi bày ra. Những kẻ đã sống vì Thiên Chúa sẽ được dẫn tới bên Ngài; Những kẻ chối từ Ngài sẽ bị ruồng bỏ.

Giáng sinh năm 1541, người ta mở tấm màn che phủ bức tranh khổng lồ của Michel Angelo: Bức tranh về ngày phán xét chung. Nếu được nhìn ngắm, hẳn chúng ta sẽ rùng mình khiếp hãi. Khuôn mặt của Chúa Giêsu không còn là khuôn mặt của vị mục tử nhân lành, nhưng là khuôn mặt của một vị quan tòa oai nghiêm. Trong bức tranh, có đến hơn 300 hình ảnh: nào là các thánh Tông đồ, nào là các thánh Tử đạo, nào các thánh Tiến sĩ, nào là các Đức Giáo hoàng, nào là những người giáo dân…Theo tiếng kèn thiên sứ, những người chết chỗi dậy và ra khỏi mồ. Cha mẹ âu yếm nhìn lại con cái của mình. Bạn bè tay bắt mặt mừng. Thế nhưng, trong ánh mắt của họ hiện rõ một sự lo âu sợ hại vì số phận đời đời sắp được ấn định. Nhưng đó mới chỉ là một bức tranh do óc tưởng tượng của nhà nghệ sĩ thôi.

Trong ngày phán xét chung, màn che dấu cuộc đời chúng ta cũng sẽ được vén lên và lúc đó câu hỏi duy nhất được đặt ra cho mỗi người, đó là hình ảnh Thiên Chúa có rõ ràng và sáng chói trong tâm hồn chúng ta hay không? Trong cuộc sống trần gian, chúng ta đã dùng áo quần và son phấn cũng như địa vị xã hội để che dấu con người thực sự và ngay cả những người bạn thân thiết nhất cũng không thể nào nhìn thấy khuôn mặt thật của chúng ta. Nhưng khi giờ phán xét đến, tất cả bức màn ấy sẽ bị rơi xuống, để chúng ta hiện nguyên hình trước tôn nhan Thiên Chúa. Mọi tư tưởng, mọi lời nói và mọi việc làm của chúng ta, dù thầm kín nhất cũng sẽ bị phơi bày dưới ánh sáng của Thiên Chúa. Chúng ta không thể nào chạy tội hay chối cãi được nữa. Đó là một giây phút quyết liệt, giây phút đứng trước tòa án tối cao của Thiên Chúa, Ngài sẽ không hỏi chúng ta đã sống được bao nhiêu năm, nhưng sẽ hỏi chúng ta đã sống như thế nào?

Lúc bấy giờ sứ thần Chúa sẽ mở cuốn sổ cuộc đời chúng ta. Bao nhiêu ngày là bấy nhiêu trang. Đây là những ngày chúng ta còn thơ ấu với những trang được viết bằng nét chữ vàng ghi nhận những giờ kinh sốt sắng, những lần rước lễ thật trang nghiêm và những tâm tình sám hối ăn năm. Sứ thần Chúa tiếp tục mở những trang kế tiếp. Không một tư tưởng, không một lời nói cũng như không một việc làm nào bị quên sót. Tất cả những việc tốt cũng như những việc xấu.

3. Thiên Đàng - Nơi Thiên Chúa và những kẻ lành thánh.

Thiên đàng hay Thiên đường (chữ Hán 天堂; thiên: trời, tầng trời, cõi trời; đường hay đàng: cái nhà, cõi) là khái niệm về đời sau được tìm thấy trong nhiều tôn giáo và các tác phẩm triết học. Những người tin vào thiên đàng cho rằng thiên đàng (hoặc Hoả ngục) là chỗ ở trong đời sau của nhiều người hoặc toàn thể nhân loại. Trong một số trường hợp, có những người, theo truyền thuyết hoặc theo lời chứng, có những trải nghiệm cá nhân giúp hiểu biết về Thiên đàng. Họ tin rằng những trải nghiệm họ có được là để thuật lại cho người khác biết về sự sống, Thiên đàng và Thiên Chúa. “Hữu công tắc thưởng, hữu tội tắc trừng”. Ở thế gian phép công bình thưởng phạt, ít khi được thi hành cho đúng. Luật pháp bị chi phối bởi sự hạn chế của khiếm khuyết của công cụ hành pháp án oan, hoặc lọt tội, hay vì kim tiền mà luật pháp bị uốn cong. Trần thế luôn than phiền rằng: người thánh thiện, mà cứ bị rủi ro; việc lành không được khen thưởng, lắm phen tội ác lại được tán dương. Nhiều khi phần thưởng phần phạt, không cân xứng chút nào với tội phước, vì người ta không thấu tận nhân tâm, không biết được mọi điều cặn kẽ.

Thiên đàng là nơi chốn dành cho những ai đã được thanh tẩy, người chết trong tội lỗi không được phép vào. "Những ai chết trong ân sủng và tình bằng hữu của Thiên Chúa và được thanh tẩy hoàn toàn sẽ sống đời đời với Chúa Kitô. Họ đời đời giống Thiên Chúa, vì họ "nhìn thấy Ngài" mặt đối mặt." (Giáo lý Giáo hội Công giáo 1023) "Những ai chết trong ân sủng và tình bằng hữu của Thiên Chúa và được thanh tẩy không trọn vẹn, dù không được chắc chắn sự cứu rỗi đời đời, phải trải qua sự thanh tẩy sau khi chết, cũng sẽ đạt được sự thánh khiết cần thiết để bước vào sự vui thoả của Thiên Chúa." (Giáo lý Giáo hội Công giáo 1054). Nếu một người chịu rửa tội đúng cách, khi chết người ấy sẽ lên thiên đàng (theo đức tin Công giáo Rôma, thánh lễ rửa tội (báp têm) xoá sự trừng phạt hiện thời hay vĩnh cửu của mọi tội). Nếu một người không bao giờ phạm trọng tội, trong khi đã được xoá các khinh tội trước khi chết, người ấy sẽ vào thiên đàng.

4. Luyện Ngục - chốn thanh tẩy cuối cùng bằng lửa, Hoả ngục - chốn  trừng phạt đời đời trong lửa.

a. Luyện ngục.

Lúc ra trước toà Thiên Chúa, nếu ta được đầy ơn sủng Chúa, làm nhiều việc lành, lánh xa tội lỗi trong thuở bình sinh. Ai đó sẽ được nhận vào sổ con cái đời đời, chung sống với các vị Thần Thánh, đồng hưởng Thiên Chúa Ba Ngôi nếu đủ thánh thiện, hiểu biết Thiên Chúa một cách sâu xa, mến yêu Người một cách nồng hậu, ta sẽ thấu suốt những điều mầu nhiệm cao cả trong Chúa, mà lúc ở trần gian, ta chỉ được biết sơ một cách mờ ám nhờ đức tin. Trong Chúa ta sẽ nhận thấy những sự tốt lành đáng chuộng nơi Đức Mẹ, Chư Thánh, nơi linh hồn và bản thể của con người, và những người liên hệ với vạn vật, cùng muôn vàn điều mỹ thiện khác trên trời dưới đất. Song, đa phần sẽ vào thiên đàng sau khi qua Luyện ngục (hoặc “nơi thanh tẩy cuối cùng trong lửa”). Trong Luyện ngục, linh hồn phải chịu trừng phạt vì những tội đã phạm khi còn sống. Linh hồn ở luyện tội sẽ được hưởng nhiều từ các thánh lễ dâng lên mỗi ngày để cầu cho họ cũng như các việc lành của người thân cho họ. Tham dự thánh lễ, xưng tội đúng cách, cũng như đã được đại xá (plenary indulgence), sau khi chết sẽ vào thiên đàng, cũng có thể nhường ơn ấy cho các linh hồn trong luyện ngục. Có nhiều cách để được đại xá, chiếu theo các thánh chỉ của Giáo hoàng. Để được đại xá, cần phải dự thánh lễ xưng tội đúng cách, ăn năn, dự Bí tích Thánh thể đúng cách, đọc một số lần các kinh như Kinh Lạy Cha, Kinh Kính Mừng, Kinh Sáng Danh và làm số công đức. Hơn nữa, người ấy cần phải giữ mình khỏi mọi tội, trọng tội cũng như khinh tội, trong khi thực thi những điều này. Nhiều người tin rằng họ cần phải nhận lãnh sự toàn xá để khỏi phải ở lâu trong ngục luyện tội trong khi những giáo dân bất đồng khác cho rằng nếu có thể tránh xa mọi tội lỗi thì không cần phải được đại xá.

b. Hoả Ngục

Hongc là nơi đpht quma và kd, liu mình nghe theo Satan. Chúa Giêsu tchi nhng kdvà chúng strm luân vào đó, tt cnhng ai khinh chê lut Ngưi, chbiết nghe theo tà thn xác tht; trong đó có la thiêu đt đi đi, ln ln cùng các qud, khóc than, rên siết, nghiến răng, hm hc, hùa nhau than trách sphn, tc gin mình, phn đi Chúa. Du không thbiến tan huhoi, thì cũng không còn hy vng thoát khi. Tiếng “đi đi” vang di bên tai mãi mãi. Khi hn lìa xác, nếu mc ti trng, phi xung hongc. Đến ngày tn thế, hn nhp vi xác sng li; sau li tuyên ngôn bn án cui cùng, cxác và hn đng vi nhau bpht đi đi. Vì vy, hãy năng nhthiên đàng, hongc, làm tròn bn phn, chngi khó khăn, ta slp đưc nhiu công trn vi Chúa, nht là trong vic kính mến Chúa và thương yêu nhau: “Chúng con làm gì cho mt ngưi nhmn trong anh em, y là làm cho chính mình Thy”. (x. Mt 24, 40).

Kết lun:

Cuộc sống con người quyện lấy cuộc sống Thiên Chúa như hồn với xác, như đất với cây cỏ, như nước với dòng sông… Nếu như thiên đàng là nơi có Chúa, thì với những va chạm hằng ngày, trong những sự kiện xảy đến, đâu đâu cũng lộ ra hình ảnh một Thiên Chúa yêu thương hiện diện. Ngay cả trong những lúc con người thất vọng nảo nề hay khổ đau cùng cực, thì lời Chúa, tức là sự hiện diện của Chúa cũng kề bên: Hãy đến với Tôi, hỡi những anh em đang mang ách nặng nề, Tôi sẽ nâng đỡ bổ sức cho. Tình yêu đó không giới hạn trong một không gian nhỏ bé, sự hiện diện đó không ràng buộc trong một yếu tố vật lý, nhưng chan hòa trong từng ngóc ngách của kiếp nhân sinh, bởi Thiên Chúa vui thích ở giữa con cái loài người. Thiên đàng đã ở trong tôi, Thiên Chúa ở cùng tôi. Nên thánh hay trở thành ma quỷ, hạnh phúc Thiên đàng hay hình phạt Hoả ngục, đó chính là chọn lựa của chúng ta. Có thể chúng ta sẽ nói: điều đó khó quá, sao tôi có thể làm được. Chúa Giêsu trấn an chúng ta: đối với con người thì như vậy, nhưng Thiên Chúa có thể làm được mọi sự, miễn là chúng ta khiêm tốn cầu xin ơn phù trợ của Ngài (x. Mt 19, 26).

Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI đã khẳng định: “Sự thánh thiện là điều có thể đối với hết mọi người, mọi tuổi tác cũng như mọi hoàn cảnh, vì mỗi chúng ta đều lãnh nhận ơn trợ giúp từ Thiên Chúa. Ngài mời gọi chúng ta hãy đón nhận một ơn huệ là sự thánh thiện, và hãy cố gắng sống những đòi hỏi của ơn đó. Chúng ta hãy để cho mình được Thiên Chúa biến đổi do tác động của Chúa Thánh Thần, và làm cho chúng ta nên giống thánh ý Ngài. Theo bước các thánh, mỗi chúng ta hãy trở nên một phần nhỏ trong bức tranh ghép diễn tả sự thánh thiện mà Thiên Chúa đã tạo nên trong lịch sử” (x. Zenit 13-4-2011).

Lm. FX. Nguyễn Văn Thượng

Gp. Mỹ Tho