10/12/2020
331
Ủy Ban Giáo Dân: Các bài thường huấn tháng 12_Bài 2
























 

CÁC BÀI THƯỜNG HUẤN THÁNG 12-2020

DÀNH CHO GIÁO DÂN

Uỷ ban giáo Dân trực thuộc HDGMVN biên soạn

 

BÀI II

GIÁ TRỊ CĂN BẢN của GIÁO HUN XÃ HỘI CÔNG GIÁO

 

Giá trị thường được hiểu như là tầm mức quý trọng mà chúng ta gán cho một sự vật, sự việc. Xã hội ngày nay hay nhắc đến những khái niệm: "giá trị vật chất” (tiền bạc, tài sản, nhà cửa...), giá trị tinh thần” (văn hoá, sự tử tế...), "giá trị phi vật thể” (sức khoẻ, trí tuệ, năng lực...)....

Khi áp dụng vào giáo huấn xã hội Công giáo (GHXH), các giá trị được hiểu như là "các giá trị luân lý”, nghĩa là các nhân đức cần thiết cho đời sống xã hội.

Bốn giá trị được Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII phát biểu trong Thông điệp Pacem in terris (Hoà bình trên thế giới), và được công đồng Vaticano II lặp lại trong hiến chế Gaudium et spes (Hiến chế Vui mừng và hy vọng), số 26 là: chân lý, tự do, công bình và bác ái. Bốn giá trị này được nhắc đến nhiều lần, ở nhiều phần trong các tài liệu về GHXH.

 

1.Chân lý

1.1. Chân lý (sự thật, chân tht, thành thật) - là nền tảng để xây dựng xã hội: chân lý về con người, về phẩm giá con người, về tương quan của con người đối với Thiên Chúa và tha nhân. Những chân lý này do lý trí khám phá (luật tự nhiên) hoặc do Thiên Chúa mạc khải, trthành tiêu chuẩn khi phân định các thực tại xã hội.

1.2. Chân lý được chuyển dch vào đời sống cá nhân chính là tính thành thật và lòng trung thực. Nếu con người không cư xử thành thật với nhau, xã hội nào cũng tan rã. Khi việc làm không còn đi đôi với lời nói, và khi chúng ta không còn tin chắc rằng những người khác thành thật với mình, thì thái độ ngờ vực, lạnh lùng và xảo trá sẽ định dạng cách con người chung sống với nhau.

1.3. Trong lĩnh vực kinh tế - chính trị, đặc biệt là liên quan đến việc sử dụng nguồn lực tài chính, chân lý được diễn tả qua tính minh bạch, trong những quyết định lẫn hành động.

2.Tự do

2.1. Tự do biểu lộ phẩm giá cao quý nhất của con người, đặt con người lên trên muôn vật và trở nên giống Thiên Chúa. Tự do đích thật không phải là khả năng chọn bất cthứ gì mình muốn, dù tốt hay xấu, mà là khả năng lựa chọn điều thiện hảo. Việc thực hành tự do cần phải xứng hợp với phẩm giá, nghĩa là với tinh thần trách nhiệm, cũng như tôn trọng tự do của người khác.

2.2. Tự do cá nhân làm con người trở nên độc đáo. Trong một lot các khả năng, con người có thể tự do chọn lựa nghề nghiệp và ơn gọi riêng của mình; có thể đến và đi, chọn điều này và để lại điều kia; có quyền tự do bày tỏ ý kiến về tôn giáo, chính trị, văn hoá... Đây là một quyền con người căn bản, mà không được giới hạn nếu không có lý do hợp lý.

Cần có một trật tự pháp lý đảm bảo quyền tự do của con người.

3.Công bằng

3.1. Công bằng là ước muốn liên lỉ “trả lại những gì mắc nợ với Thiên Chúa và với người lân cận” ( GLCG số 1807).

3.2. Công bằng có ba dạng thức cổ điển:

Công bằng phân phối: là tương quan giữa một cộng đồng với các thành viên của nó: giao phần xứng hợp cho mỗi người hay mỗi nhóm.

Công bằng pháp lý: đòi hỏi mỗi thành viên của cộng đồng phải đóng góp phần thích hợp của mình.

Công bằng giao hoán: là tương quan giữa các bên bình đẳng: người bán hàng cần phải nhận được một giá thích hợp cho món hàng mình bán. Công bằng giao hoán quy định sự phân phối hàng hoá khắp nơi trên thế giới.

Huấn quyền kêu gọi tôn trọng các hình thức công bằng cổ điển kể trên. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, sự nhấn mạnh đặc biệt được dành cho công bằng xã hội.  

Công bằng xã hội buộc xã hội (không phải chỉ có chính phủ) cung cấp “điều kiện để các đoàn thể và mỗi cá nhân có được những gì họ có quyền hưởng theo bản tính và ơn gọi của họ” (GLCG 1928).

Xét đến khía cạnh toàn cầu ca các vấn đề xã hội, công bằng xã hội là “một tiến bộ thật sự trong công bằng nói chung, tức là công bằng nhằm điều hoà các quan hệ xã hội theo tiêu chuẩn tuân thủ luật pháp” (TLHT 201).

4.Bác ái (Tình yêu)

4.1 Tình Yêu là trung tâm của học thuyết xã hội ca Giáo Hội. Mọi trách nhiệm và mọi cam kết được nêu ra bởi học thuyết đó đều bắt nguồn từ tình yêu” (ĐGH Bê-nê-đic-tô XVI)

Yêu là mong muốn điều tốt đẹp cho người khác và hành động để mang lại điều tốt đẹp đó.

4.2. Công bằng và tình yêu liên hệ mật thiết với nhau. Công bằng ở bên trong tình yêu, mở đường cho tình yêu, hay nói cách khác là “mức tối thiểu của tình yêu” ( Đức Phao-lô VI). Công bằng là đưa cho người khác những gì thuộc về họ. Tình yêu là cống hiến những gì “của tôi” cho người khác. Do đó tình yêu đi quá công bằng nhưng không bao giờ thiếu công lý.

4.3. Sự thật và tình yêu: Không có tình yêu, việc rao giảng sự thật trở nên quá khắc nghiệt và lạnh lùng”. Ngược lại, "không có sự thật, tình yêu suy thoái và rơi vào chỗ tình cảm uỷ mị”, "trở thành cái vỏ trống rỗng, được lấp đầy một cách tuỳ tiện” (Caritas in veritate 3;6)

Nếu như các Nguyên tắc của GHXH được xem như các trụ cột để xây dựng xã hội, thì các Giá trị luân lý cốt lõi nêu trên là các nhân đức cần phải có để xây dựng các trụ cột ấy, để hướng đến một xã hội nhân đạo hơn, công bằng hơn, một "nền văn minh tình thương”

Nhóm học hỏi Giáo Huấn Xã Hội Giáo Hội Công Giáo